intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành chăn nuôi heo tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu đưa kiến nghị nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh cụm ngành chăn nuôi heo Đồng Nai gồm: Thực hiện thu hút các khâu cuối trong chuỗi giá trị tại các khu vực liên kết thuận lợi với trục đường cao tốc, để nâng cao giá trị gia tăng của ngành và ổn định đầu ra cho khâu chăn nuôi; thay đổi quy định xử phạt dựa trên số lượng và nồng độ chất cấm phát hiện thay vì phạt theo khung cố định... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành chăn nuôi heo tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ HUỆ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH CHĂN NUÔI HEO TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- NGUYỄN THỊ HUỆ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH CHĂN NUÔI HEO TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách Công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN GIÁP TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn do chính tôi thực hiện. Mọi số liệu và trích dẫn trong luận văn này điều được dẫn nguồn với độ chính xác nhất trong khả năng có thể. Luận văn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TPHCM hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 7 năm 2017 Tác Giả Nguyễn Thị Huệ
  4. ii LỜI CẢM ƠN Xin cảm ơn Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbirght với tập thể giảng viên và nhân viên luôn thân thiện, nhiệt tình. Em đã nhận được rất nhiều kiến thức, sự giúp đỡ và trải nghiệm trong suốt hai năm học tại đây. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Giáp. Thầy đã tận tụy hướng dẫn, góp ý chỉnh sửa đến khi hoàn thiện. Sự nhiệt tâm và động viên của Thầy luôn là động lực lớn để em hoàn thành luận văn. Em xin cảm ơn Thầy Vũ Thành Tự Anh và Thầy Huỳnh Thế Du vì những ý kiến quý giá của các Thầy đã khơi mở nhiều điều bế tắc, giúp em nhận định được các điểm nhấn và ý nghĩa của luận văn. Sau cùng xin cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã dành thời gian, chia sẻ các thông tin hữu ích; và các bạn trong lớp, các bạn thân đã động viên và góp ý giúp tôi hoàn thiện luận văn.
  5. iii TÓM TẮT Ngành chăn nuôi heo Đồng Nai dẫn đầu cả nước về số lượng trong nhiều năm và có tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2016. Đang trong giai đoạn mở rộng sản xuất, thì đột ngột Trung Quốc ngừng nhập khẩu, khiến lượng cung trong nước đột ngột tăng cao so với nhu cầu tiêu thụ, khiến giá sụt giảm nhanh chóng. Điều này gây hoang mang cho người chăn nuôi khi giá heo nơi đây giảm sâu nhất trong khu vực và đặt ra nghi vấn liệu cụm ngành chăn nuôi heo Đồng Nai có lớn mạnh như vẫn được gọi là “thủ phủ chăn nuôi heo cả nước”. Qua phân tích, tác giả nhận định cụm ngành chăn nuôi heo Đồng Nai cơ bản đã hình thành với các yếu tố thúc đẩy năng lực cạnh tranh nhưng còn nhiều yếu tố chưa đầy đủ và còn yếu. (i) Trong các yếu tố đầu vào, các điều kiện tự nhiên và lao động có kinh nghiệm đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển cụm ngành. Hạ tầng giao thông cải thiện với đường cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây được kỳ vọng sẽ trở thành động lực phát triển cho cụm ngành. Bên cạnh đó, quy hoạch chưa hiệu quả và quỹ đất hạn hẹp đã cản trở sự hình thành đầy đủ các khâu trong cụm ngành. (ii) Trong các điều kiện cầu, hai thị trường tiêu thụ của cụm ngành chăn nuôi heo Đồng Nai là TP.HCM và Trung Quốc. Trong khi thị trường TP.HCM có những yêu cầu về chất lượng ngày càng khắt khe, thì nhu cầu từ thị trường Trung Quốc khá bấn ổn và có xu hướng giảm. (iii) Trong bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp kết hợp phân tích theo chuỗi giá trị, nổi bật là khâu chăn nuôi với lợi thế chăn nuôi quy mô trang trại góp phần giảm chi phí, nhưng vẫn tồn tại vấn nạn sử dụng chất cấm làm giảm uy tín ngành. Ngoài ra, các khâu đầu và cuối chuỗi giá trị như khâu con giống, khâu giết mổ và chế biến, và khâu phân phối, còn khá yếu so với quy mô chăn nuôi của tỉnh và so với các địa phương lân cận. (iv) Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan phát triển yếu và khá rời rạc, ngành hỗ trợ mật thiết như thú y còn rất yếu. Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai và Dự án Lifsap hỗ trợ tích cực trong hoạt động sản xuất của cụm ngành. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh cụm ngành chăn nuôi heo Đồng Nai gồm: (i) Thực hiện thu hút các khâu cuối trong chuỗi giá trị tại các khu vực liên kết thuận lợi với trục đường cao tốc, để nâng cao giá trị gia tăng của ngành và ổn định đầu ra cho khâu chăn nuôi; (ii) Thay đổi quy định xử phạt dựa trên số lượng và nồng độ chất cấm phát hiện thay vì phạt theo khung cố định. Đồng thời, mở rộng
  6. iv các bên tham gia kiểm tra xử phạt chất cấm gồm cơ quan nhà nước, hiệp hội và các doanh nghiệp để tăng xác suất phát hiện; (iii) Đa dạng các hình thức truyền thông dễ tiếp cận đối với khu vực nông thôn như phát thanh, truyền hình, truyền thanh các thông tin thị trường, xử phạt chất cấm. Nhờ đó, các hộ chăn nuôi nhỏ có thêm thông tin cho sản xuất và giảm các hình vi sử dụng chất cấm.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii TÓM TẮT............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ ix DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................... 1 1.2 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ........ 4 2.1 Lý thuyết cụm ngành và chuỗi giá trị......................................................................... 4 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước ............................................................................... 5 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH .................... 7 3.1 Các nhân tố điều kiện đầu vào ................................................................................... 7 3.1.1 Điều kiện tự nhiên và lịch sử ................................................................................. 7 3.1.2 Lao động ................................................................................................................ 7 3.1.3 Cơ sở hạ tầng......................................................................................................... 8 3.1.4 Quy hoạch và quỹ đất dành cho chăn nuôi ......................................................... 10 3.1.5 Thức ăn chăn nuôi (TACN) và nguyên liệu TACN .............................................. 11 3.1.6 Tài chính tín dụng ................................................................................................ 15 3.2 Những điều kiện cầu ................................................................................................. 15 3.2.1 Cầu thịt heo nội địa ngày càng tăng về số lượng và yêu cầu chất lượng............ 16 3.2.2 Xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc .............................................................. 19 3.3 Bối cảnh cạnh tranh và chiến lược của doanh nghiệp ........................................... 20 3.4 Công nghiệp phụ trợ và liên quan ............................................................................ 23 3.4.1 Thuốc thú y .......................................................................................................... 23 3.4.2 Công nghệ truy xuất nguồn gốc........................................................................... 24 3.4.3 Vai trò nhà nước, các thể chế hỗ trợ ................................................................... 24 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ ................................................................ 26
  8. vi 4.1.1 Khâu con giống.................................................................................................... 26 4.1.2 Khâu chăn nuôi.................................................................................................... 27 4.1.3 Khâu giết mổ, chế biến thực phẩm ...................................................................... 34 4.1.4 Xuất khẩu và sự cạnh tranh từ thịt nhập khẩu .................................................... 35 4.1.5 Tiếp thị và phân phối ........................................................................................... 37 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 43 5.1 Kết luận...................................................................................................................... 44 5.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 45 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................. 46 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 48 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 59
