intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập sinh thái cảnh quan

Chia sẻ: NGUYÊN KIM ĐÔNG | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

123
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đi về phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội chừng 376 km, SaPa là điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn các du khách không chỉ trong nước mà còn cả du khách nước ngoài. Với nét đẹp tự nhiên do tạo hoá ưu ái cộng với bàn tay sáng tạo tài hoa của con người, có thể xem đây là một tác phẩm hoàn hảo của sự kết hợp hài hoà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập sinh thái cảnh quan

  1. І. Đặt vấn đề Đi về phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội chừng 376 km, SaPa là điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn các du khách không chỉ trong nước mà còn cả du khách nước ngoài. Với nét đẹp tự nhiên do tạo hoá ưu ái cộng với bàn tay sáng tạo tài hoa của con người, có thể xem đây là một tác phẩm hoàn hảo của sự kết hợp hài hoà. SaPa tựa như một bài thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng. Hiện nay Sa Pa đang được đầu tư mạnh mẽ bằng các dự án nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch và hướng tới 1 thi xã du lịch trong 2015. Tuy nhiên các dự án không phải là tốt hoàn toàn nó còn gây nên một số biến đổi, phá hoại môi trường cảnh quan. Những vấn đề này đang là điểm nóng tại Sa pa và cần sự lên tiếng của cơ quan chức năng có thẩm quyền. IІ.Sapa - Việt Nam A. Sapa - Điểm đến của mọi du khách Vị trí 1.Vị trí địa lý: Huyện Sa Pa có diện tích tự nhiên 67.864 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 22007'04'' đến 22028'46'' vĩ độ bắc và 103043'28'' đến 104004'15'' độ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Bát Xát. Phía Nam giáp huyện Văn Bàn. Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng. Phía Tây giáp huyện Than Uyên và Tam Đường- tỉnh Lai Châu. Trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 37 km về phía Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu. Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách 376 km từ Hà N ội - m ột vùng đ ất khiêm nh ường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên.. Lịch sử Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898.
  2. Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa. Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật... Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự. Sa Pa bị tàn phá nhiều trong chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979. Hàng ngàn ha rừng thông bao phủ thị trấn bị đốt sạch, nhiều toà biệt thự cổ do Pháp xây cũng bị phá huỷ. Vào thập niên 1990, Sa Pa được xây dựng, tái thiết trở lại. Nhiều khánh sạn, biệt thự mới được xây dựng. Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 vào năm 1995 Địa hình - Khí hậu Thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn m ột tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung ch ủ y ếu nh ững người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Th ời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8. Thị trấn Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Trong khoảng thời gian từ 1971 tới 2011, 15 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tại Sa Pa Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Nhiệt độ trung 8 7 14 17 17 20 19 19 18 16 11 8 15 bình (°C) Lượng mưa 140 80 100 140 285 290 490 670 260 50 140 50 168 trung bình (mm) Nguồn: OPENTOUR JSC Dân cư Với diện tích 678,6 km2, dân số 38.200 người, SaPa là n ơi sinh s ống c ủa các dân t ộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó, Kinh, Hoa. Đến vơi Sapa ngày nay, du khách còn có cơ hội được giao lưu, trò chuyện cùng người bản sứ, qua đó du khách sẽ có thêm nh ững hi ểu bi ết v ề m ột vùng đất hết sức đa dạng của văn hoá các dân tộc anh em. Ngoài ra, du khách có cơ hội đựơc hoà mình vào bầu không khí của những đêm chợ tình mang đ ậm nét văn hoá truy ền th ống c ủa đồng bào vùng cao, được thưởng thức tiếng khèn, ti ếng kèn lá,đựơc tận m ắt chiêm ngưỡng
  3. những điệu múa đặc sắc' và tới Sapa, du khách không thể không th ưởng th ức những đ ặc s ản vùng cao, những món ăn truyền thông của ngươì dân nơi đây như: C ơm lam, th ắng c ố, r ượu Táo Mèo...... đó là những đặc sản sẽ khiến du khách không thể nào quên về m ột vùng đ ất phía Tây Bắc - Việt nam. B. Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên S ơn. G ọi Hoàng Liên S ơn, b ởi duy nh ất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “m ỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, s ơn d ương và c ủa hàng ngàn lo ại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài th ực v ật, trong đó có 173 loài cây thuốc. Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có th ể lên đó đ ể ng ắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hi ện nay, v ới bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, n ếu ai đã đ ến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các b ạn t ưởng t ượng là Th ạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân ng ười, hoa r ực r ỡ m ặt đ ất. Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ng ược v ề h ướng đông b ắc trên đ ường đi t ới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang đ ộng Tả Phìn v ới độ r ộng có th ể đ ủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá t ạo nên nh ững hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, r ừng cây l ấp lánh. Ruộng bậc thang Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm kh ắc nhiều hình kỳ l ạ c ủa nh ững c ư dân c ổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa gi ải mã đ ược. Khu ch ạm kh ắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia. Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đ ường đi Lai Châu, ta s ẽ g ặp Thác B ạc v ới nh ững
  4. dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đ ầy ấn t ượng. Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nh ỏ, m ận h ậu, m ận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa h ồng…đ ặc bi ệt là hoa b ất t ử s ống mãi với thời gian. Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng v ới các l ễ h ội nh ư l ễ h ội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của ng ười Mông, lễ “T ết nh ảy” c ủa người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm. Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật t ại huyện l ỵ (thị tr ấn Sa Pa). Ng ười dân ở vùng xa ph ải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng th ức vui v ới nhau b ằng nh ững bài hát dân ca c ủa trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, c ủa sáo, c ủa khèn Mông, b ằng nh ững bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “ch ợ tình” Múa khèn trong phiên Chợ tình III. Những tác động của con người đến canh quan du lịch A.Tích cực. Với mục tiêu quy hoạch Sa Pa thành thị xã du lịch vào năm 2015 hàng loạt các dự án được đầu tư vào Sa Pa trên nhiều lĩnh vực khác nhau. - Về lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp:  + Dự án trồng và chế biến cây ăn quả ôn đới: ­ Địa điểm: Các xã trong huyện ­ Mục tiêu dự án: Tạo vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới chất lượng cao, mang tính phục vụ trong nước  và xuất khẩu, góp phần nâng cao đời sống đồng bào vùng cao Sa Pa. + Dự án trồng rau an toàn ­ Địa điểm: Các xã trong huyện Sa Pa ­ Mục tiêu dự án: Tạo ra vùng sản xuất rau an toàn để cung cấp nhu cầu thị trường. +Dự án trồng hoa Sa Pa  ­ Địa điểm: Các xã trong huyện ­ Mục tiêu dự án: Tạo ra vùng trồng hoa tập trung có chất lượng cao, cung cấp nhu cầu trong nước và  xuất khẩu.  ­ Quy mô: 150 – 200 ha trồng hoa hàng hoá, 7 vạn chậu hoa chậu/năm
