intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam - CHƯƠNG 3 CÁC LOẠI NƯỚC KHOÁNG - NƯỚC NÓNG Ở VIỆT NAM

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

183
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cho đến nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ và chính xác về số lượng các nguồn NKNN trong toàn quốc, mà trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu khác nhau chỉ có thể đưa ra một con số áng chừng là " khoảng 400 nguồn ", trong đó có 287 nguồn đã được điều tra, có kết quả phân tích mẫu tương đối đầy đủ, đáng tin cậy nên được chúng tôi chọn lọc đưa vào danh bạ. Căn cứ vào những chỉ tiêu định danh và tiêu chuẩn phân loại đã trình bày...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam - CHƯƠNG 3 CÁC LOẠI NƯỚC KHOÁNG - NƯỚC NÓNG Ở VIỆT NAM

  1. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam CHƯƠNG 3 CÁC LOẠI NƯỚC KHOÁNG - NƯỚC NÓNG Ở VIỆT NAM Cho đến nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ và chính xác về số lượng các nguồn NKNN trong toàn quốc, mà trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu khác nhau chỉ có thể đưa ra một con số áng chừng là " khoảng 400 nguồn ", trong đó có 287 nguồn đã được điều tra, có kết quả phân tích mẫu tương đối đầy đủ, đáng tin cậy nên được chúng tôi chọn lọc đưa vào danh bạ. Căn cứ vào những chỉ tiêu định danh và tiêu chuẩn phân loại đã trình bày ở trên, chúng tôi xếp chúng vào 12 loại (xem phụ lục số 2). Do phần lớn nguồn mới được phân tích đơn giản, chưa phát hiện hoặc phát hiện chưa đầy đủ những yếu tố đặc hiệu của nước, đặc biệt là khí, các chất phóng xạ, việc phân tích được thực hiện vào những thời điểm khác nhau, ở những phòng thí nghiệm khác nhau, bằng các phương pháp khác nhau, số liệu có khi mâu thuẫn nhau nên việc định danh, phân loại nhiều nguồn chưa thật chính xác. Một nguồn nước có thể không chứa một yếu tố đặc hiệu nào, ngược lại có nguồn đồng thời chứa 2 - 3 yếu tố đặc hiệu. Trong trường hợp đó chúng tôi xếp loại và gọi tên chúng theo nhóm các yếu tố đặc hiệu như NK silic-fluor, NK brom-iođ-bor... Sau đây xin trình bày khái quát về các loại NKNN có ở nước ta.
  2. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam 1. Phân loại nước khoáng - nước nóng Việt Nam 1. Nước khoáng carbonic Theo số liệu thống kê đến thời điểm hiện tại, thuộc loại này có 15 nguồn, bao gồm 8 mạch lộ (hoặc cụm mạch lộ) và 7 lỗ khoan (hoặc cụm lỗ khoan), phân bố chủ yếu trên một vùng rộng lớn từ Bình Thuận đến Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đắc Lắc. Hàm lượng CO2 trong nước thường gặp 800-1000 mg/l, không ít nguồn đạt tới 2.000-2.020 mg/l, và có thể còn cao hơn nữa nếu phương pháp lấy mẫu và phân tích chuẩn xác. Các nguồn NK carbonic thường xuất lộ theo những đứt gãy trong các thành tạo magma ở những vùng hoạt động núi lửa trẻ. Tại đó khí CO2 hình thành do quá trình biến chất nhiệt được đưa vào nước, tạo nên loại NK giàu CO2. Đó chính là nguyên nhân của sự phân bố rộng rãi loại NK này ở vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên là phần lãnh thổ đã trải qua các hoạt động magma mãnh liệt trong Mesozoi và cả Kainozoi, được các nhà ĐCTV khoanh thành "tỉnh NK carbonic" rất đặc trưng với những nguồn tiêu biểu như (con số là hàm lượng CO2 trong nước, mg/l): Vĩnh Hảo (Bình Thuận)¸ 800; Châu Cát (Bình Thuận)¸ 1.100; Suối Nghệ (Bà Rịa - Vũng Tàu)¸ 1.000; Suối Nho (Đồng Nai)¸ 500; Phú Hội (Lâm Đồng)¸ 500; Đắc Mol (Đắc Lắc)¸ 1200. Ngoài ra có một số nguồn phân bố rải rác trong những vùng tương tự ở miền Bắc như: Bản Khạng (Nghệ An)¸ 1.156; Bình Ca (Tuyên Quang)¸ 2.280; Mường Luân (Lai Châu)¸ 1.500...
  3. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam Đây là loại NK quan trọng nhất do sự phong phú và có ý nghĩa sử dụng đa dạng nên cần được chú ý nghiên cứu đầy đủ hơn. 2. Nước khoáng silic Thuộc loại này đã đăng ký được 95 nguồn, phần lớn phân bố ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận (58 nguồn). Số còn lại được phát hiện rải rác ở những nơi khác. Hàm lượng silic (tính theo H2SiO3) trong nước thường gặp từ 70-80 đến 100-110 mg/l, cá biệt có nguồn lên đến 120 -140 mg/l và hơn nữa, đến mức chiếm vị trí nhất - nhì trong các anion theo công thức Kurlov. Có thể kể một số nguồn tiêu biểu như (con số là hàm lượng H2SiO3, mg/l): Làng Rượu (Quảng Trị)¸ 117; Quế Phong (Quảng Nam)¸ 126; Tú Sơn (Quảng Ngãi)¸ 142; Rang Rịa (Kon Tum)¸ 124; Đa Kai (Bình Thuận)¸ 138; Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu)¸ 146... Tương tự NK carbonic, các nguồn NK silic phân bố chủ yếu ở những miền uốn nếp với sự phân bố rộng rãi đá magma và biến chất. Trong điều kiện nhiệt độ cao, quá trình phân hủy các alumosilicat từ các đá vây quanh diễn ra mạnh mẽ. Kết quả là nước đựơc làm giàu bởi các hợp chất silic. Chính vì vậy mà các nguồn NK silic thường có nhiệt độ cao và hàm lượng silic trong nước có xu hướng tăng theo nhiệt độ. Tuy nhiên cũng có một số nguồn NK silic nhiệt độ thấp, điều kiện thành tạo của chúng cần được tiếp tục nghiên cứu. 3. Nước khoáng sulfur - hyđro
  4. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam Các nguồn NK sulfur hyđro phân bố chủ yếu ở miền Tây Bắc Bộ và miền Trung Trung Bộ từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi, Kon Tum. Theo các dấu hiệu trực quan nhận biết được một cách định tính trong khi khảo sát (nước có mùi "trứng thối", có kết tủa màu vàng...) chắc là có nhiều nguồn thuộc nhóm này nhưng số liệu phân tích định lượng hãy còn nghèo nàn nên mới xếp loại được 6 nguồn sau đây (con số là tổng hàm lượng H2S + HS-, mg/l): Bản Trang (Lai Châu)¸ 12; Mỹ Lâm (Tuyên Quang)¸ 5,6; Bang (Quảng Bình)¸ 10; Tân Lâm (Quảng Trị)¸ 3,46; Mỹ An (Huế)¸ 64,5; Lũng Viềng (Quảng Nam)¸ 15 NK sulfur-hyđro có thể hình thành bằng những con đường khác nhau, chủ yếu là do quá trình biến chất và oxy hóa các khoáng vật sulfur trong những thành tạo magma hoặc biến chất ở những miền uốn nếp (kiểu Nà ún, Kon Đu) cũng như quá trình phân huỷ vật chất hữu cơ và khử sulfat ở những miền võng tích tụ các trầm tích lục nguyên hoặc carbonat. NK sulfur-hyđro cũng thường có nhiệt độ cao. 4. Nước khoáng fluor Loại NK fluor phổ biến rộng rãi ở miền Trung và Nam Trung Bộ. Fluor được phát hiện trong nước với hàm lượng từ 2 đến 7 mg/l, không ít nguồn đạt tới 10 -12 mg/l và hơn nữa. Có 49 nguồn được xếp vào loại này. Chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Trung Bộ (39 nguồn). Số còn lại nằm rải rác ở các tỉnh khác. ở nhiều nguồn fluor thường có mặt đồng thời với silic nên NK thường được định danh là NK silic-fluor. Một số nguồn tiêu biểu là (con số chỉ hàm lượng F- trong nước, mg/l):