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AEC – ASEAN Economic Community (Cộng đồng kinh tế ASEAN) AHDB - Agriculture and Horticulture Development Board AIDS – Almost Ideal Demand System (Mô hình hệ thống phân tích cầu gần như lý tưởng) ASEAN – Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A) Bộ NN&PTNT – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DN – Doanh nghiệp EU28 – Khối Liên minh Châu Âu gồm 28 nước EVFTA – (Hiệp định Thương mại tự do Việt nam – EU) FCR – Fees Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn) FDI – Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) GDP – Gross Domestic Products GlobalGAP – Global Good Agricultural Practices – Bộ tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu KCN – Khu công nghiệp LIFSAP – Livestock Competitiveness and Food Safety Project – Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm OECD – Organization for Economic Cooperation and Development PAPI – (Chỉ số hiệu quả quản trị và hình chính công cấp tỉnh ở Việt Nam) Pbb - parts per billion (một phần tỷ) TACN – Thức ăn chăn nuôi TNHH – Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM – Thành Phố Hồ Chí Minh USD – United States Dollar USDA – United States Department of Agriculture
  10. viii VEPR - Vietnam Center for Economic and Policy Research (Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt Nam) VHLSS2010 – Vietnam Household Living Standard Survey 2010 (Bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010) VietGAP – Vietnamese Good Agricultural Practice – Bộ tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam VSATTP – Vệ sinh an toàn thực phẩm
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hiǹ h 1.1 - Tỷ trọng số heo Đồng Nai so với khu vực và cả nước ......................................... 1 Hình 1.2 - Giá heo hơi trang trại tại một số địa phương (01/2015-06/2017)......................... 2 Hiǹ h 2.1 - Sơ đồ mô hình kim cương .................................................................................... 4 Hình 3.1 - Năng suất lao động các trang trại chăn nuôi heo, chăn nuôi và ngành nông nghiệp Đồng Nai. ................................................................................................................... 8 Hiǹ h 3.2 - Tỷ trọng và số lượng heo Đồng Nai phân theo địa phương ................................. 9 Hình 3.3 - Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai ........................................................................ 9 Hiǹ h 3.4 - Giá niêm yết một số loại TACN; giá ngô tại Đồng Nai và nhập khẩu ............... 12 Hình 3.5 - Diễn biến giá ngô nội địa giai đoạn 2013-2015 ................................................. 14 Hiǹ h 3.6 - Sơ đồ thị trường tiêu thụ thịt heo Đồng Nai ....................................................... 16 Hiǹ h 3.7 - Biểu đồ tiêu thụ thịt heo bình quân đầu người của 10 nước, khu vực ................ 16 Hình 3.8 - Thị phần thịt heo từ các tỉnh, thành tại TP.HCM ............................................... 17 Hiǹ h 3.9 - Giá heo hơi tại Đồng Nai năm 2016 và nhu cầu nhập từ Trung Quốc ............... 20 Hình 3.10 - Tăng trưởng về số lượng và quy mô chăn nuôi heo trang trại tại Đồng Nai (2005-2015) ......................................................................................................................... 21 Hiǹ h 3.11 - Sơ đồ sản xuất 3F (VCCI, 2016) ...................................................................... 22 Hình 4.1 - Doanh thu và lợi nhuận gộp hai sản phẩm heo thịt và heo giống của một doanh nghiệp tại Đồng Nai ............................................................................................................. 26 Hiǹ h 4.2 - Khảo sát mua bán và chăn nuôi con giống của các trang trại theo quy mô........ 27 Hình 4.3 - Tỷ lệ cung- cầu bình quân phân theo địa phương (2011-2016) ......................... 29 Hiǹ h 4.4 - Giá heo hơi trang trại tại một số tỉnh thành phía nam ........................................ 29 Hình 4.5 - Kiểm tra, phát hiện sử dụng chất cẩm của Đồng Nai (nguồn: Phụ lục 13) ........ 31 Hiǹ h 4.6 - Giá thịt tươi và chế biến tại Đồng Nai và TP.HCM ........................................... 35 Hình 4.7 - Diễn biến giá heo hơi tại Đồng Nai và một số nước trên thế giới ...................... 36 Hiǹ h 4.8 - Sơ đồ khâu phân phối cung thịt heo Đồng Nai................................................... 38 Hình 4.9 - Chênh lệch giá heo hơi tại Đồng Nai và chợ đầu mối Hóc Môn........................ 39
