Các bộ phận của cây lúa
lượt xem 35
download
Lá lúa được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Lá đầu tiên khi hạt nảy mầm hình thành là lá không hoàn toàn (không có phiến lá) còn gọi là bao mầm, người ta không tính lá này. Lá mọc tiếp theo đó được tính là lá thật đầu tiên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các bộ phận của cây lúa
- Các bộ phận của cây lúa LÁ CỦA CÂY LÚA
- Lá lúa được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Lá đầu tiên khi hạt nảy mầm hình thành là lá không hoàn toàn (không có phiến lá) còn gọi là bao mầm, người ta không tính lá này. Lá mọc tiếp theo đó được tính là lá thật đầu tiên. Quá trình hình thành của lá qua 4 thời kỳ nhỏ (hay còn gọi là bước): a) Mầm lá phân hoá, b) Hình thành phiến lá, c) Hình thành bẹ lá, d) Lá xuất hiện. Một lá của cây lúa bao gồm đầy đủ các chi tiết: bẹ lá, cổ lá, gốc bản lá, thìa lía, tai lá, phiến lá (gồm các gân lá song song). Các lá cỏ dại cũng có cổ lá nhưng chỉ có thể có hoặc thìa lìa hoặc tai lá, hoặc không có gì cả. Các lá trên cây lúa phát triển liên tục từ dưới gốc lên trên, mỗi lá phát triển cách nhau một bước. Lá cuối cùng mọc ra gọi là lá đòng. Một giống lúa bao giờ cũng có một số lá nhất định đã được định trong phôi và là đặc điểm của giống. Tuy nhiên với cùng một giống lúa nhất định có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổng số lá như: khí hậu, thời tiết, biện pháp bón phân, kỹ thăm chăm sóc, thời vụ cấy… Ở nước ta nhóm giống lúa ngắn ngày thường có 12-15 lá, nhóm trung ngày có 16-18 lá, nhóm dài ngày có 20-21 lá. Thông thường trên cây lúa có khoảng 5-6 lá xanh cùng hoạt động, sau giai đoạn hoạt động thì các lá dưới gốc chuyển vàng rồi chết đi, các lá mới lại tiếp tục hoạt động.
- Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh: a) thờI kỳ mạ non trung bình 1-3 ngày ra 1 lá; b) thời kỳ mạ khoả 7-10 ngày ra 1 lá; c) sau cấy lúa bén rễ hồi xanh, tốc độ ra lá nhanh hơn, trung bình 5-7 ngày ra 1 lá hoặc nhiều ngày hơn tuỳ thuộc vào thời tiết; d) đến cuối thời kỳ đẻ nhánh, chuyển sang làm đốt, làm đòng thì tốc độ ra lá chậm lại khoảng 12-15 ngày/lá. Tổng thời gian hình thành 3 lá cuối cùng thường bằng thời gian làm đòng. Các lá lúa trên thân chính được tạo ra cùng một lúc, phát triển kế tiếp nhau từ dướI lên và các lá lúa được sắp xếp so le nhau (mọc cách). Mỗi một lá mới được tạo ra (theo các bước nói trên) trung bình mất 7 ngày.
- THÂN CÂY LÚA VÀ SỰ TẠO LÓNG Sự phát triển của thân và các lóng cây lúa liên quan mật thiết đến sự phát triển của lá lúa. Số lá trên thân lúa là bao nhiêu thì số lóng trên thân cây lúa là tương đương và ngược lại. Mỗi một lóng được ngăn cách bởi đốt thân. Mỗi lóng thân có phần bên trong rỗng, còn phần vỏ lóng thân bao gồm rất nhiều các bó mạch hình ô van tròn với chức năng lưu dẫn nước và các chất dinh dưỡng khác để nuôi và điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Người ta gọi lóng trên cùng sát với bông lúa là lóng thứ nhất. Và các lóng tiếp theo được tính theo thứ tự: 2, 3, 4… cho đến lóng cuối cùng sát nằm sát phần gốc rễ cây lúa. Độ dài các lóng thân lúa cũng giảm dần theo thứ tự trên. Tỉnh đến lúc thu hoạch trên thân cây lúa thường có từ 4 – 6 lóng dài (trên 1 cm). Các lóng càng dài thì cây lúa càng dễ đổ rạp trên mặt đất, các lóng ngắn thì cây lúa thấp lùn và bộ lá phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Độ dài của lóng thân lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của giống, mật độ cấy, khí hậu thời tiết, lượng phân bón (đặc biệt là lượng đạm), chế độ chăm sóc… Vì vậy áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ để điều chỉnh sự phát triển của cây lúa nói chung và các lóng, thân lúa nói riêng là vấn đề quan trọng trong sản xuất lúa, góp phần nâng cao năng suất cây lúa.
