intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Corynespora gây rụng lá cây cao su

Chia sẻ: Thai Ngoc Khanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

146
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Triệu chứng bệnh Corynespora (dạng xương cá) gây rụng lá cây cao su Triệu chứng xuất hiện trên lá, cuống lá và chồi với những biểu hiện khác nhau: Trên lá: triệu chứng đặc trưng của bệnh là có vết bệnh màu đen hình dạng xương cá chạy dọc theo gân lá (Hình 1). Hiện nay, dạng đốm lá trở nên phổ biến với những đốm đen có kích thước 1-2 mm có quầng vàng nhạt sau đó lan rộng (Hình 2). Vết lan rộng gây chết từng phần lá, sau đó toàn bộ lá đổi màu vàng cam và rụng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Corynespora gây rụng lá cây cao su

  1. Bệnh Corynespora gây rụng lá cây cao su
  2. Triệu chứng bệnh Corynespora (dạng xương cá) gây rụng lá cây cao su Triệu chứng xuất hiện trên lá, cuống lá và chồi với những biểu hiện khác nhau: Trên lá: triệu chứng đặc trưng của bệnh là có vết bệnh màu đen hình dạng xương cá chạy dọc theo gân lá (Hình 1). Hiện nay, dạng đốm lá trở nên phổ biến với những đốm đen có kích thước 1-2 mm có quầng vàng nhạt sau đó lan rộng (Hình 2). Vết lan rộng gây chết từng phần lá, sau đó toàn bộ lá đổi màu vàng cam và rụng từng lá chét một. Sự xuất hiện của các triệu chứng bệnh tùy thuộc vào tính mẫn cảm của các dòng vô tính, điều kiện thời tiết. Trên chồi và cuống lá: vết nứt dọc theo chồi và cuống lá dạng
  3. hình thoi, có mủ rỉ ra sau đó hóa đen, vết bệnh có thể phát triển dài đến 20 cm gây chết chồi, chết cả cây. Trên gỗ có sọc đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên cuống lá có vết nứt màu đen chiều dài 0,5 - 3,0 mm. Phòng trị Không trồng các dòng vô tính mẫn cảm như: RRIC 103, RRIC 104, RRIM 725... Thuốc trừ nấm: dùng một trong các loại thuốc như hexaconazole (Anvil 5SC, Callihex 50SC…) nồng độ 0,15%; hoặc hỗn hợp của carbendazim và hexaconazole phối trộn theo tỷ lệ 1:1; hay thuốc đã phối trộn sẵn (Arivit 250SC, Vixazol 275SC…) nồng độ 0,2 - 0,3%. Cần chú ý phun mặt dưới lá với chu kỳ 10 - 14 ngày/lần, với số lần phun từ 2 - 3
  4. lần đến khi triệu chứng bệnh ngưng phát triển. Bón phân cân đối và đầy đủ. Ngoài lượng phân bón theo quy trình, vườn cây bị nhiễm bệnh cần tăng lượng phân kali hơn 25% để giúp cây cao su kháng bệnh. Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên tại Sierra Leon vào năm 1936 (Wei, 1950), tiếp theo nó xuất hiện ở Ấn Độ (1961), Malaysia (1961), Nigeria (1969), Indonesia (1983), Brazil, Sri Lanka và Thái Lan (1985), Bangladesh (1988), Cameroon (1996), VN (1999) và Trung Quốc (2007). Đến nay, bệnh đã xuất hiện ở hầu hết các nước trồng cao su trên thế giới. Ban đầu, bệnh Corynespora được xem không gây hại đáng kể và chỉ xuất hiện trên một vài dòng vô tính cao su. Càng ngày bệnh này càng trở nên nghiêm trọng và trở thành dịch ở nhiều quốc gia. Năm 1975, bệnh Corynespora gây hại trên dòng vô tính RRIM 725 làm rụng lá và chết cây, sau đó lây nhiễm cho một số dòng vô tính khác như RRIC 103, FX 25, KRS 21, PPN
  5. 2058, PPN 2444 và PPN 2447. Hiện nay, bệnh này được xem là bệnh hại chính trên cây cao su ở Malaysia và lan rộng từ miền Nam lên miền Bắc bán đảo Malaysia. Tại Sri Lanka, từ năm 1986 đến 1988, hơn 4.000 ha cao su trồng bằng dòng vô tính RRIC 103 bị nhiễm bệnh nặng phải tái canh bằng dòng vô tính khác. Tại Indonesia, sau khi phát hiện bệnh vào năm 1980, bệnh Corynespora đã dần lan sang tất cả các vùng trồng cao su trong nước với 1.200 ha cao su đã bị nhiễm bệnh nặng, trong đó 400 ha phải bị loại bỏ hoàn toàn. Ở Ấn Độ, dịch bệnh xuất hiện năm 1996 và ngày càng phát triển với tỉ lệ bệnh lên đến 50 - 70 % ở một số vùng trồng cao su làm giảm sản lượng đến 30%. Hiện nay, hơn 10.000 ha cao su bị nhiễm bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng trị. Tháng 8 năm 1999, bệnh Corynespora được phát hiện ở VN tại Trạm Thực nghiệm Cao su Lai Khê thuộc Viện Nghiên cứu Cao su VN. Đến tháng 9/1999, bệnh được phát hiện ở
  6. các khu vực trồng cao su khác ở Đông Nam bộ, chủ yếu là hai dòng vô tính RRIC 103 và RRIC 104 và toàn bộ cây cao su bị nhiễm bệnh nặng đều phải tiêu hủy. Từ lúc phát hiện cho đến nay, số lượng dòng vô tính cao su bị nhiễm bệnh đã tăng lên rất đáng kể trong đó đáng kể nhất là dòng vô tính RRIV 4, hiện chiếm diện tích đã trồng khá lớn ở cao su đại điền và tiểu điền. Tác nhân gây bệnh Do nấm Corynespora cassiicola (Berk & Curt) Wei , họ Moniliales gây nên. Nấm còn có tên khác: Helminthosporium cassiicola Berk. & Curt., apud Berk.; H. papayae H. Syd.; H. vignae Olive, apud Olive, Bain & Lefbvre; Cercospora melonis Cooke; C. vignicola Kawamura; Corynespora melonis (Cooke). Đây là loại nấm phân bố rộng khắp thế giới đã được ghi nhận ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, có khả năng gây bệnh cho hơn 300 loài thực vật bao gồm các loài cây ăn quả, rau quả, ngũ cốc, cây lâu năm, cây rừng và các
  7. loại cây cảnh. Một số nòi (race) nấm C. cassiicola có tính chuyên biệt và một số nòi có phổ ký sinh rộng. Hiện nay nấm gây hại trên cây cao su cũng đã hình thành nòi sinh lý mới nên có khả năng gây hại cho nhiều dòng vô tính, ngoài ra trong quá trình ký sinh nấm còn tiết ra chất độc (CC toxin), hợp chất này rất độc cho cao su, cho nên chỉ với một vết bệnh nhỏ trên gân lá chính cũng đủ gây rụng lá. Nấm có khả năng gây hại cho cả lá già và non cũng như cuống lá và chồi. Hơn nữa, do xảy ra quanh năm và suốt chu kỳ sống của cây cao su nên có tác hại lớn, nhất là cho các dòng vô tính mẫn cảm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2