intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách bịt lỗ thoát nước ở chậu kiểng

Chia sẻ: Kata_1 Kata_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

167
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chậu Bonsai cần được thiết kế có nhiều chỗ thoát nước. Để giữ đất trong chậu, cần bịt các lỗ thủng để cát được giữ lại, nhưng nước có thể thoát ra ngoài và không khí có thể luồn vào trong. Dưới đây là một trong những kỹ thuật bịt lỗ thoát nước thông dụng, thường được những ngưới chơi bonsai thực hiện. Cách thông thường là đặt mảnh sành hoặc những cục đá lớn ở dưới đáy chậu cây. Điều này sẽ không thích hợp với bonsai vì ngay khi ta di chuyển cây để đặt vào đúng vị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách bịt lỗ thoát nước ở chậu kiểng

  1. Cách bịt lỗ thoát nước ở chậu kiểng Chậu Bonsai cần được thiết kế có nhiều chỗ thoát nước. Để giữ đất trong chậu, cần bịt các lỗ thủng để cát được giữ lại, nhưng nước có thể thoát ra ngoài và không khí có thể luồn vào trong. Dưới đây là một trong những kỹ thuật bịt lỗ thoát nước thông dụng, thường được những ngưới chơi bonsai thực hiện. Cách thông thường là đặt mảnh sành hoặc những cục đá lớn ở dưới đáy chậu cây. Điều này sẽ không thích hợp với bonsai vì ngay khi ta di chuyển cây để đặt vào đúng vị trí, ta sẽ phải gạt những mảnh sành ra khỏi lỗ trống trong chậu. Ở đây ta sử dụng một mẫu lưới nhựa cứng được cố định tại vị trí bằng một mẫu dây kim loại hình con bướm. Ở hình trên, tôi đã bịt lỗ thoát nước trong chậu cây bằng một miếng lưới. Cũng có trường hợp chậu trồng có nhiều chỗ lõm, lúc này tôi dùng nhựa epoxy, ví
  2. dụ như nhựa Araldite để lấp các chỗ lõm, nếu không lấp lại thì nước vẫn còn đọng và làm rễ bị úng. Cách khác là khoan những lỗ thoát nước nhỏ ở đáy những chỗ lõm Cách tạo hình “con bướm” Đầu tiên kéo dài dây kim loại. Chiều dài của dây phụ thuộc vào kích thước của lỗ mà bạn muốn che. Dùng dây nhôm là tốt nhất vì nó dễ uốn. Ở đây tôi dùng loại dây điện bằng đồng, loại thường dùng trong gia đình, nhưng dây đồng có nhược điểm là nó có thể ăn mòn và làm bạc màu chậu. Uốn dây lần một để tạo hình móc, hai đầu tạo đoạn thẳng vuông góc, đoạn này dài hơn đoạn kia từ 3-4 lần
  3. Uốn dây lần hai để tạo hình móc khác. Mỗi đầu mút của mỗi đoạn thẳng đối ngược nhau và có cùng chiều dài. Chú ý là cả hai lần uốn đều làm cho dây kim loại cùng trên hoặc cùng dưới. Một dây trên, 1 dây dưới là sai. Bây giờ bẻ cong lên tại điểm giao. Uốn thành những góc vuông Hai điểm đầu mút cần được điều chỉnh để tạo dạng song song và khoảng cách đầu mút bằng chiều rộng của lỗ được bịt
  4. Tiếp theo, thực hiện các thao tác bên trong chậu, đặt lưới lên trên lỗ, xuyên hai đoạn cuối qua các lỗ. Cuối cùng giữ lưới và dây kim loại đúng vị trí, lật ngược chậu lên và uốn phần cuối của dây kim loại xung quanh lỗ thoát nước để giữ lưới được cố định đúng vị trí. Nên dùng tay thay vì dùng kềm, và phải cực kì thận trọng để tránh làm mẻ mép lỗ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2