intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn đã biết cách trả lời e-mail?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

117
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chưa gọi là chuẩn mực nhưng phép lịch sự trong giao tiếp qua e-mail vẫn có những mẫu số chung nhất định. Dưới đây là một vài lời khuyên nho nhỏ về những việc bạn nên và không nên làm khi trả lời thư điện tử. NÊN: Luôn luôn trả lời e-mail, dù câu trả lời chỉ đơn giản là “cảm ơn” hay hẹn lúc khác sẽ trả lời kĩ hơn (do đang có việc bận). Đó là cách để người gửi biết chính xác rằng bạn đã đọc mail và nắm thông tin. Tất nhiên, loại trừ trường hợp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn đã biết cách trả lời e-mail?

  1. Bạn đã biết cách trả lời e-mail? Chưa gọi là chuẩn mực nhưng phép lịch sự trong giao tiếp qua e-mail vẫn có những mẫu số chung nhất định. Dưới đây là một vài lời khuyên nho nhỏ về những việc bạn nên và không nên làm khi trả lời thư điện tử. NÊN: Luôn luôn trả lời e-mail, dù câu trả lời chỉ đơn giản là “cảm ơn” hay hẹn lúc khác sẽ trả lời kĩ hơn (do đang có việc bận). Đó là cách để người gửi biết chính xác rằng bạn đã đọc mail và nắm thông tin. Tất nhiên, loại trừ trường hợp thư gửi đến là thư rác. Mở đầu mail bằng dòng chào hỏi, xưng hô. Điều này thường áp dụng cho những e-mail mang tính chất công việc, nghiêm túc. Dòng “Chào chị A”, “Anh B thân mến” sẽ giúp xác định rõ người bạn muốn trao đổi là ai và giúp bức thư trọn vẹn hơn. Đi thẳng vào vấn đề, viết ngắn gọn. Những người bận rộn sẽ rất cảm ơn bạn vì điều này vì tiết kiệm thời gian cho cả hai. Chia đoạn ngắn, mỗi đoạn một ý rõ ràng. Nếu bạn phải trả lời bằng e-mail dài và nhiều thông tin thì việc này sẽ giúp người nhận thư dễ theo dõi và nắm bắt hơn. Trả lời tất cả các câu hỏi đ ược hỏi. Đừng lười biếng và tỏ ra thiếu tôn trọng người gửi thư khi bỏ lơ các câu hỏi của họ, hoặc chỉ chọn trả lời những câu hỏi mà bạn thích. Nếu được, bạn nên trích dẫn từng ý câu hỏi để trả lời cho thấu đáo. Kết thư một cách lịch sự. Đó có thể là một lời chào, một câu chúc và bên dưới ghi tên của bạn, kèm thông tin liên lạc xem như chữ ký.
  2. Đặt tiêu đề rõ ràng cho e-mail. Người nhận thư càng nắm bắt vấn đề bạn gửi gắm nhanh và súc tích chừng nào thì càng tốt chừng nấy. Hiểu rõ và sử dụng hợp lý chức năng CC (Carbon Copy) và BCC (Blind Carbon Copy). Thông thường, nếu tên bạn ở dòng CC thì có nghĩa người gửi chỉ muốn cập nhật thông tin để bạn tham khảo mà thôi. Đọc và kiểm tra lại toàn bộ thư trước khi gửi. Bạn nên lưu ý cả các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Cẩn tắc vô ưu mà! Cẩn thận với nút “Reply to all”. Khi gửi thư, bạn phải biết chắc là mình muốn trả lời cho ai và muốn nhận phản hồi từ ai. KHÔNG NÊN: Viết toàn bộ câu bằng chữ in hoa. Điều đó sẽ gây cảm giác như bạn đang hét vào mặt người nhận thư. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dùng chữ in hoa để nhấn mạnh ở một vài điểm cụ thể. Lạm dụng ký hiệu, biểu tượng cảm xúc. “Smileys” hay “emoticons” vẫn thường được bạn trẻ sử sụng khi giao tiếp online để biểu đạt sắc thái cảm xúc trong câu nói của mình. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều những biểu tượng này, e-mail của bạn sẽ trông kém chuyên nghiệp đi rất nhiều. Quên đính kèm tài liệu hay quên đặt tiêu đề mail. Chắc chắn là bạn không muốn tỏ ra vụn về, bất cẩn trong mắt người khác đâu nhỉ? Viết những lời bạn không muốn người thứ ba biết. E-mail không phải là chỗ riêng tư. Người nhận vẫn có thể chuyển tiếp e-mail của bạn cho người khác, mặc dù đấy là việc không đáng hoan nghênh chút nào.
  3. Dùng từ ngữ thô lỗ. Việc trao đổi qua lại những bức mail có màu sắc căng thẳng, giận dữ rất dễ châm ngòi “chiến tranh”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2