- RỄ CÂY LÚA Rễ lúa phát triển từ phôi gọi là rễ nguyên thủy (hay còn gọi là rễ mộng hay rễ mầm) chỉ có 1 chiếc duy nhất. Rễ mộng có tác dụng hút nước trong thời gian đầu để cung cấp cho mầm phát triển, sau một thời gian ngắn (khoảng một tháng) sẽ chết đi và được thay thế bằng các lớp rễ phụ (còn gọi là rễ bất định, rễ chân kiềng) - là bộ rễ hút chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa sau này. Giai đoạn đầu, bộ rễ này được phát triển từ những đốt ở dưới thấp (dưới mặt đất) và bộ rễ được chia thành 2 lớp: lớp rễ mặt ở phía trên và
- lớp rễ thường ở sâu hơn. Ở những giai đoạn phát triển về sau của cây lúa, những đốt ở phía trên cũng bắt đầu sinh rễ và phát triển theo chiều ngang tạo thành lớp rễ trên bề mặt. Những mắt đầu chỉ ra được trên dưới 5 rễ, nhưng những mắt sau có thể đạt 5-20 rễ và tập hợp các hớp rễ tạo thành bộ rễ chùm. Bộ rễ lúa có thể đạt tới 500-800 cái và tổng chiều dài rễ ở thời kỳ trỗ bông có thể đạt đạt tới 168m. Bộ rễ lúa phân bố ở lớp đất 0-20cm là chính, trong đó phần lớn ở tầng mặt 0-10cm. Ở lớp đất sâu trên 20cm cũng có rễ phân bố nhưng không đáng kể. Những rễ già hoặc những phần già của rễ có màu nâu, còn những rễ mới hoặc những phần non của rễ có màu trắng. Người ta phân chia quá trình phát triển của bộ rễ làm 2 thời kỳ chính: a) Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: bộ rễ phát triển có hình bầu dục nằm ngang và b) Thời kỳ trỗ bông: bộ rễ lúa phát triển xuống sâu, có hình quả trứng ngược. Riêng đối với lúa gieo thẳng, lúa sạ: do mật độ cây tương đối cao, phân bố rải rác và gieo nông nên bộ rễ lúa ăn rộng hơn so với lúa cấy. Bộ rễ thường phát triển mạnh ở lớp đất mặt, phân nhánh nhiều do lớp đất mặt có chứa lượng không khí lớn hơn so với tầng đất sâu. Các biện pháp làm đất, bón phân, tưới nước, làm cỏ... cũng có ảnh hương không nhỏ đến sự phát triển của bộ rễ.
- NHÁNH LÚA Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất cây lúa. Cây lúa non hoặc cây mạ (người ta gọi là thân chính hay cây mẹ). Các nhánh mọc ra từ thân chính được gọi là nhánh nguyên thuỷ (cây lúa thường có từ 5-7 nhánh nguyên thuỷ). Các nhánh mọc ra từ nhánh nguyên thuỷ được gọi là nhánh cấp 2 và các nhánh mọc ra từ nhánh cấp 2 được gọi là nhánh cấp 3. Nhánh nguyên thuỷ phát triển ở giữa thân
- chính và lá thứ hai kể từ gốc. Mặc dù vẫn dính liền vào thân cây mẹ tới tận những giai đoạn phát triển sau, nhưng nhánh nguyên thuỷ vẫn độc lập kể từ khi nó có rễ riêng. Quá trình đẻ nhánh liên quan chặt chẽ với quá trình ra lá. Thường khi ra lá đầu tiên thì mầm nách ở mắt ra lá bắt đầu phân hoá, trong quá trình ra các lá tiếp theo thì cũng tương tự như vậy ở các nhánh tiếp theo và theo quy luật thì khi lá thứ 4 xuất hiện thì lá thứ nhất kết thúc thời kỳ phân hoá và bắt đầu xuất hiện và khi ra lá thứ 5 thì nhánh thứ 2 xuất hiện. Thời gian đẻ nhánh của cây lúa được tính từ khi lúa bén rễ hồi xanh đến khi làm đốt, làm đòng. Tuy nhiên ở ruộng mạ cũng có hiện tượng đẻ nhánh nếu mạ gieo thưa, hoặc những cây mạ quanh bờ có thể đẻ 1-2 nhánh đầu tiên khi có 4-5 lá (gọi là mạ ngạnh trê), nhưng ngay lúc đó mật độ cây trong ruộng mạ tăng lên và quá trình đẻ nhánh ngừng lại. Về khả năng đẻ nhánh của cây lúa thì phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ (tức là số lá trên cây mẹ, tuổi mạ và số lóng đốt kéo dài) và điều kiện ngoại cảnh. Người ta cũng phân biệt thời gian đẻ nhánh hữu hiệu và vô hiệu. Trên cây lúa, thông thường chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu (nhánh thành bông). Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành nhánh vô hiệu.
- NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẺ NHÁNH Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự đẻ nhánh, nhưng có 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp là: giống lúa, khoảng cách cấy, mùa vụ gieo cấy và mức phân đạm. a) Về giống lúa: các giống thường có sự khác nhau về khả năng đẻ nhánh. Khả năng đẻ nhánh của một giống có thể đạt được mức tối đa bằng cách cấy thưa trên đất giàu dinh dưỡng. Nhưng trong những điều kiện thực tế đồng ruộng thì không thể nào đạt tới đích ấy. b) Về khoảng cách cấy: khi ta tăng khoảng cách cấy giữa các cây (tức là mật độ cấy càng thưa) thì số nhánh lúa trên 1 cây càng tăng nhưng có giới hạn nhất định. Nếu cấy với mật độ quá thưa đến bất hợp lý thì số nhánh lúa trên một đơn vị diện tích sẽ bị giảm đi. Vì vậy với một giống lúa nhất định, ngay từ khi nghiên cứu chọn, tạo giống thì tác giả đã phải nghiên cứu để đưa ra một mật độ cấy cùng với điều kiện chăm sóc thích hợp trong quy trình kỹ thuật của giống lúa đó. c) Về mùa vụ gieo cấy: thời gian đẻ nhánh của một giống lúa dài hay ngắn phụ thuộc vào thời vụ gieo cấy. Vụ chiêm xuân có thời gian đẻ nhánh dài hơn vụ mùa và trong cùng một vụ thì vụ sớm sẽ có thời gian đẻ nhánh dài hơn vụ muộn. Tuy nhiên, tuy có thời gian đẻ nhánh ngắn hơn nhưng trong vụ mùa số nhánh lúa vẫn nhiều hơn trong vụ đông xuân.
- d) Về mức phân đạm: có một nguyên tắc, nếu bón lượng cao hơn và sớm hơn thì số đẻ cũng nhiều hơn. Nếu bón thúc đạm sớm, quá trình đẻ nhánh sẽ diễn ra sớm hơn. Nếu bón phân nhiều, bón thúc muộn, thời gian đẻ nhánh sẽ kéo dài hơn. HOA LÚA VÀ SỰ THỤ PHẤN, THỤ TINH Lúa là cây tự thụ, một bông hoa lúa (sau khi thụ phấn sẽ là 1 hạt thóc) là một bông hoa lưỡng tính có đầy đủ nhị và nhuỵ. Tuy nhiên, quần thể hoa lúa dày đặc và phấn của hoa lúa dễ bay theo gió nên hiện tượng thụ phấn chéo cũng dễ sảy ra trên đồng ruộng.. Việc nở hoa thụ phấn cũng phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa. Có giống tiến hành nở hoa thụ phấn ngay, nhưng cũng có giống phải chờ trỗ xong mới. tiến hành nở hoa thụ phấn. Khi nở hoa phơi màu, vảy cá hút nước trương to lên, đồng thời với áp lực của vòi nhị làm cho vỏ trấu mở ra. Khi vỏ trấu vừa hé mở thì bao phấn vỡ ra và hạt phấn rơi vào bầu nhuỵ để bầu nhuỵ phát triển thành hạt - quá trình thụ phấn đã hoàn thành. Tiếp sau đó vòi nhị vươn dài ra rất nhanh và đẩy bao phấn ra ngoài vỏ trấu - người ta đó là quá trình phơi màu. Tiếp đó, vòi nhị héo rũ và bao phấn rụng đi. Đến đây quá trình nở hoa thụ phấn đã hoàn thành. Hoa lúa nở theo quy luật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong cho nên trên một bông, những hoa ở đầu bồng và đầu gié thường nở trước, các hoa ở gốc bông thường nở cuối cùng. Trình tự nở hoa có liên quan đến trình tự vào chắc, các hoa ở gốc bông nở cuối cùng nên cùng vào
- chắc muộn và khi gặp điều kiện bất thuận thường dễ bị lép hoặc có trọng lượng hạt thấp.
- Nhiệt độ và các điều kiện khí hậu, thời tiết khác như: mưa, gió, độ ẩm… có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nở hoa, thụ phấn, thụ tinh của cây lúa. Nhiệt độ thấp hay nhiệt độ quá cao đều gây trở ngại cho sự mở ra của bao phấn. Trong sản xuất lúa, người ta thường bố trí mùa vụ sao cho thời điểm trỗ hoa của cây lúa nằm trong khoảng điều kiện khí hậu, thời tiết an toàn. BÔNG LÚA: CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH HẠT, NGUYÊN NHÂN LÀM HẠT LÉP VÀ SỰ NGỦ CỦA HẠT Sau khi thụ phấn là đến quá trình thụ tinh của hoa lúa. Quá trình thụ tinh kéo dài trong khoảng 8 giờ và bông lúa bước vào giai đoạn hình thành phôi (bộ phận sinh sản) và phôi nhũ (phần tinh bột chiếm đa phần của hạt thóc) Phôi phát triển khá nhanh sau khi hoa khi thụ tinh, chỉ sau 2 tuần đã phát triển xong và nằm ở dưới bụng hạt. Song song với sự phát triển của phôi, thì phôi nhũ cũng phát triển rất nhanh, khối lượng hạt gạo tăng nhanh trong vòng15-20 ngày đồng thời với quá trình vận chuyển và tích luỹ vật chất về hạt. Sau 21 ngày, hạt lúa đạt tới trọng lượng lớn nhất.
- Dựa vào sự biến đổi về hình dạng, màu sắc, chất dự trữ và khối lượng hạt, người ta chia quá trình chín của hạt lúa ra làm 3 thời kỳ: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Các giai đoạn phát triển này nếu không được chăm sóc tốt hoặc cây lúa gặp những điều kiện bất thuận thì sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng hạt thóc. Hạt thóc lép là do thiếu tinh bột để làm đầy hạt, như vậy nguyên nhân hạt thóc bị lép còn do nhiều yếu tố khác như: nhiệt độ, ánh sáng, lượng và tỉ lệ phân bón, nhiệt độ…
- Một đặc điểm quan trọng của hạt thóc ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất lúa, đó là sự ngủ nghỉ của hạt thóc. Sự ngủ nghỉ của hạt thóc tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống lúa và điều kiện lúc thu hoạch. Thường hạt giống có thể nghủ nghỉ trong thời gian từ 0 đến 80 ngày. Sự ngủ nghỉ của hạt giống là điều kiện thuận lợi và cũng đồng thời là điều kiện bất thuận bởi nếu hạt thóc không có thời gian ngủ nghỉ thì sẽ rất rễ bị nảy mầm trên bông nếu gặp thời tiết thuận lợi, ngược lại nếu thời gian ngủ nghỉ kéo dài thì những hạt giống mới thu hoạch không thể dùng làm giống ngay được.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm thực vật học của cây lúa
13 p | 3332 | 458
-
Sinh học cây lúa - Đặc điểm thực vật học của cây lúa
11 p | 1017 | 167
-
Phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa
5 p | 136 | 105
-
Sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm cho lúa
5 p | 363 | 28
-
Kĩ thuật thâm canh lúa tổng hợp (SRI)
5 p | 152 | 27
-
Dịch hại chính trên cây trồng vụ Đông Xuân và biện pháp phòng trừ
3 p | 119 | 17
-
Phân hữu cơ - phân xanh
4 p | 115 | 15
-
Năm giải pháp phát triển và ứng dụng thuốc BVTV sinh học
4 p | 114 | 14
-
Thực hành quy trình VietGAHP trong chăn nuôi gia cầm
4 p | 121 | 14
-
Quy trình kỹ thuật Chăn nuôi bò giống Lai trong sản xuất, Kinh doanh
5 p | 97 | 13
-
Phương pháp điều tra phát hiện nhóm chích hút khác hại lúa
3 p | 70 | 10
-
Câu cấu xanh Hypomeces squamosus (Fabricius)
2 p | 207 | 9
-
Phòng trừ rầy nâu trên lúa đổ rạp
2 p | 99 | 8
-
Giống lúa U20
6 p | 90 | 8
-
Giống lúa Tám xoan Thái Bình
6 p | 178 | 8
-
Hiệu quả bước đầu mô hình trồng cà rốt SUPER VL444F1
3 p | 111 | 7
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Kỹ thuật trồng cây lương thực năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
5 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn