intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập lớn Kinh tế dầu khí: Chính sách tài khoá của Ả Rập Xê Út

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

21
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tập lớn Kinh tế dầu khí "Chính sách tài khoá của Ả Rập Xê Út"có nội dung gồm 4 chương. Chương 1: Tổng quan về dầu khí, công nghiệp dầu khí; Chương 2: Giới thiệu về ngành công nghiệp dầu khí của Ả Rập Xê Út; Chương 3: Chính sách tài khoá về dầu khí của Saudi Arabia; Chương 4: Tổng kết. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập lớn Kinh tế dầu khí: Chính sách tài khoá của Ả Rập Xê Út

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: KINH TẾ DẦU KHÍ CHỦ ĐỀ: Chính sách tài khoá của Ả Rập Xê Út Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Cảnh Huy Nhóm thực hiện: 7 Họ và tên MSSV Đinh Trà My 20192289 Hoàng Thị Mai 20192285 Nguyễn Thị Tấm 20192280 Hà Nội, tháng 4 năm 2022 1
  2. CHƯƠNG 1: Tổng quan về dầu khí, công nghiệp dầu khí 1.1 Tổng quan về dầu khí 1.1.1 Khái niệm về dầu khí 1.1.1.1 Dầu Dầu thô, hay còn gọi là dầu mỏ, là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục, là một hỗn hợp các phân tử hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là hỗn hợp các hydrocarbon. Trong điều kiện áp suất khí quyển, các thành phần hóa học của dầu mỏ được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn bao gồm: xăng ête, xăng nhẹ, xăng nặng, dầu hỏa nhẹ, dầu hỏa, dầu diesel, dầu bôi trơn và các thành phần khác như hắc ín, nhựa đường… Phụ thuộc vào tỷ trọng và độ nhớt tương đối mà dầu thô được chia ra dầu nặng, dầu nhẹ khác nhau. Phụ thuộc vào hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu thô mà chia ra dầu ngọt - chứa 0,5% lưu huỳnh hoặc ít hơn và dầu chua có hàm lượng lưu huỳnh 1-6%. 1.1.1.2 Khí Khí thiên nhiên hay khí đốt là toàn bộ hydrocarbon ở thể khí, khai thác từ giếng khoan, bao gồm cả khí ẩm, khí khô, khí đầu giếng khoan và khí còn lại sau khi chiết xuất hydrocarbon lỏng từ khí ẩm. Theo nguồn gốc hình thành khí đốt có thể chia làm 3 loại: Khí tự nhiên, khí đồng hành, khí ngưng tụ. - Khí tự nhiên: là các khí chứa trong các mỏ riêng biệt. Trong khí, thành phần chủ yếu là khí mêtan (93-99%), còn lại là các khí khác như êtan, propan và một ít butan và các chất khác (N2, S…). - Khí đồng hành: là khí nằm lẫn trong dầu mỏ được hình thành cùng với dầu, thành phần chủ yếu là các khí nặng hơn như propan, butan, pentan. - Khí ngưng tụ (condensate) thực chất là dạng trung gian giữa dầu mỏ và khí, bao gồm các hydrocacbon như propan, butan và một số hydrocacbon khác như pentan, hexan. 1.1.2 Vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế - Dầu được gọi là vàng đen, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Nó mang lại nguồn lợi nhuận siêu ngạch khổng lồ cho các quốc gia và dân tộc trên thế giới đang sở hữu và trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên quý giá này. - Dầu khí chiếm một tỷ lệ lớn trong tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu, theo số liệu năm 2020 thì dầu chiếm khoảng 30%, khí chiếm khoảng 24%. Thế giới tiêu thụ 3.315 triệu tấn dầu, trong đó các nước phát triển tiêu thụ nhiều nhất. 2
