intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: Cần phải có chế tài phù hợp

Chia sẻ: Quoc Hung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

562
lượt xem
133
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong 6 tháng đầu năm 2006, doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp vụ cháy của toàn thị trường đạt khoảng 360 tỷ đồng, tăng trưởng tương đối ổn định, đạt 20% so với cùng kỳ năm trước. Theo nhận xét của ông Đào Mạnh Dương, Phó phòng tái bảo hiểm phi hàng hải, Tổng Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE), mặc dù các tổn thất về bảo hiểm cháy trên thị trường có xu hướng giảm song nguy cơ xảy ra các vụ cháy lớn là luôn luôn tiềm ẩn. Việc ra...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: Cần phải có chế tài phù hợp

  1. Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: Cần phải có chế tài phù hợp Cuối cùng sau hơn 20 lần dự thảo, Nghị định số 130/2006/NĐ-CP Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã được ban hành vào ngày 8/11/2006. Đây là khung pháp lý đầu tiên dành riêng để điều chỉnh lĩnh vực bảo hiểm cháy, nổ vốn chưa được mọi người quan tâm một cách đúng mức. Trong 6 tháng đầu năm 2006, doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp vụ cháy của toàn thị trường đạt khoảng 360 tỷ đồng, tăng trưởng tương đối ổn định, đạt 20% so với cùng kỳ năm trước. Theo nhận xét của ông Đào Mạnh Dương, Phó phòng tái bảo hiểm phi hàng hải, Tổng Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE), mặc dù các tổn thất về bảo hiểm cháy trên thị trường có xu hướng giảm song nguy cơ xảy ra các vụ cháy lớn là luôn luôn tiềm ẩn. Việc ra đời nghị định mới này sẽ là một tín hiệu khả quan cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm cháy Việt Nam, là cơ hội làm tăng doanh thu cho các DN bảo hiểm trong thời gian tới. Tuy nhiên, vấn đề còn lại là phải có chế tài phù hợp để những biểu phí hoặc Nghị định mới được triệt để áp dụng. Theo quy định tại Nghị định mới, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại các DN bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này cũng được Nhà nước khuyến khích mua bảo hiểm cháy, nổ trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan. Đối với những trường hợp phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có đặc thù riêng là nhà ở tập thể, nhà chung cư sẽ có hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung hoặc loại bỏ khỏi danh mục có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này. Tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm: nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo; máy móc thiết bị; các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác mà giá trị của nó tính được thành tiền. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền của theo giá thị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Trường hợp không xác định được giá trị thường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thoả thuận. Cũng trong Nghị định mới này, hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được quy định rõ các nội dung chính. Hợp đồng này là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và DN bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, DN bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện cháy, nổ. Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ 15 nguyên nhân cụ thể mà DN bảo hiểm không có nghĩa vụ bồi thường nếu thiệt hại. Đó là động đất, núi lửa phun hay những biến động khác của thiên nhiên; tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lýn có dùng nhiệt; sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ; nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ; thiệt hại xảy ra đối với máy móc, thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh; hoặc những thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm; những thiệt hại cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ; hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hoá đó được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo quy định; tiền, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế, trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Riêng với chất nổ sẽ được bảo hiểm trừ khi được xác nhận là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá trách nhiệm bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải. Những thiệt hại do cháy, nổ gây ra cho bên thứ ba. Những thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính. Những thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thoả thuận. Đối với những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nêu trên, nếu bên mua bảo hiểm có nhu cầu bảo hiểm và DN bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm thì các bên vẫn có thể giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ sung cho những sự kiện đó. Khi có thiệt hại do cháy, nổ xảy ra, DN bảo hiểm và bên mua bảo hiểm cung phối hợp xác định thiệt hại. Trường hợp DN bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thống nhất được giá trị thiệt hại thì một trong hai bên hoặc cả hai bên có quyền mời cơ quan, tổ chức có chức năng đánh giá tài sản, thẩm định thiệt hại. Nguồn: TBKTVN, IIC cập nhật 14/11/2006
  2. Bảo hiểm cháy nổ: Vì sao chưa được coi trọng? Nguy cơ cháy nổ luôn hiện hữu và thảm họa có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Trên cả nước, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng như vụ cháy Trung tâm thương mại quốc tế ITC (TP.HCM), chợ Lớn Quy Nhơn... Hậu quả tàn khốc của hỏa hoạn sẽ không lớn như đã xảy ra nếu doanh nghiệp, người dân có ý thức cao trong việc mua bảo hiểm cháy nổ (BHCN). Vì sao vấn đề quan trọng này vẫn chưa được quan tâm đúng mức? Chỉ có hơn 10% doanh nghiệp mua bảo hiểm Theo thống kê của Vụ Bảo hiểm (Bộ Tài chính), từ năm 2002 - 2006 trong cả nước đã xảy ra 11.795 vụ cháy gây thiệt hại hơn 1.710 tỉ đồng. Trong đó bảo hiểm đền bù hơn 600 tỉ đồng, tức chỉ hơn 40% tổng thiệt hại. Ông Nguyễn Thế Hoán, Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất - thương mại Toàn Mỹ cho biết: "Việc mua BHCN rất cần thiết đối với bất kỳ DN sản xuất kinh doanh nào. Đã từng chứng kiến một vụ hỏa hoạn nên tôi biết thiệt hại từ hỏa hoạn, cháy nổ là vô cùng lớn. Chi phí mua BHCN không là gì so với thiệt hại. Hiện nay công ty chúng tôi vẫn mua bảo hiểm với giá trị lớn hằng năm để tránh thiệt hại một khi xảy ra sự cố". Ông Trần Mạnh Tâm, Trưởng phòng Thương mại Công ty Elf gaz Saigon cũng cho biết: "Công ty chúng tôi đang mua bảo hiểm của Bảo Việt với trị giá hợp đồng hằng năm lên đến 10 triệu USD, bao gồm bảo hiểm cơ sở vật chất của công ty lẫn quyền lợi của người tiêu dùng khi sử dụng bình gas của Elf gaz. Chúng tôi luôn đặt vấn đề BHCN lên hàng đầu nên đã mua bảo hiểm từ 4-5 năm nay"... Tuy nhiên trên thực tế, số lượng DN có ý thức cao trong việc mua BHCN không nhiều. Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng Hỏa hoạn và rủi ro hỗn hợp của Bảo Việt (1 trong 25 công ty khai thác BHCN) cho biết: "Chúng tôi đã phục vụ được 3.000 khách hàng mua BHCN". Nhưng theo tính toán của ông Đức, cả nước có khoảng 60.000 DN, chưa kể số khách hàng là người dân thuộc diện mua BHCN, song các công ty bảo hiểm mới chỉ bán được sản phẩm cho 7.000 - 8.000 DN. Còn theo ông Trần Kim Khánh, Trưởng phòng Bảo hiểm tài sản và kỹ thuật (Tổng công ty cổ phần Bảo Minh): "Doanh thu bảo hiểm tài sản, trong đó có BHCN của chúng tôi năm 2006 mới chỉ ở con số 190 tỉ đồng". Ông Khánh cho hay mới chỉ có khoảng 2-3% cơ quan hành chính nhà nước, 10% DN nhà nước, trên 50% DN có vốn đầu tư nước ngoài tham gia BHCN. Ông Phạm Sinh Thành, Phó phòng tài sản kỹ thuật (Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - PJICO) cũng cho biết doanh thu 6 tháng đầu năm 2007 của công ty trong lĩnh vực BHCN chỉ ước đạt khoảng 28 tỉ đồng. Khách hàng của công ty chủ yếu là các DN đầu tư nước ngoài và DN nhà nước. Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh thu "BHCN và mọi rủi ro" năm 2006 là 637 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ cháy nổ đạt 517 tỉ đồng, dù tăng 22,5% so với cùng kỳ nhưng cũng là một kết quả hết sức khiêm tốn. Đó là đối với doanh nghiệp. Còn người dân là khách hàng mua BHCN rất không đáng kể, chủ yếu là do không quen với việc bảo hiểm tài sản và ngại gặp phiền hà trong việc thanh toán tiền bảo hiểm khi rủi ro xảy ra. Ngày 8.11.2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 130 quy định chế độ BHCN bắt buộc. Tuy nhiên, theo các công ty bảo hiểm thì dù đã có Nghị định bắt buộc mua BHCN nhưng do chưa có chế tài cụ thể nên chủ tài sản thực hiện chưa triệt để. Bảo hiểm tài sản nói chung, trong đó có BHCN, đang là một thị trường hết sức rộng lớn chưa được khai thác. Vấn đề là phải có một chiến lược tuyên truyền thật rộng rãi để doanh nghiệp và người dân nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thân của bảo hiểm để thay đổi thói quen "tự chịu rủi ro" từ bao đời nay. Bùi Trần - Trung Bảo Bảo hiểm bỏ ngỏ, tiểu thương chợ Lớn Quy Nhơn lãnh đủ Theo thống kê sơ bộ, chợ Lớn Quy Nhơn bị hỏa hoạn gây thiệt hại hơn 120 tỉ đồng. Gần 1.000 hộ tiểu thương lâm cảnh điêu đứng, gặp rất nhiều khó khăn khi tái lập hoạt động kinh doanh, buôn bán. Do không mua BHCN, toàn bộ thiệt hại đều dồn lên các tiểu thương. Một số doanh nghiệp (DN) thuê mặt bằng sản xuất tại khu vực chợ đối mặt với nguy cơ phá sản. Điển hình là Công ty TNHH may xuất khẩu Trường Thành với số tiền thiệt hại lên đến gần 4 tỉ đồng. Trước khi xảy ra hỏa hoạn, công ty này và Ban quản lý (BQL) chợ Lớn Quy Nhơn ký kết hợp đồng thuê dịch vụ bảo vệ có điều khoản ghi rõ: BQL chợ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho DN nếu để xảy ra cháy nổ. Tuy nhiên, BQL chợ hoàn toàn không có khả năng
  3. bồi thường (hiện một số người đã bị khởi tố, bắt tạm giam). Theo phản ánh của bà con tiểu thương, phía bảo hiểm không "mặn mà" lắm với việc bảo hiểm ở chợ vì lợi nhuận ít mà rủi ro cao. Chị Phạm Thị Hạnh, một tiểu thương bị thiệt hại gần 1 tỉ đồng trong vụ cháy chợ Lớn Quy Nhơn nói rằng: "Trước khi xảy ra vụ cháy, tiểu thương đã nhiều lần kiến nghị với BQL chợ về việc mua bảo hiểm nhưng được BQL chợ trả lời rằng công ty bảo hiểm không bán. Chúng tôi chưa biết nguyên nhân vì sao nhưng hậu quả thì tiểu thương chúng tôi lãnh đủ". Trung tá Trần Xuân Chí, Phó trưởng Phòng cảnh sát PCCC nhìn nhận: “Khách quan mà nói, phía các công ty bảo hiểm cũng còn e ngại vì hoạt động kinh doanh ở chợ rất dễ xảy ra cháy, nổ; nguy cơ bồi thường thiệt hại cao". Sau khi vụ cháy chợ Lớn Quy Nhơn xảy ra, UBND tỉnh Bình Định đã có công văn chỉ đạo UBND các huyện, thành phố chủ trì phối hợp với Sở Thương mại, chỉ đạo BQL chợ trên địa bàn tỉnh tham gia bảo hiểm; đồng thời vận động tiểu thương buôn bán ở chợ tham gia BHCN theo quy định. Tuy nhiên, công văn ký ban hành ngày 31.12.2006 nhưng đến nay, kết quả thực hiện hết sức èo uột. 100% các chợ không mua BHCN. Trao đổi với PV Thanh Niên, trung tá Trần Xuân Chí cho biết thêm: 6 tháng đầu năm 2007, tỉnh Bình Định xảy ra 21 vụ cháy (tăng 6 vụ so với cùng kỳ năm trước), gây thiệt hại hàng tỉ đồng. Phần lớn các trường hợp gặp rủi ro cháy, nổ trong nhân dân đều không mua bảo hiểm. Sau vụ cháy chợ Lớn Quy Nhơn, số lượng DN tham gia bảo hiểm có tăng hơn trước nhưng đến nay toàn tỉnh cũng chỉ có hơn 160 DN tham gia BHCN. Nguyên nhân một phần do Nghị định 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ BHCN bắt buộc được ban hành từ tháng 11.2006 đến nay vẫn chưa được địa phương triển khai rộng rãi. Ngọc Toàn - Đình Phú Một số vụ cháy lớn xảy ra từ đầu năm 2007 đến nay trên địa bàn TP.HCM 1. Ngày 1.1, tại Công ty cổ phần ghế VOGEL (số 12/60/151 ấp 4, xã Đông Thạnh, H.Hóc Môn) xảy ra cháy, thiêu rụi 2.000m2 phân xưởng, thiệt hại ước tính khoảng 7 tỉ đồng. 2. Ngày 21.2, Công ty TNHH Lập Cố (số 99 Lê Văn Việt, P.Tăng Nhơn Phú, Q.9) xảy ra cháy thiệt hại khoảng 7 tỉ đồng. 3. Ngày 3.3, Công ty TNHH DV SX Vĩnh Bình (P.Tân Hưng, Q.7) cháy 320m2 nhà xưởng, và 21 căn nhà thiêu rụi, thiệt hại hơn 2,5 tỉ đồng. 4. Ngày 27.3, Trung tâm thương mại Sài Gòn (37 Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Q.1): cháy kho chứa dụng cụ vệ sinh, thiệt hại 67.150 USD. 5. Ngày 31.5, DNTN Dy Khang (số 2C KCN Vĩnh Lộc A, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân) bị cháy, thiệt hại 19 tỉ đồng. 6. Ngày 30.6, Công ty TNHH Nhị Hà và Tân Việt Phát (số 66/2A Phan Văn Hớn, P.Tân Thới Nhất, Q.12) phát cháy, thiệt hại khoảng 20 tỉ đồng. Đàm Huy (ghi) Nguồn: Thanh Niên [23-7-2007]
  4. Tổng Thư Ký Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt Nam: Bảo hiểm cháy nổ: “Không dễ bán!” Ngày 28/7/2007, Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn thắc mắc không những từ phía doanh nghiệp bảo hiểm mà cả những đối tượng thuộc diện phải mua bảo hiểm bắt buộc. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi vừa có cuộc trao đổi với ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Những điểm chính cần lưu ý đối với quy định mới về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là gì, thưa ông? Chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quy định tại Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006, Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA ngày 24/4/2007 và Quyết định 28/2007/QĐ- BTC ngày 24/4/2007. Quyết định 28/2007/QĐ-BTC được đăng công báo ngày 14/7/2007 và có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 28/7/2007. Đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gồm các cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy nổ, mà cụ thể là người được sở hữu, được giao quản lý sử dụng, được kinh doanh khai thác các cơ sở nguy hiểm về cháy nổ. Đối tượng phải bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gồm các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam đã được cấp phép kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ bao gồm: sản xuất vật liệu nổ, khai thác chế biến dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hàng hóa khác cháy được có khối tích từ 5.000m3 trở lên, kho vật liệu nổ, dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt hóa lỏng, cảng xuất nhập vật liệu nổ, dầu mỏ sản phẩm dầu mỏ khí đốt hóa lỏng, cửa hàng kinh doanh xăng dầu khí đốt hóa lỏng, nhà máy điện trạm biến áp từ 110 kw trở lên, chợ kiên cố. Vậy khách hàng đã tham gia bảo hiểm cháy và mọi rủi ro thì có cần thiết phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nữa không, thưa ông? Theo tôi, khi đã tham gia bảo hiểm cháy và mọi rủi ro thì không cần phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, vì trong mọi rủi ro đã có rủi ro cháy nổ. Với trường hợp khách hàng thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc nhưng đã tham gia hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn hiệu lực của Quyết định 28 thì vẫn tiếp tục thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm đó, cho đến khi nào hết hạn hợp đồng cũ, khách hàng sẽ mua theo hợp đồng mới. Ông đánh giá thế nào về cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ sau khi Quyết định 28 có hiệu lực? Việc Nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc sẽ là một tín hiệu khả quan cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm cháy, nổ Việt Nam, là cơ hội tăng trưởng doanh thu cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian tới. Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc sẽ tăng lên rất nhiều. Cả nước hiện có khoảng 40 nghìn cơ sở buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Nếu tất cả các cơ sở này đều đóng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo đúng quy định thì doanh thu bảo hiểm cháy nổ của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tăng thêm 500 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn doanh thu này không đơn giản chút nào. Tại sao vậy, thưa ông? Theo tôi có ba lý do khiến cho việc khai thác tại các đơn vị bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới:
  5. Thứ nhất, danh sách các đơn vị phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại từng địa phương do cơ quan cảnh sát Phòng cháy chữa cháy ở địa phương đó giữ. Vấn đề là cần phải công khai danh sách này để bản thân đơn vị phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được rõ và cả các công ty bảo hiểm biết về đối tượng mình sẽ bán hàng. Thứ hai, nếu các đơn vị chưa có đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận của cảnh sát Phòng cháy chữa cháy hoặc có đủ điều kiện rồi mà cơ quan cảnh sát Phòng cháy chữa cháy chưa cấp giấy chứng nhận thì công ty bảo hiểm cũng không thể bán bảo hiểm được. Thứ ba, có rất nhiều đơn vị thuộc diện có nguy cơ cháy nổ cao và bắt buộc phải mua bảo hiểm nhưng lại hoạt động dựa trên ngân sách Nhà nước. Trong kinh phí hoạt động của các đơn vị này, kinh phí dành cho việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc chưa có hướng dẫn và chưa được phân bổ nên ít nhất trong 6 tháng cuối năm 2007 các đơn vị này không lấy đâu ra nguồn tiền để mua. Vậy với vai trò cầu nối, Hiệp hội Bảo hiểm có những giải pháp gì giúp doanh nghiệp giảm bớt những khó khăn này? Hiệp hội đang tiếp tục tập hợp các ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp và người tham gia bảo hiểm để cùng với Vụ Bảo hiểm, Cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy hoàn thiện hơn chế độ bảo hiểm bắt buộc này. Hiệp hội cũng sẽ sẵn sàng xử lý những gì bức xúc có thể xảy ra trong quá trình triển khai vì quy định mới nào khi đi vào thực tế sẽ có nhiều cái vấp. Nguồn: VnEconomy [30-7-2007]
