intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

51
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái; Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái tại huyện Châu Phú đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN CHÍ THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN CHÍ THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LẠI LÂM ANH HÀ NỘI, 2021 1
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng cao hơn. Ngoài các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống về vật chất như: ăn, mặc, ở, đi lại; nhu cầu về tinh thần như: vui chơi, giải trí, hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần,...thì nhu cầu về du lịch, nghỉ dưỡng ngày càng được con người quan tâm và chứng minh được giá trị to lớn của nó trong phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nói chung, từng địa phương nói riêng. Ngoài ra, dưới sức ép ngày càng lớn của cuộc sống trong thời kỳ hội nhập, của công việc đòi hỏi con người phải dồn hết thể lực, trí lực vào công việc nên từ đó, con người dễ rơi vào tình trạng stress. Vì vậy, con người rất cần được giải trí, nghỉ dưỡng, thư giãn nhằm khôi phục lại sức khỏe, tinh thần để tiếp tục tham gia lao động, sản xuất; nên du lịch là hoạt động được nhiều người lựa chọn và ngày càng chứng minh được sự cần thiết trong đời sống xã hội. Nhiều quốc gia xem du lịch là một ngành công nghiệp không khói hay công nghiệp xanh. Việt Nam cũng đã xác định được lợi thế, tầm quan trọng của phát triển du lịch trong phát triển kinh tế quốc gia. Đảng ta cũng đã xác định “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, 2001). Ngành du lịch ở nước ta đang phát triển nhanh, đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với môi trường đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển du lịch. Vì thế, xu hướng du lịch gần gũi, bảo tồn và gắn bó với thiên nhiên được phần lớn du khách ưu tiên lựa chọn. Châu Phú là huyện nằm giữa 02 thành phố Long Xuyên và tiếp giáp với thành phố Châu Đốc, có 33 km quốc lộ 91 đi qua và 33 km tiếp giáp với sông Hậu, đất đai màu mỡ; với vị trí địa lý, điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp để 2
  4. phát triển vườn cây ăn quả, sản xuất rau màu, nuôi thủy sản trong ao, bè gắn với phát triển du lịch sinh thái; đặc biệt Quốc lộ 91 đi qua huyện là trục giao thông chính (cửa ngõ) của du khách hành hương khu du lịch cấp Quốc gia chùa Bà Chúa xứ Núi Sam và tham quan các danh lam thắng cảnh của vùng Thất Sơn. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh An Giang chủ yếu là khai thác du lịch tâm linh, chưa đa dạng những sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch để giữ chân du khách. Để tranh thủ lợi thế từ diện tích khá lớn và đa dạng về cây ăn quả của huyện và tiềm năng về du lịch do An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có đường biên giới dài gần 100 km giáp tỉnh Takeo và Kandal vương quốc Campuchia, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh. Bên cạnh đó, là tỉnh đa dân tộc, tôn giáo với 04 dân tộc anh em là Kinh, Khmer, Chăm, Hoa cùng sinh sống lâu đời, cùng tạo ra những giá trị văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng đã thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước rất lớn hằng năm, trong năm 2019 đón trên 9,2 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế là 120 nghìn lượt), doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 5.500 tỷ đồng. Châu Phú với những lợi thế đặc trưng, cần nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế phù hợp để khai thác lợi thế, tiềm năng, tạo sự đột phá để kinh tế phát tiển bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân để diện mạo của huyện ngày càng khởi sắc. Từ đó, yêu cầu đặt ra là cần phải có một công trình nghiên cứu khoa học đánh giá việc thực hiện chính sách, đề ra giải pháp mang tính đột phá, phát huy lợi thế so sánh để Châu Phú phát triển nhanh và bền vững. Vì thế, việc lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” làm để nghiên cứu luận văn thạc sĩ là cấp thiết, đồng thời có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
  5. 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Từ rất lâu hoạt động du lịch được hình thành và phát triển trong đời sống xã hội. Du lịch là hình thức con người di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Thời kỳ đầu du lịch đi kèm với các hoạt động mua bán, thám hiểm các vùng đất mới. Trong những thập niên gần đây du lịch trên thế giới phát triển rộng rãi và bắt đầu nảy sinh những ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình văn hóa, xã hội và môi trường của nơi tiếp nhận khách du lịch. Vì thế các nhà nghiên cứu về du lịch quan tâm đến việc đánh giá tác động tiêu cực của du lịch đến các địa điểm du lịch, đặc biệt là tác động về môi trường thiên nhiên. Nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến phát triển du lịch cộng đồng nói chung, DLST nói riêng, nên có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về du lịch sinh thái. Các tác giả với các nghiên cứu của bản