intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thuế 1: Chương 1 - Tổng quan về thuế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Thuế 1: Chương 1 - Tổng quan về thuế" trình bày những nội dung chính sau đây: Khái niệm thuế; Phân loại thuế; Các yếu tố cấu thành một sắc thuế; Hệ thống thuế Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thuế 1: Chương 1 - Tổng quan về thuế

  1. HỌC PHẦN THUẾ 1 1. Phân bổ thời gian (3 tín chỉ): - Nghe giảng lý thuyết : 50% - Làm bài tập trên lớp : 10% - Thảo luận : 10% - Hoạt động theo nhóm : 20% - Tự học : 10%
  2. HỌC PHẦN THUẾ 1 2. Đánh giá kết quả học tập: 2.1. Điểm đánh giá quá trình: 30% + Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập, điểm chuyên cần, đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận + Điểm tiểu luận hoặc điểm nhóm. 2.2. Điểm thi kết thúc học phần: 70%
  3. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH Nội dung đánh giá Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, % Tính chuyên cần Kiểm tra thường xuyên 10% Thái độ chủ động, tích Kiểm tra thường xuyên 20% cực trong học tập Bài tập nhóm Thảo luận/thuyết trình 20% Bài kiểm tra giữa kỳ Kiểm tra định kỳ 50% Tổng 100% 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 3
  4. ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HỌC PHẦN Nội dung đánh giá Phương pháp đánh Tỷ trọng, % giá Kiến thức 20 câu trắc nghiệm 50% Kỹ năng 12 câu trắc nghiệm 30% Mức tự chủ và chịu 8 câu trắc nghiệm 20% trách nhiệm Tổng 100% 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 4
  5. HỌC PHẦN THUẾ 1 3. Tài liệu tham khảo: • Giáo trình thuế: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên chủ biên [và nh.ng. khác], NXB Tài chính, 2014. • Giáo trình Tài chính công và phân tích chính sách thuế: PGS.TS Sử Đình Thành – TS. Bùi Thị Mai Hòa, NXB Lao Động, 2010. Tài liệu tham khảo khác: Luật Thuế GTGT, Luật thuế TTĐB, Luật thuế BVMT, Luật Thuế XNK, Luật thuế TNDN, Luật thuế TNCN… và các nghị định, thông tư hướng dẫn.
  6. HỌC PHẦN THUẾ 1 Chương 1: Tổng quan về Thuế Chương 2: Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu Chương 3: Thuế Tiêu thụ đặc biệt Chương 4: Thuế Bảo vệ môi trường Chương 5: Thuế Giá trị gia tăng Chương 6: Thuế Thu nhập doanh nghiệp Chương 7: Thuế Thu nhập cá nhân Chương 8: Các khoản thu khác
  7. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ 1.1. Khái niệm 1.2. Phân loại 1.3. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 1.4. Hệ thống thuế Việt Nam 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 7
  8. 1.1. Khái niệm Thuế Thuế là gì? • Biểu hiện vật chất của thuế? • Của ai? Nộp cho ai? • Để làm gì? • Thuế xuất hiện từ khi nào? Loài người Cộng đồng Giai cấp và phân Nhà nước xuất hiện hóa giai cấp • Chuyên • Thuế • Săn môn hóa • Đấu bắn, hái sản xuất tranh lượm • Phân giai công lao cấp động 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 8
  9. 1.1. Khái niệm Thuế Thuế là các khoản phải nộp của các tổ chức và cá nhân cho Nhà nước theo luật định nhằm chu cấp cho các chi phí của Chính phủ, thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Đặc điểm: (1) Tính bắt buộc (2)Thuế không hoàn trả một cách trực tiếp (không đối giá) (3) Thuế dùng vào chi tiêu công 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 9
  10. 1.2. Phân loại Thuế 1.2.1. Theo đối tượng chịu thuế • Thuế thu nhập: bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được; • Thuế tiêu dùng: là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại; • Thuế tài sản: là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là tài sản. 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 10
  11. 1.2. Phân loại Thuế 1.2.2. Theo phương thức đánh thuế • Thuế trực thu: là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Người nộp thuế thông thường cũng là người chịu thuế; • Thuế gián thu: là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Người nộp thuế và người chịu thuế thường là hai chủ thể tách rời. 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 11
  12. 1.2. Phân loại Thuế 1.2.3. Theo thẩm quyền được phép sử dụng thuế • Thuế trung ương hưởng 100%: thuế GTGT thu từ hàng hóa NK; thuế XK, thuế NK; thuế TTĐB thu từ hàng hóa NK; thuế BVMT thu từ hàng hóa NK; thuế tài nguyên, thuế TNDN từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí • Thuế địa phương hưởng 100%: thuế tài sản, thuế nhà đất • Thuế phân chia giữa NSTW và NS địa phương: Thuế GTGT, trừ thuế GTGT thu từ hàng hóa NK; Thuế TNDN trừ thuế TNDN từ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí; Thuế TNCN; Thuế TTĐB trừ thuế TTĐB với hàng hóa NK; Thuế BVMT trừ thuế BVMT từ hàng hóa NK 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 12
  13. 1.3. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 1.3.1. Tên gọi của sắc thuế Mỗi sắc thuế đều có một tên gọi nhằm phân biệt giữa các hình thức thuế khác nhau, đồng thời phản ánh những tính chất chung nhất của hình thức thuế đó. Trong nhiều trường hợp, tên gọi của sắc thuế đã hàm chứa nội dung, mục đích và phạm vi điểu chỉnh của sắc thuế đó. 1.3.2. Đối tượng nộp thuế Trong một luật thuế thường quy định rõ ai phải nộp thuế và người đó được gọi là đối tượng nộp thuế. Đối tượng nộp thuế có thể là thể nhân hoặc pháp nhân mà được luật pháp xác định có trách, nhiệm phải nộp thuế cho Nhà nước 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 13
  14. 1.3. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 1.3.3. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế chỉ rõ thuế đánh vào cái gì (hàng hóa, thu nhập hay tài sản...). Mỗi một luật thuế có một đôi tượng chịu thuế riêng. 1.3.4. Đối tượng không chịu thuế Đối tượng không chịu thuế không là mục tiêu tác động của thuế, thường là các hàng hóa, dịch vụ, thu nhập hay tài sản được liệt kê trong danh sách các đối tượng không thuộc diện chịu thuế do luật thuế quy định 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 14
  15. 1.3. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 1.3.5. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế thường là đại lượng sau: số lượng hàng hóa, dịch vụ; đơn giá tính; đơn vị tính; thu nhập chịu thuế… 1.3.6. Thuế suất Là mức thu hay suất thu thuế, được tính trên căn cứ tính thuế. Có các loại sau: • Thuế suất tuyệt đối • Thuế suất tỷ lệ cố định • Thuế suất tỷ lệ lũy tiến – Thuế suất lũy tiến từng phần – Thuế suất lũy tiến toàn phần • Thuế suất tỷ lệ lũy thoái 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 15
  16. 1.3. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 1.3.7. Chế độ ưu đãi về thuế Là việc miễn thuế một phần hay toàn bộ đối với người nộp thuế phù hợp với pháp luật hiện hành để: ✓ Chiếu cố đến những hoàn cảnh khó khăn của người nộp thuế; ✓ Khuyến khích kinh doanh; ✓ Khuyến khích đầu tư. 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 16
  17. 1.3. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 1.3.8. Phương pháp tính thuế Cho biết số tiền thuế mà đối tượng nộp thuế phải nộp được xác định như thế nào và có giá trị bao nhiêu 1.3.9. Trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế Thực hiện theo quy định của Nhà nước như: ✓ Khai báo thuế ban đầu; ✓ Giữ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn; ✓ Khai báo tài liệu về đối tượng tính thuế; ✓ Cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế; ✓ Nộp thuế đúng, đủ, kịp thời theo quy định. 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 17
  18. 1.3. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 1.3.10. Thủ tục kê khai, thu nộp, quyết toán thuế Quy định rõ hình thức thu nộp, thủ tục thu nộp, kê khai, quyết toán thuế, thời gian thu nộp… nhằm đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng của chính sách, tạo cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 18
  19. 1.4. Hệ thống thuế Việt Nam 1.4.1. Giai đoạn trước 01/01/1990 - Thuế Nông nghiệp - Thuế Công thương: thuế Môn bài, thuế Lợi tức doanh nghiệp, thuế Buôn chuyến, thuế Hàng hóa và thuế Xuất khẩu. - Chính sách thu đối với xí nghiệp quốc doanh: thu chênh lệch giá, chế độ trích nộp lợi nhuận, chế độ thu quốc doanh 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 19
  20. 1.4. Hệ thống thuế Việt Nam 1.4.2. Giai đoạn 01/01/1990 – 31/12/1995 - Luật thuế Doanh thu - Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt - Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu - Luật thuế Lợi tức - Luật thuế Sử dụng đất nông nghiệp - Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất - Pháp lệnh thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao - Pháp lệnh thuế Tài nguyên - Pháp lệnh thuế Nhà, Đất - Thuế Môn bài - Thuế Sát sinh 8/30/2021 Ths. Trần Nhân Nghĩa 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2