Bài giảng y học quân sự: Bài 12 - Đại Tá Bác sỹ Bùi Xuân Quang
lượt xem 19
download
Trạm quân y trung đoàn là nơi tiếp nhận thương binh, bệnh binh từ hỏa tuyến về tới trạm; thu hồi vũ khí; ghi thương phiếu; phân loại thương binh, bệnh binh theo yêu cầu cứu chữa và vận chuyển. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo "Bài giảng y học quân sự: Bài 12 - Triển khai trạm quân y trung đoàn bộ binh".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng y học quân sự: Bài 12 - Đại Tá Bác sỹ Bùi Xuân Quang
- BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG BÀI 12 TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN BỘ BINH Trong biên chế trung đoànbộ binh có đại đội quân y, là phân đội chuyên môn kỹ thuật, thuộc quyền chỉ huy của Chủ nhiệm Hậu cần trung đoàn, dưới sự chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn của Chủ nhiệm Quân y trung đoàn. Trong thời bình Đại đội quân y trung đoàn triển khai thành bệnh xá loại hai, trong thời chiến triển khai thành trạm quân y trung đoàn để cứu chữa thương binh, bệnh binh theo nhiệm vụ quy định. I. NHIỆM VỤ TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN: 1. Nhiệm vụ chung: - Tiếp nhận thương binh, bệnh binh từ hỏa tuyến về tới trạm; thu hồi vũ khí; ghi thương phiếu; phân loại thương binh, bệnh binh theo yêu cầu cứu chữa và vận chuyển. - Tiến hành cứu chữa bước đầu và giữ lại điều trị thương binh, bệnh binh nhẹ khỏi trong vòng 5 ngày. - Cách ly tạm thời những thương binh, bệnh binh bị bệnh truyền nhiễm hay nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm. - Tổ chức vận chuyển thương binh, bệnh binh từ tuyến trước về trạm và chuẩn bị thương binh, bệnh binh để chuyển tiếp về tuyến sau được kịp thời và an toàn. - Tham gia chỉ đạo kỹ thuật và tăng cường lực lượng phương tiện quân y cho tuyến trước khi cần thiết. - Tham gia phòng chống dịch cho các đơn vị trong trung đoàn và trạm quân y. - Sản xuất, pha chế một số thuốc theo quy định, tiếp tế thuốc, vật tư quân y cho trạm quân y trung đoàn và các đơn vị trong trung đoàn. - Thống kê báo cáo tình hình thu dung, cứu chữa thương binh, bệnh binh và hoạt động của trạm theo quy định. Khi địch sử dụng vũ khí sát thương lớn (NBC), trạm quân y phải tiến hành xử lý vệ sinh bộ phận và tổ chức cấp cứu điều trị cho những thương binh, bệnh binh bị nhiễm độc, nhiễm xạ hoặc do tác động của vũ khí sinh học. 2. Nhiệm vụ cứu chữa: - Cứu chữa bước đầu và giữ lại điều trị những thương binh, bệnh binh nhẹ khỏi trong vòng 5 ngày. II. PHƢƠNG ÁN CƠ BẢN TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TẬP TRUNG: Tuỳ theo từng hình thức chiến đấu và yêu cầu bảo đảm cụ thể từng trận đánh, điều kiện địa hình thời tiết mà sử dụng đại đội quân y trung đoàn triển khai tập trung hay chia thành nhiều bộ phận, bố trí trên một hoặc 2, 3 hướng phục vụ chiến đấu. TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 76
- BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG Trạm quân y Trung đoàn có thể triển khai trong lều, lán, các công sở, hoặc lợi dụng địa hình có lợi như hang động, khe suối, sườn núi... Trong chiến đấu phòng ngự thường triển khai trong hầm. 1. Tổ chức biên chế đại đội quân y trung đoàn bộ binh: Theo quyết định 174/BTTM ngày 19/3/1993 đại đội quân y trung đoàn bộ binh đủ quân gồm 36 ngƣời, có các bộ phận và thành phần như sau: 1.1- Chỉ huy: có 3 người gồm: 1 bác sĩ đại đội trưởng, 1 bác sĩ đại đội phó, 1 đại đội phó chính trị (sĩ quan chính trị). 1.2- Phục vụ: Có 6 người gồm 1 liên lạc, 1 quản lý, 4 nấu ăn. 1.3- Tổ phân loại hậu tống: Có 9 người gồm 3 y sĩ, 6 y tá. 1.4- Tổ phòng mổ: Có 6 người gồm: 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 3 y tá. 1.5- Tổ chống sốc: Có 3 người gồm: 1 y sĩ, 2 y tá. 1.6- Tổ điều trị, vệ sinh dịch tễ: Có 12 người gồm: 1 bác sĩ, 4 y sĩ, 6 y tá và 1 y tá xét nghiệm. 1.7- Tổ dược: Có 3 người gồm: 1 dược sĩ trung học, 2 dược tá. 2. Triển khai: 2.1- Phương án cơ bản triển khai trạm quân y trung đoàn bộ binh: (Theo sơ đồ) 2.2- Tổ chức của trạm: Khi triển khai tập trung, trạm có các bộ phận sau: 2.2.1- Bộ phận phân loại hậu tống: có 9 người chia làm 2 tổ. + Tổ phân loại: có vọng phân loại 1 y tá; nơi phân loại có 1 y sĩ, 2 y tá. + Tổ hậu tống chia 2: hậu tống 1: hậu tống thương binh nhẹ, vừa và bệnh binh có 01 y sỹ, 01 y tá; hậu tống 2: hậu tống thương binh nặng có 1 y sĩ, 2 y tá. 2.2.2- Bộ phận phẫu thuật chống sốc: có 9 người chia 2 tổ. + Tổ phẫu thuật: có 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 3 y tá. + Tổ chống sốc: có 1 y sĩ, 2 y tá. 2.2.3- Bộ phận điều trị, vệ sinh dịch tễ: có 6 người chia làm 2 tổ. + Tổ điều trị: Có 1 y sĩ, 2 y tá. TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 77
- BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG 2.2.4- Tổ vệ sinh phòng dịch: có 1 bác sĩ, 1 y sĩ, 1 y tá xét nghiệm. Bộ phận này làm nòng cốt để triển khai bộ phận xử lý vệ sinh. 2.2.5- Bộ phận dược có 3 người gồm: 1 dược sĩ trung học, 2 dược tá. 2.2.6- Bộ phận hậu cần có 6 người gồm: 1 liên lạc, 1 quản lý, 4 người nấu ăn. 2.2.7- Bộ phận xử lý vệ sinh: Khi địch sử dụng vũ khí NBC, triển khai bộ phận này để làm nhiệm vụ xử lý vệ sinh bộ phận. - Trong phục vụ chiến đấu thường được tăng cường một số chiến sĩ vận tải làm nhiệm vụ trong trạm. 2.3- Nhiệm vụ các bộ phận: 2.3.1. Ban chỉ huy: + Nhiệm vụ: Chấp hành chỉ thị mệnh lệnh trực tiếp của chủ nhiệm hậu cần và chủ nhiệm quân y trung đoàn (Lữ đoàn) giao. Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành mọi nhiệm vụ của đơn vị về chính trị tư tưởng chuyên môn, nghiệp vụ cứu chữa thương bệnh binh, chính sách, hậu cần, chiến đấu bảo vệ thương bệnh binh và đơn vị trong mọi tình huống. 2.3.2- Bộ phận phân loại hậu tống, vận chuyển: + Nhiệm vụ chung: Tiếp nhận thương binh, bệnh binh tuyến trước về, thu hồi vũ khí. Đăng ký, ghi thương phiếu phân loại thương binh, bệnh binh theo yêu cầu cứu chữa và vận chuyển. Bổ sung cấp cứu, cứu chữa tối khẩn cấp cho thương binh, bệnh binh khi cần thiết. Chăm sóc, nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh chờ vận chuyển và chuẩn bị hậu tống về tuyến sau. Thống kê, theo dõi việc thu dung, cứu chữa và vận chuyển thương binh, bệnh binh về tuyến sau. + Nhiệm vụ nơi phân loại: Tại vọng phân loại: phân loại sơ bộ thương binh, bệnh binh để chuyển vào ba nơi chính là: xử lý vệ sinh (đối với thương binh bị nhiễm độc, nhiễm xạ); cách ly (đối với thương binh, bệnh binh bị bệnh truyền nhiễm); chuyển bộ phận phân loại (thương binh, bệnh binh còn lại). Thu hồi vũ khí. Tiếp nhận, đăng ký, phân loại ghi thương phiếu cho thương bệnh binh. Khi cần thiết phải tiến hành cứu chữa tối khẩn cấp. Chuyển thương binh, bệnh binh vào các bộ phận chức năng. + Nhiệm vụ hậu tống: TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 78
- BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG Tiếp nhận những thương binh, bệnh binh cần chuyển về tuyến sau. Chăm sóc, nuôi dưỡng, tiếp tục điều trị cho những thương binh, bệnh binh cần thiết trong thời gian chờ vận chuyển. Khối lƣợng cứu chữa bƣớc đầu (tuyến trung đoàn): khoảng 40% thương binh qua trạm. Số thương binh, bệnh binh nhẹ điều trị khỏi trong 5 ngày thường chiếm 5% tổng số thương binh và 50% tổng số bệnh binh qua trạm. 2.3.3. Bộ phận phẫu thuật chống sốc: Là bộ phận cơ bản của trạm để thực hiện nhiệm vụ cứu chữa bước đầu cho thương binh, bệnh binh. Tiến hành chống sốc cho thương binh đến khi tạm thời ổn định, có thể tiếp tục vận chuyển về sau, bằng các biện pháp: ủ ấm, cho uống rượu cấp cứu, cho thuốc giảm đau, thuốc trợ tim mạch, truyền dịch. Tiến hành phẫu thuật cứu chữa bước đầu cho thương binh, trước hết là phẫu thuật tối khẩn cấp đối với thương binh có triệu chứng đe dọa đến tính mạng. 2.3.4. Bộ phận điều trị, vệ sinh phòng dịch: Điều trị những thương binh, bệnh binh nhẹ khỏi trong 5 ngày. Quản lý, chăm sóc, theo dõi những thương binh, bệnh binh bị bệnh truyền nhiễm, hoặc nghi ngờ bị bệnh truyền nhiễm. Tham gia công tác phòng chống dịch trong các đơn vị và trạm quân y trung đoàn. Làm nòng cốt triển khai bộ phận xử lý vệ sinh khi có thương binh do địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. 2.3.5. Bộ phận dược: Tiếp nhận, cấp phát cơ số thuốc, trang bị quân y cho trạm và các đơn vị trong trung đoàn. Sản xuất, pha chế một số thuốc thông thường theo quy định. 2.3.6 Bộ phận hậu cần (phục vụ) Triển khai công tác nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và nhân viên của trạm. Bổ sung quân trang (khi cần thiết) cho thương binh, bệnh binh. Dự trữ vật chất theo chính sách cho tử sĩ. 2.3.7. Bộ phận xử lý vệ sinh – cách ly: Tiến hành xử lý vệ sinh bộ phận cho thương binh bị nhiễm độc, nhiễm xạ. Tiêu độc, tẩy xạ sơ bộ các phương tiện vật chất trang bị của thương binh bị nhiễm độc, nhiễm xạ. Bổ sung cấp cứu và cấp cứu thương binh khi cần thiết. 3. Bố trí, di chuyển trạm quân y trong chiến đấu: 3.1- Bố trí: TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 79
- BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG 3.1.1. Căn cứ: + Nhiệm vụ và quyết tâm chiến đấu của chỉ huy và kế hoạch bảo đảm hậu cần. + Chỉ lệnh bảo đảm quân y của cấp trên. + Tình hình địa hình thời tiết. + Tình hình địch. + Khả năng lực lượng, phương tiện của quân y và phương tiện điều kiện vận chuyển. 3.1.2. Yêu cầu: + Bố trí trạm quân y trung đoàn phải tiếp cận đội hình chiến đấu một cách thích đáng, nhằm cứu chữa thương binh, bệnh binh được kịp thời, an toàn. + Địa điểm kín đáo, bất ngờ, có địa hình che khuất, che đỡ và gần nguồn nước. + Gần trục đường vận chuyển. + Đủ diện tích triển khai (mỗi chiều khoảng 150m – 200m) + Đảm bảo an toàn, có vị trí dự bị. 3.2- Di chuyển: 3.2.1. Căn cứ: + Mệnh lệnh của người chỉ huy. + Theo kế hoạch (đã được phê duyệt). 3.2.2. Yêu cầu: + Trinh sát lại vị trí trước khi di chuyển. + Có kế hoạch di chuyển tỉ mỉ. + Không được gián đoạn việc cứu chữa thương binh, bệnh binh. + Báo cáo lên trên và thông báo cho quân y cấp dưới về ý định giải quyết thương binh, bệnh binh khi đang di chuyển và thời gian, địa điểm nhận thương binh, bệnh binh ở địa điểm mới. + Nếu có bộ binh địch uy hiếp, vừa tổ chức di chuyển vừa tổ chức chiến đấu ngăn chặn địch. 3.2.3. Phương pháp di chuyển: + Di chuyển từng bộ phận. + Di chuyển toàn bộ cùng một lúc. Phân loại thương binh, bệnh binh theo yêu cầu vận chuyển và chuẩn bị thủ tục giấy tờ cho thương binh, bệnh binh chuyển về tuyến sau. III. MỘT SỐ PHƢƠNG ÁN TRIỂN KHAI ĐẠI ĐỘI QUÂN Y TRUNG ĐOÀN KHI CHIA THÀNH NHIỀU BỘ PHẬN. Trong thực tế chiến đấu, đại đội quân y trung đoàn có thể phải chia tách thành nhiều bộ phận để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thường sử dụng một số phương án sau; 1. Đại đội quân y trung đoàn chia thành hai bộ phận: 1.1- Một đội phẫu thuật và trạm quân y trung đoàn. Mỗi bộ phận bảo đảm một hướng chiến đấu của trung đoàn. TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 80
- BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG 1.2- Một đội phẫu thuật bố trí ở phía trước bảo đảm cứu chữa bước đầu, còn bệnh xá bố trí ở phía sau thu dung điều trị thương binh, bệnh binh nhẹ. 2. Đại đội quân y Trung đoàn chia thành ba bộ phận: 2.1- Hai đội phẫu thuật bố trí: bảo đảm cho hai hướng chiến đấu phía trước của trung đoàn. 2.2- Một bệnh xá bố trí ở phía sau. Khi tổ chức các đội phẫu thuật cần chú ý: Tùy theo tình hình cụ thể mà giao nhiệm vụ và có thể tổ chức biên chế phù hợp. Tuy nhiên phải bảo đảm cho các kíp mổ là thành phần cơ bản của đại đội quân y trung đoàn trong chiến đấu. TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 81
- SƠ ĐỒ TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN BỘ BINH (Phƣơng án cơ bản) Hậu tống 1 f f 1 y sĩ + 1 y tá Hậu tống 2 1 y sĩ + 2 y tá Bãi phân loại Chống sốc Chỉ huy BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ 2 Bsĩ + 1 SQCT 1YS + 2YT + Trạm quân y e BB Phẫu thuật – 82 1BS + 2YS + 3YT PL 1 y sĩ + 2 y tá Dược 1DT + 2DT Điều trị Vòng Phân 1YS + 2YT loại: 1 y tá 9 người 1 y tá VSPD 1BS + 1YS + 1YTXN XLVS HC 1 bác sĩ + 1 y sĩ + 1QL + 1LL + 4NQ TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 1 y tá xét nghiệm Điều ở bộ phận VSPD qua CL Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG
- BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 83
- BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 84
- BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 85
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Công nghệ 10 bài 40: Mục đích ý nghĩa của công tác bảo quản chế biến nông lâm thủy sản
35 p | 1172 | 86
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 38: Nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
33 p | 577 | 71
-
Bài giảng Lịch sử 4 bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất ( Năm 981 )
29 p | 354 | 54
-
Bài giảng Lịch sử 12 bài 8: Nhật Bản
37 p | 392 | 47
-
Bài giảng Lịch sử 4 bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng
58 p | 238 | 42
-
Bài giảng Công nghệ 7 bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
17 p | 410 | 30
-
Bài giảng Đạo đức 2 bài 6: Quan tâm giúp đỡ bạn
19 p | 434 | 26
-
Bài giảng Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953)
12 p | 280 | 26
-
Bài giảng Lịch sử 8 bài 5: Công xã Pari 1871
25 p | 291 | 22
-
Bài giảng Khoa học 4 bài 11: Một số cách bảo quản thức ăn
28 p | 367 | 18
-
Bài giảng TNXH 1 bài 31: Thực hành quan sát bầu trời
36 p | 123 | 14
-
Bài giảng GDQP-AN 10 - Bài 2: Lịch sử, truyền thống Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam
43 p | 21 | 5
-
Bài giảng môn GDCD lớp 6 - Bài 4: Tôn trọng sự thật
45 p | 29 | 4
-
Bài giảng Lịch sử lớp 6 bài 9: Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta
10 p | 15 | 4
-
Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 40: Từ gene đến tính trạng (CTST)
32 p | 8 | 4
-
Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 23: Chữa lỗi về quan hệ từ
11 p | 21 | 2
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2020-2021 - Tuần 25: Tập làm văn Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh trả lời câu hỏi (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
18 p | 13 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn