intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Toán tài chính

Chia sẻ: Nguyen Thi Kim Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

459
lượt xem
106
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Toán tài chính gồm 5 chương nhằm giúp bạn nắm bắt các kiến thức về lãi đơn, lãi kép, chuỗi tiền tệ, vay vốn, trái phiếu. Hy vọng bài giảng bên dưới giúp ích cho bạn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Toán tài chính

  1. CHƯƠNG I LÃI ĐƠN (SIMPLE INTEREST) I. TỔNG QUAN TỔ • 1.1 Lợi tức – Ở giác độ người cho vay hay nhà đầu tư vốn, lợi tức là số tiền tăng thêm trên số vốn đầu tư ban đầu trong một giai đoạn thời gian nhất định – Ở giác độ người đi vay hay người sử dụng vốn, lợi tức là số tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay (là người chủ sở hữu vốn) để được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định I. TỔNG QUAN TỔ • 1.2 Lợi tức đơn. – Lợi tức đơn được định nghĩa là lợi tức chỉ tính trên số vốn vay hoặc vốn gốc ban đầu trong suốt thời gian vay (hoặc đầu tư). – Trong khái niệm này, chỉ có vốn phát sinh lợi tức. Nói cách khác, lợi tức được tách khỏi vốn gốc. 1
  2. I. TỔNG QUAN TỔ • 1.3 Tỷ suất lợi tức - Lãi suất (Interest rate) – Là tỷ số giữa lợi tức (nhận được) phải trả so với vốn (cho) vay trong một đơn vị thời gian. Laõi phaûi traû (nhaän ñöôïc) trong 1 ñôn vò thôøi gian Laõi suaát = Voán vay (cho vay) II. CÔNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN THỨ TÍ V0 : Vốn (cho) vay ban đầu. i : Lãi suất (cho) vay. n : Thời gian (cho) vay. IĐ : Lợi tức tính theo lãi đơn VnĐ : Vốn gốc + lợi tức theo lãi đơn. II. CÔNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN THỨ TÍ • 2.1 Lãi đơn và giá trị đạt được theo lãi đơn – Ở cuối năm 1: • Vốn gốc: V0 • Lợi tức của năm đầu tiên : V0 i • Ta có: V0+ V0 i= V0 (1+ i) – Ở cuối năm thứ 2 • Vốn gốc: V0 • Lợi tức của năm thứ 2: V0 i • Lợi tức của năm đầu tiên : V0 i • Ta có : V0 + 2V0 i= V0 (1+2.i) 2
  3. II. CÔNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN THỨ TÍ • VnĐ= V0 (1+ ni) • IĐ = VnĐ – V0 = V0 (1+n.i) – V0 Suy ra : IĐ = V0.n.i II. CÔNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN THỨ TÍ • Nếu lãi suất tính theo năm còn thời hạn vay tính theo tháng : V0 .n.i IÑ = 12 • Nếu lãi suất tính theo tháng còn thời hạn vay tính theo ngày: V .n.i I = 0 Ñ 30 • Nếu lãi suất tính theo năm còn thời hạn vay tính V .n.i theo ngày: IÑ = 0 360 II. CÔNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN THỨ TÍ • 2.2 Lãi suất tương đương (Lãi suất ngang giá) i i′ = k • Ví dụ:Một người gửi ngân hàng 20 triệu đồng trong thời gian 42 tháng với lãi suất 9% năm. Ta có thể xác định giá trị đạt được VnĐ theo 2 cách: 3
  4. II. CÔNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN THỨ TÍ • Cách 1: VnĐ = 20.000.000 (1+ 42/12 x 9%) = 26.300.000 đồng. • Cách 2: Quy đổi lãi suất i = 9%/năm sang lãi suất i' theo tháng = 0,75%/tháng Ta có VnĐ = 20.000.000 (1 + 42 x 0,75%) = 26.300.000 đồng. II. CÔNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN THỨ TÍ • 2.3 Áp dụng công thức tính lãi đơn III. LÃI SUẤT TRUNG BÌNH SUẤ • Lãi suất trung bình là lãi suất thay thế cho các mức lãi suất khác nhau trong những giai đoạn khác nhau sao cho giá trị đạt được hoặc lợi tức có được không thay đổi i= ∑n i k k ∑n k 4
  5. IV. LÃI SUẤT THỰC SUẤ THỰ • Lãi suất thực là mức chi phí thực tế mà người đi vay phải trả để sử dụng một khoản vốn vay nào đó trong thời hạn nhất định. IV. LÃI SUẤT THỰC SUẤ THỰ • it :là lãi suất thực • f :là chi phí vay • V0t :vốn thực tế sử dụng => V0t = V0 - f - I (nếu lợi tức phải trả ngay khi nhận vốn vay) I+ f it = V0 t 5
  6. CHƯƠNG II LÃI KÉP (COMPOUND INTEREST) KÉ I. TỔNG QUAN Lãi kép là phương pháp tính lãi mà trong đó lãi kỳ này được nhập vào vốn để tính lãi kỳ sau. Lãi kép phản ánh giá trị tiền tệ theo thời gian của vốn gốc và lợi tức phát sinh. Các thuật ngữ đồng nghĩa: lãi kép, lãi nhập vốn, lãi gộp vốn… II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÃI KÉP 2.1 Công thức 0 1 2 3 n V0 V0 V0.i = V1 V1 = V2 = V0 (1 + i)2 V1.i 1
  7. II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÃI KÉP Một cách tổng quát, sau n kỳ, giá trị đạt được từ quá trình đầu tư sẽ là: Vn = V0 (1+ i)n Biểu thức (1+ i)n có thể tính bằng máy tính hoặc sử dụng bảng tài chính 1 (phần phụ lục) II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÃI KÉP 2.2 Lãi suất tỷ lệ và lãi suất tương đương (ngang giá) Lãi suất tỷ lệ (il) i il = m II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÃI KÉP Lãi suất tương đương (i’) Lãi suất tương đương được hiểu là một mức lãi suất mà với bất kỳ kỳ ghép lãi dài hay ngắn thì lợi tức đạt được vẫn không thay đổi. i′ = m 1 + i − 1 2
  8. II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÃI KÉP 2.3 Ap dụng công thức tính lãi kép III. LÃI SUẤT TRUNG BÌNH (LÃI KÉP) Vn = V0 (1 + i) n Vn =V 0(1 + i1 ) n1 (1 + i2 ) n2 (1 + i3 ) n3 ....(1 + ik ) nk i = n (1 + i1 ) n1 (1 + i2 ) n2 (1 + i3 ) n3 ....(1 + ik ) nk − 1 IV. LÃI SUẤT THỰC TRONG LÃI KÉP Ký hiệu (như chương lãi đơn) Vn it = n −1 V0 − f 3
  9. V. SO SÁNH GIỮA LÃI ĐƠN VÀ LÃI KÉP Xem xét 2 công thức tính giá trị đạt được theo lãi đơn và lãi kép: VnĐ = V0 (1+n.i) VnK = V0 (1+i)n V. SO SÁNH GIỮA LÃI ĐƠN VÀ LÃI KÉP Nếu n = 1; ta có: (1+n.i) = (1+i)n VnĐ = VnK IĐ = IK => giá trị đạt được của lãi đơn và lãi kép sẽ bằng nhau nếu thời gian đầu tư là 1 năm. Nếu n > 1; ta có: (1+n.i) < (1+i)n VnĐ < VnK IĐ < IK => giá trị đạt được của lãi đơn sẽ thấp hơn so với lãi kép nếu thời gian đầu tư là trên 1 năm. Nếu n < 1; ta có: (1+n.i) > (1+i)n VnĐ > VnK IĐ > IK => giá trị đạt được của lãi đơn sẽ cao hơn so với lãi kép nếu thời gian đầu tư là dưới 1 năm 4
  10. CHƯƠNG V CHUỖI TIỀN TỆ (ANNUITIES) CHUỖ TIỀ TỆ I.TỔNG QUAN • Chuỗi tiền tệ là một loạt các khoản tiền phát sinh định kỳ theo những khoảng cách thời gian bằng nhau. • Một chuỗi tiền tệ hình thành khi đã xác định được: • Số kỳ phát sinh (số lượng kỳ khoản) : n • Số tiền phát sinh mỗi kỳ (thu hoặc chi): a • Lãi suất tính cho mỗi kỳ :i • Độ dài của kỳ: khoảng cách thời gian cố định giữa 2 kỳ trả (có thể là năm, quý, tháng…) I.TỔNG QUAN • Phân loại chuỗi tiền tệ: • Theo số tiền phát sinh mỗi kỳ: • Chuỗi tiền tệ cố định (constant annuities): số tiền phát sinh trong mỗi kỳ bằng nhau. • Chuỗi tiền tệ biến đổi (variable annuities): số tiền phát sinh trong mỗi kỳ không bằng nhau. 1
  11. I.TỔNG QUAN Năm 0 1 2 3 4 n-1 n a1 a2 a3 a4 an-1 an Năm 0 1 2 3 4 n-1 n a2 an a3 a1 a4 an-1 I.TỔNG QUAN • Phân loại chuỗi tiền tệ: • Theo số kỳ khoản phát sinh: • Chuỗi tiền tệ có thời hạn: số kỳ phát sinh là hữu hạn. • Chuỗi tiền tệ không kỳ hạn: số kỳ phát sinh là vô hạn. • Theo phương thức phát sinh: • Chuỗi phát sinh đầu kỳ: số tiền phát sinh ở đầu mỗi kỳ. • Chuỗi phát sinh cuối kỳ: số tiền phát sinh ở cuối mỗi kỳ. I.TỔNG QUAN • Chuỗi tiền tệ phát sinh cuối kỳ Năm 0 1 2 3 4 n-1 n a2 an a3 a1 an-1 a4 2
  12. I.TỔNG QUAN • Chuỗi tiền tệ phát sinh đầu kỳ Năm 0 1 2 3 4 n-1 n a3 a1 a2 a4 an a5 II. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI VÀ HIỆN GIÁ CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ • Giá trị tương lai (definitive value): là tổng giá trị tương lai của các kỳ khoản được xác định vào thời điểm cuối cùng của chuỗi tiền tệ (cuối kỳ thứ n). • Hiện giá (giá trị hiện tại – present value): là tổng hiện giá của các kỳ khoản được xác định ở thời điểm gốc (thời điểm 0) II. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI VÀ HIỆN GIÁ CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ • 2.1 Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ phát sinh cuối kỳ. Năm 0 1 2 3 n-1 n a2 a3 a1 an-1 an an-1 (1 + i) … a2 (1 + i)n-2 a1 (1 + i)n-1 3
  13. II. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI VÀ HIỆN GIÁ CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ • Vậy giá trị tương lai (giá trị cuối) của chuỗi tiền tệ được biểu diễn như sau: Vn = a1 (1+i)n-1 + a2 (1+i)n-2 + a3 (1+i)n-3 +…+ an • Nếu ta gọi: • ak : giá trị của kỳ khoản thứ k • i : lãi suất. • n : số kỳ phát sinh. n Vn = ∑ a k (1 + i ) n − k k =1 II. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI VÀ HIỆN GIÁ CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ • 2.1 Hiện giá của một chuỗi tiền tệ phát sinh cuối kỳ. Năm 0 1 2 n-1 n a2 a1 an-1 an a1 (1 + i)-1 a2 (1 + i)-2 … an-1(1 + i)-(n-1) an (1 + i)-n II. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI VÀ HIỆN GIÁ CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ V0= a1(1+i)-1 + a2(1+i)-2 + a3(1+i)-3 +…+ an(1+i)-n n V0 = ∑ a k (1 + i ) − k k =1 4
  14. II. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI VÀ HIỆN GIÁ CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ 2.2 Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ phát sinh đầu kỳ (Vn’) Năm 0 1 2 n-1 n an a1 a2 an (1 + i) … a2 (1 + i)n-1 a1 (1 + i)n II. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI VÀ HIỆN GIÁ CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ Vn’ = a1(1+i)n + a2(1+i)n-1 +…+ an(1+i) n Vn′ = ∑ a k (1 + i ) n − k +1 = Vn (1 + i) k =1 II. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI VÀ HIỆN GIÁ CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ • Hiện giá của một chuỗi tiền tệ phát sinh đầu kỳ (V0’) Năm 0 1 2 3 n-1 n a3 a2 an a1 a2 (1 + i)-1 a3 (1 + i)-2 … an (1 + i)-(n-1) 5
  15. II. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI VÀ HIỆN GIÁ CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ V0’ = a1 + a2(1+i)-1 + a3(1+i)-2 +…+ an(1+i)-(n-1) n V0′ = ∑ a k (1 + i ) − k +1 = V0 (1 + i ) k =1 III. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI VÀ HIỆN GIÁ CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ ĐỀU 3.1 Giá trị tương lai và hiện giá của một chuỗi tiền tệ đều phát sinh cuối kỳ 3.2 Giá trị tương lai và hiện giá của chuỗi tiền tệ cố định phát sinh đầu kỳ III. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI VÀ HIỆN GIÁ CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ ĐỀU • Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ đều phát sinh cuối kỳ Chuỗi tiền tệ đều, giá trị của tất cả các kỳ khoản đều bằng nhau: a1 = a2 = ……= an-1 = an 6
  16. III. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI VÀ HIỆN GIÁ CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ ĐỀU Vn = a (1 + i ) n −1 + a (1 + i ) n − 2 + ... + a (1 + i ) + a ⇒ Vn =a (1 + i )n − 1 i III. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI VÀ HIỆN GIÁ CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ ĐỀU • Hiện giá của 1 chuỗi tiền tệ đều phát sinh cuối kỳ V0 = a (1 + i ) − n + a (1 + i ) − (n −1) + ... + a (1 + i ) −2 + a (1 + i ) −1 1 − (1 + i ) − n Vo = a i III. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI VÀ HIỆN GIÁ CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ ĐỀU • Hiện giá của một chuỗi tiền tệ cố định phát sinh vĩnh viễn (n →∞) a Vo = n → +∞ i 7
  17. Hệ quả từ công thức tính Vn của chuỗi tiền tệ đều • Tính kỳ khoản a Vn i ⇒a= (1 + i ) n − 1 • Tính lãi suất i (tra bảng tài chính 3 hay áp dụng công thức nội suy) (1 + i ) n − 1 Vn = i a Hệ quả từ công thức tính Vn của chuỗi tiền tệ đều • Tính số lượng kỳ khoản n Vn i log( + 1) n= a log(1 + i ) Trong trường hợp n không phải là số nguyên ta phải biện luận thêm Hệ quả từ công thức tính Vn của chuỗi tiền tệ đều Gọi • n1 là số nguyên nhỏ hơn gần nhất với n • n2 là số nguyên lớn hơn gần nhất với n 8
  18. Hệ quả từ công thức tính Vn của chuỗi tiền tệ đều • CÁCH 1: chọn n = n1 nghĩa là quy tròn n sang số nguyên nhỏ hơn gần nhất. Lúc đó Vn1Vn. Để đạt được giá trị Vn sau n2 kỳ khoản, chúng ta phải giảm bớt ở kỳ khoản cuối cùng số còn thừa (Vn2-Vn) nên an2 = a - (Vn2 -Vn) Hệ quả từ công thức tính Vn của chuỗi tiền tệ đều • CÁCH 3: chọn n = n1 và thay vì tăng thêm 1 khoản ở kỳ khoản cuối cùng, ta có thể để Vn1 trên tài khoản thêm một thời gian x để Vn1 tiếp tục phát sinh lợi tức (kép) cho đến khi đạt được giá trị Vn 9
  19. Hệ quả từ công thức tính V0 của chuỗi tiền tệ đều • Tính giá trị kỳ khoản a i a = V0 1 − (1 + i ) − n • Tính giá trị của lãi suất i 1 − (1 + i ) − n V0 = i a Hệ quả từ công thức tính V0 của chuỗi tiền tệ đều ⎡ ⎤ • Tính số kỳ khoản n ⎢ 1 ⎥ log ⎢ ⎥ ⎢1 − V0 i ⎥ ⎢ ⎣ a ⎥ ⎦ ⇒n= log(1 + i ) • Trường hợp n không phải là số nguyên, ta đặt • n1: là số nguyên nhỏ hơn gần nhất với n • n2: là số nguyên lớn hơn gần nhất với n • Có 2 cách để quy tròn số n Hệ quả từ công thức tính V0 của chuỗi tiền tệ đều • CÁCH 1: chọn n = n1, nghĩa là quy tròn n sang số nguyên nhỏ hơn gần nhất. Lúc đó V01< V0 Để đạt được hiện giá V0, phải tăng thêm vào kỳ khoản cuối cùng n1 một khoản x. Vì V0 = V01 + x(1+i)-n1 ⇒ x = (Vo − Vo1 )(1 + i ) n1 10
  20. Hệ quả từ công thức tính V0 của chuỗi tiền tệ đều • CÁCH 2: chọn n = n2, nghĩa là quy tròn n sang số nguyên lớn hơn gần nhất, lúc đó V02 >V0. Để đạt được hiện giá V0, phải giảm bớt ở kỳ khoản cuối cùng n2 một khoản x Vì V0 = V01 - x(1+i)-n2 ⇒ x = (Vo1 − Vo )(1 + i ) n 2 3.2 Giá trị tương lai và hiện giá của chuỗi tiền tệ cố định phát sinh đầu kỳ: • Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ cố định phát sinh đầu kỳ (Vn’) Từ công thức Vn’ = Vn (1+i) (1 + i ) n − 1 ⇒V = a n ' (1 + i ) i 3.2 Giá trị tương lai và hiện giá của chuỗi tiền tệ cố định phát sinh đầu kỳ: • Hiện giá của chuỗi tiền tệ cố định phát sinh đầu kỳ (Vo’) Từ công thức V0’ = V0 (1+i) 1 − (1 + i ) − n ⇒V = a 0 ' (1 + i ) i 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2