  5. +Dự án trồng rau an toàn ­ Địa điểm: Các xã trong huyện Sa Pa ­ Mục tiêu dự án: Tạo ra vùng sản xuất rau an toàn để cung cấp nhu cầu thị trường. + Dự án Bảo tồn hệ sinh thái núi Hoàng Liên ­ Địa điểm: Vườn Quốc gia Hoàng Liên – Sa Pa ­ Mục tiêu dự án: Bảo tồn hệ sinh thái rừng: Động thực vật và nguồn quỹ gien tại Vườn Quốc gia  Hoàng Liên, từ đó phát huy tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. ­ Quy mô: Đầu tư phát triển vùng lõi 6 xã, vùng đệm 14 xã, phát triển du lịch sinh thái 5 tuyến. + Dự án Bảo tồn và phát triển hoa Phong lan ­ Địa điểm: Huyện Sa Pa ­ Mục tiêu dự án: Bảo tồn và phát triển các loài phong lan quý hiếm tại Sa Pa, phục vụ phát triển du  lịch, xuất khẩu. - Lĩnh vực Thương mại – Du lịch ­ Dịch vụ: +Dự án cải tạo và nâng cấp chợ Phố cổ Sa Pa  ­ Địa điểm: Chợ thị trấn Sa Pa ­ Mục tiêu dự án: Cải tạo, nâng cấp chợ khu phố cổ Sa Pa thành trung tâm trao đổi, buôn bán hàng  hoá phục vụ người tiêu dùng và du khách đến Sa Pa + Dự án nâng cấp khu du lịch Cát Cát ­ Địa điểm: Khu du lịch Cát Cát, xã San Sả Hồ ­ Mục tiêu dự án: xây dựng và duy trì kiến trúc truyền thống bản làng và xây dựng trung tâm sản xuất  hàng thủ công truyền thống: Dệt, thêu, nhuộm tự nhiên, làm đồ trang sức truyền thống… +Dự án nâng cấp khu du lịch Thác Bạc ­ Địa điểm: Thác Bạc Sa Pa  ­ Mục tiêu dự án: Du lịch văn hoá, sinh thái cảnh quan. ­ Quy mô: Quy hoạch và mở rộng điểm du lịch Thác Bạc tạo thành khu du lịch sinh thái với tổng diện  tích là 2ha thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai +Dự án nâng cấp khu du lịch núi Hàm Rồng ­ Địa điểm: Khu núi Hàm Rồng, thị trấn Sa Pa  ­ Mục tiêu dự án: Đầu tư khu du lịch núi Hàm Rồng trở thành hạt nhân của Sa Pa với khu du lịch sinh  thái, nghỉ dưỡng và văn hoá với các loại hình du lịch như: Leo núi cắm trại, thẩm nhận các giá trị văn  hoá nghệ thuật dân tộc để làm tăng thêm sự hấp dẫn và chất lượng sự phát triển du lịch của Sa Pa + Dự án xây dựng khách sạn 5 sao gắn với trùng tu Tu viện Tả Phìn ­ Địa điểm: Huyện Sa Pa ­ Mục tiêu dự án: Quy hoạch nơi này thành bảo tàng lịch sử và văn hoá của địa phương để triển khai  thu hút khách du lịch. ­ Quy mô: Quy hoạch tổng thể, cải tạo và nâng cấp khu du lịch với tổng diện tích 30ha tại xã Tả Phìn,  huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. ­Lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng: +Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Khu du lịch Sa Pa  ­ Địa điểm: Huyện Sa Pa ­ Mục tiêu dự án: Xây dựng Sa Pa trở thành Khu du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế, ngày càng thu  hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. ­ Quy mô: Đầu tư hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước của khu du lịch Sa Pa.
  6. + Dự án xây dựng các khách sạn, nhà hàng cao cấp, các khu vui chơi giải trí tại Sa Pa ­ Địa điểm: Huyện Sa Pa ­ Mục tiêu dự án: Không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho phát triển du  lịch. + Dự án Đầu tư Hệ thống xử lý môi trường tại huyện Sa Pa  ­ Địa điểm: Huyện Sa Pa  ­ Mục tiêu dự án: Bảo vệ môi trường sinh thái của khu đô thị ­ Quy mô: Xây dựng khu phân rác, xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng, nhà hành chính… Và còn nhiều dự án sẽ được tiếp tục… Một khu du lịch đang hình thành Các dự án trên mang tính tích cực nó không chi làm cho cảnh quan ở đây ngày càng đẹp có hệ thống và quan trọng là bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy kinh tế phát triển và người dân có công việc làm ổn định. B. Tiêu cực. 1. Xã hội: Du lịch đã tác động mạnh mẽ đến phân công lao động trong xã h ội ng ười H’Mông, xuất hiện một số ảnh hưởng tiêu cực như tệ nạn trẻ em lang thang b ỏ h ọc và ph ụ n ữ bán hàng rong bám đuổi du khách. Tỷ lệ chuyên cần từ 26/9 đến 1/10 năm 2005 của học sinh trường Lao Chải Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ 7 hai 3 4 5 6 Lớp Số Số Số Số Số Số % % % % % % HS HS HS HS HS HS
  7. đến đến đến đến đến đến lớp lớp lớp lớp lớp lớp Mẫu giáo 14 93,3 14 93,3 15 100 15 100 14 93,1 12 80,0 Lớp 1 12 100 12 100 12 100 12 100 12 100 12 100 Lớp 2 19 95,5 19 95,5 20 100 19 95,5 17 85,5 16 80,0 Lớp 3 12 80,0 13 86,6 13 86,6 11 73,3 11 73,3 12 80,0 Lớp 4 10 66,6 12 80,0 13 86,6 12 80,0 12 80,0 10 66,6 Lớp 5 11 64,7 13 76,5 14 82,3 13 76,5 12 70,6 10 58,8 Lớp 6 16 61,4 18 69,2 18 69,2 21 80,0 16 77,8 14 53,8 Lớp 7 25 61,4 26 72,2 24 66,7 27 75,5 28 56,7 23 63,9 Lớp 8 17 56,7 16 53,3 18 60,0 17 56,7 17 87,5 20 33,3 Lớp 9 18 85,7 18 85,7 18 85,7 19 90,5 18 67,8 18 85,7 Nguồn: Trường cấp I, II Lao Chải Như vậy, qua biểu thống kê trên, nhận thấy tỷ lệ chuyên cần học sinh rất th ấp, trung bình trong tuần chỉ đạt 67,9%. Điều đặc biệt là thứ 7 cuối tuần và th ứ hai đ ầu tuần t ỷ l ệ học sinh chuyên cần thấp nhất, chỉ đạt trung bình 57,2% toàn trường. Trong đó, h ọc sinh từ lớp 4 đến lớp 8 (lứa tuổi bán hàng rong), cứ đến thứ 7 và thứ hai b ỏ học nhi ều nh ất, có lớp chỉ có 33,3 % số em đi học (lớp 8) vào thứ 7. Ngày thứ 7 cuối tuần và th ứ hai đ ầu tu ần là những ngày có đông du khách đến thị trấn và đến Lao Chải. Do đó các em b ỏ h ọc nhi ều để đi bán hàng rong, tăng thêm thu nhập cho gia đình Số phụ nữ bán hàng rong, đeo bám khách cũng diễn ra th ường xuyên ở m ọi đ ịa đi ểm du khách tham quan. Hiện tượng chèo kéo, ép mua đồ l ưu niệm th ường xuyên x ảy ra. Vào ngày thứ 7, chủ nhật có tới gần 200 phụ nữ, trẻ em các làng ng ười H’Mông đ ổ v ề th ị tr ấn bán hàng rong. Ở các làng Tả Van, Lao Chải, Bản Pho cũng có t ới 30 đ ến 40 ph ụ n ữ chéo kéo khách mua đồ thổ cẩm. Hiện tượng chèo kéo này du khách r ất ph ản đ ối, gây ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề phát triển du lịch và đời s ống văn hoá các làng ng ười H’Mông. 2. Văn Hóa: Du lịch tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá ng ười H’Mông, nhiều di s ản văn hoá vật thể và phi vật thể truyền thống bị biến dạng, nghèo nàn hoặc b ị “đóng gi ả”, l ợi dụng phục vụ mục đích “thương mại hoá”, tạo nhiều nguồn thu. Đi ển hình là du khách ồ ạt đến xem các sinh hoạt giao duyên của trai gái H’Mông, Dao t ối th ứ 7 khi ến cho các sinh ho ạt giao duyên biến mất. Chợ là nơi gặp mặt của tình yêu. Người H’Mông ở Sa Pa đi ch ợ ph ải đi t ừ chiều hôm trước. Buổi tối trước phiên chợ là ngày hội của nam nữ thanh niên. H ọ thổi sáo, g ẩy đàn môi, hát giao duyên. Nhưng từ đầu thập kỷ 90 của thế k ỷ 20, dòng ng ười du l ịch ồ ạt đ ổ về xem sinh hoạt “chợ tình”. Những tình cảm sâu kín của nam nữ thanh niên luôn b ị ch ụp ảnh, quay phim, hoặc trở thành một trò vui kỳ lạ cho du khách. Sinh hoạt giao duyên bu ổi t ối tr ước hôm chợ không còn diễn ra ở thị trấn. Trước nhu cầu của du khách, m ột s ố ng ười đóng gi ả sinh hoạt văn hoá giao duyên bằng múa khèn, thổi sáo. Các sinh hoạt này mang n ặng tính chất thương mại, trở thành một sản phẩm làm giả để thu tiền. Người H’Mông có nghề thổ cẩm tinh xảo. Một t ấm thổ c ẩm đ ược s ản xu ất ph ải qua nhiều công đoạn dệt, nhuộm, tạo hoa văn công phu. Dệt xong t ấm v ải lanh, ng ười H’Mông phải nhuộm từ 12 đến 15 lần mới tạo thành t ấm vải b ền màu. Nh ưng mu ốn t ạo s ự láng bóng của vải, người H’Mông còn phải bôi sáp ong lên v ải và lăn trên phi ến đá. Ng ười lăn
  8. đứng trên phiến đá dùng chân day đi day lại, cho đến khi vải m ềm, ánh bóng màu tím than. Tạo được vải, phụ nữ H’Mông còn phải áp dụng cả ba th ủ pháp nghệ thuật in sáp ong, thêu, ghép vải tạo hoa văn. Các mẫu hoa văn truyền th ống giàu tính bi ểu t ượng ph ản ánh cả tín hiệu văn hoá tộc người, lịch sử di cư. Nhưng hiện nay, do nhu c ầu c ần “nhanh, nhiều, rẻ” nên người H’Mông dùng máy khâu thêu hoa văn. Các mô típ hoa văn đ ơn gi ản đã thay thế hoa văn đặc sắc cổ truyền. Vì vậy giá trị ngh ệ thu ật trong th ổ c ẩm H’Mông b ị mai một, đứt đoạn với truyền thống. Các hoạ tiết hoa văn giàu tính bi ểu t ượng đã nh ường chỗ cho các hoa văn đơn giản loè loẹt phổ bi ến khắp t ừ Côn Minh Vân Nam Trung Qu ốc đến Hà Nội. Bản sắc nghệ thuật thổ cẩm H’Mông đang có nguy c ơ suy tàn, kho tàng hoa văn thổ cẩm H’Mông ở Sa Pa không còn nét độc đáo, m ất tín hiệu văn hoá t ộc ng ười. Tương tự như vậy, các sản phẩm thủ công như chạm khắc bạc, làm đỗ gỗ, làm nh ạc cụ .... cũng chạy theo số lượng, làm sản phẩm kém chất l ượng, thậm chí còn là đ ồ gi ả bán cho du khách. Điển hình nhất là các đồ trang s ức bằng bạc được thay thế b ằng nhôm. Thậm chí, ở nhiều làng, người H’Mông không làm đồ chạm khắc bạc mà đi mua đồ trang sức của người Kinh ở miền xuôi đem bán kiếm lời. Nhưng nguy cơ đứt đoạn văn hoá, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc còn diễn ra nghiêm trọng khi m ột bộ ph ận ng ười H’Mông qua sự tuyên truyền của du khách chối bỏ tín ngưỡng truyền thống theo đ ạo Tin lành. Đạo Tin lành theo bước chân của du khách len lỏi đến các làng ng ười H’Mông Sa Pa d ẫn đ ến tình trạng gây mất ổn định trong một làng, một dòng họ. Mâu thuẫn gi ữa ng ười theo đạo v ới người theo tín ngưỡng cổ truyền liên tiếp xảy ra ở khắp các làng H’Mông g ắn với các đi ểm du lịch Môi trường: Gần đây 1 dự án được thực hiện ở Sa Pa gây nên nhiều bức súc 3. trong dư luận. Đó là dự án xây dựng thuỷ điện tại Lao Chải, Sử Pán… khi các dự án thủy điện khởi công và có tác động rõ nét đến môi trường và cảnh quan du lịch thì lượng khách đến tham quan và lưu trú tại các điểm này giảm mạnh Môi trường du lịch bị…“tấn công” Cảnh quan tự nhiên bị xâm hại làm mất đi cảnh quan du lịch cụ thể như dọc thung lũng Mường Hoa với thảm thực vật chân núi; suối Mường Hoa, La Ve và các tràn ruộng bậc thang hầu như bị hủy hoại do tác động của quá trình thi công, san gạt mặt bằng, làm đường dẫn cho các công trình. Cảnh quan tự nhiên hoang sơ, gắn với rừng, suối, bản làng và hệ thống ruộng bậc thang vốn được coi là cảnh quan du lịch hấp dẫn của Sa Pa hiện đã bị xâm hại rõ nét tại các điểm thi công thủy điện. Những cảnh quan du lịch hấp dẫn, vốn là “linh hồn” của loại hình du lịch làng bản, du lịch cộng đồng có nguy cơ biến dạng hoặc mất hẳn: Ruộng bậc thang, một di sản văn hóa bị giảm diện tích do nhường đất cho thủy điện, hoặc không có nước tưới phải bỏ hoang. Suối Mường Hoa, mạch nước nóng vốn là những điểm du lịch hấp dẫn gần như bị xóa xổ bởi tác động của quá trình xây dựng thủy điện, làm mất đi tiềm năng thu hút khách du lịch đến với Bản Hồ và Sa Pa. Năm 2009, ruộng bậc thang Sa Pa được Tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn là một trong 7 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới, nhưng nay do tác động của quá trình thi công thủy điện hệ thống ruộng bậc thang này có nguy cơ bị thu hẹp và phá vỡ cấu trúc.
  9. Tất cả những yếu tố tác động đó đã làm nguồn thu từ dịch vụ nhà nghỉ tại gia và các dịch vụ khách giảm do lượng khách đến cộng đồng giảm hẳn. Địa điểm Số lượt khách du lịch Năm Bản Hồ 2006 18313 Tả Van 8158 Thanh Phú 1626 Bản Hồ 3197 (giảm 83,6%) 2009 Tả Van 2991 (giảm 63,4%) 41 (giảm 60,4%) Thanh Phú Bản Hồ 17/03/2010 80 Nếu như Năm 2006 Bản Hồ đón 8.158 lượt khách lưu trú qua đêm, thì đến năm 2008 giảm xuống còn 5.339 lượt, năm 2009 chỉ còn 2.991 lượt, ba tháng đầu năm 2010 chỉ đón được 80 lượt. Tổng doanh thu từ dịch vụ nhà nghỉ của xã Bản Hồ năm 2009 giảm 82.186.000 đồng so với năm 2008. Ước tính, con số này còn giảm mạnh hơn nhiều lần ở năm 2010 (đến nay tổng doanh thu từ nhà nghỉ của xã Bản Hồ mới đạt 2.280.000 đồng trong khi từ tháng 01 – 03 hàng năm là mùa cao điểm của khách quốc tế, khách có nhu cầu đi du lịch làng bản và du lịch cộng đồng). Bên cạnh đó, dự thay đổi nhanh chóng của cảnh quan môi trường khiến việc ứng xử của cư dân bản địa gặp lúng túng (có hiện tượng “sốc”). Đặc biệt ứng xử trước sự thay đổi của rừng và nguồn nước. Rừng bị đốn hạ khiến cạn kiệt rau rừng, suối bị ô nhiễm nguồn nước do đất đá bồi lấp khiến mất đi nguồn cá suối… Những loại ẩm thực đặc sản bản địa vốn có thể thu hút du khách và nâng cao thu nhập người dân hiện cũng không còn. Môi trường sống cũng bị ảnh hưởng Một thực tế cho thấy, những tiềm năng và tài nguyên du lịch bị tác động (thác nước, suối, rừng,…) dẫn đến lượng du khách giảm. Nhiều du khách cho rằng thủy điện đã phá vỡ cảnh quan du lịch là nguyên nhân khiến họ không lựa chọn đây là điểm tham quan. Song song đó là việc mất đất canh tác và suy giảm các nguồn tài nguyên ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế trong đó có du lịch. Nguồn nước giảm không đủ cung cấp nước sạch cho ăn uống sinh hoạt cho con người và nước tưới cho các diện tích đất canh tác còn lại. Đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu sử dụng nước sạch của khách du lịch. Sự biến đổi của môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch và sự xuất hiện quá nhiều các công trường khiến người dân cảm thấy lúng túng trong ứng xử với các tác nhân này. Việc quá nhiều khói, bụi, tiếng ồn – đặc biệt tiếng phá đá, nổ mìn đã ảnh hưởng khá nặng đối với dời sống nhân dân và sinh hoạt của du khách nếu lưu trú tại các điểm này. Đồng thời, Bản Dền hiện có khoảng 10 hộ gia đình có nhà gần suối Mường Hoa có nguy cơ mùa lũ tới sẽ thiệt hại nặng nề.
  10. Những du khách được hỏi đã có những đánh giá cho thấy các dự án thủy điện đã thực sự làm nản lòng du khách tới tham quan, mang lại cảm giác thất vọng và tiếc nuối cho du khách khi thấy cảnh quan và môi trường du lịch bị phá vỡ. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp mà còn ảnh hướng nặng nền đến hình ảnh và sức hấp dẫn của du lịch Lào Cai đối với khách quốc tế. IV. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Du lịch đã tác động mạnh mẽ đến làng H’Mông vì v ậy mu ốn phát huy các ảnh h ưởng tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực cần định hướng xây d ựng chiến l ược phát tri ển du lịch bền vững ở Sa Pa. Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững đã được Hội đồng Du lịch và Lữ hành qu ốc t ế (WTTC) đưa ra năm 1996: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện t ại của du khách và vùng du l ịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các th ế hệ du lịch t ương lai” . Từ định nghĩa của Hội đồng du lịch và Lữ hành quốc t ế đ ưa ra năm 1996 đ ến nay, v ấn đ ề phát triển du lịch bền vững đã đề ra 3 yêu cầu cơ bản: - Bảo đảm những hoạt động kinh tế sống động lâu dài, đem l ại l ợi ích kinh t ế, xã h ội và phân phối công bằng hợp lý cho mọi thành viên, cho cả những cộng đồng n ơi du khách t ới du l ịch. - Tôn trọng tính đa dạng văn hoá, tôn trọng b ản sắc văn hoá c ủa c ộng đ ồng c ư dân đ ịa ph ương. - Sử dụng tài nguyên môi trường t ối ưu nhằm phát tri ển du l ịch, b ảo t ồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học (6). Nhưng muốn phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa cần xây d ựng hệ thống quan đi ểm, đ ề xu ất một số chính sách, xây dựng các mô hình cụ thể. Trước hết, về nhận thức, cần đề cao vai trò của cư dân ở Sa Pa (trong đó có c ộng đ ồng ng ười H’Mông) trong phát triển du lịch. Họ phải thực s ự là ch ủ nhân c ủa chi ến l ược phát tri ển du l ịch b ền vững. Các làng người H’Mông (cũng nh ư người Dao, Xa Phó, Tày) không đ ược tôn tr ọng, không đ ược tham gia vào vòng quay của du lịch thì chiến lược phát triển du lịch b ền v ững không th ể th ực hi ện đ ược. 2. Phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa phải xây dựng và th ực thi hàng lo ạt chính sách nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng người dân địa phương. Chính quyền các cấp ở Lào Cai và Sa Pa phải trao quyền cho các làng ng ười H’Mông tham gia quá trình xây dựng kế hoạch (dự án) và đề ra các quy ết đ ịnh về qu ản lý du l ịch, phát tri ển du l ịch t ại đ ịa phương có sự tham gia của các t ổ chức tư vấn và thành ph ần h ữu quan khác. Đ ồng th ời ng ười H’Mông ở các “giao” cũng phải được tham gia cung cấp các d ịch v ụ du l ịch nh ư d ịch v ụ ăn ngh ỉ, gi ải trí, mua bán.... cho du khách. Ở đây đòi hỏi có các chính sách điều tiết c ụ th ể: - Chính sách bắt buộc phải sử dụng nguồn nhân l ực t ại các làng ng ười H’Mông: đào t ạo các hướng dẫn viên, các nhân viên phục vụ nhà nghỉ t ại các làng H’Mông. - Chính sách xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển du l ịch bền vững mà đ ối t ượng h ưởng l ợi tr ực ti ếp là cộng đồng cư dân địa phương tham gia du lịch. - Chính sách điều tiết hưởng lợi bằng nguồn thuế, lệ phí cho các đi ểm du l ịch ở các làng b ản... Trao quyền quản lý thu lệ phí ở Cát Cát, Tả Phìn, Cầu Mây cho cộng đ ồng địa ph ương. 3. Xây dựng mô hình các làng du lịch văn hoá tr ở thành đi ểm du l ịch h ấp d ẫn c ủa ng ười H’Mông Sa Pa Làng văn hoá là một mô hình của một đi ểm du l ịch có tài nguyên du l ịch nhân văn và t ự nhiên, được tổ chức khai thác phục vụ du khách theo hướng phát tri ển du l ịch b ền v ững. Ở Sa Pa hi ện nay có 61 làng người H’Mông, trong đó có 11 làng có kh ả năng xây d ựng làng du l ịch văn hoá nh ư Cát Cát, Sín Chải, Lý Lao Chải, Lồ Hùng Chải, Hang Đá, Tả Van H’Mông, Séo Mí T ỉ, Giàng T ả Ch ải, Th ải Giàng Phình, Sử Pán, Ý Lình Hồ. Xây dựng các làng H’Mông thành các làng du l ịch văn hoá c ần m ột s ố đi ều kiện cụ thể: - Làng du lịch văn hoá phải là làng có các di s ản văn hoá v ật th ể và phi v ật th ể mang tính đ ặc trưng tộc người, độc đáo và hấp dẫn du khách. - Làng du lịch văn hoá phải có cảnh quan, môi trường s ạch đẹp.
  11. - Làng du lịch văn hoá phải có cơ s ở hạ tầng thuận l ợi, có kh ả năng ph ục v ụ du khách tham quan và nghỉ lưu trú qua đêm. Từ những điều kiện như vậy, cần nghiên cứu các di s ản văn hoá t ộc ng ười xây d ựng thành các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch. Mỗi m ột làng cần nghiên c ứu s ự đ ộc đáo trong tài nguyên du l ịch nhân văn, tài nguyên tự nhiên xây dựng các hoạt động phục vụ du l ịch, c ụ th ể: - Khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống như thêu d ệt, in sáp ong, ghép v ải hoa văn t ạo ra các sản phẩm thổ cẩm mới, nghề chạm khắc bạc, nghề thêu rèn đúc, ngh ề làm đ ồ m ộc gia d ụng, đan lán.... Đồng thời các điểm sản xuất, nghề th ủ công cũng trở thành đi ểm trình di ễn, đi ểm tham quan của du khách. Các sản phẩm này được bày bán ngay t ại các c ơ s ở s ản xu ất (các h ộ gia đình), v ừa xoá bỏ nạn bán hàng rong ở thị trấn, vừa thu hút du khách về làng. - Tổ chức các dịch vụ do dân làng tham gia nh ư d ịch v ụ leo núi, d ịch v ụ h ướng d ẫn viên b ản địa, xây dựng các nhà nghỉ cộng đồng, phòng nghỉ đảm bảo yêu c ầu v ệ sinh, s ạch đ ẹp t ại gia đình, t ổ chức các dịch vụ ăn uống giới thiệu văn hoá ẩm thực... - Bảo tồn tôn tạo các di sản văn hoá vật thể, các c ảnh quan ph ục v ụ du khách tham quan nh ư các khu rừng thiêng, kiến trúc nhà cửa, khu ruộng b ậc thang, r ừng th ảo qu ả, n ương tr ồng lanh, dòng suối v.v.... - Khôi phục và bảo tồn các di sản văn hoá phi v ật thể, chú tr ọng t ổ ch ức các l ễ h ội, các sinh hoạt văn hoá cộng đồng theo đúng thời điểm truyền thống, quảng bá du khách. - Xây dựng các đội văn nghệ dân gian phục vụ du khách. Du lịch đã tác động mạnh mẽ đến các làng “giao” người H’Mông ở Sa Pa. Du khách không ch ỉ tác động đến đời sống kinh tế mà còn ảnh hưởng cả nếp sống văn hoá, đến vai trò c ủa dòng h ọ, c ủa bộ máy quản lý các làng H’Mông. Du lịch có ảnh hưởng tích cực, tăng nguồn thu cho ng ười dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đề cao ý thức tự hào bản s ắc văn hoá tộc ng ười.... Nh ưng du l ịch cũng gây nên sự bất bình đẳng giữa thị trấn và nông thôn, sự h ưởng lợi c ủa dân làng H’Mông r ất ít.... Đồng thời hàng loạt các vấn đề xã hội như trẻ em bỏ học lang thang, ph ụ n ữ bán hàng rong chèo kéo khách ... cũng xảy ra khá phổ biến. Trước thực trạng đó cần xây d ựng đ ịnh h ướng và gi ải pháp phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa. Người H’Mông (cũng như các cộng đồng dân c ư đ ịa ph ương khác) phải là người chủ nhân thực sự của du lịch 4.Về dự án xây dựng thuỷ điện tại Sapa người dân nên có những kiến nghị với UBND tỉnh nhằm xem xét cụ thể từng dự án thuỷ điện tại Sa Pa về tác động của nó tới môi trường du lịch. Từ đó đưa ra các phương án giải quyết hợp lý . V. Tài liệu sử dụng : -http://www.tinmoi.vn - IUNC - 1998 - Tuyển tập báo cáo Hội thảo kế hoạch du lịch cộng đồng Sa Pa. -Số liệu điều tra ở trường cấp I, II Lao Chải vào thời gian t ừ 29/9 đến 12/10 năm 2005. -Phạm Quỳnh Phương - Du lịch Sa Pa, hiện trạng và những thách th ức - T ạp chí Văn hoá dân gian số 1/1997 - trang 62. -Nguyễn Đình Hoà - Vũ Văn Hiến - Du lịch bền vững - Nhà xuất bản Đại h ọc quốc gia Hà N ội năm 2001 - Trang 63. -Hội đồng khoa học - Tổng cục Du lịch - Bản tin Du lịch s ố tháng 11 - 2005 Trang 22. - http://vi.wikipedia.org/wiki/Sa_Pa - http://tintuc.xalo.vn -http://vetausapa.com/Du-lich-sapa/van-hoa.htm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2