intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Binh khí của môn phái Thiếu Lâm

Chia sẻ: Nhut Thinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

600
lượt xem
135
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn Thiếu Lâm được xem là lãnh tụ của võ thuật Trung Quốc. Thực ra, quyền thuật phái Thiếu Lâm chỉ nổi tiếng từ Trung Điệp đời Minh trở về saụ Đầu đời nhà Thanh, quyền thuật Thiếu Lâm phát triển cực thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Binh khí của môn phái Thiếu Lâm

  1. Binh khí của môn phái Thiếu Lâm 1 www.vietkiem.com Binh khí của môn phái Thiếu Lâm Môn Thiếu Lâm được xem là lãnh tụ của võ thuật Trung Quốc. Thực ra, quyền thuật phái Thiếu Lâm chỉ nổi tiếng từ Trung Điệp đời Minh trở về saụ Đầu đời nhà Thanh, quyền thuật Thiếu Lâm phát triển cực thi.nh. Trong niên hiệu Vạn Lịch nhà Minh, các nhà sư Hồng Kỷ, Hồng Chuyển nổi tiếng về côn và tiên. Trình Xung Đẩu theo học với hai nhà sư này, có viết sách "Thiếu Lâm côn pháp xiển tông" và "Thiếu Lâm tiên pháp xiển tông". Trong đời chính Đức nhà Minh, có người ở Từ Khê là Biên Trừng cũng học được tinh nghĩa của võ thuật, bao gồm quyền thuật và thập bát ban võ nghệ của võ phái Thiếu Lâm. Sang niên hiệu Sùng Trinh đời Minh, các nhà sư Thiếu Lâm là Hồng Ký, Hồng Tín theo lời mời của Thẩm Tuy Trinh ở Bình Hồ, đến Thái Thương để dạy quyền thuật và thập bát ban võ nghệ của môn phái Thiếu Lâm cho binh sĩ. Đến khi nhà Minh mất, các bậc cố lão, di dân cùng những người thuộc tông thất nhà Minh trốn vào chùa Thiếu Lâm, gắng sức học tập võ nghệ, để mưu việc khôi phục đất nước. Tất cả các tuyệt kỹ về quyền thuật và binh khí Thiếu Lâm đã được đưa ra truyền dạy, gây cho nhà Thanh phải bao phen kinh hoàng... Những binh khí được liệt vào thập bát ban võ nghệ của môn phái Thiếu Lâm, gồm: 1. Đao 2. Thương 3. Kiếm 4. Kích 5. Đảng 6. Côn 7. Xoa 8. Ba 9. Tiên 10. Giản 11. Chùy
  2. Binh khí của môn phái Thiếu Lâm 2 www.vietkiem.com 12. Phủ 13. Câu 14. Liêm 15. Trảo 16. Quài 17. Cung tiễn 18. Đằng bài Tuy nhiên, trong thực tế, không phải chỉ có mười tám môn binh khí như đã nêu trên, mà có đến gần cả trăm loại binh khí thuộc về mười tám loại cơ bản kể trên: -Trước hết có thể kể trong loại đao gồm có: đơn đao, song đao, đại đao phác đao, trảm mã đaọ Còn thương thì có đại thương (dài từ 1,6m đến 4m) và hoa thương (dài khoảng 2m đến khoảng 2,5m). -Về kiếm có đơn kiếm, song kiếm. Kích gồm đơn kích, song kích. Đảng có nhạn linh đảng, long tu đảng và lựu kim đảng (là những binh khí có đầu như cái móc). Câu có hai loại là: hổ đầu câu và lộc giác câụ -Môn binh khí liêm gồm có đao liêm, thương liêm và hổ trảo liêm (còn gọi là nhật nguyệt song bút). Trảo gồm có Kim long trảọ Quài có: Dương giốc quài, Lý công quài và Tiên lặc quài (còn gọi là câu liêm quài). -Riêng côn cũng có nhiều loại: trường côn, tề mi côn, đoản côn, tam khúc côn, nhị khúc côn, song côn. -Côn tiên gồm có: đơn tiên, song tiên, trung bình tiên, phương tiên, trúc tiết tiên, nhuyễn tiên. Cách vận dụng mười tám môn binh khí, đại để như thương và côn thuộc về một loại, bởi cách dùng côn và thương có nhiều chỗ giống nhau, nhưng về đánh xuống (từ chuyên môn gọi là "đả") thì côn nhiều hơn thương. Côn pháp của phái Thiếu Lâm còn kiêm luôn cả những đặc tính của thương và bổng, gồm 7 phần thương pháp, 3 phần bổng pháp. Trong các loại côn pháp thì côn pháp của Thiếu Lâm là hay nhất. Đến như lối hai tay cầm côn với bộ khẩu hướng vào nhau, gọi là âm thủ côn, chính là một lối côn đặc dị của Thiếu Lâm pháị Theo sách "Kỷ hiệu tân thư" của Thích Kế Quang thì : "Thương có lối Lê hoa thương pháp của họ Dương cùng với lối đánh côn của họ Sa và họ Mã".
  3. Binh khí của môn phái Thiếu Lâm 3 www.vietkiem.com Theo sách "Thiếu Lâm côn pháp" của Trình Xung Đẩu thì : "Côn có loại Đại tiểu dạ xoa của phái Thiếu Lâm, cùng Âm thủ côn của nhà họ Tôn". Kích có hai loại khác nhau là trường kích và song kích. Trường kích và câu liêm thương thuộc một loạị Kích và câu liêm thương thường nặng ở đầu nên lúc sử dụng không được linh động như thương. Song kích thuộc một loại với song câu, song liêm. Đảng, xoa, ba thuộc về một loại đều là những võ khí ngăn trở địch tấn công mau chóng, nhưng dùng không được tiện lợi, nhanh nhẹn, dễ bị chậm chạp, không phải là người có sức mạnh thì không thể dùng được. Trúc tiết tiên, đơn giản, đơn đao thuộc về một loạị Song tiên, song giản, song đao thuộc về một loạị Lối đánh của tiên và giản là lối chém của đaọ Đại đao, trảm mã đao thuộc về một loại với chùy, phủ (búa), đều là những võ khí nặng nề. Ngày xưa, trong lúc hành quân, nếu trận của quân giặc quá kiên cố, người ta thường chọn những người có sức mạnh cầm chùy dài, búa dài, đại đao hay trảm mã đao hăng hái xông lên mà phá giặc. Nếu cá nhân chống nhau với đối thủ thì những võ khí nặng nề này không thích dụng lắm. Các loại binh khí này chỉ có các phương pháp: ngạnh đả, ngạnh chước, ngạnh thung, chứ không có nhiều xảo pháp. Lối sử dụng quải có lúc dài, lúc ngắn làm cho kẻ địch khó đề phòng. Câu liêm quài còn có phép mộc kéo đối thủ, nhưng rất khó sử du.ng. Kiếm được dùng từ xưa. Phàm các lối sử dụng về khí giới đều thoát thai từ lối đánh kiếm mà rạ Bởi vì ngày xưa, các võ khí như qua, mâu, kích - đều dùng trong chiến trận hơn nữa lại còn dùng lối đánh nhau bằng xe - cho nên đánh, đâm, tiến thoái đều theo sự tiết chế, mệnh lệnh mà động thủ, không thể nhảy nhót mau lẹ, tự do tung hoành, biến hóa như ý. Chỉ có kiếm là vật dụng người xưa hay mang theo, thường rèn tập có thể tự vệ được. Vả lại kiếm thường dùng đánh nhau dưới đất, vì vậy kiếm thuật rất dễ đến chỗ xảo điệu, vì nhiều người học và nghiên cứu, sáng tạọ Kiếm khác hơn đao ở chỗ đơn đao phía mũi rất nặng còn mũi kiếm thì nhe.. Vì vậy, dùng kiếm mau hơn là dùng đaọ Các loại binh khí nói trên thường chỉ được truyền dạy trong các chùa Thiếu Lâm - cái nôi của môn võ Thiếu Lâm - hoặc trong các lò võ Thiếu Lâm lớn còn đa số trong các lò võ và đại đa số người luyện tập môn phái Thiếu Lâm chỉ luyện tập các binh khí thuộc bộ Côn và bộ Kiếm và các dạng biến tướng của hai bộ này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2