intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các bước kiểm soát bệnh Đái tháo đường

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

283
lượt xem
105
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đái tháo đường là một bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ phận trong cơ thể. BƯỚC 1: TÌM HIỂU VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: Đái tháo đường có nghĩa là mức đường trong máu quá cao. Sau đây là các kiểu (type) Đái tháo đường: Đái tháo đường type 1: Cơ thể không tạo ra Insulin. Insulin giúp cơ thể sử dụng đường từ thức ăn để tạo năng lượng.Người Đái tháo đường type 1 cần chích Insulin mỗi ngày....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các bước kiểm soát bệnh Đái tháo đường

  1. Các bước kiểm soát bệnh Đái tháo đường Đái tháo đường là một bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ phận trong cơ thể. BƯỚC 1: TÌM HIỂU VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: Đái tháo đường có nghĩa là mức đường trong máu quá cao. Sau đây là các kiểu (type) Đái tháo đường: Đái tháo đường type 1: Cơ thể không tạo ra Insulin. Insulin giúp cơ thể sử dụng đường từ thức ăn để tạo năng lượng.Người Đái tháo đường type 1 cần chích Insulin mỗi ngày. Đái tháo đường type 2 : Cơ thể giảm sản xuất và sử dụng Insulin. Bệnh nhân Đái tháo đường cần phải dùng thuốc viên hoặc Insulin. Đái tháo đường type 2 là dạng Đái tháo đường phổ biến nhất. Đái tháo đường thai kỳ:
  2. Xảy ra lúc bệnh nhân đang mang thai làm tăng nguy cơ các type Đái tháo đường khác, nhất là Đái tháo đường type 2. Làm tăng nguy cơ béo phì và mắc bệnh Đái tháo đường cho con. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ BỆNH NGHIÊM TRỌNG ! Chăm sóc tốt bản thân và Bệnh Đái tháo đường sẽ giúp bệnh nhân khoẻ hơn và tránh các biến chứng như:  Ngưng tim hay đột quị( tai biến mạch máu não)  Các vấn đề về mắt dẩn tới rối loạn về thị lực hay mù  Tổn thương các dây thần kinh gây cảm giác châm chích, tê buốt,mất cảm giác, vết thương ở tay chân có thể đưa tới cắt cụt chi.  Biến chứng thận gây suy thận mãn.  Bệnh về nướu răng và gây rụng răng…. Khi mức Đường huyết gần mức bình thường bệnh nhân sẽ  Có nhiều sinh lực hơn  Ít bị mệt mỏi, khát nước cũng như đi tiểu ít hơn
  3.  Các vết thương mau lành và ít bị nhiễm trùng da , nhiễm trùng tiểu hơn  Ít bị các vấn đề về da, mắt, chân và nướu răng hơn. BƯỚC 2: HIỂU KHÁI QUÁT VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Hãy hỏi Bác sĩ của bạn về cách kiểm soát HbA1c , Đường huyết, huyết áp và Cholesterol. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ ngưng tim, đột quị và các biến chứng Đái tháo đường khác. A B C của bệnh Đái tháo đường là viết tắt của các từ sau: Chữ A : ( HbA1c) : là xét nghiệm lượng đường trong hồng cầu: Xét nghiệm HbA1c sẽ đánh giá đường huyết trung bình của bệnh nhân trong 3 tháng vừa qua. Mục tiêu cho đa số bệnh nhân là :
  4. Chữ C : là Cholesterol Chỉ tiêu LDL- Cholesterol của bệnh nhân Đái tháo đường là 40 mg/dl. LDL- Cholesterol là Cholesterol “xấu” , có thể lấp đầy và làm tắc mạch máu.Điều này có thể gây ngưng tim và đột quị.Trong khi đó, HDL- Cholesterol là cholesterol “tốt” giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi mạch máu BƯỚC 3 : QUẢN LÝ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Bệnh nhân có thể tránh các biến chứng bằng cách chăm sóc tốt bản thân họ. Hãy hợp tác tốt với bác sĩ của bạn để đạt được mục tiêu ABC . Sử dụng chương trình tự chăm sóc này : Chương trình ăn kiêng dành cho bệnh nhân Đái tháo đường: Ăn thực phẩm lành mạnh như : trái cây, rau cải, cá, thịt nạc, thịt gà bỏ da, đậu Hoà lan hay đậu khô, ngũ cốc nguyên hạt (vd: gạo lức) sữa dành cho bệnh nhân Đái tháo đường và phômai. Dùng khẩu phần ăn cá, thịt nạc và gia cầm khoãng 100 gram. Nên ăn thực phẩm ít chất béo và muối
  5. Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo hoặc nui Tập thể dục đều đặn các ngày trong tuần: Mỗi ngày nên tập hoạt động thể lực khoãng 30-60 phút.Đi bộ nhanh là cách tập thể dục hiệu quả và dể dàng nhất Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng, tránh béo phì bằng cách chọn thực phẩm lành mạnh và hoạt động thể lực nhiều hơn. Hãy nhờ người khác giúp đỡ nếu bạn thấy bị suy sụp về tinh thần. Học cách đương đầu với stress: Stress có thể làm tăng đường huyết, do đó hãy nghĩ ngơi thư giãn hợp lí khi cãm thấy căng thẳng. Bỏ thuốc lá Phải uống thuốc thường xuyên ngay cả khi cảm thấy khoẻ mạnh. Báo cho bác sĩ khi có bất cứ tác dụng phụ nào. Kiểm tra chân hàng ngày để xem có bị vết nứt, phồng rộp da, đốm đỏ và sưng phù hay không? Báo cho bác sĩ ngay khi có bất cứ bất thường nào. Đo Đường huyết : Bệnh nhân có thể đo dường huyết một hay nhiều lần trong ngày.
  6. Đo kiểm tra huyết áp Báo mọi thay đổi về thị lực với bác sĩ BƯỚC 4 :THƯỜNG XUYÊN THĂM KHÁM ĐỂ TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG Mỗi lần khám bệnh sẽ có:  Kiểm tra huyết áp  Kiểm tra chân  Kiểm tra cân nặng  Kiểm tra chương trình tự chăm sóc như bước 3 Mỗi năm xét nghiệm HbA1c 2 lần hoặc nhiều hơn nếu HbA1c >7% Mỗi năm nên xét nghiệm ít nhất 1 lần :  Cholesterol trong máu  Triglyceride trong máu  Khám chân toàn diện bằnb monofilament  Khám răng và nướu, báo cho nha sỹ biết bạn bị Đái tháo đường
  7.  Khám mắt để phát hiện các biến chứng trên mắt  Xét nhiệm nước tiểu và máu để kiểm tra chức năng thận Viết bởi Bs.Ngô Thế Phi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2