intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổng quan về thị trường tài chính - Lê Văn Lâm

Chia sẻ: Hfhgfvhgf Hfhgfvhgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

182
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của Bài giảng Tổng quan về thị trường tài chính nhằm khái quát về hệ thống tài chính, khái niệm thị trường tài chính. Phân loại thị trường tài chính, chức năng thị trường tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan về thị trường tài chính - Lê Văn Lâm

  1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Lê Văn Lâm 1
  2. Nội dung · Khái quát về hệ thống tài chính . Khái niệm thị trường tài chính . Phân loại thị trường tài chính . Chức năng thị trường tài chính 2
  3. 1. Khái quát về HTTC Hệ thống tài chính (financial system) . Là hệ thống cho phép chuyển giao tiền tệ/ vốn giữa nhà đầu tư (investor hoặc saver) và người vay mượn (borrower). . Hệ thống tài chính gồm định chế tài chính (financial institutions), công cụ tài chính (financial instruments) và thị trường tài chính (financial markets). 3
  4. 1. Khái quát về HTTC Công ty Inventor muốn thiết kế robot để chùi nhà, rửa xe và cắt cỏ nhưng…thiếu tiền! Vợ chồng ông Tư có một số tiền tích lũy đã lâu. Nếu ông Tư có thể tài trợ vốn cho Inventor thì cuộc đời sẽ có thêm nhiều căn nhà sạch, nhiều chiếc xe bóng lộn và những bãi cỏ đẹp! 4
  5. 1. Khái quát về HTTC Định chế tài chính (financial institutions) . Là một định chế cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng. . Dịch vụ quan trọng nhất chính là trung gian tài chính (financial intermediaries). 5
  6. 1. Khái quát về HTTC Trung gian tài chính (financial intermediaries) . Là sự kết nối giữa các đơn vị thặng dư (surplus units) và đơn vị thâm hụt (deficit units). Đơn vị VỐN VỐN Đơn vị Định chế thặng dư thâm hụt tài chính (lender) (borrower) 6
  7. 1. Khái quát về HTTC Công cụ tài chính (financial instruments) . Là bằng chứng dưới dạng hợp đồng để chứng nhận việc giao lưu vốn giữa bên sử dụng và bên cung cấp vốn, còn được gọi là cam kết tài chính (financial commitments). . Mang đến quyền lợi cho người sở hữu đối với dòng ngân lưu trong tương lai. . Có thể chia làm 3 dạng chính: những công cụ vốn (equity), những công cụ nợ (debt) và công cụ phái sinh (derivatives) 7
  8. 2. Khái niệm TTTC Thị trường tài chính (financial markets) . Thị trường là một quá trình mà trong đó người mua và người bán tác động qua lại vào một thứ hàng hóa để xác định giá cả và số lượng hàng (Paul A. Samuelson) . Thị trường tài chính là thị trường trong đó các bên tham gia giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, các hợp đồng phái sinh...Đây là thị trường có những nguyên tắc giao dịch nhất định. Giá của các loại tài sản trên thị trường tài chính được xác định dựa trên dựa trên mối quan hệ cung-cầu của thị trường. 8
  9. Luồng hàng hóa dịch vụ Luồng hàng hóa dịch vụ THỊ TRƯỜNG Luồng tiền thanh toán Luồng tiền thanh toán SẢN PHẨM Luồng tiền thanh toán Tài sản tài chính CÁC ĐƠN VỊ THỊ TRƯỜNG CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT TÀI CHÍNH TIÊU DÙNG Tài sản tài chính Luồng tiền thanh toán Luồng tiền thanh toán THỊ TRƯỜNG Luồng tiền thanh toán CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT Dịch vụ phục vụ sản xuất Dịch vụ phục vụ sản xuất
  10. Nguyên tắc phù hợp (matching principle) trên TTTC: . Nhu cầu ngắn hạn như vốn lưu động hoặc hàng tồn kho được tài trợ bởi vốn ngắn hạn. . Nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc được tài trợ bởi vốn dài hạn. . Nguyên tắc này rất đơn giản nhưng quan trọng! 10
  11. Tài chính trực tiếp vs. tài chính gián tiếp 11
  12. Tài chính trực tiếp (Direct finance) Lợi ích: . Loại bỏ chi phí khi sử dụng trung gian tài chính . Đa dạng hóa các nguồn tài trợ Hạn chế: . Sự khác biệt giữa ưu tiên của đơn vị thiếu hụt và đơn vị thặng dư: thời hạn 12
  13. 3. Phân loại TTTC . Căn cứ vào công cụ tài chính: Thị trường công cụ vốn và thị trường công cụ nợ . Căn cứ vào cơ cấu thị trường: Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp . Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn: Thị trường vốn và thị trường tiền tệ 13
  14. Thị trường công cụ vốn & thị trường công cụ nợ . Thị trường công cụ vốn (equity market): Nhà cung cấp vốn được hưởng quyền lợi của chủ sở hữu tài sản (shareholders). . Thị trường công cụ nợ (debt market): Nhà cung cấp vốn được hưởng quyền lợi của một chủ nợ (debtholders). 14
  15. Thị trường sơ cấp & thị trường thứ cấp Thị trường sơ cấp (primary market) : Là thị trường phát hành các công cụ tài chính. . Ví dụ: công ty phát hành cổ phiếu; chính phủ phát hành trái phiếu;… . Tạo vốn cho nền kinh tế . Cơ sở cho thị trường thứ cấp 15
  16. Vốn Cung vốn Cầu vốn Công cụ tài chính Dùng vốn để tạo ra hàng hóa, tài sản, dịch vụ,… 16
  17. Thị trường sơ cấp & thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp (secondary market): Là thị trường giao dịch các công cụ tài chính đã được phát hành. . Không tạo vốn cho nền kinh tế, chỉ chuyển giao quyền sở hữu công cụ tài chính giữa các bên mua bán. . Thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển . Giải quyết 2 vấn đề cho nhà đầu tư: ưu tiên thanh khoản và ngại rủi ro. 17
  18. Thế nào là tính thanh khoản? . Tính thanh khoản (liquidity) của tài sản phản ảnh sự đo lường mức độ gia tăng chi phí mà tài sản phải gánh chịu do kết quả của việc phải gia tăng quy mô lẫn tốc độ giao dịch, ở đó các nhà đầu tư muốn kết thúc hoạt động giao dịch. . Một tài sản có tính thanh khoản cao thì giá của nó khi mua, bán ít bị tác động bởi sự gia tăng về tốc độ hoặc quy mô giao dịch. 18
  19. Thế nào là rủi ro và ngại rủi ro? . Rủi ro (risk) là khả năng mà lợi nhuận thực tế của một khoản đầu tư có thể khác biệt với giá trị kỳ vọng về lợi nhuận của khoản đầu tư đó. . Trong tài chính, rủi ro có thể được đo lường bằng độ lệch tiêu chuẩn của lợi nhuận. Một độ lệch tiêu chuẩn cao phản ánh một mức độ rủi ro cao. 19
  20. Thế nào là rủi ro và ngại rủi ro? . Ngại rủi ro (risk aversion) là một khái niệm sử dụng trong kinh tế - tài chính, dựa trên hành vi của nhà đầu tư hoặc người tiêu dùng muốn giảm tình trạng không chắc chắn (uncertainty) . Tình trạng không chắc chắn xuất hiện khi một quá trình ngẫu nhiên có thể có nhiều hơn một kết cục có thể xảy ra. . Có 3 thuộc tính của một cá nhân: thích rủi ro (risk loving), trung lập (risk neutral) và ngại rủi ro (risk averse) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2