intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Kỹ thuật xử lý chất thải

Chia sẻ: Vo Ngoc Hien | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:90

783
lượt xem
365
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo Kỹ thuật xử lý chất thải. Đây là kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại có nhiều ưu điểm hơn các kỹ thuật xử lý khác được sử dụng để xử lý chất thải nguy hại không thể chôn lấp mà có khả. Trong phần này sẽ trình bày các kỹ thuật sử dụngb để tái sinh, cô đặc và xử lý chất thải nguy hại đồng cũng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Kỹ thuật xử lý chất thải

  1. KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI
  2. PHÂN LOẠI  1. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI  2. XỬ LÝ KHÍ THẢI  3. QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI (CTNH)
  3. 1. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI  1.1. Các phương pháp xử lý nước thải a. Phương pháp xử lý cơ học b. Phương pháp xử lý hóa học c. Phương pháp xử lý hoá – lý d. Phương pháp xử lý sinh học.
  4. Phương pháp xử lý cơ học  Sử dụng để tách các chất không hoà tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Bao gồm các công trình sau: – Song chắn rác: lưới lọc dùng để giữ lại các cặn bẩn có kích thước lớn hoặc ở dạng sợi: giấy, vải, cành cây, lá cây, rác… sau đó rác được nghiền nhỏ, đổ trở lại trước song chắn rác hoặc chuyển tới nơi chôn lấp. – Bể lắng cát: tách các chất vô cơ có trọng lượng riêng lớn, chúng không có lợi cho các công trình xử lý phía sau. Sau đó cát được đem đi phơi. – Bể lắng tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng lượng riêng của nước thải. Chất nặng sẽ rơi xuống đáy, chất nhẹ sẽ nổi lên trên.
  5. Phương pháp xử lý cơ học – Bể vớt dầu mỡ: áp dụng khi nứơc thải có chứa dầu mỡ. – Bể lọc: tách các chất lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho nước thải đi qua lớp vật liệu lọc, chủ yếu áp dụng cho một số nước thải công nghiệp. Phương pháp xử lý cơ học: loại bỏ 60% tạp chất không hoà tan, 20%BOD.
  6. Phương pháp xử lý hóa học Đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó phản ứng với chất ô nhiễm. Tạo thành kết tủa lắng xuống đáy hay tạo thành chất hòa tan nhưng không gây độc hại.  Thường áp dụng cho xử lý nước thải công nghiệp.  Phương pháp trung hoà: áp dụng xử lý nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm về trạng thái trung tính pH = 6,5÷ 8,5. thực hiện bằng nhiều cách: trộn lẫn nước thải chứa acid và chứa kiềm; bổ sung thêm tác nhân hoá học; lọc nước qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hoà, hấp phụ khí chứa acid bằng nước thải chứa kiềm.
  7. Phương pháp xử lý hóa học  Phương pháp keo tụ: làm trong và khử màu nước thải bằng cách dùng chất keo tụ và chất trợ keo tụ để liên kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và keo có trong nước thải thành bông có kích thước lớn hơn.  Phương pháp ozone hoá: xử lý chất hữu cơ hoà tan và dạng keo.  Phương pháp điện hoá học: phá hủy hợp chất độc hại có trong nước thải bằng cách oxy hoá điện hóa trên cực anốt hoặc dùng để phục hồi các chất quý.
  8. Phương pháp xử lý hoá – lý  Hấp phụ: tách chất hữu cơ và khí hoà tan ra khỏi nước thải bằng cách tập trung những chất đó trên bề mặt chất rắn, hoặc bằng tương tác giữa các chất bẩn hoà tan với chất rắn.  Trích ly: tách chất ô nhiễm khỏi nước thải bằng cách bổ sung một chất dung môi không hoà tan vào nước, nhưng độ hoà tan của chất bẩn trong dung môi cao hơn trong nước.  Chưng bay hơi: chưng nước thải để các chất ô nhiễm cùng bay hơi, sau đó ngưng tụ, hơi nước và chất bẩn dễ bay hơi sẽ hình thành từng lớp riêng biệt và do đó dễ dàng tách riêng chúng ra.
  9. Phương pháp xử lý hoá – lý  Tuyển nổi: tách các tạp chất bằng cách tạo cho chúng khả năng dễ nổi lên mặt nước khi bám theo bọt khí.  Trao đổi ion: thu hồi cation và anion bằng các chất trao đổi ion.  Màng: tách các chất ô nhiễm khỏi các hạt keo
  10. Phương pháp xử lý sinh học. Dựa vào khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy - oxy hoá các chất hữu cơ ở dạng keo và lơ lửng. Những công trình xử lý sinh học phân thành 2 nhóm:  Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học, … quá trình diễn ra chậm.  Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo: bể lọc sinh học (bể biophin), bể làm thoáng sinh học (aeroten). Qúa trình xử lý diễn ra nhanh hơn. Khử trùng đạt 99,9%. Xử lý BOD tới 90÷95%.
  11. 1. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI  1.2. Các công đoạn xử lý nước thải – Tiền xử lý hay xử lý sơ bộ. – Xử lý sơ cấp hay xử lý bậc I – Xử lý thứ cấp hay xử lý bậc II – Khử trùng. – Xử lý cặn. – Xử lý bậc III
  12.  Liên quan giữa nguồn cấp và xử lý nước thải
  13. Tiền xử lý hay xử lý sơ bộ.  Nhiệm vụ: bảo vệ máy bơm, loại bỏ cặn nặng, vật nổi cản trở cho các công trình xử lý phía sau. Bao gồm các công trình sau: – Song chắn rác – Máy nghiền cắt vụn rác – Bể lắng cát, bể vớt dầu mỡ. – Bể làm thoáng sơ bộ. – Bể điều hoà chất lượng và lưu lượng
  14. Máy nghiền rác
  15. Bể lắng cát
  16. Xử lý sơ cấp hay xử lý bậc I  Lắng để loại bỏ bớt cặn lơ lửng.  Các loại bể lắng: bể lắng hai vỏ, bể tự hoại, bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng radian…  Kết qủa là loại bỏ được một phần cặn lơ lửng, các chất nổi như váng dầu mỡ… và phân hủy cặn lắng ở phần dưới các công trình ổn định cặn.
  17. Xử lý thứ cấp hay xử lý bậc II Xử lý sinh học: phân huỷ hiếu khí các chất hữu cơ, chuyển chất hữu cơ có khả năng phân hủy thành các chất vô cơ và hữu cơ ổn định kết thành bông cặn để loại bỏ ra khỏi nước thải. – Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên. – Xử lý trong điều kiện nhân tạo.
  18. Khử trùng  Khử trùng để đảm nước thải trước khi thải ra nguồn không còn vi trùng, virus gây và truyền bệnh, khử mùi, khử màu và giảm nhu cầu oxy hoá của nguồn tiếp nhận.  Có thể xừ trùng sau xử lý sơ bộ nếu điều kiện vệ sinh cho phép, thông thường là sau xử lý thứ cấp.  Khử trùng có nhiều phương pháp: bằng Clo, ozone, tia cực tím…
  19. Xử lý cặn.  Cặn lắng từ công trình xử lý sơ bộ, xử lý thứ cấp còn chứa nhiều nứơc và chất hữu cơ cần được xử lý.  Các phương pháp xử lý cặn: – Cô đặc cặn hay nén cặn. – Ổn định cặn. – Sân phơi bùn. – Làm khô bằng cơ học. – Đốt cặn trong lò thiêu.
  20. Xử lý bậc III  Sau xử lý thứ cấp nhằm nâng cao chất lượng nước để tái sử dụng hoặc thải vào nguồn tiếp nhận với yêu cầu vệ sinh cao.  Xử lý bằng các phương pháp sau: – Lọc cát, lọc nổi, lọc qua màng để lọc trong nước, lọc qua than hoạt tính để ổn định chất lượng nước. – Xử lý hoá chất để ổn định chất lượng nước. – Dùng hồ sinh học để xử lý thêm…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2