Bệnh viêm gan C - Thông tin dành cho bệnh nhân
lượt xem 46
download
Nội dung: 1. Siêu vi viêm gan C và đường lây nhiễm. 2. Diễn tiến tự nhiên của bệnh viêm gan C. 3. Chẩn đoán bệnh viêm gan C: Xét nghiệm máu, khám chuyên khoa Gan. 4. Lời khuyên chế độ ăn và lối sống. 5. Ðiều trị đặc hiệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh viêm gan C - Thông tin dành cho bệnh nhân
- Viêm gan siêu vi C BỆNH VIÊM GAN C Thông tin dành cho bệnh nhân NỘI DUNG 1. Siêu vi viêm gan C và đường lây nhiễm. 2. Diễn tiến tự nhiên của bệnh viêm gan C. 3. Chẩn đoán bệnh viêm gan C: Xét nghiệm máu, khám chuyên khoa Gan. 4. Lời khuyên chế độ ăn và lối sống. 5. Ðiều trị đặc hiệu.
- 1. SIÊU VI VIÊM GAN C - TỔNG QUAN Siêu vi viêm gan C (SVVG C) là một loaị virut có khuynh hướng xâm nhập tế bào gan, gây ra bệnh viêm gan. Bệnh viêm gan siêu vi C mới được phát hiện từ năm 1989, do đó xét nghiệm chẩn đoán bệnh chỉ có thể làm được trong những năm gần đây. Cách lây nhiễm siêu vi viêm gan C Siêu vi viêm gan C lưu hành trong máu, do đó bệnh viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường máu. Những đường lây nhiễm siêu vi C chủ yếu: 1. Người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C: Mặc dù các biện pháp lựa chọn người cho máu đang được áp dụng, SVVG C vẫn có thể lọt lưới và được truyền sang người nhận. 2. Dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C: Sử dụng chung kim tiêm ở những người nghiện ma túy làm gia tăng đáng kể lây nhiễm bệnh viêm gan C. 3. Nhân viên Y tế: Bất kỳ nhân viên Y tế nào (Bác sỹ, Nha sỹ, Y tá, Y công.) cũng có thể bị nhiễm SVVG C do tiếp xúc với bệnh phẩm chứa siêu vi trong qúa trình làm việc. 4. Ðường tình dục: Có nguy cơ lây nhiễm siêu vi C qua quan hệ tình dục nhưng hiếm hơn bệnh viêm gan B.
- 5. Mẹ truyền sang con: Người ta ghi nhận có sự lây truyền từ mẹ sang con, nhưng tỉ lệ thấp. 6. Nguyên nhân khác: xăm mình, xỏ lỗ tai với vật dụng không tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi C. 7. Không rõ đường lây nhiễm: chiếm 30-40% trường hợp. 2. DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI C Nhiễm trùng cấp tính: Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Một số khác có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, có thể vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu.Chẩn đoán bệnh dựa vào xét nghiệm máu. Nhiễm trùng mạn tính: Khoảng 85% trường hợp nhiễm SVVG C sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, nghĩa là không đào thải được virut sau 6 tháng. Ðặc điểm nổi bật của bệnh viên gan C mạn tính là sự tiến triển rất thầm lặng qua 10-30 năm, vì thế người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiều trường bệnh chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng nghiêm trọng: xơ gan với biểu hiện báng bụng (ổ bụng có nước), giãn mạch máu đường tiêu hóa, có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt và tử vong. Một biến chứng nữa là ung thư tế bào gan. Khi đã xơ, gan khó hồi phục lại, cho dù tình trạng viêm có thuyên giảm. Vì vậy, các thầy thuốc khuyên nên điều trị sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan.