  6. “Sẽ xử phạt nếu không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc” Với Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, xem như văn bản pháp lý cuối cùng trong hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm cháy nổ (Luật, Nghị định, Thông tư) coi như hoàn tất. Liệu rằng với một khung pháp lý bao gồm cả chế tài xử phạt đầy đủ như vậy, thì sẽ có nhiều người tham gia hơn và nhờ đó ngăn ngừa được hạn chế tổn thất? Cuộc trao đổi giữa TBKTVN với ông Trịnh Thanh Hoan, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm dưới đây đã phần nào giải quyết băn khoăn này. Thưa ông, thiệt hại do cháy nổ ở Việt Nam đã đến mức báo động chưa? Theo số liệu thống kê năm 2006 của Hiệp hội quốc tế về hỏa hoạn tại Geneve (Thụy Sỹ), hàng năm, tổn thất trực tiếp do cháy, nổ ở các nước phát triển trên thế giới chiếm khoảng 0,1-0,3% GDP. Ví dụ ở Mỹ năm 2004 thiệt hại trực tiếp do cháy, nổ chỉ là 13 tỷ USD nhưng nếu tính cả thiệt hại gián tiếp khác thì tổng thiệt hại do cháy, nổ là 200 tỷ USD tương đương với 2% GDP. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2002 đến năm 2006 xẩy ra 11.795 vụ cháy, thiệt hại ước tính 1.710 tỷ đồng. Tuy nhiên đây mới chỉ là số thiệt hại đã thống kê được và trên thực tế nếu tính toán đầy đủ thì số thiệt hại có thể còn lớn hơn rất nhiều. Mặc dù số thiệt hại do cháy xẩy ra rất lớn nhưng qua kết quả khảo sát tại một số địa phương cho thấy số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tham gia mua bảo hiểm cháy, nổ còn rất thấp, mới đạt khoảng 20 đến 30% số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Trong các năm 2002 – 2006, số tiền bồi thường thiệt hại về bảo hiểm cháy, nổ mới đạt hơn 600 tỷ đồng và bảo hiểm cháy, nổ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, mới bù đắp khoảng 40% số thiệt hại. Từ đó dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn trong việc khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và đảm bảo tài chính. Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp cũng như các cá nhân chưa tham gia mua bảo hiểm cháy nổ? Nguyên nhân dẫn đến nhiều cơ sở bị thiệt hại và không tham gia bảo hiểm cháy, nổ xuất phát từ 4 nguyên nhân. Thứ nhất, các doanh nghiệp bảo hiểm còn “kén cá chọn canh” ở những nơi rủi ro cao không nhận bảo hiểm như các chợ, các xưởng sản xuất vật liệu dễ cháy... còn doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sợ tăng giá thành dẫn đến khi bị hoả hoạn mới nghĩ tới mua bảo hiểm thì đã quá muộn. Ý thức tự giác tham gia mua bảo hiểm cháy, nổ thấp và điều này xuất phát từ công tác tuyên truyền về bảo hiểm cháy, nổ chưa được quan tâm đúng mức, tổ chức và cá nhân chưa thấy được lợi ích của việc mua bảo hiểm cháy, nổ. Thứ hai, sự phối hợp giữa doanh nghiệp bảo hiểm với Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy chưa thực sự chặt chẽ trong các khâu kiểm tra các cơ sở về phòng cháy, chữa cháy và tham gia bảo hiểm cháy, nổ của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Thứ ba, đề phòng hạn chế tổn thất cháy, nổ chưa được chú trọng đúng mức. Qua khảo sát cho thấy nhiều cơ sở còn chưa chú trọng đến việc trang bị phương tiện để đề phòng hạn chế tổn thất, đội ngũ chữa cháy tại cơ sở chưa chuyên nghiệp, nội quy phòng cháy chữa cháy mang nặng tính hình thức, phần lớn cán bộ công nhân viên chưa quan tâm hoặc không thực thiện nội quy. Thứ tư, thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy chưa đáp ứng được yêu cầu. Qua kết quả khảo sát phương tiện, thiết bị của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy còn thiếu nghiêm trọng, số xe Zil trước năm 1975 còn chiếm đa số. Các xe chuyên dùng như xe thang, xe bơm, xe đục phá tường, xe chở bột chữa cháy có rất ít.
  7. Thưa ông, trong khi nhiều người không mua bảo hiểm cháy nổ thì trên thực tế, cũng có trường hợp công ty bảo hiểm lại từ chối bán bảo hiểm cháy nổ cho doanh nghiệp và cá nhân. Tại sao lại như vậy? Những người không tham gia bảo hiểm cháy nổ (nếu thuộc diện bắt buộc) thì sẽ xử lý thế nào? Trong quy định mới, có ghi rõ trách nhiệm của nhà bảo hiểm là không được từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã đáp ứng các điều kiện về phòng cháy chữa cháy và được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy xác nhận. Việc bán bảo hiểm phải theo quy tắc, điều khoản, biểu phí qui định tại Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007. Nếu không tuân thủ sẽ bị xử phạt theo qui định tại Điều 17 Nghị định 118/2003/NĐ-CP. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có cơ sở chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua bảo hiểm thì trách nhiệm thuộc về người đứng đầu. Tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm: nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo, máy móc thiết bị, các loại hàng hóa, vật tư, tài sản khác mà giá trị của nó tính được thành tiền. Đồng thời, doanh nghiệpbảo hiểm chỉ bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi bên mua bảo hiểm đã đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy tức là bên mua bảo hiểm đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy hoặc lập biên bản xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Nguồn: TBKTVN [18-6-2007]
  8. Bộ Tài chính ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc Ngày 24/4/2007, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Theo đó, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (quy định bởi Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04-4-2003 của Chính phủ) có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Quy tắc này. Ngoài ra, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền sẽ tiến hành giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định độc lập. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi bên mua bảo hiểm cư trú chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên... Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. Thời hạn yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm là 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ) 1. Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hoá khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 2. Kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt hoá lỏng; cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt hoá lỏng. 3. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng. 4. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên. 5. Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 6. Nhà ở tập thể, nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 7. Bệnh viện tỉnh, bộ, ngành; các cơ sở y tế khám chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên. 8. Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên, vũ trường, câu lạc bộ trong nhà, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và phục vụ công cộng khác trong nhà có diện tích từ 200 m2 trở lên; sân
  9. vận động 5.000 chỗ ngồi trở lên. 9. Nhà ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thuỷ, bến xe khách cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe ôtô trở lên; nhà ga hành khách đường sắt loại 1, loại 2 và loại 3; ga hàng hoá đường sắt loại 1 và loại 2. 10. Cơ sở lưu trữ, thư viện, bảo tàng, di tích lịch sử, nhà hội chợ, triển lãm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 11. Cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông cấp tỉnh trở lên. 12. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy mô khu vực và quốc gia thuộc mọi lĩnh vực. 13. Kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hoá vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; bãi hàng hoá, vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên. 14. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m3 trở lên. 15. Hầm mỏ khai thác than và các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm có chiều dài từ 400 m trở lên; công trình trong hang hầm trong hoạt động có sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 16. Cơ sở và công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xẩy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khối tích của toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quá trình hoạt động thường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên; b) Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 610C với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 610C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên; c) Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65 g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên; các chất rắn, hàng hoá, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg trên một mét vuông sàn trở lên; d) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên; đ) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với ô xy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên. (Tổng hợp từ VietLaw)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2