  3. - Dầu khí có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu để có thể thực hiện CNH-HĐH vì hầu hết mọi ngành kinh tế đều cần đến dầu khí như: Giao thông vận tải, Điện lực, Công nghiệp - Dầu khí cung cấp nguồn năng lượng nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển: ngành thăm dò khai thác dầu khí phát triển thúc đẩy các ngành vận chuyển, gang thép, đóng tàu, hoá học, tơ sợi phân bón, bột giặt, chất dẻo... phát triển. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng ngày càng tăng. - Dầu khí giữ vai trò chủ chốt trong quá trình thiết lập những sách lược chính trị của các quốc gia. 1.2 Tổng quan về ngành công nghiệp dầu khí 1.2.1 Khái niệm về công nghệp dầu khí - Công nghiệp dầu khí bao gồm các hoạt động khai thác, chiết tách, lọc, vận chuyển (thường bằng các tàu dầu và đường ống), và tiếp thị các sản phẩm dầu mỏ. Phần lớn các sản phẩm của ngành công nghiệp này là dầu nhiên liệu và xăng. Dầu mỏ là nguyên liệu thô dùng để sản xuất các sản phẩm hoá học như dược phẩm, dung môi, phân bón, thuốc trừ sâu và nhựa tổng hợp. - Công nghiệp dầu khí là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro nhiều và lợi nhuận cao. - Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành mang tính tổng hợp, đa dạng, khép kín cao. Chuỗi hoạt động của công nghiệp dầu khí bao gồm: Khâu đầu( thượng nguồn), khâu giữa( trung nguồn) và khâu hạ (hạ nguồn). 1 khâu nào bất kỳ xảy ra vấn đề đều khiến các khâu còn lại không thực hiện được. - Ngành công nghiệp dầu khí là ngành công nghệ cao. - Công nghiệp dầu khí là ngành mang tính quốc tế cao. Việc thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí mang tính toàn cầu. Tính quốc tế của các hoạt động dầu khí còn thể hiện ở chỗ do công nghệ cao và mang tính chuyên sâu, hầu như moi công ty không thể tự mình thực hiện toàn bộ chuỗi công việc 1.2.2 Vài nét về ngành công nghiệp dầu khí thế giới 1.2.2.1 Trữ lượng - Theo BP statistic thì tại thời điểm cuối 2020 tổng trữ lượng dầu thô còn có thể thu hồi trên thế giới là 244,4 tỷ tấn. Trữ lượng này không phân bổ đồng đều trên các châu lục và đại dương, nhiều nhất là ở Trung Cận Đông (438.3%) và ít nhất ở Châu Âu (0.8%). Tổng trữ lượng khí đốt là 6641.8 nghìn tỷ fit khối. 3
  4. - Tổ chức các nước xuất khẩu dầu thô OPEC ra đời ngày 15 tháng 9 năm 1960. Tổ chức này hiện nay có 12 nước, có trữ lượng chiếm 70.1% trữ lượng dầu toàn thế giới, nó giữ vị trí khống chế gần như hoàn toàn thị trường dầu khí thô thế giới. 1.2.2.2 Sản lượng khai thác Hình 1.1 Sản lượng khai thác dầu khí trên thế giới năm 1990-2019 - Mức độ khai thác dầu khí trên thế giới tăng rất nhanh và liên tục. Tổng sản lượng khai thác dầu thô trong 30 năm gần đây của thế giới đạt 114.3 tỷ tấn. Nếu năm 1990 mới đạt 3177 triệu tấn dầu thô thì đến năm 2019 là 4437 triệu tấn. 1.2.2.3 Sản lượng tiêu thụ - Năm 1900 nhu cầu tiêu thụ của toàn thế giới chỉ khoảng 20 triệu tấn thì sau 70 năm con số này đã lên tới 1851 triệu tấn gấp hơn 90 lần; năm 1980 là 2984.4 triệu tấn; năm 1990 là 3146.7 triệu tấn, năm 2003 mức tiêu thụ trên toàn thế giới đạt tới 3742,1 triệu tấn và đến 2020 là 4017.5 triệu tấn. - Xét về khu vực tiêu thụ thì ngành giao thông vận tải có nhu cầu dầu mỏ cao nhất. 4
  5. Hình 1.2 Thực tế xu hướng tiêu thụ các nguồn năng lượng sơ cấp trên thế giới, 1994-2040 - Tiêu thụ dầu khí trên thế giới năm 2018 đạt 100 triệu thùng dầu/ngày tương đương 4662.1 triệu tấn dầu/năm và 3,8 nghìn tỷ m3 khí thiên nhiên/năm, tăng lần lượt 1,5%/năm và 5,3%/năm so với mức tiêu thụ dầu và khí thiên nhiên của năm 2017. Đây là những mức tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình ghi nhận trong giai đoạn 10 năm gần đây. Dầu và khí kết hợp đang đóng góp 58% trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp trên thế giới năm 2018. CHƯƠNG 2: Giới thiệu về ngành công nghiệp dầu khí của Ả Rập Xê Út Năm 1932, Vương quốc Ả Rập Xê Út thống nhất, dựa chủ yếu vào nông nghiệp và hành hương nên được coi là một trong các quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Năm 1938, phát hiện trữ lượng dầu mỏ lớn tại khu vực Al-Ahsa dọc duyên hải vịnh Ba Tư. Năm 1941, dưới quyền Công ty Aramco do Hoa Kỳ kiểm soát bắt đầu phát triển toàn diện các mỏ dầu.  Mỏ dầu mang lại cho Ả Rập Xê Út sự thịnh vượng về kinh tế và đòn bẩy chính trị đáng kể trên trường quốc tế. Tháng 9/1960, Saudi Arabia cùng 4 nước khác thành lập OPEC (tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ) Năm 1972, Saudi Arabia giành được 20% quyền kiểm soát tại Aramco, làm giảm đi kiểm soát của Hoa Kỳ đối với dầu mỏ quốc gia. Năm 1973, Saudi Arabia lãnh đạo cuộc tẩy chay dầu mỏ chống lại các quốc gia phương Tây ủng hộ Israel trong chiến tranh Yom Kippur. Cụ thể là các quốc gia này đưa ra quyết định không tiếp tục xuất khẩu dầu đến những quốc gia theo phe Israel ở cuộc chiến Yom Kippur. Đẩy giá dầu tăng lên gấp 4 lần. 5
  6. Năm 1976, Saudi Arabia trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất trên thế giới.  Lượng của cải lớn bắt nguồn từ thu nhập dầu mỏ bắt đầu tác động lớn hơn lên xã hội Saudi Arabia. Nó dẫn đến hiện đại hóa kĩ thuật, đô thị hóa, giáo dục đại chúng. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1985-1988, hè năm 1985 Saudi Arabia là nước thành viên OPEC có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, chi phí sản xuất thấp nhất và năng lực sản xuất lớn nhất, song vào mùa hè năm 1985 chỉ sản xuất đạt 1/4 công suất. Mùa thu năm 1985, Saudi Arabia đơn phương thay đổi chính sách dầu mỏ và đột ngột tăng sản lượng khai thác dầu thay vì sản xuất theo hạn ngạch quy định của OPEC. 2.1 Ngành công nghiệp dầu mỏ của Saudi Arabia Ngành công nghiệp dầu mỏ là trụ cột của nền kinh tế Saudi Arabia, chiếm 40% GDP, 75% doanh thu và 90% xuất khẩu. Năm 2020, hơn 12 triệu thùng dầu/ngày được sản xuất. Ả Rập Saudi đứng thứ hai về trữ lượng dầu đã được chứng minh trên thế giới (sau Venezuela). Tính đến đầu năm 2019, trữ lượng đạt 40,89 tỷ tấn (17,2% trữ lượng thế giới). Trữ lượng dầu do Saudi Aramco thuộc sở hữu nhà nước kiểm soát. Tính đến đầu năm 2017, cả nước có 130 mỏ hydrocacbon (dầu khí) đang hoạt động. Để vận chuyển dầu trong bang, Saudi Aramco sử dụng hệ thống vận chuyển dầu gồm hơn 90 đường ống dẫn dầu với tổng chiều dài hơn 19 nghìn km. Saudi Aramco cũng có một đội tàu chở dầu lớn hùng hậu do Công ty Vận tải Quốc gia của Saudi Arabia, Bahri, một công ty con của Saudi Aramco, điều hành. Hơn 80 tàu chở dầu liên tục vận chuyển dầu đến châu Âu và Trung Đông. Saudi Arabia sản xuất dầu với nhiều chất lượng khác nhau, từ nặng đến siêu nhẹ. Gần 2/3 lượng dầu thô sản xuất trong nước là dầu nhẹ và siêu nhẹ: Các loại dầu nhẹ được sản xuất chủ yếu trên các mỏ lục địa, trong khi các loại dầu nặng hơn được khai thác ngoài khơi. 2.1.1 Xuất khẩu dầu Saudi Arabia là một trong những nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Bảng 2.1 Sản lượng và phần trăm xuất nhập khẩu của Saudi Arabia (2020) triệu tấn Saudi Arabia Total imports Saudi Arabia Canada 3.7 28.7 1% Mexico - 54.4 US 24.9 95.0 7% S. & Cent. America 2.9 94.5 1% Europe 41.9 147.7 12% 6
  7. Russia - 0.7 Other CIS 0.1 2.4 0% Middle East 10.6 64.2 3% Africa 8.4 108.9 2% Australasia 0.2 32.3 0% China 84.9 81.9 24% India 37.6 45.4 11% Japan 49.6 40.1 14% Singapore 4.8 97.1 1% Other Asia Pacific 79.5 201.9 23% Total 349.1 1095.2 31.9% Trong cơ cấu nguồn cung dầu từ Saudi Arabia năm 2020, thị phần của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 23%, Nhật - 14%, châu Âu - 12%. Các nhà nhập khẩu dầu lớn nhất từ Ả Rập Xê Út bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU-28 và Ấn Độ. 2.1.2 Khai thác dầu Bảng 2.2 sản lượng dầu khai thác qua các năm (đơn vị triệu tấn) 2009- 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2020(%) 2020(%) 19(%) Saudi 342.6 431.3 438.5 516.6 463.3 568.0 519.6 -6.9 1.9 12.5 Arabia Total 3157.9 3279.1 3598.3 3931.9 3978.6 4358.1 4165.1 -7.2 1.4 100 World Từ giai đoạn 1990-2005 sản lượng khai thác dầu của Saudi Arabia tăng đều theo các mốc năm, đến giai đoạn năm 2010 sản lượng khai thác giảm do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Đến năm 2015, sản lượng tăng dần và giảm nhẹ đến năm 2020. Sản lượng khai thác của Saudi Arabia, năm 2020 chiểm tỷ trọng cao 12,5% và là quốc gia khai thác gần như là lớn nhất ở OPEC. 7
  8. 2.1.3 Tiêu thụ dầu Bảng 2.3 Mức độ tiêu thụ dầu của Ả Rập và các tổ chức (triệu tấn) 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2020 2009- 2020 19 Saudi Arabia 51.2 60.2 72.1 89.3 132.1 167.0 150.0 -2.3% 2.5% 3.7% Total World 3146.7 3297.2 3568.8 3890.7 3985.2 4237.8 4017.5 -9.4% 1.4% 100.0% Nhu cầu tiêu thụ dầu của Saudi Arabia tăng đều qua các năm và giảm dần vào năm 2020 do tác động của dịch bệnh Covid-19. 2.1.4 Trữ lượng Bảng 2.4 Trữ lượng dầu mỏ của Saudi Arabia qua các năm (triệu tấn) Trữ lượng Trữ lượng bổ sung 1990 37185.71 299.7444 1995 37357.14 446.4716 2000 37542.86 408.526 2005 37742.86 478.5016 2010 37785.71 444.7215 2011 37914.29 591.8721 2012 37985.71 594.1291 2013 37971.43 534.9398 2014 38085.71 652.6988 2015 38071.43 529.5379 2016 38028.57 525.177 2017 42285.71 4843.855 2018 42528.57 802.1765 2019 42514.29 562.5319 2020 37185.71 542.2783 Trữ lượng dầu mỏ tăng dần qua các năm nguyên nhân do: tìm thấy các mỏ dầu mới với trữ lượng lớn bổ sung thêm vào trữ lượng dầu mỏ tiềm năng, áp dụng các chính sách hạn chế số lượng khai thác dầu khí dựa theo các chính sách của OPEC. • Năm 2014, 2 mỏ dầu mới (Sadawi, Naqa) và 1 mỏ dầu khí (Quadqad) được phát hiện ở Saudi Arabia. • Năm 2015, 3 mỏ dầu mới (Feskar, Janab, Maqam) đã được phát hiện. • Năm 2016, 2 mỏ dầu (Jubah, Sahaban) đã được phát hiện. • Năm 2017 - 2 mỏ dầu (Sakab, Zumul). Trữ lượng bổ sung năm 2017 cao nhất trong lịch sử: do giai đoạn năm 2016, các 8
  9. nước OPEC muốn cạnh tranh với thị trường dầu đá phiến của Mỹ, nên đã thực hiện chính sách sản xuất ồ át dầu để xảy ra tình trạng dư thừa dầu khiến giá dầu giảm mạnh. Điều này khiến sản lượng khai thác tăng cao nhất trong lịch sử 2.2 Ngành công nghiệp khí đốt Saudi Arabia là quốc gia giàu vàng đen, bên cạnh việc khai thác dầu mỏ thì Saudi Arabia cũng khai thác khí đồng hành. Ngoài ra, nước này còn khai thác ở các mỏ khí tự nhiên. Khí là sản phẩm chuyên chở chủ yếu bằng đường ống, với mạng lưới đường ống ở Trung Đông Hình 2.1 Các đường ống dầu và khí tại Trung Đông Tuy nhiên, nước này chỉ sử dụng khép kín trong nước. Không nhập khẩu cũng như không xuất khẩu khí sang nước khác. 2.2.1 Sản xuất – tiêu thụ Bảng 2.5 Sản lượng khí sản xuất qua các năm (triệu m3) Năm Saudi Arabia 1990 31.8 1995 40.8 2000 47.3 2005 67.7 2010 83.3 2015 99.2 2016 105.3 2017 109.3 2018 112.1 2019 111.2 2020 112.1 9
  10. Growth rate per 2020 0.6% annum 2009-19 4.1% Share 2020 2.9% Bảng 2.6 Nhu cầu tiêu thụ khí của Saudi Arabia (triệu m3) Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Saudi Arabia 31.8 40.8 47.3 67.7 83.3 99.2 105.3 109.3 112.1 111.2 112.1 Có thể nói, sản lượng sản xuất khí của Saudi Arabia bằng nhu cầu tiêu thụ khí đốt của quốc gia này. Như vậy, quốc gia này không xuất khẩu cũng như nhập khẩu nguyên liệu khí đốt từ quốc gia khác. Nhu cầu tiêu thụ của quốc gia này ngày càng tăng một phần do biến đổi khí hậu khiến cho thời tiết khắc nghiệt, dân số gia tăng, sản xuất điện từ khí được phát triển. 2.2.2 Trữ lượng Bảng 2.7 Trữ lượng khí qua các năm (triệu m3) Năm Trữ lượng Trữ lượng bổ sung 1990 5000 28.3 1995 5300 340.6 2000 6000 243.9 2005 6500 162.4 2010 7500 174.5 2011 7600 183.3 2012 7700 187.6 2013 7800 194.4 2014 7900 195 2015 8000 197.3 2016 8000 99.2 2017 5700 -2194.7 2018 5900 309.3 2019 6000 212.1 2020 6000 111.2 Trữ lượng xác định được qua các năm tăng là do tìm được các mỏ khí mới. • Năm 2014, 1 mỏ dầu khí (Qadqad) được phát hiện ở Saudi Arabia. • Năm 2015, 2 mỏ khí đốt (Edmee, Murooj) đã được phát hiện trong nước. 10
  11. • Năm 2016, 1 mỏ khí đốt (Hadidah) đã được phát hiện. • Năm 2017, 1 mỏ khí đốt (Jauf). Trữ lượng còn lại tăng dần từ 1990- 2016 và giảm dần từ 2017 đến nay nguyên nhân là do trữ lượng bổ sung được phát hiện đã bù đắp phần khai thác. Bên cạnh đó, trữ lượng bổ sung của năm 2017 âm là do: việc đánh giá trữ lượng khí đốt ở các mỏ sai lệch so với trữ lượng thực tế. CHƯƠNG 3: Chính sách tài khoá về dầu khí của Saudi Arabia 3.1 Thể chế chính trị của Saudi Arabia về dàu mỏ - Đứng đầu là hai cơ quan gồm: Hội đồng Tối cao về Dầu khí và Khoáng sản và Bộ Năng lượng, Công nghiệp và Tài nguyên Khoáng sản có trò quyết định, giám sát trong lĩnh vực dầu khí ở Saudi Arabia + Hội đồng Dầu khí soạn thảo chính sách chung của Saudi Aramco và có thể đưa ra quyết định về các vấn đề liên quan đến đầu tư dầu khí + Bộ Năng lượng, Công nghiệp và Tài nguyên Khoáng sản giám sát các hoạt động của các công ty liên quan trong lĩnh vực dầu khí và các sản phẩm dầu khí, thông qua giám sát các hoạt động từ thăm dò và phát triển đến lọc dầu và phân phối của Công ty dầu khí Saudi Aramco, liên doanh Saudi Texaco, Aramco Gulf Operation Ltd (AGOC) và Khảo sát địa chất Ả Rập Xê-út. - Tất cả các hoạt động liên quan đến cấp phép, thăm dò và khai thác dầu và khí đốt nằm dưới sự kiểm soát và giám sát của Công ty dầu khí Saudi Arabia Aramco, với sự chấp thuận của Bộ Năng lượng, Công nghiệp và Tài nguyên Khoáng sản - Các công ty nước ngoài muốn tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí tại arab cần có hợp đồng tô nhượng có sắc lệnh hoàng gia được nhà vua phê duyệt. Hợp đồng tô nhượng đầu tiên giữa Vương quốc Saudi Arabia và Công ty Standard Oil of California được ký kết vào ngày 29/5/1933, có thời hạn trong 60 năm và được phê chuẩn bởi Sắc lệnh Hoàng gia số 1135 ngày 7/7/1933 3.2 Cơ cấu thuế dầu khí - Hiện tại không có quy định về kỳ nghỉ thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Saudi Arabia - Hóa đơn thuế hàng năm của công ty dự án đủ điều kiện có thể được giảm bằng cách có: + Một nửa chi phí đào tạo hàng năm cho công dân Saudi Arabia + Một nửa số tiền lương hàng năm trả cho công dân Saudi Arabia - Chính phủ Saudi Arabia đã cắt giảm thuế cho 6 khu vực kém phát triển hơn với ý định thu hút nhiều đầu tư hơn: Ha’il, Jazan, Najran, Al-Baha, Al-Jouf, Northern Territory 11
  12. - Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người cao nhất trên thế giới. Để đối phó với điều này, chính phủ đã giảm trợ cấp nhiên liệu và điện xuống khoảng 50% và dự kiến một thời gian chi tiết để đưa trợ cấp năng lượng về 0. Giá xăng trong nước dự kiến sẽ được điều chỉnh từ năm 2018 đến năm 2025, khí đốt tự nhiên và etan sẽ được nâng lên 75% so với giá thực tế dự kiến từ năm 2020 đến năm 2021, khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lên 90% vào năm 2020 và điện dân dụng và thương mại Năm 2018 đến năm 2025 đạt 100%. 3.2.1 Thuế gián thu 3.2.1.1 VAT - Các Quốc gia thành viên GCC áp dụng hình thức VAT bằng 0 đối với lĩnh vực dầu khí. - Điều này có nghĩa là các nguồn cung cấp liên quan đến các hoạt động dầu khí (thượng nguồn và hạ nguồn), cũng như nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, phải chịu thuế VAT 5%. 3.2.1.2 Thuế xuất nhập khẩu - Thuế hải quan thống nhất từ 5% đến 20% áp dụng đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu, với một số mặt hàng được miễn thuế (ví dụ, dàn khoan nổi). Điều này có nghĩa là bất kỳ hàng hóa nào đến cảng nhập cảnh của một quốc gia thành viên GCC đã bị đánh thuế hải quan tại quốc gia đó sẽ không bị đánh thuế hải quan nữa nếu hàng hóa được chuyển đến một quốc gia thành viên GCC khác 3.2.2 Thuế trực thu 3.2.2.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp - Các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dầu và hydrocacbon khác phải chịu thuế TNDN với thuế suất từ 50% đến 85% trên cơ sở tổng vốn đầu tư (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2017). + 85% đối với các công ty có vốn đầu tư từ 60 tỷ USD trở xuống. + 75% đối với các công ty có vốn đầu tư từ 60 tỷ USD đến 80 tỷ USD. + 50% cho vốn đầu tư trên 100 tỷ USD. - Các công ty đầu tư trong lĩnh vực khí tự nhiên sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% (giảm từ mức 30% trước kia). 3.2.3 Công cụ thuế - Vào ngày 18 tháng 9 năm 2018, Ả Rập Xê Út đã ký Công ước Đa phương về Thực hiện Các biện pháp Liên quan đến Hiệp ước Thuế nhằm Ngăn chặn Xói mòn Cơ sở và Dịch chuyển Lợi nhuận (Công cụ Đa phương hoặc MLI) 12
  13. CHƯƠNG 4: Kết luận - Arabia là thành viên của OPEC, GCC, nên các chính sách Arabia đưa ra đều ưu đãi đối các thành viên trong liên minh - Arabia là nước xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới, do đó Arabia không cần quá nhiều sự đầu tư của các công ty nước ngoài, nên các chính sách về thuế, không có nhiều ưu đãi để thu hút nhà đầu tư. Chiến lược của chính phủ chủ yếu hiện nay về dầu là hợp lực hóa lĩnh vực dầu mỏ thông qua các việc sản xuất và duy trì thị phần và sản lượng ổn định để cân bằng giá dầu. - Sản lượng khí đốt khai thác của arab chỉ để sử dụng tiêu thu nhu cầu trong nước. Arabia không xuất nhập khẩu khí đốt. Xuất khẩu khí không được coi là mang lại lợi nhuận vì việc hoá lỏng khí tự nhiên thành LNG để vận chuyển sẽ đòi hỏi chi phí vốn lớn. Do tính chất phân mảnh của thị trường khí, các hợp đồng khí được lập trên cơ sở tương đương và giá khí nói chung thấp hơn nhiều so với giá dầu. - Arabia muốn phát huy nhiều hơn về kĩnh vực khí thiên nhiên nên họ tuyên bố muốn khuyến khích các khoản đầu tư vào khám phá và sản xuất khí đốt tự nhiên. 13
  14. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DẦU KHÍ, CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ ................................................. 2 1.1 TỔNG QUAN VỀ DẦU KHÍ ............................................................................................... 2 1.1.1 Khái niệm về khí ............................................................................................ 2 1.1.2 Vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế ................................................................. 2 1.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ........................................................................ 3 1.2.1 Khái niệm về công nghệp dầu khí ....................................................................... 3 1.2.2 Vài nét về ngành công nghiệp dầu khí thế giới ....................................................... 3 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ CỦA Ả RẬP XÊ ÚT .............................. 5 2.1 NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU MỎ CỦA SAUDI ARABIA ................................................................... 6 2.1.1 Xuất khẩu dầu .............................................................................................. 6 2.1.2 Khai thác dầu ............................................................................................... 7 2.1.3 Tiêu thụ dầu................................................................................................. 8 2.1.4 Trữ lượng .................................................................................................... 8 2.2 NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHÍ ĐỐT ........................................................................................ 9 2.2.1 Sản xuất – tiêu thụ ......................................................................................... 9 2.2.2 Trữ lượng .................................................................................................. 10 CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VỀ DẦU KHÍ CỦA SAUDI ARABIA ........................................ 11 3.1 THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA SAUDI ARABIA VỀ DÀU MỎ ................................................................. 11 3.2 CƠ CẤU THUẾ DẦU KHÍ ............................................................................................... 11 3.2.1 Thuế gián thu ............................................................................................. 12 3.2.2 Thuế trực thu ............................................................................................. 12 3.2.3 Công cụ thuế .............................................................................................. 12 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.................................................................................................. 13 14
  15. Tài liệu tham khảo: 1. TS. Phan Cảnh Huy (2022). Giáo trình môn học Kinh tế dầu khí. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội 2. TSKH Trần Lê Đông (2019). Khái niệm cơ bản về tài nguyên dầu khí 3. Trần Thị Liên Phương (2019). Vai trò của dầu khí trong cơ cấu năng lượng thế giới < https://nangluongvietnam.vn/vai-tro-cua-dau-khi-trong-co-cau-nang- luong-the-gioi-22860.html> 4. (2022). Ả Rập Xê Út, 5. Ngọc Linh (2020). Ngành công nghiệp dầu mỏ của Ả Rập Saudi xưa và nay, < https://petrotimes.vn/nganh-cong-nghiep-dau-mo-cua-a-rap-saudi-xua-va-nay- 581080.html> 6. Top 6 cuộc khủng hoảng dầu mỏ tác động kinh tế toàn cầu 7. Sắt Thép (2022). Sản lượng khí đốt của Ả Rập Xê Út đạt mức cao kỷ lục, < https://www.xangdau.net/san-luong-khi-dot-cua-a-rap-xe-ut-dat-muc-cao-ky- luc.html?search=S%E1%BA%A3n%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20kh%C 3%AD%20%C4%91%E1%BB%91t%20c%E1%BB%A7a%20%E1%BA%A2 %20R%E1%BA%ADp%20X%C3%AA%20%C3%9At%20%C4%91%E1%B A%A1t%20m%E1%BB%A9c%20cao%20k%E1%BB%B7%20l%E1%BB%A 5c%20> 8. (2021). the 2021 bp Statistical Review of world energy, < https://www.bp.com/en/global/corporate/energy-economics/statistical-review- of-world-energy.html> 9. Thanh Bình (2021). Khung pháp lý hoạt động dầu khí ở Ả Rập Xê-út < https://www.pvn.vn/pages/newsearch.aspx?keyword=Khung%20ph%C3%A1p %20l%C3%BD%20ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20d%E 1%BA%A7u%20kh%C3%AD%20%E1%BB%9F%20%E1%BA%A2%20R% E1%BA%ADp%20X%C3%AA-%C3%BAt> 10. EY (2019). Golbal oil and gas tax guide 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2