  12. x Hiǹ h 4.10 - Biến động giá heo hơi, giá thịt và tỷ lệ của hai loại giá tại chợ đầu mối TP.HCM ............................................................................................................................... 40 Hình 4.11 - Sơ đồ cụm ngành chăn nuôi heo tại Đồng Nai ................................................. 41 Hiǹ h 5.1 - Đánh giá mô hình cụm ngành chăn nuôi heo Đồng Nai.................................... 43
  13. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 1 - Phỏng vấn ông Nguyễn Kim Đoán ....................................................................... 11 Bảng 2 - Đề án Chăn nuôi heo của công ty TNHH Bình Minh ........................................... 11 Bảng 3 - Lợi ích từ chăn nuôi gia công đối với trang trại .................................................... 22 Bảng 4 - Kết quả phân tích hành vi của các cơ sở chăn nuôi. Chi tiêt tại [Phụ lục 15] ....... 32
  14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Đồng Nai là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng heo. Năm 2015, số heo nuôi tại Đồng Nai là 1.556.900 con, chiếm 50% số lượng heo nuôi ở khu vực Đông Nam Bộ, và 6% số lượng heo nuôi cả nước so với Hà Nội: 1.498.300con, Thái Bình: 1.244.200con, Bắc Giang: 1.041.300con. (Tổng cục Thống kê, 2016) ̀ h 1.1 - Tỷ trọng số heo Đồng Nai so với khu vực và cả nước Hin Ngành chăn nuôi heo Đồng Nai không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế mà còn đóng vai trò quan trong đối với đời sống người dân các khu vực có mật độ chăn nuôi cao. Chăn nuôi heo đóng góp ổn định vào tăng trưởng GDP của Đồng Nai, đóng góp 26.7% vào GDP nông nghiệp của Đồng Nai đạt giá trị 9.968 tỷ đồng năm 2015 (Cục Thống kê Đồng Nai, 2016). Tỷ lệ bình quân số heo nuôi/người của Đồng Nai là 0,48 heo/người cao gần gấp đôi bình quân cả nước là 0,28 heo/người. Tại một số huyện, tỷ lệ này lớn hơn 1, nhiều xã có tỷ lệ này lớn hơn 2, tức gấp gần 10 lần mức bình quân cả nước. (Lã Văn Kính, 2015, pp.267- 179) Khuynh hướng tiêu thụ thịt chế biến, thịt đóng gói có nhãn hiệu ngày càng tăng ở nhiều nước trên thế giới (Alberta.ca, 2016), nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đã đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm như Massan, CJ Vina,…nhưng dường như Đồng Nai vẫn còn
  15. 2 tập trung vào khâu chăn nuôi. Với tốc độ tăng trưởng khá cao, nhất là năm 2016, có thể nói Đồng Nai có sự tăng trưởng đàn heo vượt bậc ở mức 20% so với mức trung bình cả nước là 4,9% (Cục chăn nuôi, 2016). Tuy nhiên, cuối năm 2016, giá heo hơi bắt đầu lao dốc và giảm sâu kéo dài đến 6/2017, Đồng Nai chịu thiệt hại lớn khi giá heo giảm sâu nhất trong khu vực, mức giá thấp nhất là 22.000đồng/kg. ̀ h 1.2 - Giá heo hơi trang trại tại một số địa phương (01/2015-06/2017) Hin Bên cạnh đó, trong xu hướng phát triển chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, ngành chăn nuôi heo không chỉ dừng lại ở khâu chăn nuôi mà đang dần mở rộng ra các khâu đầu và cuối chuỗi gái trị như khâu lai tạo giống, giết mổ chế biến và phân phối. Không chỉ Đồng Nai mà các địa phương lân cận cũng đang thu hút các khâu này. Vậy trong tương quan với các địa phương khác thì Đồng Nai đang chiếm lĩnh các khâu nào? Và liệu khâu chăn nuôi lớn của Đồng Nai có thực sự mạnh? Liệu Đồng Nai có phải là “thủ phủ chăn nuôi heo” với sức cạnh tranh tốt như nhiều người ca ngợi? Hay mới chỉ tập trung tăng trưởng đàn heo mà thiếu liên kết trong chuỗi giá trị và hỗ trợ trong cụm ngành, để khi một cú sốc xảy ra thì dễ dàng bị tổn thương? Khi những điểm tựa để chăn nuôi heo Đồng Nai tăng trưởng nhanh thời gian qua, như nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc cao khiến giá heo tăng, hay thị trường trong nước tăng các yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng. Thì ngành chăn nuôi heo Đồng Nai nên làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình?
  16. 3 1.2 Câu hỏi nghiên cứu Những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụm ngành chăn nuôi heo tỉnh Đồng Nai? Cần thực hiện các chính sách gì để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành chăn nuôi heo Đồng Nai? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các tác nhân tham gia trong cụm ngành chăn nuôi heo trong phạm vi tỉnh Đồng Nai áp dụng khung phân tích năng lực cạnh tranh của M.Porter (Vũ Thành Tự Anh, 2011, pp1-20). Nghiên cứu tập trung phân tích hoạt động của các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi trong cụm ngành, thị trường tiêu thụ và các chính sách quản lý của nhà nước. Đồng thời, Nghiên cứu thực hiện so sánh cụm ngành chăn nuôi heo Đồng Nai trong tương quan với các tỉnh thành lân cận có chung thị trường tiêu thụ chính là TP.HCM. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định tính, với thông tin và số liệu thu thập từ hai nguồn thứ cấp và sơ cấp. Nguồn thông tin thứ cấp là từ số liệu được công bố trên các trang web chính thức và số liệu cung cấp trực tiếp của các cơ quan chức năng và các trang báo, nghiên cứu chuyên ngành. Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát, phỏng vấn các tác nhân trong cụm ngành chăn nuôi heo Đồng Nai (10 trang trại và hộ chăn nuôi, đại diện cơ quan nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp, đại lý thức ăn chăn nuôi, thương lái)
  17. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1 Lý thuyết cụm ngành và chuỗi giá trị Lý thuyết cụm ngành dựa trên khung phân tích năng lực cạnh tranh Mô hình kim cương của Michael E. Porter (2008) được sử dụng làm khung phân tích xuyên suốt bài viết. Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính lên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau. Sự phát triển của các cụm ngành cũng sẽ giúp tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo và các quá trình thương mại hóa (Vũ Thành Tự Anh, 2012). ̀ h 2.1 - Sơ đồ mô hình kim cương Hin Nguồn: Vũ Thành Tự Anh, 2012 Trong mô hình kim cương với bốn đỉnh thể hiện các các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của cụm ngành. Thứ nhất, điều kiện các yếu tố đầu vào thể hiện lợi thế hay bất lợi của việc tiếp cận các yếu tố đầu vào sản xuất chất lượng cao, góp phần quyết định khả năng giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng so với các đối thủ. Thứ hai, các yếu tố điều kiện cầu thể hiện mức độ khắt khe và nhu cầu của thị trường tiêu thụ; thị trường có nhu cầu lớn và mức độ khắt khe cao là động lực để các doanh nghiệp trong ngành không ngừng đổi mới, đáp ứng nhu cầu và dần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Thứ ba,
  18. 5 bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp; những điều kiện khuyến khích cạnh tranh và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành sẽ thúc đẩy hình thành, thu hút các doanh nghiệp có sức cạnh tranh. Thứ tư, các ngành phụ trợ và công nghiệp liên quan; sự có mặt, mức độ phát triển và liên kết giữa cụm ngành và các ngành liên quan góp phần hỗ trợ ngành tập trung chuyên môn hóa, giảm chi phí ở những khâu có thể liên kết với ngành khác. Bên cạnh đó, tiếp cận phân tích chuỗi giá trị của R.Kaplinsky & M.Moris (2001) cho cái nhìn rõ hơn về vị thế ngành chăn nuôi Đồng Nai trong mối tương quan với các tỉnh thành lân cận có liên hệ trong chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị mô tả toàn bộ những hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm hay dịch vụ từ khái niệm, đi qua các công đoạn sản xuất và đưa đến người tiêu dùng sau cùng, và bố trí sau sử dụng (Đinh Công Khải, 2011, pp.1-5). 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước Nguyễn Văn Giáp và các cộng sự (2015) trong nghiên cứu, “Thị trường chăn nuôi Việt Nam- Thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh” đã khẳng định (i) ngành chăn nuôi của Việt Nam có mức độ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài tăng dần, (ii) các hộ chăn nuôi nhỏ chịu nhiều rủi ro từ dịch bệnh, (iii) thị trường thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu bị một số doanh nghiệp lớn chi phối, (iv) hệ thống giết mổ, phân phối thịt tạo thế độc quyền địa phương, (v) hệ thống thông tin bất cân xứng dẫn đến tình trạng chọn lựa ngược. Qua đó, các tác giả đề xuất quy hoạch chăn nuôi hoàn chỉnh cho cả nước hướng đến cung cấp thực phẩm sạch, kiểm soát độc quyền đối với thị trường TACN, và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Các tác giả Lê Thị Mai Hương & Trần Văn Hùng (2015) trong nghiên cứu, “Ngành chăn nuôi trước thách thức Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)” đã nêu ra những kết luận chính: quy mô chăn nuôi nhỏ và thiếu bền vững; chất lượng heo giống kém dẫn đến năng suất thấp và chi phí sản xuất cao hơn; Thức ăn chăn nuôi chủ yếu do các doanh nghiệp FDI và nhập khẩu, giá cả thường xuyên biến động tăng, nguyên nhân sâu xa được cho là do trong nước không chủ động được nguồn nguyên liệu như ngô, đậu tương, dẫn đến phải phụ thuộc nguyên liệu ngoại nhập. Qua đó, các tác giả đề xuất quy hoạch ngành chăn nuôi, chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt khâu chọn giống, quy hoạch lại vùng nguyên liệu trong nước đáp ứng nhu cầu chăn nuôi, huấn luyện
  19. 6 kỹ năng cho người chăn nuôi, gia tăng liên kết giữa các doanh nghiệp và người chăn nuôi tạo thành chuỗi liên kết. Ngoài ra, cần có chính sách xây dựng thương hiệu và tìm kiếm thị trường. Viện nghiên cứu chính sách (Vietnam Center for Economic and Policy Research - VEPR, 2015) trong nghiên cứu “Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam. Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”, khẳng định ngành chăn nuôi là ngành kém cạnh tranh, không bền vững và dễ chịu tác động xấu của các hiệp định thương mại. Sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu sẽ buộc ngành phải tái cấu trúc để tồn tại, một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, kém hiệu quả sẽ buộc phải rời khỏi thị trường. Đồng thời, đề xuất đẩy nhanh các quy hoạch khu vực chăn nuôi và sản xuất, quy hoạch vật nuôi và phương pháp sản xuất theo chuỗi giá trị; Nên có chính sách thuế hỗ trợ mô hình chăn nuôi công nghệ cao, trang trại lớn với mô hình liên kết. Tiếp tục giảm diện tích trồng lúa và tăng diện tích trồng cây làm thức ăn chăn nuôi ở những khu vực thích hợp. Đề xuất cần có các quy chuẩn về truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm ngành chăn nuôi. Lê Thị Mai Hương (2015) trong nghiên cứu, “Hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai”, xác định thu nhập bình quân của các doanh nghiệp FDI là 489.382 đồng/con, các hợp tác xã là 410.913 đồng/con, công ty cổ phần là 397.860 đồng/con, các hộ gia đình chỉ đạt 220.621 đồng/con. Trong khi đó, chi phí nuôi của doanh nghiệp FDI thấp nhất, các hộ chăn nuôi có chi phí nuôi cao nhất. Do đó, tỷ suất thu nhập/chi phí của bốn loại hình nuôi này lần lượt là 0,13; 0,11; 0,10; 0,06. Phạm Thành Thái & Vũ Thị Hoa (2015) trong nghiên cứu, “Ước lượng hệ thống hàm cầu thịt và các cho trường hợp Việt Nam: Ứng dụng mô hình hàm cầu AIDS”, sử dụng bộ dữ liệu VHLSS2010, thịt heo là hàng hóa thiết yếu, ít co giãn theo thu nhập với hệ số co giãn là 0,8607
  20. 7 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH 3.1 Các nhân tố điều kiện đầu vào 3.1.1 Điều kiện tự nhiên và lịch sử Đồng Nai có khí hậu ôn hòa, ít bão lũ giúp ổn định đàn heo. Địa hình đồi núi thấp với sông suối, ao hồ, phù hợp trồng ngô là nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi heo, gà. Từ thế kỷ 17, vùng Gia Định, Biên Hòa xưa đã có sự cư dân sinh sống đông đúc, di cư đến từ thời nhà Nguyễn. Mô hình nông nghiệp truyền thống kết hợp chăn nuôi nhỏ lẻ với trồng trọt đã phát triển mạnh dần lên. Theo địa chí Biên Hòa năm 1901 “người bản xứ chỉ dùng ngô duy nhất làm lương thực” với diện tích trồng khoảng 114,8 ha với hai loại ngô trắng và vàng. Từ đó, nguồn thức ăn cho người dư thừa hoặc hư hỏng được dùng cho chăn nuôi. 3.1.2 Lao động Ngành chăn nuôi Đồng Nai có nguồn lao động năng suất cao, kết hợp giữa kinh nghiệm lâu năm và lao động trẻ qua đào tạo. Lao động nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng năng suất lao động, nhất là các trang trại chăn nuôi heo tăng lên. Giai đoạn 2011-2015, lao động khu vực nông, lâm, thủy sản giảm; tỷ trọng trong tổng lao động tỉnh Đồng Nai giảm từ 28% năm 2011 xuống 10% năm 2015 (Thống kê Đồng Nai, 2016). Tuy nhiên, theo Cục thống kê Đồng Nai, ngành chăn nuôi heo có sự cải thiện năng suất đáng kể so với mặt bằng chung của ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn 2005-2015, ngành nông nghiệp tăng trưởng năng suất lao động 224%, từ 17,50 triệu đồng lên 56,74 triệu đồng/lao động; riêng các trang trại chăn nuôi heo tăng trưởng 354% từ 16,77 triệu đồng/lao động lên 76,11 triệu đồng/lao động (Trần Văn Hùng & Lê Thị Mai Hương, 2017, pp.140-149), như hình 3.1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2