Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa
lượt xem 157
download
Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần và ưa nước điển hình nên từ “lúa nước” bao giờ cũng gắn liền với cây lúa. Ở nước ta đại bộ phận ruộng lúa đều tưới ngập nước, tuy nhiên cũng có những giống lúa có khả năng chịu hạn (lúa cạn, lúa nương...) sinh trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, nhưng năng suất không cao bằng lúa nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa NƯỚC VÀ ÐỜI SỐNG CÂY LÚA Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần và ưa nước điển hình nên từ “lúa nước” bao giờ cũng gắn liền với cây lúa. Ở nước ta đại bộ phận ruộng lúa đều tưới ngập nước, tuy nhiên cũng có những giống lúa có khả năng chịu hạn (lúa cạn, lúa nương...) sinh trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, nhưng năng suất không cao bằng lúa nước. Lại có những giống lúa chịu được nước sâu, ở vùng Ðồng Tháp Mười những giống lúa cổ truyền có thể chịu ngập sâu đến 3 mét. Nước là thành phần chủ yếu của cây lúa, nếu lấy 100g lá lúa tươi đem sấy thì lượng lá khô chỉ còn lại 12g (còn 88g là lượng nước bốc hơi), đem phần lá khô đốt cháy hoàn toàn thì lượng tro còn lại là 1,5g. Với 88% trọng lượng cây lúa, nước là thành phần chủ yếu và cực kỳ quan trọng đối với đời sống cây lúa. Nước là điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý trong cây lúa, đồng thời cũng là môi trường sống của cây lúa, là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu được đối với cây lúa. Nước là một trong những nguồn vật liệu thô để chế tạo thức ăn, vận chuyển thức ăn lên xuống trong cây, đến những bộ phận khác nhau của cây lúa. B ên cạnh đó lượng nước trong cây lúa và nước ruộng lúa là yếu tố điều hòa nhiệt độ cho cây lúa cũng như quần thể, không gian ruộn g lúa. Nước cũng góp phần làm cứng thân và lá lúa, nếu thiếu nước thân lá lúa sẽ khô, lá lúa bị cuộn lại và rủ xuống, còn nếu cây lúa đẩy đủ nước thì thân lá lúa sẽ đứng, bản lá mở rộng.
- Nhu cầu về nước qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa cũng khác nhau: Thời kỳ nảy mầm: hạt lúa khi bảo quản thường phải giữ độ ẩm 13%, khi ngâm ủ hạt thóc hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nảy mầm tốt khi độ ẩm ðạt 25-28%. Những giống lúa cạn lại được gieo khô khi đất đủ ẩm hoặc trời mưa có nước mới nảy mầm và mọc được. Thời kỳ mạ: từ sau gieo đến mạ mũi chông thì chỉ cần giữ ruộng đủ ẩm. Trong điều kiện như vậy rễ lúa được cung cấp nhiều oxy để phát triển và nội nhũ cũng phân giải thuận lợi hơn. Khi cây mạ được 3-4 lá thì có thể giữ ẩm hoặc để một lớp nước nông cho đến khi nhổ cấy. Thời kỳ ruộng cấy: từ sau cấy đến khi lúa chín là thời kỳ cây lúa rất cần nước. Nếu ruộng khô hạn thì các quá trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt. Ngược lại nếu mức nước trong ruộng quá cao, ngập úng cũng không có lợi: cây lúa đẻ nhánh khó, cây vươn dài, yếu ớt, dễ bị ðổ và sâu bệnh. Người ta còn dùng nước để điều tiết sự ðẻ nhánh hữu hiệu của ruộng lúa. NHIỆT ÐỘ VÀ ÐỜI SỐNG CÂY LÚA Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển. Lúa là loại cây ưa nóng, để hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa cần một lượng nhiệt nhất ðịnh. Trong điều kiện trồng lúa ở nước ta, thường những giống ngắn ngày cần một lượng tổng tích ôn là 2.500-3.000oC, giống trung ngày từ 3.000-3.500oC, giống dài ngày từ 3.500-4.500oC. Trong quá trình sinh trưởng, nếu nhiệt độ cao cây lúa nhanh đạt được tổng nhiệt độ cần thiết thì sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nếu nhiệt độ thấp thì ngược lại. Ðối với vụ chiêm xuân ở nước ta, các giống lúa ngắn ngày là những giống mẫn cảm với nhiệt độ (giống cảm ôn) nên thời gian sinh