  5. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam Đồng Nghệ¸ 11,4; Phúc Thọ¸ 14,4; Nghĩa Thuận¸ 8,5; Hội Vân¸ 14,8; Phước Long¸ 16,3; Kon Braih¸ 14,4 v.v...Nhiều nguồn ở Tây Bắc Bộ cũng chứa F nhưng với hàm lượng thấp hơn (1-2 mg/l), chưa đạt tiêu chuẩn xếp vào NK fluor nhưng cũng cần chú ý nghiên cứu, vì đó là hàm lượng thích hợp với tiêu chuẩn NK đóng chai làm nước giải khát, có tác dụng phòng ngừa bệnh sún răng, xốp xương. 5. Nước khoáng arsen Về arsen trong nước còn ít được nghiên cứu. Đến nay mới có 1 nguồn là nguồn Nghĩa Thuận (Quảng Ngãi) có hàm lượng As = 0,8 mg/l (theo kết quả phân tích của Viện Pasteur Sài Gòn nêu trong công trình của H.Fontaine năm 1957 [14]) đạt tiêu chuẩn xếp vào loại NK arsen, song xét tính chất đặc biệt của loại NK này chúng tôi cũng xếp thành một loại để chú ý nghiên cứu thêm. 6. Nước khoáng sắt Loại nước chứa nhiều sắt gặp phổ biến trong các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ và Neogen ở các đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và rải rác ở nhiều nơi khác với hàm lượng (Fe2+ + Fe3+) từ một vài chục đến hàng trăm mg/l. Tuy nhiên để xếp một nguồn vào loại NK sắt theo quan điểm của chúng tôi thì không chỉ căn cứ đơn thuần vào hàm lượng sắt (Fe2+ + Fe3+ ³ 10 mg/l) mà còn phải xét đến nguồn gốc hình thành của sắt. ở đây chúng tôi chỉ xếp vào loại NK sắt những nguồn được hình thành liên quan với các mỏ hoặc điểm khoáng hóa quặng sắt hay sulfur đa kim chứa sắt. Như vậy những loại nước chứa sắt tồn tại trong các
  6. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam trầm tích Đệ tứ ở nhũng vùng đồng bằng không xem là NK sắt, trừ những trường hợp sắt đi đôi với những yếu tố đặc hiệu khác. Đáp ứng điều kiện đó chỉ có 2 nguồn sau đây (con số là å Fe2+ + Fe3+, mg/l) : Kép Hạ¸ 371; Bình Lợi¸ 272 (sắt đi kèm Br, I). 7. Nước khoáng brom NK brom được phát hiện chủ yếu nhờ các lỗ khoan sâu trong trầm tích Neogen ở đồng bằng Bắc Bộ (10 nguồn) trong quá trình tìm kiếm dầu khí. Ngoài ra cũng gặp rải rác ở những vùng khác: Lai Châu (2 nguồn); Yên Bái (2 nguồn), Quảng Ninh (2 nguồn), Bắc Giang (1 nguồn), Hải Phòng (1 nguồn), Ninh Bình (1 nguồn), Tây Nam Bộ (2 nguồn), TP Hồ Chí Minh (1 nguồn). Tổng số 32 nguồn. Chắc chắn đồng bằng Bắc Bộ là một bồn artesi lớn chứa NK brom (và cả iođ, bor...) liên quan với dầu khí, do vậy phần lớn các lỗ khoan sâu sẽ gặp NK brom với hàm lượng lớn. 8. Nước khoáng iođ Đến nay mới phát hiện được nước chứa hàm lượng iođ lớn đạt tiêu chuẩn xếp vào NK iođ trong 8 lỗ khoan tìm kiếm dầu khí ở Thái Bình, 3 nguồn lộ tại Yên Bái và 1 lỗ khoan ở thành phố Hồ Chí Minh. NK iođ thường đi đối với NK brom. 9. Nước khoáng bor
  7. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam NK bor cũng thường được phát hiện đồng thời với NK brom và iođ trong 8 lỗ khoan tìm kiếm dầu khí ở Thái Bình, Nam Định và 2 nguồn lộ ở Lai Châu. Hàm lượng HBO2 đạt từ 4,5 đến 237 mg/l. 10. Nước khoáng rađi Việc nghiên cứu các nguyên tố phóng xạ trong nước từ trước ít được chú ý nên số liệu còn nghèo nàn. Tuy nhiên căn cứ vào kết quả phân tích ở một số nguồn hiện có, kết hợp với sự phân tích địa chất kiến tạo, sinh khoáng khu vực có thể dự đoán sự tồn tại loại NK này là một thực tế ở Việt Nam. Theo số liệu phân tích độ phóng xạ rađi của Sở Địa chất Tiệp Khắc cũ và Viện Hạt nhân thì 7 nguồn sau đây có thể xếp vào loại NK rađi (con số là cường độ phóng xạ Ra226, pCi/l): Phù Lao-14; Tiên Lãng-63,45; Mỹ Khê-14,69; Thạch Trụ-72,9; Châu Cát-12,1; Suối Nghệ-17,9; Bình Châu-12,4. Tuy nhiên những số liệu này cần được kiểm tra kỹ. 11. Nước khoáng hóa Chúng tôi gọi "nước khoáng hóa" là loại nước có độ khoáng hoá cao, từ 1.000 mg/l trở lên (không liên quan với sự nhiễm mặn từ biển hoặc sự muối hóa thổ nhưỡng), ngoài ra không chứa một yếu tố đặc hiệu nào khác nên không thể xếp vào các loại NK kể trên (vì vậy có người gọi là "nước khoáng không có thành phần đặc hiệu"). Loại nước này thường có nguồn gốc sâu, được dẫn lên mặt đất theo những đứt gãy kiến tạo và
  8. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam nổi lên như một dị thường trên phông khoáng hoá địa phương của nước dưới đất. Sở dĩ loại nước này được xem là nước khoáng vì nó có tác dụng sinh học, quyết định bởi tổng hàm lượng của các ion. Có 62 nguồn thuộc loại này. 12. Nước nóng Trong số 287 nguồn trong danh bạ có 34 nguồn nước nhiệt độ dưới 30oC, số còn lại (253 nguồn), có nhiệt độ từ 30oC trở lên, đạt tiêu chuẩn xếp vào nước nóng, trong đó 164 nguồn đồng thời là NK thuộc các loại kể trên, còn 89 nguồn là nước nóng không có yếu tố đặc hiệu. Theo thang nhiệt độ chúng được phân thành các cấp: ấm = 131 nguồn; nóng vừa = 77 nguồn; rất nóng = 41 nguồn; quá nóng = 4 nguồn (bảng 2). Xét về địa bàn phân bố thì miền Tây Bắc Bộ có nhiều nguồn NN nhất: 78 nguồn, bằng 30,83% số nguồn trong toàn quốc, thứ đến là Nam Trung Bộ (duyên hải và Tây Nguyên) = 73 nguồn (bằng 28,85% số nguồn trong toàn quốc). Nhưng xét về mặt nhiệt độ thì ở Nam Trung Bộ số mạch rất nóng có tới 24 nguồn, tức là chiếm 58,54% tổng số nguồn rất nóng trong toàn quốc (41 nguồn). Các đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là những bồn artesi lớn bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ rất dày nên NN không có điều kiện xuất lộ, nhưng vẫn tồn tại dưới sâu và chỉ phát hiện được bằng các lỗ khoan. ở đồng bằng Bắc Bộ có rất nhiều lỗ khoan phát hiện nước nóng nhưng chúng tôi mới thu thập tài liệu đầy đủ ở 14 lỗ khoan, trong đó đặc biệt quan trọng là một số lỗ khoan sâu ở Thái Bình, Nam Định đã phát hiện nước quá nóng (3 lỗ khoan). Theo
  9. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam sự phát triển của công tác điều tra địa chất, ĐCTV và tìm kiếm dầu khí, chắc chắn số lỗ khoan gặp nước nóng sẽ ngày càng gia tăng. ở đồng bằng Nam Bộ trong các lỗ khoan phần lớn phát hiện loại nước ấm. Bảng 2. Thống kê các nguồn nước nóng theo cấp nhiệt độ và theo miền địa lý Cấp Các miền Cộng % nhiệt theo so với độ Đông Đồng Bắc Đông cấp Tây Duyên Tây toàn Bắc Bắc bằng Trung hải và nhiệt quốc Nam Nam Bộ Bộ Bắc Bộ Bộ Bộ độ cao Bộ nguyên Nam Trung Bộ ấm 35 5 6 5 27 5 48 131 51,78 (30-
