intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tiều đường và kế hoạch mang thai

Chia sẻ: Nguhoiphan Nguhoiphan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

131
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường và đang xem xét việc có em bé, sau đây là một số bước cần làm trước khi mang thai để đảm bảo việc mang thai an toàn và khỏe mạnh cho cả mẹ và bé . • Gặp gỡ bác sĩ trước khi có thai.Họ có thể giúp đỡ để quyết định rằng bệnh tiểu đường của bạn có thể kiểm soát tốt để ngưng các giải pháp kiểm soát việc sinh con. Kiểm tra nước tiểu cho những trường hợp biến chứng thận-tiểu đường • • Kiểm tra mức độ cholesterol và triglyceride • màng lưới. Kiểm tra mắt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tiều đường và kế hoạch mang thai

  1. Bệnh tiều đường và kế hoạch mang thai Nếu bạn bị bệnh tiểu đường và đang xem xét việc có em bé, sau đây là một số bước cần làm trước khi mang thai để đảm bảo việc mang thai an toàn và khỏe mạnh cho cả mẹ và bé . • Gặp gỡ bác sĩ trước khi có thai.Họ có thể giúp đỡ để quyết định rằng bệnh tiểu đường của bạn có thể kiểm soát tốt để ngưng các giải pháp kiểm soát việc sinh con. • Kiểm tra nước tiểu cho những trường hợp biến chứng thận-tiểu đường
  2. • Kiểm tra mức độ cholesterol và triglyceride • Kiểm tra mắt để kiểm tra bệnh tăng nhãn áp, đục nhân mắt và bệnh màng lưới. • Trải qua quá trình tư vấn trước mang thai. Tư vấn trước khi mang thai Một cuộc hẹn tư vấn với bác sĩ của bạn trước khi mang thai là một bước quan trọng trong việc chuẩn bị mang thai. Tham khảo thời kỳ tiền mang thai sẽ giúp bạn rèn luyện về chuẩn bị sinh lý và tâm lý, và sức khỏe cho việc mang thai. Sau đây là những gì mà một cuộc tư vấn trước khi mang thai bao gồm:
  3. • Đánh giá cân nặng của bạn. Cố gắng đạt mức cân nặng lý tưởng trước khi mang thai. Điều này nghĩa là giảm cân nếu bạn đang thừa cân để giảm nguy cơ biến chứng cao huyết áp, hoặc là tăng cân nếu bạn bị thiếu cân để giảm nguy cơ sinh con có cân nặng thấp. • Trao đổi về lối sống của bạn. Hút thuốc và uống rượu là hai thói quen cần phải bỏ để người mẹ và đứa bé khỏe mạnh. Hút thuốc suốt thời kỳ mang thai ảnh hưởng đến bạn và sức khỏe con bạn trước trong và sau khi đứa trẻ sinh ra. Chất nicotine ( một chất gây nghiện có trong thuốc lá ), khí CO và một số lượng chất độc đáng kể khác mà bạn hít vào từ thuốc lá được đưa theo dòng máu trong cơ thể và đi thẳng trực tiếp tới bào thai. Những chất này làm hạ thấp lượng khí oxy có sẵn trong bạn và bào thai đang lớn, làm tăng nhịp tim của trẻ, tăng nguy cơ sẩy thai và chết non, tăng nguy cơ đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân, tăng nguy cơ phát triển những vấn đề về hô hấp của đứa trẻ. Uống rượu quá nhiều dẫn đến hội chứng nghiện rượu bào thai, một dạng những khiếm khuyết bẩm sinh bao gồm sự chậm phát triển trí tuệ, cũng như là sự bất thường về tim mạch, xương và mặt. • Thảo luận về những vitamin thiết yếu trước khi sinh đẻ. Trước khi mang thai bắt đầu một chế độ vitamin hằng ngày có chứa acid folic. Acid folic được chỉ ra rằng làm giảm nguy cơ sinh trẻ có khiếm khuyết về ống thần kinh, như là tật nứt đốt sống- một tình trạng nghiêm trọng mà trong đó não và tủy sống không được hình thành một cách bình thường. Cuộc diễu hành của tổ chức khuyếm khuyết sinh sản đề nghị 400 micrograms acid folic hằng ngày trước khi
  4. thụ thai và trong giai đoạn sớm của mang thai. Nhiều nhà thuốc bán những vitamin cần thiết trước khi mang thai mà không cần bác sĩ kê đơn. • Khảo sát lượng đường trong máu: Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra lượng đường trong máu có ở mức kiểm soát hay không. Kiểm soát lượng đường trong máu tốt thì rất là quan trọng trước khi mang thai bởi vì nhiều phụ nữ thậm chí không biết họ có mang đến khi đứa trẻ đã phát triển 2-4 tuần tuổi. Hàm lượng đường trong máu cao ở giai đoạn sớm của thời kì mang thai ( trước 13 tuần tuổi ) có thể gây ra những khiếm khuyết trong sinh đẻ. Hơn nữa kiểm soát lượng đường trong máu tốt đó là một điều quan trọng trong suốt giai đoạn mang thai bởi vì lượng đường trong máu cao có thể tăng nguy cơ sẩy thai và tăng nguy cơ phát triển những biến chứng tiểu đường. • Điều chỉnh thuốc : Nếu bạn đang dùng insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ nói cho bạn biết làm sao để điều chỉnh thuốc. Nói chung là cơ thể bạn cần nhiều insulin khi mang thai, đặc biệt là ba tháng cuối của thai kì. Nếu bạn sử dụng thuốc uống qua đường miệng để kiểm soát tiểu đường thì bác sĩ có thể chuyển đổi thuốc sang insulin trong suốt thai kì, vì một số thuốc uống bằng đường miệng có thể gây nguy hại cho đứa bé. • Lập kế hoạch cho bữa ăn: Khi mang thai, bạn và người chăm sóc sức khỏe bạn sẽ cùng làm việc với nhau để điều chỉnh bữa ăn của bạn. Thay đổi bữa ăn sẽ giúp bạn tránh những vấn đề về lượng đường trong máu cao hay thấp. Bữa
  5. ăn của bạn cũng sẽ được điều chỉnh để chứa nhiều năng lượng hơn cho sự phát triển của đứa trẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2