thân đều đi đến thống nhất là cần có một loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường đó là DLST. Loại hình DLST được bàn đến từ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ XX trên thế giới. Một số nhà nghiên cứu điển hình về DLST là Ceaballos – Lascurain đưa ra định nghĩa đầu tiên về DLST (1987); TheBoo (1990); Bbuckley (1991,1994),...và hàng loạt các nghiên cứu khác về lý luận và thực tiễn về DLST của các nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực này như: Cater (1994); Honey (1999) “du lịch sinh thái là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất”. Khái niệm bản chất của DLST, lợi ích và những vấn đề phát sinh trong phát triển du lịch do không được quản lý chặt chẽ như trong các khu tự nhiên, trong khu cộng đồng văn hóa dân tộc là những vấn đề được quan tầm nhiều nhất. Bên cạnh đó, những nghiên cứu về DLST của một số quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương của các tác giả như: Foster, Buckle, Dowling, Gunn, Ceballo – Lascurain, Linberg và Hawkins và các tổ chức quốc tế UNWTO (tổ chức du lịch thế giới), IUCN (tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế), WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới, 1992), WW (quỹ 4
  6. quốc tế về bảo vệ thiên nhiên); Tourism Concern (Sự quan tâm về Du lịch, 1998). Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu trực tiếp đến tuyến, điểm du lịch và DLST như: “Nghiên cứu về sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch” của Kadaxki (1972), Sepfer (1973); đây là những công trình nghiên cứu đầu tiên đưa ra các khung đánh giá quy chuẩn về tiêu chí sức chứa của một điểm du lịch, nó trở thành công cụ cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá các tiềm năng các điểm du lịch về sau. “Nghiên cứu xác định các tuyến điểm du lịch giữa biên giới Ba Lan và Đức” (Tổ chức ICURP, 1994) của tác giả Lechoslaw Czemic, Halina, Orlinska (Ba Lan) và Edfrank (Hà Lan), các nghiên cứu đã phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có tác động đến du lịch, phương pháp xác định các tuyến, điểm du lịch cũng như việc bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu “Du lịch sinh thái – Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” (Hiệp hội DLST – North Benning ton – Vermont, 1999). Đây là những tài liệu rất quí giá trong nghiên cứu về DLST và áp dụng vào thực tiễn để khai thác, phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam nói chung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang nói riêng. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nước ta hiện đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch và du lịch đã chứng minh được vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, là ngành kinh tế mũi nhọn được Đảng và Nhà nước ta xác định. Vì thế, việc nghiên cứu về du lịch, tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch của Việt Nam nói chung, du lịch ở các địa phương nói riêng ngày càng được các nhà khoa học quan tâm; đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội thì các nghiên cứu về DLST càng được quan tâm. Trước sự cấp thiết của vấn đề, các nhà khoa học đã đi đầu 5
  7. trong nghiên cứu là những nhà địa lý học chuyên nghiệp của quốc gia đã có những công trình nghiên cứu quí giá như: Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (1991): “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam"; Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1994): “Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam 1995 – 2000”; Nguyễn Minh Tuệ (2014): “Địa lý du lịch Việt Nam”. Trong thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường sinh thái ngày càng nghiêm trọng đã tạo sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học. Do đó, nhiều công trình khoa học nghiên cứu về DLST đã ra đời, điển hình như: Phạm Trung Lương (1997) “Đánh giá tác động môi trường du lịch ở Việt Nam”; Vũ Tuấn Cảnh (1997) “Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam với chiến lược tổng thể quản lý tài nguyên và môi trường”,...Điều này cho thấy sự quan tâm đến môi trường trong khai thác và phát triển du lịch ngày càng trở nên bức thiết. Đặc biệt, công trình nghiên cứu của Phạm Trung Lương chủ biên (2002) “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu tiêu biểu và công phu về vấn đề phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu đã hệ thống cơ sở lý luận về phát triển bền vững (PTBV) du lịch và phân tích thực trạng phát triển du lịch từ năm 1992, đã xác định những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với phát triển du lịch nhìn từ góc độ khai thác sử dụng tài nguyên và hiện trạng môi trường du lịch; nghiên cứu cũng đã tổng hợp những kinh nghiệm của các nước về phát triển du lịch bền vững, đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch bền vững trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và một số mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số khu vực cụ thể. Đề tài do VNAT và FUNDESCO nghiên cứu “Du lịch và phát triển bền vững (Tourism and Sustainable Development)” (Antonio Machado, 2003) trong khuôn khổ dự án “Xây dựng năng lực cho phát triển 6
  8. du lịch ở Việt Nam” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch PTBV, thực trạng phát triển du lịch ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra và nêu rõ những vấn đề cần khắc phục để hướng du lịch đến PTBV. Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu của các luận án tiến sĩ, thạc sĩ đề cập đến du lịch liên quan đến tự nhiên, sinh thái, môi trường như: Đặng Duy Lợi (1992) “Đánh giá khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây)”; Nguyễn Trần Cầu (1993) “Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam”; Phạm Quang Anh (1996) “Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam”; Phạm Việt Hưng (2008) “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau”; Vũ Thị Kim Luận (2012) “Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An”; Cao Quốc Tuân (2011) “Tổ chức lãnh thổ du lịch An Giang theo hướng phát triển bền vững”; Lê Trịnh Hạ Ái (2007) “Du lịch An Giang tiềm năng và định hướng”; Nguyễn Thị Hồng Vân (2007) “Tác động du lịch đến đời sống văn hóa – xã hội của người Thái ở Mai Châu – Hòa Bình và các giải pháp phát triển”; Pham Văn Hoàng (2014) “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình”; nghiên cứu của Đại học Lâm nghiệp (2018) “Đánh giá tác động của hoạt động du lịch sinh thái tới môi trường tự nhiên và xã hội tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình”. Năm 1999, đã diễn ra hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam” đã được tổ chức với sự phối hợp của tổng cục du lịch Việt Nam, IUCN, UNEP, ESCAP với sự tài trợ của tổ chức SIDA, hội thảo đã có rất nhiều tham luận đóng góp những kinh nghiệm về phát triển du lịch sinh thái ở nhiều nơi. Năm 2013, hội nghị khoa học “Phát triển du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn” được tổ chức tại trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - 7
  9. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, các địa phương và sự có mặt của các giảng viên đến từ thành phố Toulouse và Pau của Pháp. 2.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu 2.3.1. Những vấn đề mà các công trình nghiên cứu trước đã làm được Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển DLST, giải pháp phát triển DLST, đánh giá tác động môi trường du lịch ở Việt Nam, cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, nghiên cứu phát triển DLST ở một số địa phương,...Các công trình nghiên cứu trên đã khái quát một cách tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan; xác định các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST; đề cập đến sự tác động của du lịch đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của từng địa phương nói riêng, phát triển bền vững của đất nước và toàn cầu nói chung; xác định sự tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển đòi hỏi phải quan tâm phát triển loại hình DLST để giảm thiểu sự tác động tiêu cực đến môi trường, góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối với người dân và du khách, tạo điều kiện để cộng đồng hưởng lợi trong phát triển DLST. Như vậy, các công trình nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả thiết thực của loại hình DLST, góp phần phát triển du lịch bền vững. Từ đó, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy loại hình DLST phát triển bền vững. 2.3.2. Những vấn đề khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung Các công trình nghiên cứu ở các địa phương cụ thể, đa số chỉ nghiên cứu trên các địa bàn mà DLST đã phát triển ở mức độ nhất định để tổng hợp đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trong thời gian tới. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển 8
  10. DLST; đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu về DLST và thực hiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn thực hiện chích sách phát triển DLST; luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của luận văn, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Phân tích, đánh giá và làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển DLST. - Phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách; thực trạng, tiềm năng, lợi thế và những hạn chế trong phát triển DLST của huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: 9
  11. Trên cơ sở những vấn đề về lý luận, thực tiễn về DLST và phát triển DLST; luận văn tập trung nghiên cứu một cách tổng quan về thực hiện chính sách phát triển DLST ở một số quốc gia, một số khu DLST trong và ngoài tỉnh. Trên cơ sở đó, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong phát triển DLST ở những khu DLST nói trên để nghiên cứu áp dụng, định hướng, đề xuất giải pháp cho chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú trong thời gian tới. - Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và dựa trên các nghiên cứu khoa học đã được công bố có liên quan đến DLST và thực hiện các chính sách phát triển DLST. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. 5.2. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp phân tích tổng hợp Luận văn tổng hợp và xử lý các tài liệu đã thu thập được để xây dựng các nội dung nhiệm vụ, bao gồm một số các tài liệu sau: (1) Các bài báo, hội thảo liên quan đến lĩnh vực và địa bàn nghiên cứu; (2) Tài liệu về các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan tới DLST nói chung và tài liệu về chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang nói riêng;… b) Phương pháp thống kê, so sánh 10
  12. Luận văn sử dụng phương pháp thu thập các số liệu thống kê số trong các hoạt động DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Từ các số liệu đó, luận văn tiến hành so sánh, đối chiếu các thông tin có liên quan về cùng một vấn đề. Qua đó, có sự đánh giá khách quan về DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. c) Phương pháp khảo sát, điều tra tại thực địa Phương pháp nghiên cứu tiến hành khảo sát, điều tra tại thực địa thông qua thu thập thông tin qua trao đổi phỏng vấn trực tiếp với những người làm công tác DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. d) Phương pháp chuyên gia Phát triển DLST là lĩnh vực liên ngành có nhiều đối tượng tham gia. Vì vậy, cần có những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý ngành du lịch cũng như những người có kinh nghiệm thực tế làm trong ngành du lịch đánh giá. Từ đó, đưa ra được các đánh giá phù hợp, phản ảnh đúng hiện trạng của hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. e) Phương pháp dựa trên văn bản quy định từ các cơ quan chức năng Tại Việt Nam, phát triển DLST không chỉ chịu sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà còn chịu sự quản lý của nhiều bộ ngành khác vì đây là hoạt động không chỉ liên quan quan tới du lịch mà còn liên quan tới môi trường, an toàn thực phẩm, y tế, bảo vệ chủ quyền đất liền và biển đảo,...Do đó, khi nghiên cứu đề tài này cần phải dựa vào các văn bản quy định từ nhiều nguồn, nhiều cơ quan chức năng khác nhau. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải đánh giá được những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, đặt trong mối quan hệ liên kết với các địa 11
  13. phương khác và tranh thủ lợi thế đặc thù của vùng để khai thác. Từ đó, thực hiện các chính sách phù hợp để phát triển. - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải đồng bộ, hài hòa với các lĩnh vực khác và đảm bảo môi trường sinh thái. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Trên cơ sở thực hiện chính sách, đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức lại sản xuất trên địa bàn gắn với phát triển DLST, tạo điều kiện thúc đẩy thương mại - dịch vụ phát triển. - Tạo động lực mạnh mẽ để kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện phát triển một cách đồng bộ, bền vững; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. - Từ thực tiễn phát triển DLST ở một số khu du lịch nước ngoài, trong và ngoài tỉnh. Từ đó, rút ra được những bài học kinh nghiệm để phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú. - Luận văn còn có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động giáo dục và đào tạo, những người làm công tác nghiên cứu khoa học và các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực du lịch. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, tài liệu tham khảo, phụ lục,...Nội dung luận văn được chia làm 03 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái. - Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. 12
  14. - Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái tại huyện Châu Phú đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 13
  15. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về DLST và thực hiện chính sách phát triển DLST để làm rõ một số khái niệm quan trọng liên quan đến chủ đề của luận văn, xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, làm rõ nội hàm, các đặc trưng cơ bản, các nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST, đặc điểm của các đối tượng tham gia hoạt động DLST, tài nguyên DLST, quan hệ giữa DLST với phát triển bền vững. 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1. Chính sách công Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng (PGS.TS Nguyễn Khắc Bình – Học viện Khoa học xã hội). 1.1.2. Thực hiện chính sách công Thực hiện chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực hiện chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm thực hiện hóa mục tiêu chính sách công (Giáo trình lý luận chung về thực hiện chính sách công). 1.1.3. Du lịch - Du lịch được bắt nguồn từ tiếng Pháp, từ “Tour” mà chúng ta thường hiểu là một cuộc hành trình bao giờ cũng trở lại điểm xuất phát. Từ những năm 1930 của thế kỷ XX đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu những mặt khác nhau của du lịch và đưa ra rất nhiều khái niệm về du lịch. Liên hiệp 14
  16. Quốc tế Các tổ chức lữ hành chính thức (Internationl Union of Official Travel Oragnization – IUOTO) khái niệm: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,...”. - Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Như vậy có thể hiểu du lịch là hoạt động của con người di chuyển ra ngoài nơi cư trú vì mục tiêu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá,...để thỏa mãn nhu cầu về tinh thần. 1.1.4. Du lịch sinh thái - Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học và cộng đồng xã hội. Đây là một khái niệm rộng, được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Có nhiều cách đặt vấn đề về DLST để đi đến sự thống nhất về bản chất của loại hình du lịch này và hiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu trên nhiều diễn đàn trong nước và quốc tế. Nhìn ở góc độ nghĩa hẹp, có thể hiểu DLST là sự kết hợp ý nghĩa của 02 từ ghép “du lịch” và “sinh thái” hay có thể hiểu là du lịch gắn với tự nhiên. Tuy nhiên, không nên xem DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, vì thuật ngữ này có thể sử dụng trong tất cả các hoạt động du lịch được thực hiện ngoài thiên nhiên (ví dụ trượt tuyết, bám vách đá leo núi,...). Những hoạt động du lịch này có thể có mà có thể không thuộc hoạt động thân thiện với môi trường sinh thái. 15
  17. - Năm 1993, Lindberg và Hawkins đã đưa ra định nghĩa phản ánh khá đầy đủ về nội dung và chức năng của DLST: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”. - Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) xác định: “Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực” (Ceballos- Lascurain, 1996). - Tại hội thảo về xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam (9/1999) định nghĩa về DLST như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho sự nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. - Năm 2000, Giáo sư – tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá định nghĩa về DLST là: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục truyền thống và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”. - Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế định nghĩa: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”. 16
  18. - Hội thảo về DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam do viện nghiên cứu phát triển du lịch kết hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ chức tại Hà Nội vào năm 1998 cũng đã đưa ra quan điểm về DLST và xác định vị trí của DLST trong hệ thống các loại hình du lịch như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa , đảm bảo mang lại lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”. - Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST được Hector Ceballos- Lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”. Bên cạnh đó, một số định nghĩa về DLST được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, điển hình là: “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương” (Wood, 1991); “Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” (Allen, 1993). 17
  19. Mặc dù có chung những quan điểm cơ bản về DLST, song căn cứ vào những đặc thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều đưa ra những định nghĩa riêng của mình về DLST. Một số định nghĩa khá tổng quát về DLST có thể nghiên cứu đến là: - Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”. - Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như: ESCAP, WWF, IUCN,...có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan, tổ chức hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam”(1999). Lần đầu tiên tại hội thảo đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Đây được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình phát triển của DLST ở Việt Nam. - Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”. 1.1.5. Chính sách phát triển du lịch sinh thái Khó có thể đưa ra một khái niệm chính xác về chính sách phát triển DLST nhưng có thể khái quát chính sách phát triển DLST là gì thông qua hiểu các khái niệm khác. Chính sách phát triển du lịch sinh thái là một hình thức của chính sách kinh tế - xã hội. Do đó, có thể hiểu “chính sách phát triển du lịch sinh thái là 18
  20. tổng hòa các quan điểm, mục tiêu, định hướng, các công cụ, biện pháp mà nhà nước sử dụng để phát triển hoạt động du lịch sinh thái trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.2. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác DLST là loại hình du lịch gắn bó với thiên nhiên (Nature - Based tourism). Tuy nhiên, trong hoạt động của loại hình DLST bao gồm cả tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương. Các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, tham quan,...chủ yếu đưa con người về với thiên nhiên, còn việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho khách du lịch về bảo vệ môi trường sinh thái, văn hóa cộng đồng địa phương là rất hạn chế. Tuy nhiên, nếu như trong hoạt động của loại hình du lịch này có gắn với thực hiện các nguyên tắc của DLST, bao gồm việc nâng cao nhận thức để du khách có trách nhiệm với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa cộng đồng, tạo việc làm và lợi ích cho người dân địa phương thì đã chuyển hóa thành một dạng của DLST. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2