  10. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam 40o) Nóng 38 2 3 9 22 1 2 77 30,43 vừa (41- 60o) Rất 5 3 2 6 24 1 0 41 16,21 nóng (61- 100o) Quá 0 0 3 1 0 0 4 5,58 nóng (>100o) Cộng 78 10 14 21 73 7 50 253 theo miền
  11. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam % so 30,83 3,95 5,53 8,30 28,85 2,77 19,76 100% với toàn quốc 2. Đặc điểm thủy hóa của nước khoáng nước nóng Về mặt thành phần ion của NKNN có thể nhận thấy những đặc điểm sau: - Miền Tây Bắc Bộ có 2 vùng rõ rệt, lấy sông Đŕ làm ranh giới: phía tây nam sông chiếm ưu thế là loại nước bicarbonat natri và bicarbonat calci với độ khoáng hoá nhỏ hơn 1.000 mg/l, chỉ có một đôi nguồn vượt hơn chút ít. Có một số nguồn chứa một ít hàm lượng sulfat. Vùng nằm giữa sông Đŕ và sông Hồng là một dị thường thú vị về thủy địa hóa. ở đây nước sulfat calci và calci - magnesi với độ khoáng hóa nằm trong khoảng 2.000 - 3.000 mg/l chiếm ưu thế. - Trong thành phần hóa học của NKNN miền Đông Bắc Bộ các ion bicarbonat natri hoặc calci chiếm vị trí chủ yếu, nhưng cũng có sự tham gia ít nhiều của sulfat. Độ khoáng hoá nói chung thấp. Chỉ ở vùng ven biển (Quảng Ninh) mới gặp loại nước clorur natri với độ khoáng hóa cao tới 28.000 mg/l (nguồn Quang Hanh, Tam Hợp). ở miền đồng bằng Bắc Bộ phần lớn nước có thành phần clorur natri, độ khoáng hóa tuỳ
  12. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam thuộc vào chiều sâu, tăng dần từ dưới 1.000 mg/l ở độ sâu 50 -60 m đến 20.000 - 25.000 mg/l ở 2.000 - 3.000 m. Thành phần NKNN ở miền Bắc Trung Bộ tương đối thuần nhất: chiếm ưu thế là kiểu nước bicarbonat natri hoặc calci - natri với độ khoáng hoá thấp, chỉ lùi về phía nam của miền mới gặp ion sulfat và ra phía biển - gặp nước clorur trong lỗ khoan với độ khoáng hóa tăng cao (tới 3.000 - 4.000 mg/l). ở miền Nam Trung Bộ hình thành một quang cảnh như sau: ven bờ biển với chiều rộng vài kilomet kiểu nước clorur natri chiếm ưu thế. Cũng gặp ở dải này một vài nguồn nước có sự pha trộn của ion bicarbonat, thậm chí ở nhóm mạch Vĩnh Hảo thì ion bicarbonat trội hẳn. Về phía đất liền và gần núi thì chuyển sang bicarbonat natri, đôi nơi có pha một ít sulfat. Độ khoáng hóa thường < 1.000 mg/l. ở đồng bằng sông Cửu Long NKNN có thành phần hỗn hợp với độ khoáng hóa đa dạng - từ nhạt đến mặn. Thành phần khí của nước mới được nghiên cứu tương đối kỹ đối với CO2, qua đó đă khoanh định được "tỉnh NK carbonic" Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ và một số vùng riêng lẻ ở Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Khí H2S theo cảm quan có thể khá phổ biến, nhưng tài liệu phân tích còn nghèo nàn, rời rạc nên chưa thể đưa ra một sự đánh giá chính thức. Các khí khác: nitơ, metan, rađon... hầu như chưa được nghiên cứu.
  13. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2