Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào những ngày lạnh
lượt xem 32
download
Các bác sỹ Nhi khoa cho biết vào mùa đông, mặc dù nhiệt độ xuống thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen sinh hoạt và sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ nhưng chỉ cần tuân theo một vài nguyên tắc nhỏ dưới đây thì các bà mẹ không cần phải lo lắng hay lúng túng khi chăm sóc bé sơ sinh nhà mình vào những ngày lạnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào những ngày lạnh
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào những ngày lạnh Các bác sỹ Nhi khoa cho biết vào mùa đông, mặc dù nhiệt độ xuống thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen sinh hoạt và sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ nhưng chỉ cần tuân theo một vài nguyên tắc nhỏ dưới đây thì các bà mẹ không cần phải lo lắng hay lúng túng khi chăm sóc bé sơ sinh nhà mình vào những ngày lạnh. Trước hết, bạn nên chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm trong nhà, đồng thời phải đảm bảo không khí luôn trong lành và được làm mới liên tục. Không khí trong lành đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe của bà mẹ và các em bé sơ sinh. Vì thế, hàng ngày bạn nên mở cửa sổ trong khoảng thời gian nhất định để không khí trong phòng được lưu thông, tránh ô nhiễm. Thời gian tốt nhất để mở cửa sổ là vào buổi sáng sau khi sương đã tan hoặc sau 3h chiều. Về nhiệt độ trong phòng, các bác sỹ khuyến cáo nên duy trì trong khoảng 25 – 28 độ C là tốt nhất, không nên để nhiệt độ quá chênh lệch so với thời tiết ngoài trời. Bên cạnh đó, bạn nên cho bé mặc quần áo có độ dày phù hợp để tránh "đắp" lên người bé quá nhiều quần áo vừa khiến bé khó cử động vừa làm cho bé bị bí khí. Khi quấn chăn ủ cho bé, bạn cũng không nên quấn quá chặt, quá kín, chỉ cần đủ giữ ấm là phù hợp.
- Một vấn đề rất được các bà mẹ quan tâm và gây nên không ít băn khoăn là việc tắm cho bé trong mùa đông có nên tiến hành hàng ngày không? Trên thực tế, các bác sỹ khẳng định, tắm hàng ngày rất có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trừ trường hợp đặc biệt như bé bị ốm hoặc trời quá lạnh thì bạn mới hoãn tắm cho bé, còn không thì nên đều đặn tắm cho bé mỗi ngày. Ảnh minh hoạ Khi tắm cho bé, cần chú ý đóng kín cửa phòng, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa, đồng thời để nhiệt độ trong phòng cao một chút. Thời gian tắm nhanh hơn ngày thường và nhanh chóng mặc quần áo cho bé. Nếu có thể làm ấm quần áo của bé trước khi mặc là tốt nhất. Ngoài ra, trước khi tắm bạn có thể massage nhẹ nhàng hoặc tập các bài tập vận động thụ động để làm nóng người bé. Massage và các bài tập này nên tiến hành hàng ngày và không chỉ trước lúc tắm.
- Một vấn đề nữa là việc cho bé bú sữa như thế nào khi trời đang lạnh? Chắc chắn là bạn không thể cho bé bú ở nơi có gió lùa hoặc ngoài trời được. Nên cho bé bú trong phòng kín gió nhưng thoáng đãng, đắp một tấm chăn nhẹ cho cả hai mẹ con khi cho bé bú. Ảnh minh hoạ Vào mùa đông, bé cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể nên bạn cần thật lưu ý xem bé có bị "bỏ đói" không. Các bé sơ sinh thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no, mỗi lần "mút ti" kéo dài khoảng 2 – 3 phút. Nếu bé chỉ bú mẹ khoảng 10 phút rồi nhất quyết không chịu bú tiếp thì bạn cần cân nhắc đến việc cho bé ăn thêm sữa công thức hoặc đổi loại sữa khác nếu như bé đã dùng sữa công thức rồi.
- Nếu vừa bú chưa bao lâu đã ngủ thì bé thường ngủ không ngon giấc hoặc bị tỉnh giấc giữa chừng. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý luyện cho bé ăn ngủ đúng giờ và cho bé bú thêm khi nửa chừng thức dậy. VIÊM PHỔI Ở TRẺ SƠ SINH Khi bé còn đang ở trong bụng mẹ bé có thể bị nhiễm 1 số loại bệnh, trong đó có phải kể đến bệnh viêm phổi. Điều cần thiết là mọi người trong gia đình cần phải nhận thức được những nguy cơ có thể gây viêm phổi ở trẻ để có biện pháp phòng tránh hữu hiệu. Nguyên nhân Ở bé mới sinh bị viêm phổi là do các loại vi khuẩn như Listeria (Coli, các vi khuẩn Gram âm) gây ra. Bé có thể bị nhiễm khi còn trong bụng mẹ, hay khi sinh (do khi sinh bé hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ),hoặc là sau sinh (do không thực hiện vô trùng nên bé bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc). Một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn... cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm phổi ở bé. Trường hợp bé đẻ non do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày. Khi bé bú mẹ thường hay bị nôn trớ. Nếu sữa bị hít nhầm vào phổi, sẽ gây ra các triệu chứng
- như thở gấp (hụt hơi, tím tái mặt), lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi. Dấu hiệu nhận biết Khi cha mẹ hoặc người thân cần phát hiện sớm bé có các dấu hiệu ban đầu như: sốt trên 37,5o C, hạ thân nhiệt, bú ít, bỏ bú, khó thở, thở nhanh ( 60 lần/ phút) phải đưa ngay bé đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời., đừng để bé chuyển sang biến chứng nặng như: li bì, đáp ứng kém với kích thích; bú kém hoặc bỏ bú; nôn nhiều, chướng bụng; khó thở, rút lõm lồng ngừng, tím tái... có thể gây tử vong cho bé. Ảnh minh họa Cách phòng bệnh
- Khi bé chào đời, quan trọng nhất bảo đảm giữ ấm cho bé. Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng và khi cho bú cần thận trọng tránh không để bé bị sặc sữa. Giữ vệ sinh cho bé, người chăm sóc phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé để bé không bị lây nhiễm vi khuẩn; Dụng cụ để chăm sóc bé như cốc, thìa, chăn, áo, tã... phải sạch, khô, vô trùng, tránh không cho tiếp xúc với các nguồn lây bệnh... NHỮNG SAI LẦM TRONG CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH Sự lo lắng thái quá đôi khi khiến các bà mẹ trẻ dễ mắc sai lầm khi cho bé ăn, ngủ, tắm hay uống thuốc. Dưới đây là một số điều nên tránh khi chăm sóc trẻ trong năm đầu tiên. Sai lầm về cách cho trẻ ăn: - Cho trẻ ăn không căn cứ vào nhu cầu của trẻ: Nhiều bà mẹ cho con bú suốt ngày, bất cứ khi nào quấy khóc, tập cho trẻ thói quen vòi vĩnh, biếng ăn, quấy khóc và luôn đòi bế ẵm. Tuy nhiên, cũng không nên quá máy móc về giờ giấc cho con ăn, các bữa cách nhau đúng 3 tiếng, vì có nhiều em háu đói. - Cho trẻ bú kéo dài quá lâu: Một số người không chịu nổi khi nhìn con "chật vật" trong quá trình cai sữa và số khác cho rằng trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Hậu
- quả là trẻ lên 4-5 tuổi mà vẫn đòi bú, gây bất tiện cho mẹ và tạo thói quen không tốt cho trẻ. Nên cai sữa cho con ngoài một tuổi, cùng lắm là đến 18-24 tháng tuổi. - Cho trẻ ăn bổ sung không đúng độ tuổi, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé: Cho trẻ ăn bột sớm quá (trước 4-6 tháng tuổi) hoặc quá nhiều so với tháng tuổi (mới 5-6 tháng đã cho ăn tới 4 bữa bột/ngày) là hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ ăn không tiêu, sinh tướt, đi ngoài phân sống, dần dần bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, lâu dài sẽ sinh rối loạn tiêu hóa. Ngược lại, khi trẻ ngoài 4-6 tháng tuổi mà vẫn chưa được ăn thêm thì không chóng lớn. - Cho trẻ ăn quá nhiều trứng: Không nên cho bé ăn mỗi ngày 1 quả trứng hoặc hơn. Khi được 1 tuổi, chỉ nên cho trẻ ăn 2 hoặc 3 lòng đỏ trứng quấy chín với bột mỗi tuần. - Không cho trẻ ăn hoa quả và uống thêm nước lọc: Khi bé bắt đầu ăn bổ sung, có thể cho trẻ ăn thêm nước quả hoặc quả tươi nghiền để cung cấp thêm lượng vitamin. Trẻ được 8-9 tháng có thể ăn chuối tiêu chín nghiền nát. Khi trẻ dưới một tuổi, chưa biết đòi uống khi khát, các bà mẹ cần chú ý cho bé uống nước đầy đủ, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực. Sai lầm trong cách tắm:
- Ảnh minh họa Nhiều người ngại tắm cho trẻ vì chỉ thiếu cẩn trọng là bé có thể nhiễm lạnh, cảm cúm. Đặc biệt, khi trẻ ốm bệnh, nhiều người không hề tắm rửa cho trẻ trong một thời gian dài, gây kéo dài đợt ốm hơn. Chú ý, sau những kỳ ốm bệnh hay trong những ngày rét, cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để phòng nhiễm lạnh. Sai lầm về dùng thuốc: Khi con ốm, các bà mẹ dễ mất tinh thần, cho trẻ uống bất cứ thứ thuốc nào được mách bảo (kể cả lời khuyên từ những người không có chuyên môn y khoa). Việc này thực tế có thể khiến trẻ bệnh nặng thêm. - Đừng để trẻ ốm nặng quá hoặc sốt cao kéo dài mới mang đến thầy thuốc.
- - Đừng cho trẻ dùng quá nhiều sinh tố vì có nhiều loại như A và D sẽ gây hại cho trẻ nếu không biết cách dùng đúng. - Đừng vội vã tự động cho trẻ uống thuốc, đặc biệt không nên cho trẻ uống thuốc dành cho người lớn hoặc với liều lượng như của người lớn. - Đừng tự dùng những thứ thuốc như sulfamide, auréomycine, tifomycine, pénicilline, streptomycine, rimifon, émitine... trong khi còn chưa rõ con mình mắc bệnh gì. Nếu không, các thuốc này sẽ gây nhờn thuốc. - Đừng quan niệm tiêm lúc nào cũng tốt. Đôi khi có những cách chữa đơn giản hơn, chỉ cần uống mà vẫn rất hiệu quả. Sai lầm về cách cho trẻ ngủ:
- Ảnh minh họa Sau bữa ăn, trẻ rất hay buồn ngủ, chỉ cần bế một lúc, ru nhè nhẹ rồi đặt trẻ ngủ cho thành lệ. Không nên bế ẵm trẻ lâu trên tay, gây ra thói quen không tốt ở trẻ. (Theo Tư Vấn Tiêu Dùng)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các kỹ năng cần thiết khi chăm sóc trẻ sơ sinh
13 p | 750 | 248
-
Chăm sóc trẻ sơ sinh
5 p | 545 | 178
-
Chăm sóc trẻ sơ sinh: Truyền thống hay hiện đại?
5 p | 360 | 133
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị thiếu tháng
5 p | 591 | 91
-
5 sai lầm thường gặp với trẻ sơ sinh
5 p | 218 | 58
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Phần 2 - CĐ Y tế Hà Đông
62 p | 260 | 52
-
Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng
15 p | 313 | 51
-
Bài giảng Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng - Nguyễn Thị Thu Hồng
21 p | 343 | 43
-
7 cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất
11 p | 292 | 40
-
Bài giảng Chăm sóc trẻ sơ sinh tuần đầu sau đẻ: Nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai - Nguyễn Thị Kiều Nhi
25 p | 199 | 27
-
Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên.
8 p | 174 | 24
-
5 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ
5 p | 162 | 23
-
Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh 4-5-6 tháng tuổi khoa học nhất
12 p | 166 | 19
-
Ebook Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh đến 3 tuổi
89 p | 46 | 17
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ em sau khi tiêm chủng
10 p | 142 | 11
-
Chăm sóc trẻ sơ sinh 5-6 tháng tuổi
10 p | 200 | 10
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa lạnh
10 p | 108 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn