intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảng giảng Chăn nuôi heo: Chương 2 - Chuồng trại nuôi heo

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

89
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chương 2 bài giảng chăn nuôi heo có nội dung chính là nêu lên các thiết bị cơ bản về xây dựng chuồng heo, yếu tố xây dựng trại heo, các bộ phân liên quan đến trại heo và một số yêu cầu chuyên biệt đối với trang trại heo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảng giảng Chăn nuôi heo: Chương 2 - Chuồng trại nuôi heo

CHƯƠNG 2 CHUỒNG TRẠI NUÔI HEO<br /> 1. Thiết bị cơ bản về xây dựng chuồng heo<br /> 1.1. Lợi ích của nuôi heo trong chuồng<br /> Mục đích của xây dựng chuồng trại nhằm khắc phục điều kiện ngoại cảnh bất lợi để tạo<br /> ra một vùng tiểu khí hậu phù hợp cho đối tượng chăn nuôi tùy theo giống và lứa tuổi, cũng<br /> như giai đoạn sản xuất của từng loại heo trên cơ sở trình độ chăn nuôi kỹ thuật nuôi và quy<br /> mô đầu tư.<br /> Có thể chia ra làm 2 nhóm xây dựng: (1) chuồng trại theo kiểu chăn nuôi thủ công, quy<br /> mô nhỏ, đầu tư ít. (2) chuồng trại theo kiểu chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn, quy trình cơ<br /> giới hóa chặt chẽ, tự động hóa.<br /> <br /> 1.2. Điều kiện tiêu chuẩn cho thiết kế<br /> 1.2.1. Điều kiện môi trường<br /> Môi trường được chia thành 2 khu vực<br /> Khu vực bên trong chuồng trại: gọi là tiểu khí hậu<br /> Khu vực bên ngoài chuồng trại: điều kiện ngoại cảnh<br /> Hai khu vực này tạo ra điều kiện có mối quan hệ chặt chẽ tác động đến heo về mặt có lợi<br /> và bất lợi.<br /> 1.2.2. Nhiệt độ<br /> Thay đổi theo mùa và biến động trong 24 giờ. Sự thay đổi và biến động này có thể thay<br /> đổi (tăng hoặc giảm) tùy điều kiện địa lý, thời tiết và do cả kỹ thuật thiết kế xây dựng<br /> chuồng. Đối với heo khi nhiệt độ môi trường tăng lên vượt quá điều kiện sinh lý bình<br /> thường thì các hoạt động của heo bị ảnh hưởng, kể cả năng suất sinh trưởng, mức ăn, bệnh<br /> tật và năng suất sinh sản. Với điều kiện biến động trong ngày lớn, thì nguy cơ bệnh đường<br /> hô hấp tăng lên.<br /> Heo con theo mẹ: 28-34oC, heo cai sữa 24-26, heo nái nuôi con 25-27 oC.<br /> 12<br /> <br /> 1.2.3. Độ ẩm tương đối<br /> Do môi trường bên ngoài xâm nhập vào, đồng thời với các quá trình sống của heo thải ra<br /> hơi nước (hô hấp, bài tiết…) làm độ ẩm tương đối tăng lên. Ngoài ra từ thiết kế chuồng trại<br /> cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến mức độ của ẩm độ tương đối như sự thông, mật độ nhốt, sự<br /> thoát nước thải… Ẩm độ thích hợp nhất là 60-70%<br /> Ẩm độ tương đối trong chuồng được xác định bằng công thức:<br /> Hampshire (%) =e/E<br /> H: ẩm độ tương đối<br /> e: sức trương hơi nước trong không khí<br /> E: sức trương hơi nước bảo hòa trên mặt nước với cùng điều kiện.<br /> Nếu H=1 thì sức trương hơi nước trong không khí bảo hòa. Thông thường H nhỏ hơn<br /> hoặc bằng 1<br /> 1.2.4. Vận tốc gió<br /> Là vận tốc của dòng không khí chuyển động, vận tốc lớn hoặc nhỏ tùy vào điều kiện khí<br /> hậu của từng địa phương. Vận tốc gió ảnh hưởng rất nhiều đến đặc tính sinh lý của heo: vận<br /> tốc gió tăng làm tăng quá trình mất nhiệt của heo, vì thế các loại heo nhạy cảm với điều kiện<br /> của môi trường thì dễ bị cảm lạnh tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp như heo con<br /> giai đoạn sơ sinh, heo nái sinh sản.<br /> Để tạo nhiệt độ phù hợp thì phải có gió vào chuồng trại. Vận tốc gió phải trong giới hạn<br /> nhất là không được thổi trực tiếp vào heo (khuyến cáo 0,4m/s).<br /> 1.2.5. Ánh sáng<br /> Đối với heo, ánh sáng không phải là yếu tố quan trọng, nhưng nếu trong trường hợp thiếu<br /> ánh sáng kéo dài có thể làm cho ẩm độ cũng như vi sinh, nấm mốc phát triển nhiều. Heo có<br /> thể nhờ vào ánh sáng buổi sáng chiếu trực tiếp lên da để chuyển đổi tiền vitamin D cho nhu<br /> cầu. Ngoài ra, mức độ chiếu sáng cũng có thể hiện mức độ thông thoáng qua công thức có<br /> liên quan đến diện tích cửa<br /> I= Diện tích cửa mở/diện tích nền chuồng<br /> Ở heo sinh sản I=1/14 và heo thịt 1/20<br /> 1.2.6. Các khí thể hóa học<br /> Trong quá trình nuôi, các khí thải từ heo (qua hô hấp), mùi từ phân, nước rửa chuồng và<br /> chất khí do sự sản sinh của thức ăn thừa, rơi vãi tạo nên một hỗn hợp các khí thải hóa học<br /> như N2, O2, CO2, NH3, H2S, CO.<br /> 1.2.7. Vi sinh vật<br /> Gồm các nhóm vi khuẩn, virus, nấm mốc hiện diện trong chuồng nuôi tùy vào điều kiện<br /> khí hậu, điều kiện nuôi, qui mô đàn và kiểu chuồng nhất là cách thoát nước thải, phân và xử<br /> lý phân. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm sẽ làm cho vi sinh vật phát triển mạnh hơn.<br /> 1.2.8. Giới hạn về điều kiện môi trường<br /> <br /> 13<br /> <br /> Bảng giới hạn về khí thể hóa học<br /> Loại khí<br /> CO2<br /> NH3<br /> H2S<br /> CO<br /> <br /> Đối tượng<br /> Nước, người làm vệ sinh<br /> Heo<br /> Người<br /> Nước<br /> Người<br /> Heo, người<br /> <br /> Giới hạn (mg/m3 không<br /> khí<br /> 5.500 – 100.000<br /> 10<br /> 35<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2