- HÌNH 1: SƠ ÐỒ NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN C 3. CHẨN ÐOÁN BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI C 3.1. XÉT NGHIỆM MÁU Men gan tăng chứng tỏ tế bào gan đang bị phá hủy. Kháng thể chống siêu vi C dương tính trong hầu hết các trường hợp. Chức năng gan có thể rối loạn tùy mức độ và thời gian bị bệnh. 3.2. KHÁM CHUYÊN KHOA GAN Sau khi xác nhận đang có quá trình viêm gan, Bác Sỹ sẽ khuyên Bạn làm thêm các xét nghiệm:
- 1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan 2. Siêu âm gan: Nhằm nghiên cứu cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác. 3. Sinh thiết gan: Xét nghiệm này cho phép các chuyên gia quan sát tế bào gan dưới kính hiển vi, xác định mức độ viêm nhiễm, chẩn đoán giai đoạn bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị. 4. Xét nghiệm HCV RNA: Phát hiện trực tiếp siêu vi trong máu, đồng thời định danh dưới nhóm để lựa chọn phác đồ hợp lý. Xét nghiệm này còn được sử dụng để tiên lượng đáp ứng tốt với điều trị. 4. LỜI KHUYÊN CHẾ ÐỘ ĂN VÀ LỐI SỐNG CHẾ ÐỘ ĂN: Bạn nên hạn chế uống rượu bia, bởi vì xơ gan dễ xảy ra hơn ở người viêm gan đồng thời nghiện rượu. Bệnh nhân viêm gan C có thể duy trì chế độ ăn lành mạnh bình thường. Khi đã có xơ gan, Bác Sỹ khuyên nên áp dụng chế độ ăn giảm muối. Lối sống Như đã nêu ở trên, siêu vi viêm gan C lây truy ền qua đường máu. Nếu bạn bị đứt tay, hãy lau sạch máu bằng dung dịch sát trùng. Mặc dù nguy cơ lây nhiễm thấp, bạn vẫn nên áp dụng phương pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. ÐIỀU TRỊ
- Bệnh viêm gan C mạn tính cần được điều trị càng sớm càng tốt nhằm: 1. Giảm thiểu hoặc loại trừ hoàn toàn tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan. 2. Ðào thải hoặc giảm bớt lượng siêu vi C trong cơ thể, đặc biệt là ở gan. 5. ÐIỀU TRỊ ÐẶC HIỆU Cho đến nay, biện pháp cơ bản điều trị viêm gan siêu vi C là Interferon alpha. Ðây là một chất tự nhiên của cơ thể, được sản xuất bởi các tế bào đề kháng khi bị nhiễm siêu vi. Như vậy, khi được dùng để điều trị bệnh viêm gan C, interferon alpha bắt chước đáp ứng tự nhiên của cơ thể chúng ta. Interferon alpha (RoferonỊ-A) được đóng sẵn trong bơm tiêm nhỏ, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Sau những lần tiêm đầu tiên, hầu hết bệnh nhân có cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi giống như cúm trong vài giờ. Lý do là việc điều trị Interferon alpha sẽ khởi động đáp ứng của cơ thể chống lại siêu vi trùng C, tương tự như đối với siêu vi trùng cúm. Những triệu chứng này giảm dần sau một vài tuần. Ðể hạn chế tác dụng phụ này, nên tiêm thuốc vào buổi tối và uống Paracetamol nửa tiếng trước khi tiêm br> Trong thời gian điều trị, Bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng. Sau khi kết thúc đợt điều trị, cần tiếp tục theo dõi 6 tháng tiếp theo, bởi vì một số bệnh nhân có thể tái phát sau khi ngưng điều trị. Hiên nay, một số phác đồ phối hợp kháng sinh chống virut cho kết quả khỏi bệnh cao hơn, ví dụ kết hợp Interferon alpha với Ribavirin.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh viêm gan : viêm gan A -Viêm gan B- viêm gan C và thuốc chữa
6 p | 355 | 121
-
Bài giảng Vai trò và ý nghĩa của các xét nghiệm sinh học phân tử trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh viêm gan siêu vi B và C - BS.TS. Phạm Hùng Vân
43 p | 225 | 42
-
Những điều cần biết về bệnh viêm gan C (Kỳ 1)
6 p | 231 | 33
-
Những câu hỏi về Viêm Gan C (Kỳ 1)
6 p | 182 | 24
-
Những điều cần biết về bệnh viêm gan C (Kỳ 3)
5 p | 176 | 23
-
Những câu hỏi về Viêm Gan C (Kỳ 3)
5 p | 144 | 17
-
Bài giảng Viêm gan B và viêm gan C ở bệnh nhân nhiễm HIV
40 p | 169 | 15
-
Bệnh viêm gan C và chế độ dinh dưỡng
10 p | 124 | 13
-
"Sát thủ giấu mặt" viêm gan C
5 p | 117 | 11
-
Bài giảng Dịch tễ học bệnh viêm gan B - ThS. BS. Trần Nguyễn Du
35 p | 37 | 10
-
Những câu hỏi về Viêm Gan C (Kỳ 2)
7 p | 132 | 7
-
Bài giảng Tư vấn, đánh giá trước điều trị theo dõi trong và sau điều trị bệnh nhân bị viêm gan C mạn - TS. BSCK2. Trần Thị Khánh Tường
38 p | 30 | 5
-
Bài giảng Tổng quan về viêm gan virus C: Dịch tễ học - lâm sàng - cận lâm sàng
46 p | 68 | 5
-
Bài giảng chuyên đề: Bệnh học - Viêm gan virut A,B,C
29 p | 36 | 5
-
Bài giảng Tầm quan trọng của điều trị sớm trong viêm gan virus C: Thực tế điều trị viêm gan C tại Việt Nam - TS.BS. Phạm Thị Thu Thủy
115 p | 43 | 4
-
Nên và không nên ăn gì khi bị viêm gan C
5 p | 138 | 4
-
Thuốc chữa viêm gan C trong vòng 1 tháng
4 p | 90 | 4
-
Bài giảng Cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút C - BS. Lê Mạnh Hùng
32 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn