Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
lượt xem 12
download
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công "Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới; Thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; Định hướng và giải pháp tăng cường thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THẾ HIỆP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THẾ HIỆP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỮU HẢI HÀ NỘI - NĂM 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thế Hiệp, học viên lớp cao học CS4.B1, niên khóa 2018 - 2020, Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào. Học viên Nguyễn Thế Hiệp
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia và thực hiện Luận văn Thạc sĩ Chính sách công với đề tài "Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình" em đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ của tập thể lãnh đạo Học viện, giảng viên, lãnh đạo các khoa và các phòng ban trong trƣờng. Em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành về những sự giúp đỡ đó. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Hải, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp những ngƣời đã động viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia. Nội dung Luận văn đề cập đến việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, đây là một nội dung tƣơng đối rộng, cần đƣợc nghiên cứu và giải quyết trong thời gian dài. Do đó luận văn không thể tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế. Em rất mong nhận đƣợc sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy, cô giảng viên Học viện và quý vị có quan tâm để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Nguyễn Thế Hiệp
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ......................................................................... 11 1.1. Chính sách xây dựng nông thôn mới...................................................... 11 1.1.1. Khái niệm nông thôn và xây dựng nông thôn mới ....................... 11 1.1.2. Khái niệm chính sách xây dựng nông thôn mới .......................... 13 1.1.3. Nội dung chính sách xây dựng nông thôn mới ............................ 15 1.2. Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới...................................... 17 1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ........... 17 1.2.2. Vai trò của thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới .......... 18 1.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ............... 20 1.2.4. Quy trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ............ 23 1.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ............................................................................................... 26 1.3. Kinh nghiệm thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới ở một số địa phƣơng ......................................................................................................... 31 1.3.1. Kinh nghiệm của Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ......................... 31 1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ....................... 32 1.3.3. Kinh nghiệm của huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình .................... 34
- 1.3.4. Những bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình trong những năm tiếp theo ........................................................................................ 36 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 39 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH ........................................................................................ 40 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hòa Bình ...................................... 40 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................... 40 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội .............................................. 41 2.2. Thực trạng triển khai và kết quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2019 ............................................................................................................. 43 2.2.1. Thực trạng triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM ........ 43 2.2.2. Kết quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ............... 66 2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình .................................................... 79 2.3.1. Những ƣu điểm ........................................................................... 80 2.3.2. Những hạn chế ............................................................................ 82 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................ 83 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 85 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH ............................................ 86 3.1. Định hƣớng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025 ........................................... 86 3.1.1. Bối cảnh...................................................................................... 86
- 3.1.2. Quan điểm .................................................................................. 88 3.1.3. Mục tiêu...................................................................................... 88 3.2. Giải pháp tăng cƣờng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025 ...... 89 3.2.1. Giải pháp tuyên truyền, vận động và thi đua xây dựng nông thôn mới ....................................................................................................... 90 3.2.2. Giải pháp về công tác đào tạo, tập huấn ...................................... 93 3.2.3. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cƣ dân nông thôn ....................................................................................... 95 3.2.4. Giải pháp chế độ, chính sách cho cán bộ làm công tác nông thôn mới để góp phần nâng cao hiệu quả công việc ...................................... 98 3.2.5. Tiếp tục huy động, bố trí và sử dụng hiệu quả nguồn lực xây dựng nông thôn mới .................................................................................... 100 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 102 KẾT LUẬN................................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ANTT An ninh trật tự ATTP An toàn thực phẩm BCĐ Ban chỉ đạo BQL Ban quản lý CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CQNN Cơ quan nhà nƣớc HCNN Hành chính nhà nƣớc HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KT-XH Kinh tế - Xã hội MTTQ Mặt trận tổ quốc MTQG Mục tiêu Quốc gia NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTM Nông thôn mới THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân VPĐP Văn phòng điều phối WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tổng hợp công tác đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện 46 chính sách và dạy nghề từ năm 2016 đến năm 2019 Bảng 2.2: Tổng hợp một số hạng mục công trình phát triển hạ 53 tầng KT-XH nông thôn từ năm 2016 đến 2019 Bảng 2.3: Tổng hợp số mô hình phát triển sản xuất và nguồn vốn 56 thực hiện từ năm 2016 đến năm 2019 Bảng 2.4: Kết quả thực hiện tiêu chí Giao thông nông thôn đến 68 năm 2019 Bảng 2.5: Kết quả thực hiện tiêu chí y tế từ năm 2016 đến năm 74 2019 Bảng 2.6: Tổng hợp nguồn vốn huy động xây dựng NTM của 89 thành phố Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2019
- DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình (thời điểm 41 chưa sáp nhập huyện Kỳ sơn với Thành phố Hòa Bình) Hình 2.2: Tỷ lệ nguồn vốn sử dụng xây dựng cơ sở vật chất văn 70 hóa Hình 2.3: So sánh thu nhập bình quân chung cả thành phố và của 72 07 xã từ năm 2016 đến năm 2019 Hình 2.4: Cơ cấu trình độ chuyên môn đội ngũ CBCC 07 xã thuộc 76 thành phố Hòa Bình thời điểm tháng 6/2018
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có vị trí và tầm quan trọng chiến lƣợc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH); là cơ sở và lực lƣợng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) bền vững của nƣớc ta. Trong quá trình lãnh đạo đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm không ngừng hoàn thiện chính sách, khơi dậy và phát huy cao độ các nguồn lực để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh tế lớn của khu vực và thế giới, sức ép của hội nhập và phát triển ngày một lớn, đặt ra yêu cầu rất cao đối với nền kinh tế nƣớc ta, trong đó lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực phải đối mặt với nhiều thách thức nhất. Trƣớc yêu cầu phát triển và hội nhập hiện nay, thực hiện mục tiêu đẩy nhanh CNH-HĐH đất nƣớc, đã đến lúc đòi hỏi phải có nhiều chính sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề KT-XH nông thôn. Năm 2008, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 7 đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đó xác định mục tiêu tổng quát trong thời gian tới là: Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; Nông dân đƣợc đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nƣớc tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ NTM. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ [1]. Để thực hiện Nghị quyết của Trung ƣơng, Chính phủ đã xây dựng Chƣơng trình hành
- 2 động (Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ) trong đó có Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) về xây dựng NTM. Ngày 16 tháng 04 năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Đây đƣợc coi là căn cứ để xây dựng nội dung Chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM, chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình NTM trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Ngày 04 tháng 06 năm 2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020. Từ đó, xây dựng NTM đã và đang trở thành Chƣơng trình đƣợc triển khai thực hiện ở tất cả các vùng nông thôn trong cả nƣớc. Thành phố Hòa Bình là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, các điều kiện về KT-XH còn gặp nhiều khó khăn, thành phố Hoà Bình có địa hình núi chiếm 75% diện tích tự nhiên, phân bố bao quanh và ôm trọn khu vực trung tâm, trong đó các xã trên địa bàn thành phố lại phân bố ở các vùng ven với địa hình phức tạp và cơ sở hạ tầng (CSHT) còn nhiều khó khăn. Trong những năm qua, việc thực hiện Chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM đã đạt đƣợc những kết quả đáng phấn khởi, năm 2015 thành phố Hòa Bình vừa đạt 2/7 xã đạt chuẩn NTM, đến cuối năm 2018 thành phố đã đạt 7/7 xã, là đơn vị hoàn thành NTM đầu tiên của tỉnh. Tuy nhiên, cũng nhƣ toàn tỉnh và cả nƣớc, trong quá trình thực hiện xây dựng NTM còn những tồn tại và bất cập, đó là: nhận thức của cấp ủy, chính quyền và ngƣời dân về xây dựng NTM còn hạn chế; công tác phối kết hợp để tổ chức thực hiện xây dựng NTM chƣa hiệu quả; huy động sự đóng góp của ngƣời dân và doanh nghiệp còn hạn chế; nguồn lực trong xây dựng NTM còn gặp nhiều khó khăn, trình độ của cán bộ, công chức (CBCC) cơ sở còn hạn chế, cho nên quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM cấp cơ sở còn lúng túng. Bên cạnh đó, sau khi hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, thành phố Hòa Bình tiếp tục thực hiện
- 3 nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao, khu dân cƣ kiểu mẫu, vƣờn mẫu và thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, tiến hành sáp nhập toàn bộ diện tích huyện Kỳ Sơn vào thành phố Hòa Bình. Từ năm 2020, thành phố Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính, gồm 10 phƣờng và 9 xã. Việc thực hiện chính sách xây dựng NTM trong những năm tiếp theo có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển KT- XH của thành phố. Với những lý do nêu trên, qua thực tiễn kinh nghiệm công tác, học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình” làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Xây dựng NTM là một chính sách lớn, một chƣơng trình tổng thể về phát triển KT-XH, chính trị, an ninh, quốc phòng của Đảng và Nhà nƣớc ta về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về vấn đề xây dựng NTM. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu Học viên đƣợc biết đến nhƣ: Cuốn sách “Phát triển nông thôn bền vững những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới” của tác giả Trần Ngọc Ngoạn [15], nội dung cuốn sách đã làm nổi bật đƣợc kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới trong phát triển nông thôn bền vững đƣợc thể hiện ở ba trụ cột chính: trụ cột thứ nhất, phát triển bền vững kinh tế nông thôn; trụ cột thứ hai, phát triển bền vững xã hội nông thôn; trụ cột thứ ba, tăng cƣờng bảo vệ, quản lý môi trƣờng tự nhiên. Cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Bích [5], nội dung cuốn sách nghiên cứu về quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay, đặc biệt là sau đổi mới 20 năm (1986 - 2006).
- 4 Đồng thời cuốn sách cũng đã nghiên cứu vấn đề về các mối quan hệ trong sản xuất, vấn đề điều hành quản lý; từ lý luận đến thực tiễn trong nông nghiệp, nông thôn. Bối cảnh về nền nông nghiệp, nông thôn nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Cuốn sách "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trƣởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020" của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên làm chủ biên [18], nội dung cuốn sách nghiên cứu về những nội dung cơ bản về ảnh hƣởng của nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế; nông nghiệp và nông dân Việt Nam cũng chịu ảnh hƣởng không nhỏ đến vấn đề này. Cuốn sách đã phân tích các nội dung về nông nghiệp, nông thôn, vai trò chính của nông nghiệp. Trong quá trình CNH-HĐH thì nông nghiệp góp phần không nhỏ trong quá trình này; tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp đô thị và nông nghiệp nông thôn, góp phần tạo nên thành công trong quá trình phát triển đất nƣớc ta ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại theo mục tiêu đã đặt ra. Cuốn sách "Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam - Bối cảnh, nhu cầu và triển vọng" của các tác giả: Đặng Kim Sơn, Trần Công Thắng, Đỗ Liên Hƣơng, Võ Thị Thanh Tâm, Phạm Thị Kim Dung [19], nội dung cuốn sách không chỉ tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô, về nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014, mà còn đề cập đến những cải cách chính sách và công tác thi hành chính sách nông nghiệp trong thời gian qua; phân tích những thách thức và cơ hội cho phát triển nông nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đƣa ra những đề xuất cho đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam theo hƣớng phát triển bền vững. Cuốn sách “Xây dựng nông thôn mới, những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Vũ Văn Phúc làm chủ biên [16], cuốn sách gồm các bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan trung ƣơng, các địa phƣơng, các
- 5 ngành, các cấp về vấn đề xây dựng NTM. Cuốn sách đề cập hai nội dung chính là những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng NTM; thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam. Nội dung cuốn sách nghiên cứu về lý luận chung, kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới về xây dựng NTM nhƣ: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan. Nghiên cứu thực tiễn xây dựng NTM ở nƣớc ta về công tác triển khai xây dựng NTM ở một số tỉnh tiêu biểu nhƣ: Phú Thọ, Ninh Bình, Lào Cai, Nghệ An, Lai Châu, Thái Nguyên... Công trình nghiên cứu "Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới" của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc [6], công trình đã luận giải rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Bài viết “Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta” của tác giả Hồ Xuân Hùng đăng trên Tạp chí Cộng sản [14], bài viết đã làm nổi bật nội dung nông thôn và NTM của nƣớc ta về sản xuất nông nghiệp, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời đảm bảo môi trƣờng sinh thái. Bài viết đã nêu lên một số biện pháp để thực hiện 19 tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay của nƣớc ta. Bài viết “Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: một số vấn đề đặt ra và kiến nghị” của GS.TS Đỗ Kim Dung và PGS.TS Kim Thị Dung đăng trên Tạp chí Phát triển kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh [8], bài viết đã đánh giá kết quả thực hiện Chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM và chỉ ra một số bất cập khi triển khai thực hiện Chƣơng trình đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các nỗ lực đầu tƣ của nhà nƣớc, của xã hội
- 6 vào phát triển nông thôn. Đồng thời, bài viết cũng đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xây dựng NTM ở nƣớc ta. Tại hội thảo quốc tế “Một số vấn đề về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay” do Viện Xã hội học tổ chức, Thứ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đăng Khoa đã chỉ ra năm thách thức lớn trong triển khai Chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020: thứ nhất, làm sao để ngƣời dân, cộng đồng hiểu rõ trách nhiệm của mình là chủ thể và nội lực trong xây dựng NTM; thứ hai, năng lực tổ chức triển khai chƣơng trình của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở còn hạn chế, thiếu tận tâm; thứ ba, vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất rất lớn, nhƣng nguồn lực của Chính phủ, ngân sách địa phƣơng và của ngƣời dân có hạn; thứ tư, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động trong nông thôn theo hƣớng tăng thu nhập bền vững cho đa số nông dân còn khó khăn; thứ năm, khó khăn trong mời gọi doanh nghiệp về xã đầu tƣ kinh doanh, đƣa sản phẩm ra thị trƣờng [34]. Các công trình nghiên cứu, cuốn sách, bài viết nói trên đã thể hiện rõ chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc ta trong quá trình phát triển khu vực nông thôn, thể hiện rõ nét về đặc điểm, tình hình khu vực nông thôn, phản ánh toàn diện lịch sử xây dựng, phát triển kinh tế nông nghiệp nƣớc ta, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý; phản ánh chân thật đời sống của ngƣời nông dân, những văn hóa truyền thống của ngƣời dân Việt Nam và thấy đƣợc quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, một trong những yếu tố nhận diện NTM, phát triển nông thôn gắn với đô thị hóa. Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách, thực hiện tốt chính sách xây dựng NTM ở nƣớc ta. Đồng thời các công trình cũng nêu những thách thức đối với xây dựng NTM, hạn
- 7 chế, yếu kém trong quá trình thực hiện chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đề tài về thực hiện chính sách xây dựng NTM trên phạm vi cả nƣớc hoặc gắn với một cơ sở, địa phƣơng cấp huyện, tỉnh cụ thể đã có nhiều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên chƣa có đề tài nào nghiên cứu về thực hiện chính sách xây dựng NTM tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Học viên sau hai năm học tập, nghiên cứu chƣơng trình cao học chuyên ngành Chính sách công tại Học viện Hành chính Quốc gia đã chọn đề tài luận văn: “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình”. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách xây dựng NTM, luận văn nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua và đề xuất giải pháp tăng cƣờng thực hiện các chính sách xây dựng NTM trên địa bàn trong thời gian tới. - Nhiệm vụ: Nhằm đạt mục đích nghiên cứu trên, luận văn đã xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể cần phải thực hiện nhƣ sau: + Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách xây dựng NTM. + Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, xác định kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện chính sách.
- 8 + Nghiên cứu định hƣớng và đề xuất giải pháp tăng cƣờng thực hiện chính sách xây dựng NTM tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thực hiện chính sách xây dựng NTM tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu việc thực hiện chính sách xây dựng NTM tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình. + Không gian: Trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. + Thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2019. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin; Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; Các quan điểm, đƣờng lối của Đảng về thực hiện chính sách xây dựng NTM; Các khung khổ lý thuyết về Chính sách công. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu đã đƣợc công bố chính thức của cơ quan nhà nƣớc (CQNN), các văn bản, các bài nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM của cả nƣớc và địa phƣơng. + Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tổng hợp, lựa chọn, hiệu chỉnh, mã hóa và phân tích, đánh giá thực trạng, kết quả thực hiện các chính sách xây dựng NTM. Đồng thời sử dụng các bảng số liệu, hình để minh họa cho những nội dung phân tích. Qua đó tổng hợp lại sẽ đƣa ra những kết luận để
- 9 chỉ rõ bản chất của các dữ liệu thu thập đƣợc nhằm đảm bảo độ tin cậy khoa học cho các kết quả nghiên cứu. + Phương pháp so sánh: So sánh số liệu thu thập từ các báo cáo đánh giá kết quả qua quá trình triển khai, rút ra những nhận định, khẳng định và bài học kinh nghiệm. + Phương pháp thống kê: Để mô tả, diễn đạt cụ thể về quá trình thực hiện xây dựng NTM và những chính sách xây dựng NTM tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình cũng nhƣ những kết quả đạt đƣợc nhằm giúp ngƣời đọc có thể hiểu rõ về vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Đề tài cung cấp những nghiên cứu, tài liệu, số liệu thực tế tại thành phố Hòa Bình qua đó góp phần bổ sung thêm hệ thống lý luận của khoa học chính sách công. Đề tài vận dụng, bổ sung lý thuyết khoa học chính sách công để làm rõ vấn đề khoa học và thực tiễn thực hiện chính sách xây dựng NTM tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình. - Ý nghĩa thực tiễn: Qua thực tiễn nghiên cứu chính sách xây dựng NTM tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, chỉ ra đƣợc những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, đồng thời kết quả nghiên cứu giúp cho lãnh đạo thành phố Hòa Bình, các bộ phận liên quan, các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học và thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh chính sách và tổ chức thực hiện chính sách xây dựng NTM tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình cũng nhƣ các đơn vị địa phƣơng khác hiệu quả hơn.
- 10 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết thúc, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình và bảng, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn đƣợc bố trí theo 3 chƣơng sau: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới. Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp tăng cƣờng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 82 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 78 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn