intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Y học quân sự: Bài 28 - Đại Tá Bác sỹ Bùi Xuân Quang

Chia sẻ: Yeukhongloi Yeukhongloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

75
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo "Bài giảng Y học quân sự: Bài 28 - Tổn thương do vũ khí hạt nhân" do Đại Tá Bác sỹ Bùi Xuân Quang biên soạn để biết được những tổn thương đơn thuần mà vũ khí hạt nhân gây ra cho con người; tổn thương tổng hợp;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Y học quân sự: Bài 28 - Đại Tá Bác sỹ Bùi Xuân Quang

  1. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG BÀI 28 TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN Vũ khí hạt nhân gây nhiều loại tổn thương đối với người: - Tổn thương đơn thuần, cơ thể chỉ bị một tổn thương, ví dụ chỉ bị bỏng do bức xạ quang. - Tổn thương hỗn hợp là do bị 2-3 loại tổn thương đồng thời hoặc nối tiếp nhau, ví dụ vừa bị bỏng do bức xạ quang vừa bị gãy xương. Trong tổn thương hỗn hợp lại có tổn thương hỗn hợp phóng xạ (là tổn thương hỗn hợp nhưng trong đó có một yếu tố phóng xạ, ví dụ vừa bị bỏng vừa bị bệnh phóng xạ cấp). - Tỷ lệ tổn thương phụ thuộc vào đương lượng nổ, loại vũ khí và phương thức nổ, khoảng cách… nhưng nói chung thực hiện hỗn hợp chiếm nhiều hơn khoảng 60-70%. Tổn thương do VKHN % Tổn thương Bỏng đơn Bệnh PX đơn Chấn thương hỗn hợp 65% thuần 15% thuần 15% đơn thuần 5% BPXC + Bỏng 37% 37% BPXC + chấn thương 5% Bỏng + chấn thương 5% BPXC+Bỏng+ C/thương18% 75% 75% 37% BỎNG BỆNH PXC CHẤN THƯƠNG Sơ đồ phân loại tổn thương do vũ khí hạt nhân theo tác giá STEINER I. TỔN THƯƠNG ĐƠN THUẦN 1.1. Tổn thương do sóng nổ. TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 266 -
  2. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Tổn thương được chia làm hai loại: Tổn thương trực tiếp do sóng nổ và tổn thương gián tiếp. Bệnh sinh của tổn thương do sóng nổ rất phức tạp, nó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố: tinh thần, áp suất, tác dụng cơ học gây nhiều rối loạn bệnh lý ở vỏ não, mạch máu, nội tiết… Tổn thương do sóng nổ phụ thuộc từng vùng, từng khu vực: Khu vực A: 100% thương binh rất nặng. Khu vực B: thương binh nhiều và nặng. Khu vực C: thời gian nhiều và vừa. Khu vực D: thương binh nhẹ. Bán kính các khu vực A, B, C, D phụ thuộc vào đương lượng nổ. 1.1.1. Sóng nổ gây tổn thương trực tiếp: Khi sóng nổ trong quá trình vận động trong không khí tiếp xúc với cơ thể người và gây tổn thương, nặng nhất là các cơ quan rỗng như phổi, ruột… sau đến cơ quan chứa dịch như mạch máu, tủy…cuối cùng là cơ quan đặc như gan, lách, cơ, xương. Tổn thương lớn nhất là lúc sóng nổ bắt đầu tiếp xúc cơ thể. Về lâm sàng tổn thương trực tiếp có đặc điểm là nhìn bề ngoài tưởng không việc gì nhưng bên trong tổn thương rất nặng. Những cơ quan hay bị tổn thương trực tiếp là cơ quan hô hấp (chấn thương thành ngực, rách nhu mô phổi, xuất huyết phổi), cơ quan tiêu hóa (vỡ dạ dày, vỡ ruột), các cơ quan khác trong ổ bụng (gan, lách, bàng quang, thận), não (xuất huyết não, tụ máu màng cứng, liệt nửa người), tai (ù, chảy máu ống tai ngoài, thủng màng nhĩ…). 1.1.2. Sóng nổ gây tổn thương gián tiếp (chiếm khoảng 70%) bằng cách: Hất tung người lên, sau rơi người xuống; Văng mảnh đất, đá có vận tốc lớn vào cơ thể; Sóng nổ gây đổ cây cối, nhà cửa, sập hầm hố đè lên người. Về lâm sàng thường có những hội chứng đè ép, hội chứng vùi lấp, hội chứng tổn thương não, tổn thương mắt (vết thương nhãn cầu, dị vật ở mắt). 1.1.3. Biện pháp chung về xử trí, điều trị tổn thương do sóng nổ: - Chấn thương sọ não: phải điều chỉnh cân bằng nước, cho các thuốc lợi tiểu, thuốc chống phù não, tăng áp sọ não, xử trí phẫu thuật khi cần thiết. - Tổn thương tạng ổ bụng: đi đôi với việc chữa “sốc”, phải mổ xử trí tạng bị tổn thương, bổ sung đủ dịch thể, máu, thuốc kháng sinh…. TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 267 -
  3. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG - Hội chứng đè ép chi thể: ngoài việc giải quyết tại chỗ cần xử trí toàn thân như điều trị sốc chấn thương, suy thận cấp, phải điều tùy theo từng thời kỳ, từng thể, làm tốt kỹ thuật garô, cố định chi phóng bế novocain, rạch rộng tổ chức bị căng phù, truyền dịch, truyền huyết tương (không truyền máu), cho uống Nabi – carbonat, bổ sung nước điện giải… - Hội chứng vùi lấp: cần chú ý xem xét tổn thương nội tạng, xử trí vế thương hở và kín, cấp cứu ngạt kịp thời. 1.2. Tổn thương do bức xạ quang. Bức xạ quang gây tổn thương da và mắt bằng nhiệt độ và ánh sáng. 1.2.1. Tổn thương da: Bức xạ quang gây nên bỏng ánh sáng và bỏng lửa. - Bỏng ánh sáng: còn gọi là bỏng trực tiếp. bỏng này do bức xạ quang có cường độ ánh sáng lớn chiếu rọi trực tiếp vào dạ, nhất là những phần hở của thân thể (đầu, mặt, cổ, bàn tay…). Bỏng xuất hiện phần lớn vào thời điểm 6/10 giây đầu tiên, thường gây bỏng với những người đang ở ngoài trời. Đặc điểm lâm sàng của bỏng ánh sáng là bỏng khu trú ở một phía thân thể, xảy ra đột ngột, tức thời, phụ thuộc màu sắc, độ rộng hẹp, chất liệu của quần áo, vết bỏng ít phù nề, ít tiết dịch. Sự tiến triển của bỏng thường không tốt, thường có hiện tượng nhiễm khuẩn, hoại tử, có rối loạn sắc tố (màu da chỗ bị bỏng sẫm, đen lại sau khi khỏi), sự liền da chậm và hay có sẹo lồi. - Bỏng lửa, còn gọi là bỏng gián tiếp, nguyên nhân do ánh sáng cầu lửa, vì có cường độ lớn nên gây những đám cháy rộng làm nhiều người bị bỏng. Ở gần tâm nổ có thể hình thành bão lửa kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Đám cháy làm nhiệt độ môi trường vùng đó tăng cao, lượng oxy trong không khí giảm xuống và tạo nên nhiều sản phẩm độc như khí cacbonic, oxy cacbon. Bỏng lửa do bức xạ quang gây nên thường có đặc điểm: nhiều người bị cùng một lúc, ngoài bỏng ở da, thường kèm theo bỏng niêm mạc đường hô hấp (do hít thở không khí nóng), kèm theo ngạt (do oxy không khí giảm), kèm theo nhiễm độc (do sản phẩm độc trong không khí như oxyt cacbon) để phát sinh “sốc” và thường có biến chứng nhiễm trùng. Nếu không được chăm sóc, ăn uống, vệ sinh tốt thì sẽ có hiện tượng suy mòn bỏng và loét hoại tử. - Xử trí bỏng do bức xạ quang. Phải chú ý xử trí ngay sốc bỏng, truyền máu kịp thời, nâng huyết áp trở lại bình thường, áp dụng các biện pháp chữa bỏng bình thường, nếu có bỏng hô hấp phải thường xuyên hút đờm dịch, chú ý theo dõi bổ sung nước, điện giải, cho TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 268 -
  4. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG kháng sinh chống nhiễm khuẩn, chống loét…đối với bỏng nông thì ở tại chỗ bị bỏng dùng các thuốc làm se khô và tạo màng che phủ (cao xoan trà, cao lá sim, cao là vu…), đối với bỏng sâu và diện rộng thì biến hoại tử ướt thành hoại tử khô, sau hai ba tuần dùng thuốc làm rụng mô hoại tử, cắt mô hoại tử, tiếp da sớm. Ở những thời kỳ đầu sau của bỏng lưu ý điều trị biến chứng nhiễm khuẩn, suy mòn bỏng, tiến hành các biện pháp hồi phục chức năng. 1.2.2. Tổn thương mắt. Bức xạ quang tác động vào mắt gây tổn thương rối loạn chính chức năng thị giác và tổn thương thực thể, biểu hiện trên lâm sàng: - Quáng mắt: là hiện tượng giảm thị lực tạm thời, là hiện tượng rối loạn chức năng thị giác, chiếm tỷ lệ khoảng 2%, xuất hiện ngay sau khi nổ, có liên quan đến hình thức nổ, càng nổ cao thì khoảng cách gây quáng mắt càng lớn, quáng mắt xuất hiện ở cự ly rất xa tâm nổ nơi mà bức xa xuyên và sóng nổ không tác động tới. Bản thân hiện tượng này không quan trọng nhưng nó làm trở ngại nhiều cho hành động chiến đấu, nhất là đối với các phi công đang bay. Đặc điểm lâm sàng là thị lực mắt giảm nhiều, không nhìn rõ, ban ngày kéo dài 3-5 phú, ban đêm 30 phút (vì đồng tử giãn rộng). Mắt xuất hiện cảm giác có ruồi bay, sợ ánh sáng, nếu nặng thì có hiện tượng co thắt mi mắt, đau ổ mắt. Những hiện tượng trên hồi phục nhanh, không cần điều trị cũng khỏi. nếu có đau và co thắt mi mắt thì nhỏ mắt bằng dung dịch Dicain 0,1 – 0,25%. - Bỏng mi mắt: rất hay gặp, bản thân bỏng mi mắt không quan trọng, nhưng chú ý là khi có bỏng mi mắt thì đáy mắt cũng có thể bị tổn thương (bỏng võng mạc). Đặc điểm lâm sàng là mi mắt sưng phù, có nốt phồng, tiết dịch, lông mi cháy trụi, xử trí như bỏng thường, không có gì đặc biệt. - Bỏng giác mạc, kết mạc: Ít gặp, tổn thương nhẹ vì có phản xạ chớp bảo vệ, chóng khỏi. Về lâm sàng, tổn thương không có gì đặc biệt, viêm phù nhẹ dưới kết mạc hoặc liên bào giác mạc, khỏi trong vòng một tháng. Nhưng chú ý nếu hiện tượng viêm giác mạc xuất hiện muộn sau 1 tuần lễ, thì khó khỏi và trở thành loét giác mạc. - Bỏng võng mạc: Ánh sáng bức xạ quang tác động vào mắt, một phần bị phản chiếu lại ở bề mặt giác mạc, một phần bị thủy tinh thể hấp thụ, còn phần lớn đi vào đáy mắt biến thành nhiệt năng và gây bỏng võng mạc. Đặc điểm lâm sàng là có hiện tượng quáng mắt, không có cảm giác đau, sợ ánh sáng, soi đáy mắt thấy có hiện tượng thẩm lậu huyết thanh hoặc xuất huyết đáy mắt, nếu bỏng xảy ra ở vị trí dây thần kinh thị giác thì sẽ bị mù. - Điều trị tổn thương mắt. TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 269 -
  5. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Nói chung sau khi cấp cứu sơ bộ cần chuyển thương binh về bệnh viện chuyên khoa mắt để theo dõi và điều trị. 1.3. Tổn thương do bức xạ xuyên. - Bức xạ xuyên chủ yếu là tác hại người và các động vật với đặc tính đâm xuyên mạnh và có khả năng ion hóa, bức xạ có thể chiếu vào cơ thể con người gọi là chiếu xạ bên ngoài. Thường gây nên bệnh phóng xạ cấp tính. - Cơ chế tác hại của bức xạ xuyên đối với cơ thể người là sự ion hóa, phá hoại cấu trúc phân tử của tế bào. Trong các phân tử chất hữu cơ và vô cơ thành tế bào xảy ra những biến đổi về hóa học làm cho tế bào bị biến đổi hoặc hủy hoại. Trong cơ thể người ta nước chiếm 70% tạo thành các chất H2O2, H2, HO2 là những chất rất độc với cơ thể, làm cho quá trình phân chia tế bào chậm đi hoặc dừng lại. - Bức xạ xuyên tác hại chủ yếu đối với nhân của tế bào, ngăn cản sự tổng hợp vật liệu di truyền (ADN) xâm phạm và các nhiễm sắc thể và ngăn cản sự sinh ra tế bào con, nhất là tế bào máu, tủy, sinh dục, làm tổn thương vật liệu di truyền của tế bào sinh dục tạo ra những biến dị. - Cơ chế được chia làm 5 giai đoạn: + Giai đoạn Vật lý: Kích thích phân tử, nguyên tử xảy ra 10-12s. + Giai đoạn Lý hóa: tạo thành các gốc tự do H, OH, H2O2, H 2, -HO2. + Giai đoạn Hóa học: là giai đoạn các gốc tự do, các phân tử mới tạo thành tác dụng với tế bào. + Giai đoạn Sinh hóa: sau khi tác dụng với tế bào, tác dụng với các men của cơ thể nhất là các men có nhóm –SH. + Giai đoạn Sinh vật: gây tổn thương các bộ phận của cơ thể gây nên bệnh phóng xạ. - Các thời kỳ phát triển của bệnh phóng xạ có 5 thời kỳ: + Thời kỳ không phản ứng: từ vài giờ đến vài chục giờ. + Thời kỳ phản ứng đầu tiên: từ vài giờ đến vài ngày có triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa, miệng khô, đắng buồn nôn, nhiệt độ cao. + Thời kỳ tiềm: từ vài ngày đến vài tuần người bệnh cảm thấy dễ chịu. + Thời kỳ toàn phát: từ vài ngày đến vài tuần. suy nhược toàn thân, sốt đau đầu nặng, rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, nôn mửa, chảy máu dưới da, rụng tóc. Với liều lượng chiếu xạ cao có triệu chứng run, co giật, thất điền, mê man…không được điều trị người bệnh có thể chết. + Thời kỳ hồi phục: kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Trong chiến đấu bệnh phóng xạ cấp tính chia thành 4 độ. TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 270 -
  6. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Liều lượng chiếu xạ (R) Phân loại bệnh phóng xạ Dưới 100 Không việc gì 100 – 250 Bệnh phóng xạ độ 1 (nhẹ) 250 – 400 Bệnh phóng xạ độ 2 (vừa) 400 – 600 Bệnh phóng xạ độ 3 (nặng) Trên 600 Bệnh phóng xạ độ 4 (rất nặng) Bệnh phóng xạ độ 2 coi như bị loại khỏi chiến đấu. Liều lượng chiếu xạ cho phép là: 50R khi bị chiếu xạ toàn thân một lần hoặc nhiều lần trong 1 ngày đêm. Tuy vậy mức độ bị bệnh phóng xạ nặng hay nhẹ không chỉ phụ thuộc vào liều lượng chiếu xạ mà còn phụ thuộc vào vị trí bị chiếu xạ, cách bị chiếu xạ, tình trạng sức khỏe của người bị chiếu xạ. Ngoài bệnh phóng xạ cấp bức xạ xuyên còn có thể gây ra bệnh phóng xạ mãn do bị chiếu xạ nhiều lần. 1.4. Tổn thương do bức xạ dư. Bức xạ dư vào cơ thể gây ra: Bỏng da; Vết thương, vết bỏng nhiễm chất phóng xạ: bệnh phóng xạ cấp do nhiễm xạ. 1.4.1. Bỏng da do chất phóng xạ: Trong bức xạ dư có đủ các loại bức xạ như Anpha, bêta, gamma, nơtron…, nhưng gây nên bỏng da chủ yếu do bêta và nơtron. Biểu hiện chung của bỏng loại này là viêm niêm mạc, khô giác mạc, da viêm đỏ có nốt phồng, ngứa, tiết dịch, bỏng nông nhưng khó chữa vì hay tái phát. Cách điều trị: nguyên tắc chung giống như điều trị bỏng thường. 1.4.2. Vết thương, vết bỏng nhiễm chất phóng xạ: Do bụi phóng xạ từ nấm mây phóng ra rơi xuống, nhiễm vào vết thương, vết bỏng. đa số chất phóng xạ ở lại chỗ vết thương, còn một số nhỏ (khoảng 10%) vào máu. Các mô bị viêm giữ lại chất phóng xạ nhiều hơn so với mô lành (có khi tới 20 – 30 lần). Nếu vết thương nhiễm xạ ít ta nhìn thấy vết thương phù nề, nhợt nhạt, dễ TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 271 -
  7. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG chảy máu, lâu lành sẹo và thường có sẹo lồi. Nếu vết thương bị nhiễm nhiều chất phóng xạ, thường có hiện tượng chảy máu nhiều, vết thương loét rộng và sâu, các mô hạt ngừng phát triển, lâu liền miệng vết thương và dễ bị loét trở lại. Cách xử trí vết thương, vết bỏng nhiễm xạ: Cần thay băng nhiều lần lúc mới bị nhiễm chất phóng xạ. Rửa vết thương, vết bỏng bằng dung dịch Rivanol 1%, dung dịch cloramin 2%, axit citric 1 – 2,5% hoặc nước muối sinh lý. Nếu vết thương cần mổ thì sau mỗi lớp da, cơ…phải được thay dụng cụ mổ. Khi mổ phải cắt lọc kỹ, rửa sạch, dẫn lưu, tiêm kháng sinh quanh vết thương, mổ triệt để một lần, tranh thủ khép kín miệng vết thương liền miệng trước thời kỳ toàn phát. Đối với toàn thân, sử dụng các thuốc tăng thải chất phóng xạ để loại nhanh các chất phóng xạ đã tích tụ trong cơ thể, chú ý bồi dưỡng cơ thể, cho thuốc kháng sinh, thuốc kháng sinh histamin, truyền máu tươi. 1.4.3. Bệnh phóng xạ cấp do nhiễm xạ: Bệnh xảy ra do hít thở không khí nhiễm xạ trong khu vực vũ khí hạt nhân nổ hoặc ăn uống phải lương thực, thực phẩm, nước có nhiễm chất phóng xạ. Ngoài triệu chứng chung của một bệnh phóng xạ cấp, nó còn có một đặc điểm khác với bệnh phóng xạ cấp do chiếu xạ như thường có hiện tượng mất nước nhiều, do nôn mửa, ỉa lỏng, chức năng tiêu hóa bị rối loạn nặng, có tổn thương tuyến giáp, có hiện tượng kích thích hệ tạo máu của tủy xương và võng mạc nội mô, nên có khi trong thời kỳ toàn phát ta thấy bạch cầu tăng (trái lại trong BQXC do chiếu xạ thì bạch cầu trong thời kỳ này giảm rất nhiều), không có dấu hiện chảy máu. Cách xử lý và điều trị bệnh phóng xạ cấp do nhiễm xạ: - Biện pháp ngăn không cho chất phóng xạ tiếp tục xâm nhập vào cơ thể như: súc miệng, rửa mũi họng, khạc đờm, dùng thuốc long đờm, gây nôn. - Biện pháp tăng thải chất phóng xạ ra khỏi cơ thể như: uống Natrisunfat, magiesunfat hoặc tiêm thuốc Pentaxon 5ml, dung dịch 5% tiêm tĩnh mạch (hòa trong dung dịch gluco 40%), tháo thụt bằng nước muối sinh lý. - Bù đắp nước cho cơ thể như: uống nước đường, tiêm tĩnh mạch dung dịch sinh lý hoặc dung dịch gluco 5%. TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 272 -
  8. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG - Cho ăn các thức ăn dễ tiêu, nhiều Vitamin. II. TỔN THƯƠNG TỔNG HỢP: Ta có thể gặp:  Bỏng + chấn thương.  Bỏng + bệnh phóng xạ cấp.  Chấn thương + bệnh phóng xạ cấp.  Bỏng + chấn thương + bệnh phóng xạ cấp. 2.1. Đặc điểm chung của tổn thương hỗn hợp: - Có sự tác động qua lại giữa các loại tổn thương với nhau, ví dụ bình thường muốn gây bệnh phóng xạ cấp đơn thuần phải cần khoảng 100 Gray trở lên nhưng nếu có yếu tố sát thương khác phối hợp thì chỉ cần từ 50-70 Gray đã gây được bệnh phóng xạ. - Khi có tổn thương hỗn hợp phóng xạ thì thời kỳ tiềm của bệnh phóng xạ rút ngắn lại, nên thời kỳ toàn phát xuất hiện sớm hơn bình thường. Đặc điểm có ý nghĩa quan trọng đối với những vết thương cần phẫu thuật, ta phải tranh thủ xử trí vết thương trong thời kỳ này. - Thường hay có “sốc”, đặc biệt là “sốc kết hợp”, cần phát hiện sớm để xử trí kịp thời. - Có hội chứng chảy máu và chảy máu thường là nguyên nhân gây chết. - Có biến chứng nhiễm khuẩn. - Quá trình hồi phục tổn thương chậm (vết thương, vết bỏng lâu liền). 2.2. Đặc điểm riêng và biện pháp xử trí, điều trị tổn thương hỗn hợp. 2.2.1. Bỏng + chấn thương: - Những rối loạn bệnh lý xuất hiện sớm, có “sốc kết hợp” (vừa bị sốc do bỏng vừa bị sốc do chấn thương), huyết áp giảm nhiều hơn, nhiệt độ tăng cao 40- 410C, dễ có biến chứng nhiễm khuẩn và chảy máu thứ phát. - Phải điều trị tổng hợp toàn diện phù hợp với từng loại tổn thương, điều trị “sốc kết hợp” truyền máu, chống phù não và tăng áp sọ não, điều chỉnh nước, điện TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 273 -
  9. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG giải, kháng sinh… ở những thời kỳ sau, chú ý điều trị tại chỗ, chống suy mòn do chấn thương, do bỏng, chống nhiễm khuẩn, chống loét, tìm mọi cách phục hồi chức năng chi thể. 2.2.2. Bỏng + bệnh phóng xạ cấp: - Hay gặp, thiếu máu nặng, nhiễm khuẩn tăng, quá trình liền sẹo vết thương kéo dài hơn, bệnh phóng xạ cấp diễn biến nặng hơn. - Trong thời kỳ có “sốc bỏng”, cho thuốc chống nôn, bù nước, điện giải, cho thuốc kháng sinh histamin, thuốc lợi niệu, kháng sinh. Xử trí vết bỏng, tại chỗ có thể phương pháp nhỏ giọt thuốc kháng sinh, dung dịch rau má, mã đề, màng tổng hợp… trong thời kỳ toàn phát bệnh phóng xạ cấp, tích cực điều trị toàn thân và nuôi dưỡng tốt (axit amin, thức ăn cao đạm, truyền máu tươi, vitamin B12, axit follic, các thuốc nam có tác dụng trợ lực, cầm máu…) 2.2.3. Chấn thương + bệnh phóng xạ cấp: - Biến đổi máu xuất hiện sớm và nặng, thời kỳ tiềm bệnh phóng xạ cấp rút ngắn, có hiện tượng suy mòn do chấn thương, tổn thương phục hồi chậm, dễ mẫn cảm với một số thuốc (thuốc mê, giãn cơ, giảm đau), tỷ lệ tử vong cao hơn. - Tranh thủ xử trí vết thương và vận chuyển trong thời kỳ tiềm, xử trí vết thương triệt để (mổ một lần), không mổ trong thời kỳ toàn phát bệnh phóng xạ. Khi mổ chú ý vấn đề gây mê, không dùng clorofooc. Cần tiêm kháng sinh liều cao, truyền máu, bồi dưỡng cơ thể. TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 274 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2