- trưởng dễ biến động theo nhiệt độ hàng năm và theo mùa vụ cấy sớm hay muộn, vì vậy việc dự báo khí tượng trong vụ chiêm xuân cần phải được coi trọng và chú ý theo dõi để bố trí cơ cấu mùa vụ cho thích hợp, tránh để trường hợp khi lúa trỗ gặp rét. Với vụ mùa thì điều kiện nhiệt độ tương đối ổn định nên thời gian sinh trưởng của các giống lúa cấy trong vụ mùa ít thay đổi. Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng: - Thời kỳ nảy mầm: nhiệt độ thích hợp nhất đối với quá trình nảy mầm là 30- 35oC, ngưỡng nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10-12oC và cao nhất là 40oC không có lợi cho quá trình cảy mầm và phát triển của mầm. - Thời kỳ mạ: nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển là 25-30oC. Với vụ hè thu và vụ mùa nói chung nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển. Với vụ chiêm xuân ở miền Bắc nước ta thì diễn biến thời tiết phức tạp, nếu gieo mạ sớm hoặc những năm trời ấm kéo dài thường có hiện tượng mạ già, mạ ống; có những năm giai đoạn mạ gặp trời rét, cây mạ có thể bị chết rét. Ðể chống rét cho mạ, hiện nay người ta dùng biện pháp kỹ thuật che phủ nilông cho mạ là biện pháp chống rét hữu hiệu nhất. - Thời kỳ ðẻ nhánh, làm đòng: nhiệt độ thích hợp nhất là 25-32oC. Nhiệt độ thấp dưới 16oC hay cao hơn 38oC đều không thuận lợi cho việc đẻ nhánh, làm đòng của cây lúa. Diễn biến phức tạp của nhiệt độ trong vụ chiêm xuân ở miền Bắc cũng có nhiều bất thuận cho thời kỳ này. - Thời kỳ trỗ bông, làm hạt: đây là thời kỳ cây lúa mẫn cảm nhất với điều kiện ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ. Thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ tốt nhất từ 28-30oC. Với ngưỡng nhiệt độ này, vụ chiêm xuân ở các tỉnh phía Bắc nếu không bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp thì thời gian trỗ dễ gặp lạnh. Trong ðiều kiện cây lúa nở hoa, phơi màu, thụ tinh nếu gặp nhiệt độ thấp (dưới 17oC) hoặc quá cao (trên 40oC) đều không có lợi. Khi gặp rét hoặc nhiệt độ quá cao hạt phấn mất sức nảy mầm,
- không thụ phấn thụ tinh được làm tỉ lệ lép cao. Thời kỳ làm hạt nếu gặp rét, quá trình vận chuyển vật chất về hạt kém, trọng lượng hạt giảm cũng ảnh hưởng đến nãng suất lúa. ÁNH SÁNG VÀ ÐỜI SỐNG CÂY LÚA Cũng giống như yếu tố nhiệt độ, cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên nó là cây ưa sáng và mẫn cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày). Giống như đại đa số các cây trồng khác, cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất lúa. Ðặc biệt với một số giống lúa địa phương trung và dài ngày, chu kỳ chiếu sáng có tác động đến quá trình làm đòng, ra hoa (gọi là những giống có phản ứng quang chu kỳ hay là giống cảm quang). Về cường ðộ ánh sáng do bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất thì ánh sáng mà ta nhìn thấy được là loại ánh sáng có tác dụng cho quá trình quang hợp của cây lúa. Cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ địa lý, theo thời gian trong năm và thời gian trong ngày. Trong ngày, cường độ ánh sáng đạt cực đại vào khoảng 11-13 giờ trưa, còn ở thời điểm 8-9 giờ sáng và 15-16 giờ chiều thì cường độ ánh sáng chỉ bẳng ½ thời ðiểm cực đại trong ngày. Trong năm, với các tỉnh phía Nam và Nam Trung bộ thì cường độ ánh sáng phân bổ đồng đều không có biến đổi nhiều, ri êng đối với các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ thì cường ðộ ánh sáng khá đầy đủ trong vụ mùa, riêng vụ đông xuân thì giai đoạn mạ, cấy và đẻ nhánh thời tiết thường âm u, rét kéo dài, cường độ ánh sáng không đầy đủ, đến tháng 4-5 trở đi có nắng ấm và ánh sáng tương đối đầy đủ nên lúa xuân bắt đầu sinh trưởng thuận lợi. Về thời gian chiếu sáng (độ dài ngày): thời gian chiếu sáng và bóng tối trong một ngày đêm (gọi là quang chu kỳ) có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông. Nếu không có điều kiện chiếu sáng phù hợp thì cây lúa không thể ra hoa kết quả được. Nếu các cây trồng hàng nãm phân chia làm 3 loại theo đặc tính phản
- ứng quang chu kỳ (loại phản ứng ánh sáng dài ngày, loại phản ứng ánh sáng ngắn ngày và loại phản ứng trung tính với ánh sáng) thì cây lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn, chỉ đòi hỏi thời gian chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày. Với thời gian chiếu sáng từ 9-10 giờ/ngày có tác dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến quá trình làm đòng, trỗ bông của cây lúa. Tuy nhiên mức độ phản ứng với quang chu kỳ còn phụ thuộc vào giống và vùng trồng. Ở nước ta, một số giống lúa mùa địa phương có phản ứng rất rõ với quang chu kỳ, đem các giống này cấy vào cụ chiêm xuân lúa sẽ không ra hoa. Thường các giống lúa ngắn ngày có phản ứng yếu hoặc không phản ứng với quang chu kỳ thì có thể gieo cấy vào mọi thời vụ trong năm. CÁC GIAI ÐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT Mỗi một giai đoạn phát triển của cây lúa đều liên quan mật thiết đến yếu tố cấu thành năng suất: Năng suất hạt = Số bông/m2 X Số hạt/bông X Tỉ lệ hạt chắc/bông (%) X Khối lượng 1.000 hạt Hầu như mỗi một yếu tố cấu thành năng suất lúa đều liên quan đến một giai đoạn phát triển cụ thể của cây lúa, mỗi một yếu tố đóng một vai trò khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ quả liên hoàn tạo nên hiệu suất cao nhất mà trong đó các yếu tố đều có liên quan mật thiết với nhau. Như vậy mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển đều liên quan và tạo nên năng suất hạt sau này. Vì vậy, chăm sóc, quản lý tốt ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa là điều hết sức cần thiết để nâng cao hiệu suất và năng suất cây lúa. Số nhánh lúa sẽ quyết định số bông và đó cũng là yếu tố quan trọng nhất để có năng suất cao. Có thể nói số bông đóng góp trên 70% năng suất, trong khi đó số hạt/bông, số hạt chắc/bông và trọng lượng hạt đóng góp gần 30%.
- Số bông/đơn vị diện tích hình thành bởi 3 yếu tố: mật độ cấy, số nhánh (số dảnh hữu hiệu), điều kiện ngoại cảnh và yếu tố kỹ thuật (như phân bón, nhiệt độ, ánh sáng...). Mật độ cấy là cơ sở của việc hình thành số bông/đơn vị diện tích. Tùy vào giống lúa và các điều kiện thâm canh như: đất đai, nước, phân bón, thời vụ... mà quyết định mật độ cấy thích hợp để có thể tăng tối đa số bông tr ên một đơn vị diện tích. Một yếu tố cũng hết sức quan trọng là điều chỉnh sao cho số bông hữu hiệu/đơn vị diện tích là cao nhất và thích hợp nhất, biện pháp tối ưu là: Số nhánh lúa tối đa – Số bông lúa hữu hiệu = 0 Nhưng trong thực tế quần thể ruộng lúa thì hầu như không có hiệu số này bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là trong thời kỳ đẻ nhánh (từ khi cấy lúa bén rễ hồi xanh đến khi phân hóa đòng) thì các nhánh hữu hiệu kết thúc trước khi phân hóa đòng từ 10-12 ngày, hơn nữa yếu tố mùa vụ cũng liên quan đến việc đẻ nhánh hữu hiệu, ví dụ trong điều kiện miền Bắc Việt Nam thì vụ chiêm xuân nhánh hữu hiệu lại tập trung vào thời kỳ cuối, còn vụ mùa lại tập trung vào thời kỳ đầu. Tuy nhiên việc điều chỉnh để quần thể ruộng lúa có tỉ lệ số nhánh hữu hiệu cao nhất l à tiền đề để nâng cao năng suất lúa đến mức tối đa là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong sản xuất lúa. Số hạt/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng như thoái hóa. Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực (từ làm đòng đến trỗ). Và số lượng gié, hoa phân hóa được quyết định ngay từ thời kỳ đầu của quá trình làm đòng (bước 1-3 trong vòng từ 7-10 ngày). Thời kỳ này bị ảnh hưởng bởi sinh trưởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoái hóa hoa. Thời kỳ thoái hóa hoa th ường bắt đầu vào bước 4 (hình thành nhị và nhụy) và kết thúc vào bước 6, tức là khoảng 10-12 ngày trước trỗ. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ làm đòng hoặc do ngoại cảnh bất thuận như trời rét, âm u, thiếu ánh sáng, bị ngập, hạn, sâu bệnh... ngoài ra cũng có nguyên nhân do đặc điểm của một số giống.
- Tỉ lệ hạt chắc/bông: tăng tỉ lệ hạt chắc/bông hay nói cách khác l à giảm tỉ lệ hạt lép/bông cũng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa. Tỉ lệ hạt chắc/bông được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ, nếu gặp điều kiện bất thuận trong thời kỳ này thì tỉ lệ lép sẽ cao. Tỉ lệ lép/bông không chỉ bị ảnh hưởng của các yếu tố nói trên mà còn bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của giống. Thường tỉ lệ lép giao động tương đối lớn, trung bình từ 5-10%, ít là 2-5%, cũng có khi trên 30% hoặc thậm chí còn cao hơn nữa. Yếu tố cuối cùng là Khối lượng 1.000 hạt: yếu tố này biến động không nhiều do điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh mà chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống. Khối lượng 1.000 hạt được cấu thành bời 2 yếu tố: khối lượng vỏ trấu (thường chiếm khoảng 20%) và khối lượng hạt gạo (thường chiếm khoảng 80%). Vì vậy muốn khối lượng hạt gạo cao, phải tác động vào cả 2 yếu tố này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỘ KIỀM VÀ ĐỘ CỨNG TỚI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN "
10 p | 682 | 229
-
Bài giảng Sinh sản vật nuôi: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản heo nái - Phan Vũ Hải
7 p | 399 | 57
-
Một số câu hỏi thi vấn đáp nuôi trồng thủy sản
17 p | 166 | 39
-
Đề cương đồ án Tìm hiểu quy trình sản xuất chả giò nhân tôm, rau, củ. Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng
4 p | 184 | 26
-
Bảo quản cà phê thóc và cà phê nhân
3 p | 157 | 23
-
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU NĂNG LƯỢNG
3 p | 266 | 20
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa Thanh long
4 p | 253 | 19
-
Các yếu tố ảnh hưởng thịt cá Tra
5 p | 128 | 17
-
Bài giảng Dược lý học thú y: Chương 9 - ThS. Đào Công Duẩn, ThS Nguyễn Thành Trung
19 p | 129 | 16
-
Kỹ thuật trồng rau nghịch vụ
3 p | 100 | 12
-
Bài giảng môn Khí tượng nông nghiệp - Chương 3: Chế độ nhiệt của đất
3 p | 115 | 11
-
Bài giảng Sản xuất giống và công nghệ hạt giống: Chương 2 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
10 p | 76 | 10
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của heo đực giống
3 p | 122 | 9
-
Đề tài: Năng suất sinh sản, các yếu tố ảnh hưởng và tương quan kiểu hình giữa các tính trạng sinh sản của hai dòng lợn nái VCN01 và VCN02 qua các thế hệ
9 p | 134 | 8
-
Bài giảng Khí tượng nông học - Bài 3: Chế độ nhiệt của đất
6 p | 117 | 6
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến cách biểu hiện và mức độ đề kháng
2 p | 64 | 6
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến cách biểu hiện và mức độ đề kháng - Tác động của thể gây bệnh
3 p | 99 | 6
-
Bài giảng Tập huấn trồng ca cao bài 6: Chất lượng hạt ca cao và các yếu tố ảnh hưởng
31 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn