intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo vệ trâu, bò trong vụ Đông - Xuân ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Chia sẻ: Nguyen CCC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

108
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vụ đông xuân là một trong 2 vụ sản xuất chính về nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc, diễn ra từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch năm sau. Trong thời gian này, thời tiết luôn lạnh giá kéo theo mưa phùn ẩm ướt trong các đợt gió mùa đông bắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo vệ trâu, bò trong vụ Đông - Xuân ở các tỉnh miền núi phía Bắc

  1. Bảo vệ trâu, bò trong vụ Đông - Xuân ở các tỉnh miền núi phía Bắc Vụ đông xuân là một trong 2 vụ sản xuất chính về nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc, diễn ra từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch năm sau. Trong thời gian này, thời tiết luôn lạnh giá kéo theo mưa phùn ẩm ướt trong các đợt gió mùa đông bắc. Đây cũng là thời vụ mà trâu, bò phải làm việc nhiều. Hơn nữa thức ăn trong vụ đông cho trâu, bò, nhất là thức ăn xanh thường khan hiếm. Như vậy, do thiếu thức ăn, làm việc nặng nhọc trong điều kiện thời tiết lạnh ẩm kéo dài, đàn trâu, bò ở các tỉnh miền Bắc bị gầy, yếu, giảm sức đề kháng và thường bị chết nhiều và bị bệnh vào các tháng cuối mùa đông và đầu mùa xuân (tháng 12 đến tháng 2 năm sau). Để bảo vệ tốt đàn trâu, bò, bà con nông dân cần khẩn trương thực hiện các biện pháp sau: 1/ Giải quyết thức ăn cho trâu, bò: Các gia đình đã thường dự trữ rơm, cỏ khô cho trâu, bò, nhưng cũng cần kiểm tra, tính toán xem lượng rơm, cỏ khô đã đủ chưa và cần để nơi khô ráo, che phủ kín để tránh mốc, hỏng. Đặc biệt, bà con nông dân không nên dùng rơm, cỏ khô để đun khi mà thức ăn dự trữ cho trâu, bò chưa đủ. Trong những ngày trâu, bò làm việc nặng nhọc cần bồi dưỡng thêm thóc hoặc cám khoảng 2-3 kg/ngày. ở một số địa phương, bà con nông dân có kinh nghiệm thái cây chuối, trộn với cám ngô, cám gạo bồi dưỡng cho trâu, bò khi làm việc mệt.
  2. 2/ Sửa sang lại chuồng trại kín, ấm cho trâu, bò: Hiện nay vẫn còn khoảng 30% số hộ nuôi trâu, bò ở miền núi có tập quán nhốt trâu, bò ở dưới nhà sàn hoặc nuôi trâu, bò trong các chuồng sơ sài, trống trải, có gia đình để phân trong chuồng trâu, bò hàng tuần mới thu dọn, làm cho chuồng lạnh, ẩm. Chuồng trại như trên đều không hợp cách nên chúng ta cần kiểm tra lợp lại mái, che phên kín ấm quanh chuồng và hàng ngày cho dọn vệ sinh, làm cho chuồng kín ấm, khô sạch. Thực hiện được như vậy sẽ góp phần phòng nhiễm một số bệnh cho trâu, bò trong vụ đông, xuân, trong đó có bệnh cước chân và giun đũa ở bê nghé non. 3/ Phát hiện sớm và phòng trị tích cực dịch bệnh cho đàn trâu, bò trong vụ đông-xuân: Trong điều kiện thời tiết lạnh ẩm ở các tỉnh phía Bắc, trâu, bò thường phát sinh một số bệnh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ đàn trâu, bò. Bệnh cước chân thường xuất hiện trong các đàn trâu, bò trong các đợt gió mùa đông bắc, nhiệt độ ngoài trời xuống thấp từ 7-120C, có kèm theo mưa phùn. Thời tiết lạnh ẩm sẽ làm cho hệ mao mạch ngoại vi, đặc biệt là mao mạch ở ở chân trâu, bò co thắt lại, gây tắc nghẽn, làm cho chân trâu, bò sưng lên đau đớn, không đi lại được và phải nghỉ cày kéo. Biện pháp điều trị chủ yếu là: Rửa sạch chân trâu, bò bằng nước ấm có pha muối khoảng 5-10%, lau khô, xoa bóp bằng 1 trong các loại dầu: Dầu cao bạc hà, dung dịch Salicylatemêthin, dầu Trường Sơn hoặc gừng giã nhỏ. Kết hợp xoa bóp, các gia đình cần báo cho cán bộ thú y đến điều trị bằng các loại thuốc trợ sức, điều hoà tim mạch như: Long não nước hoặc cafein và dùng kháng sinh điều trị khi chân đã bị lở loét, nhiễm trùng. Phòng bệnh tốt nhất là những ngày thời tiết lạnh dưới 120C, không cho trâu, bò ra đồng làm việc. Trong điều kiện sức đề kháng của trâu, bò bị giảm thấp do điều kiện thời tiết lạnh, ẩm, bệnh tụ huyết trùng thường phát sinh vào mùa xuân, đầu mùa hè. Bệnh thể hiện: Trâu,
  3. bò thở khó do viêm phổi cấp, đặc biệt nguy hiểm là nhiễm trùng máu, làm cho trâu, bò chết rất nhanh. Nhiều trường hợp, bệnh tiến triển quá nhanh, người ta chưa kịp phát hiện được dấu hiệu lâm sàng thì trâu, bò đã chết ngay trong chuồng. Khi phát hiện trâu, bò đi lại chậm chạp, niêm mạc mắt đỏ, sốt cao, thở khó thì các gia đình chăn nuôi phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở đến điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu: Strepto-mycin, Kanamycin theo đúng liệu trình; đồng thời phải cách ly châu, bò ốm để tránh lây lan sang trâu, bò khoẻ. Một số trâu, bò bị nhiễm tiên mao trùng do ruồi mong mang mầm bệnh đốt trong mùa hè và mùa thu chưa phát bệnh vì thời tiết còn ấm áp và thức ăn đầy đủ. Đến vụ đông-xuân, phải làm việc nặng trong điều kiện thức ăn thiếu, thời tiết lạnh, sức đề kháng giảm, bệnh của trâu bò sẽ phát ra, ở thể cấp tính, làm cho trâu, bò chết với tỷ lệ cao. Trâu, bò bệnh thể hiện gầy yếu, sốt cao 41-420C, bỏ ăn, đi lại chậm chạp, liệt chân, phù thũng chân và chết trong tình trạng kiệt sức do độc tố của tiên mao trùng trong quá trình ký sinh đã tiết vào trong máu của trâu, bò gây nhiễm độc thần kinh và toàn thân. Khi phát hiện dấu hiệu lâm sàng của trâu, bò nghi mắc bệnh thì nên mời cán bộ thú y xã đến khám và điều trị bằng 1 trong 3 loại hoá dược sau: Naganin dùng liều 0,02g/kg thể trọng (tiêm 2 liều), azidin dùng liều 0,03-0,05g/kg thể trọng, Trypamidin dùng liều 0,001g/kg thể trọng theo đúng liệu trình. Nếu trâu, bò bệnh được phát hiện sớm, điều trị đúng liệu trình, chăm sóc tốt tỷ lệ khỏi bệnh đạt 90-100%. Bệnh giun đũa của bê nghé non cũng phát sinh nhiều trong vụ đông xuân và gây nhiều thiệt hại: Tỷ lệ mắc bệnh của bê, nghé ở các huyện miền núi và trung du thường rất cao: 30-40%. Bệnh do giun đũa ký sinh ở ruột non
  4. bê nghé từ 1-5 tháng tuổi, gây "hội trứng ỉa chảy, phân trắng", làm cho bê, nghé suy yếu, còi cọc, chết với tỷ lệ cao (60-70% số bê, nghé bị bệnh, nếu không điều trị). Điều trị tốt nhất bằng Tetramisol với liều 15mg/kg thể trọng, kết hợp với các thuốc chữa ỉa chảy. Theo: Báo Nông nghiệp Việt Nam
  5. Phương pháp chống rét cho trâu, bò Thời tiết khô nóng hoặc rét đậm kéo dài có những tác động không nhỏ đến đàn gia súc. Để chủ động đối phó và giảm thiểu thiệt hại, người chăn nuôi nên kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và phương pháp hiện đại để phòng chống rét cho trâu, bò. Chủ động thức ăn thô xanh Cần chuẩn bị thức ăn ủ chua (rơm ủ xanh; dây khoai lang; ngọn, lá sắn; thân, lá chuối; dây lạc; thân, lá ngô ủ chua ngay sau khi thu hoạch,...), thức ăn phơi khô (rơm, rạ, cỏ khô, bột lá rau các loại,...) từ đầu mùa đông. Nên xây hầm ủ phù hợp với nhu cầu của đàn gia súc và dựng kho chứa thức ăn khô đủ cho cả đàn ăn trong 3 - 4 tháng. Tăng lượng thức ăn tinh trong khẩu phần Để giúp trâu, bò tăng sức chịu đựng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhất là trong thời gian dài, người chăn nuôi cần chú ý bổ sung thêm thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bột hoặc sắn lát, cháo muối, cháo ngũ cốc hòa đường. Cho trâu, bò uống nước ấm, nước muối, nước gừng, các loại đá liếm, bột xương,... Chú ý, có thể cho trâu, bò ăn các loại lá, củ, quả cây có dược tính nóng ấm.
  6. Nâng cấp chuồng trại và chuyển đổi phương thức chăn nuôi Hạn chế việc chăn thả rông trâu, bò trong những ngày trời lạnh. Xây dựng chuồng trại theo hướng kiên cố để chăn nuôi ổn định, lâu dài. Nên xây chuồng theo hướng Đông Nam, tránh gió lùa, mưa tạt và bị nắng xối lâu. Chuồng có hệ thống thoát chất thải, nền luôn khô ráo, sạch sẽ, có chất độn chuồng sạch, không trơn trượt, ẩm mốc. Khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 120C: Không nên chăn thả và sử dụng sức kéo của trâu, bò. Cung cấp thức ăn tại chuồng. Gia cố chuồng trại như dùng bạt dứa, tấm nylon lớn hoặc các vật liệu khác để che kín chuồng. Tích cực sưởi ấm Thắp bóng điện công suất lớn, ủ trấu, đốt lửa, dùng máy sưởi trong chuồng. Nên mặc áo rơm, áo bao tải đay, bao tải dứa, chăn len, chăn bông cho trâu, bò. Phòng dịch Cách ly, chăm sóc tốt trâu, bò yếu, ốm trong những ngày giá rét; tăng cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng 2-3 tuần/lần để hạn chế mầm bệnh phát triển. Triển khai tiêm phòng đầy đủ vắc-xin chống các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, nhiệt thán, suyễn,... Dùng các biện pháp Đông y.
  7. Mồi lửa vào một số huyệt để tăng cường sức đề kháng, chịu lạnh cho trâu, bò. Xoa bóp, day bấm huyệt đạo cũng có tác dụng tích cực trong phòng chống rét, đói cho trâu, bò trong mùa lạnh. Theo Nông nghiệp Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2