Bài giảng Thư viện số: Tổng quan về thư viện số Digital Libraries - TS. Đỗ Quang Vinh
lượt xem 7
download
Bài giảng Thư viện số: Tổng quan về thư viện số Digital Libraries. Bài này cung cấp cho học viên những nội dung về: tình hình nghiên cứu và phát triển thư viện số trên thế giới và ở Việt Nam; định nghĩa không hình thức; lợi ích của Digital Libraries; ưu điểm và nhược điểm của Digital Libraries; cơ sở dữ liệu tài liệu;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thư viện số: Tổng quan về thư viện số Digital Libraries - TS. Đỗ Quang Vinh
- PHD. DO QUANG VINH Email: dqvinh@live.com HANOI 2013
- BÀI GIẢNG THƯ VIỆN SỐ TS. Đ Ỗ QUANG VINH Email: dqvinh@live.com HÀ NỘI 2013
- NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN SỐ DL II. MÔ HÌNH HÌNH THỨC CHO THƯ VIỆN SỐ DL III. CHỈ MỤC TÀI LIỆU IV. TÌM KIẾM THÔNG TIN V. CÁC CHUẨN SỬ DỤNG TRONG THƯ VIỆN SỐ VI. THỰC HÀNH HỆ PHẦN MỀM THƯ VIỆN SỐ GREENSTONE 3
- I. TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN SỐ DL TÍNH CẤP THIẾT – World Wide Web đã xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày – Giao diện cho Web tiến triển từ duyệt đến tìm kiếm – DL là một trong những hướng nghiên cứu chính về Công nghệ Thông tin và Truyền thông ICT; Thư viện Thông tin LIS trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM – Sự bùng nổ về nghiên cứu DL, các dự án và chương trình DL ở Mỹ và trên thế giới – Trọng tâm của các dự án DL Về công nghệ: các phương pháp và công nghệ mới về lưu trữ và tìm kiếm thông tin 4
- Về xã hội: khảo sát CSDL tài liệu và các vấn đề xã hội liên quan tới DL Nghiên cứu và phát triển DL ở Mỹ Có nhiều hoạt động và chương trình nghiên cứu DL đang được tiến hành ở Mỹ và số lượng tăng nhanh 2 dự án DL được tài trợ bởi chính phủ Mỹ là Dự án thư viện số giai đoạn 2 (DLI2) và Dự án thư viện số quốc tế Dự án thư viện số DLI: Dự án thư viện video số Informedia của Đại học Carnegie Mellon CMU 5
- Dự án dịch vụ thông tin số của Đại học California ở Berkeley Dự án Alexandria của Đại học California ở Santa Barbara Dự án Interspace của Đại học Illinois ở UrbanaChampaign Dự án UMDL của Đại học Michigan Dự án InfoBus của Đại học Stanford Các dự án DL chủ yếu khác ở Mỹ: Thư viện quốc hội (Library of Congress) Dự án công nghệ thư viện số DLT của NASA Dự án FedStats của hơn 70 cơ quan chính phủ khác nhau của Mỹ 6
- Dự án thư viện số của IBM Dự án thư viện số California CDL Chương trình thư viện số DLib của DARPA (the Defence Advanced Researh Project Agency) Dự án MOA của hai Đại học Cornel và Michigan Dự án Open Book của Đại học Yale Dự án hợp tác Red Sage của Đại học California ở San Francisco, Công ty AT&T Laboratories và SpringerVerlag Dự án TULIP của nhà xuất bản Elsevier Science Publisher 7
- DL ở các nước khác Tập trung vào các CSDL tài liệu, nói riêng vào nâng cao truy cập tới các CSDL tài liệu về lịch sử, văn hoá và nghệ thuật: Canada, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn quốc, Singapore, Trung quốc, Hồng Kông, Đài loan, Australia, New Zealand 8
- Việt Nam Nhu cầu nghiên cứu DL bắt đầu từ khi hoạch định chiến lược phát triển thông tin thư viện cho đến năm 2010, 2020, trước xu thế của sự chuyển hướng toàn cầu sang xã hội thông tin Xây dựng DL lý tưởng, độc lập, với vốn tư liệu hoàn toàn số hoá, với toàn bộ dịch vụ chuyển sang phương thức điện tử, là không khả thi Xu hướng sẽ xuất hiện nhiều thư viện điện tử là kết quả của quá trình tin học hoá, là các cổng vào thông tin và là một bộ phận của các thư viện lớn truyền thống ở Việt Nam 9
- Đại bộ phận thư viện sẽ đi theo con đường: kết hợp các nguồn tin truyền thống với hiện đại, bổ sung thêm các tạp chí điện tử toàn văn trên CDROM, đặt mua các tạp chí điện tử toàn văn trên mạng, số hoá một phần vốn tư liệu, tự động hoá các dịch vụ và tạo điều kiện cho NSD chủ động khai thác thông tin Hiện nay, một số phần mềm được cài đặt: PM Thư viện số Greenstone của dự án New Zealand Digital Library ở Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và nhiều trường Đại học khác PM Thư viện số VTLS ở Đại học Bách khoa Hà Nội PM Thư viện số Koha ở Đại học Quốc gia Hà Nội PM Thư viện số Dspace ở Đại học Đà Lạt PM thư viện điện tử ILIB của công ty CMC ở Thư viện Quốc gia Việt Nam PM thư viện điện tử LIBOL của công ty Tinh vân ở Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia 10
- Hệ phần mềm nguồn mở Greenstone rất phổ biến trong xây dựng thư viện số. PM cung cấp cách tổ chức thông tin và đưa thông tin lên Internet rất thuận tiện. Kho tài liệu do Greenstone tạo ra có thể duy trì, tìm kiếm và duyệt. Kho tài liệu dành cho mọi đối tượng độc giả và có thể mở rộng. PM được phát hành theo General Public License (GNU) với tinh thần là phần mềm nguồn mở. Xem thông tin chi tiết tại www.nzdl.org. Phần mềm Thư viện số Greenstone do Dự án Thư viện số New Zealand của trường Đại học Waikato triển khai. Có thể tải phần mềm từ www.nzdl.org. Hệ phần mềm thư viện số Greenstone đang được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc UNESCO ủng hộ và khuyến cáo các nước trên thế giới cài đặt và sử dụng. 11
- 2. ĐỊNH NGHĨA KHÔNG HÌNH THỨC Định nghĩa 1 (Arms W.Y.): DL là một kho thông tin có quản lý với các dịch vụ liên kết, trong đó thông tin được lưu trữ ở dạng số và có thể truy cập qua một mạng. Định nghĩa 2 (Chen H., Houston A.L.): DL là một thực thể liên quan tới sự tạo ra các nguồn tin và sự hoạt động thông tin qua các mạng toàn cầu. Định nghĩa 3 (Reddy R., WladawskyBerger I.): DL là các kho dữ liệu mạng về tài liệu văn bản số, ảnh, âm thanh, dữ liệu khoa học và phần mềm là lõi của Internet hiện nay và các kho dữ liệu số có thể truy cập phổ biến về tất cả tri thức của loài người trong tương lai. 12
- Định nghĩa 4 (Sun Microsystems): DL là sự mở rộng điện tử về các chức năng điển hình NSD thực hiện và các tài nguyên NSD truy cập trong thư viện truyền thống. Định nghĩa 5 (Witten I.H., Bainbridge D.): DL là các kho đối tượng số, bao gồm văn bản, video và audio cùng với các phương pháp truy cập và tìm kiếm, lựa chọn, tổ chức và bảo trì. Định nghĩa 6 (Liên đoàn Thư viện số The Digital Library Federation): Thư viện số là những tổ chức cung cấp các nguồn lực gồm cả cán bộ chuyên môn để lựa chọn, xây dựng, truy cập tri thức, giải thích, phân phát, bảo tồn tính toàn vẹn và đảm bảo tính bền vững vượt thời gian của các kho tài liệu số, do đó chúng luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của một cộng đồng cụ thể hoặc của một nhóm cộng đồng. Tóm lại, thư viện số là một kho thông tin số khổng lồ có tổ chức với các dịch vụ liên kết qua mạng. 13
- Ngoài ra, còn có một số định nghĩa khác về DL: “Thư viện số là thuật ngữ được chấp nhận rộng rãi như sự mô tả việc sử dụng công nghệ số của thư viện để thu thập, lưu trữ, bảo tồn và cung cấp sự truy cập đến thông tin" Trung tâm Nghiên cứu và đổi mới thư viện Anh 14
- Thư viện số không phải chỉ là một thực thể đơn lẻ; Thư viện số phải có công nghệ để liên kết tài nguyên của nhiều dịch vụ; Sự liên kết giữa những thư viện điện tử và dịch vụ thông tin phải là trong suốt đối với người dùng tin đầu cuối; Sự truy nhập đến thư viện điện tử và dịch vụ thông tin là mục đích; Sưu tập số của thư viện số không chỉ giới hạn ở mẫu tìm của tài liệu; nó được mở rộng cả đến các đối tượng số mà chúng không thể được trình bày hoặc phổ biến ở dạng in ấn Hiệp hội Thư viện nghiên cứu 15
- "Thư viện số là cơ quan/tổ chức có các nguồn lực, kể cả các nguồn nhân lực chuyên hoá, để lựa chọn, cấu trúc việc truy cập đến diễn giải, phổ biến, bảo quản sự toàn vẹn, đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài của sưu tập các công trình số hoá mà chúng ở dạng sẵn sàng để sử dụng một cách kinh tế cho một hoặc một số cộng đồng nhất định." Liên đoàn Thư viện Hoa Kỳ 16
- Thư viện số là nơi trình bày những bộ sưu tập thông tin có tổ chức. Đối tượng của những bộ sưu tập đó là nguồn tài nguyên thông tin số hóa cùng với các phương thức: truy hồi, chọn lọc, truy cập, tổ chức và bảo trì bộ sưu tập đó. Người sử dụng: truy cập, chọn lọc, hiển thị tài liệu số Cán bộ thư viện: xây dựng, tổ chức, lưu hành 17
- Thư viện điện tử là loại thư viện "sử dụng các phương tiện điện tử trong thu thập, lưu trữ, xử lý, tìm kiếm và phổ biến thông tin" Vũ Văn Sơn Thư viện điện tử là thư viện duy trì toàn bộ hay một phần đáng kể sưu tập của mình ở dạng máy tính có thể xử lý được như một phương thức thay thế, bổ sung cho những tài liệu in truyền thống hoặc tài liệu trên vi hình hiện đang chiếm ưu thế trong thư viện – B. Sloan 18
- “Thư viện điện tử là hệ thống thông tin phân tán cho phép tích hợp, bảo quản và sử dụng một cách hiệu quả những tập hợp đa dạng tài liệu điện tử, truy cập được ở dạng thuận tiện cho người sử dụng thông qua mạng truyền dữ liệu toàn cầu" Chương trình thư viện điện tử của Nga 19
- LỢI ÍCH CỦA DL 1. Thư viện số mang thư viện đến người sử dụng 2. Máy tính được sử dụng để tìm kiếm và duyệt 3. Thông tin có thể được chia sẻ 4. Thông tin dễ dàng cập nhật hơn 5. Thông tin luôn sẵn có 6. Các dạng thông tin mới trở thành thực hiện được 7. Giá của DL PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT 4 lĩnh vực kỹ thuật nổi bật đối với DL 1. Lưu trữ điện tử trở nên rẻ hơn giấy 2. Hiển thị máy tính cá nhân trở nên dùng thích hợp hơn 3. Mạng tốc độ cao trở nên phổ biến 4. Máy tính trở nên di động 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Microsoft Visual FoxPro) - TS. Đỗ Quang Vinh
78 p | 214 | 46
-
Bài giảng Lập trình cơ sở dữ liệu với thư viện ADO (Ado - Activex data object)
63 p | 207 | 45
-
Bài giảng Tổng quan về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp: Phần 4 - Kỹ năng chuẩn bị bài giảng
32 p | 205 | 36
-
Bài giảng điện tử môn tin học: Hệ Thống Thông Tin Quản Trị Nhân lực
0 p | 151 | 26
-
Bài giảng Thư viện số: Chương 1 - TS. Đỗ Quang Vinh
58 p | 158 | 21
-
Bài giảng Thư viện số - TS. Đỗ Quang Vinh
59 p | 119 | 15
-
Bài giảng Thiết kế bài giảng điện tử - ĐH Phạm Văn Đồng
66 p | 102 | 11
-
Bàn về một số phương pháp rèn luyện kỹ thuật ghi chép trong giảng dạy dịch nói tại khoa tiếng Trung Quốc, Học viện Khoa học Quân sự
10 p | 122 | 8
-
Bài giảng Thư viện số: Các chuẩn sử dụng trong Digital Libraries - TS. Đỗ Quang Vinh
133 p | 33 | 6
-
Kinh nghiệm quốc tế về quản lí nguồn nhân lực giảng viên đại học
9 p | 65 | 5
-
Quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài trong các cơ sở giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý vận dụng
14 p | 23 | 4
-
Xây dựng cơ sở học liệu cho việc dạy và học phần thiên văn và quang học trong môn tự nhiên và xã hội ở bậc tiểu học
12 p | 56 | 3
-
Bài giảng Pháp chế thư viện (Nghề: Thư viện) - Trường CĐ Lào Cai
122 p | 20 | 3
-
Đề xuất một số phương pháp giảng dạy chủ động theo tiếp cận CDIO nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
11 p | 18 | 3
-
Một số giải pháp và kiến nghị đối với các trường đại học trong cơ chế tự chủ hiện nay
8 p | 16 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế - xã hội nông thôn: Bài 2 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
89 p | 5 | 1
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên trong thời đại công nghiệp 4.0 tại các trường đại học ở Việt Nam
5 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn