BAÛN CAM KEÁT BAÛO VEÄ MOÂI TRÖÔØNG<br />
<br />
CÔNG TY TNHH HẢI ANH<br />
<br />
Chương I<br />
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG<br />
BẢN ĐĂNG KÝ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG<br />
<br />
I.1. MỤC ĐÍCH VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG<br />
<br />
Việt Nam đã trở thành thành viên của nhóm các quốc gia xem ĐTM hoặc<br />
Bản cam kết bảo vệ môi trường là khâu tất yếu phải có trong thủ tục xét duyệt<br />
các Dự án phát triển và quản lý các cơ sở sản xuất đang hoạt động. ĐTM hoặc<br />
Bản cam kết bảo vệ môi trường có nhiệm vụ chủ yếu là nêu lên các tác động môi<br />
trường do các hoạt động sản xuất hiện tại, dự báo các tác động môi trường có<br />
khả năng xảy ra trong tương lai, đề xuất các biện pháp phòng tránh, nêu lên các<br />
khía cạnh về môi trường cần xem xét trong quyết định chung về việc chấp thuận<br />
cho Dự án triển khai hoặc chấp thuận cho các cơ sở sản xuất tiếp tục thực hiện<br />
các hoạt động sản xuất kinh doanh.<br />
Nội dung và các bước thực hiện báo cáo được tuân thủ theo Nghị định số<br />
80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa<br />
Việt Nam về việc quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật<br />
Bảo vệ môi trường; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ<br />
tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược,<br />
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và các văn bản quy<br />
phạm pháp luật ở địa phương do UBND tỉnh ban hành đối với các dự án đầu tư<br />
triển khai trên địa bàn, dựa trên cơ sở danh mục các loại tiêu chuẩn Môi trường<br />
Việt Nam, bao gồm:<br />
1. Trên quan điểm bảo vệ môi trường, thực hiện điều tra khảo sát và đánh<br />
giá hiện trạng các yếu tố môi trường (điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội...) tại<br />
khu vực thực hiện dự án.<br />
2. Dự báo khả năng tác động đến môi trường và mức độ tác động do các<br />
hoạt động triển khai của một dự án dựa trên cơ sở các loại hình công nghệ sản<br />
xuất. Việc đánh giá này sẽ xem xét những khả năng gây ô nhiễm, tác động đến<br />
môi trường do các hoạt động của dự án, đánh giá khả năng và các tác động phát<br />
sinh trong tiến trình hoạt động của dự án lên các điều kiện tài nguyên, môi<br />
trường và kinh tế - xã hội của khu vực.<br />
3. Xây dựng, đề xuất các biện pháp tổng hợp và các biện pháp hỗ trợ<br />
thích hợp nhằm khống chế, giảm thiểu ô nhiễm, phòng ngừa, ứng cứu sự cố môi<br />
trường cũng như các tác động tiêu cực khác của dự án để bảo vệ môi trường và<br />
phát triển kinh tế xã hội khu vực ngày một ổn định hơn.<br />
<br />
Dự án đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản Hải Anh .<br />
Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH TM & Công nghệ Môi trường MD<br />
<br />
1<br />
<br />
BAÛN CAM KEÁT BAÛO VEÄ MOÂI TRÖÔØNG<br />
<br />
CÔNG TY TNHH HẢI ANH<br />
<br />
I.2. TÌNH HÌNH TÀI LIỆU VÀ SỐ LIỆU LÀM CĂN CỨ<br />
I.2.1. Các căn cứ pháp lý<br />
<br />
- Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa<br />
Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 01/7/2006;<br />
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ Cộng hòa<br />
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một<br />
số điều của Luật Bảo vệ môi trường;<br />
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi,<br />
bổ sung một số điều của NĐ 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006<br />
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ tài nguyên<br />
và môi trường về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác<br />
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;<br />
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của<br />
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu Chuẩn<br />
Việt Nam về môi trường;<br />
- Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng chính<br />
phủ ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại;<br />
- Quyết định số 974/QĐ-UB ngày 03/6/1994 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh<br />
Quảng Ngãi về việc ban hành quy định về kiểm soát và Bảo vệ môi trường tỉnh<br />
Quảng Ngãi;<br />
- Các hồ sơ, giấy phép có liên quan đến dự án.<br />
I.2.2. Các nguồn tài liệu và số liệu kỹ thuật khác<br />
<br />
- Các số liệu điều tra: số liệu đo đạc về hiện trạng môi trường, các số<br />
liệu liên quan đến khu vực dự án;<br />
- Các tài liệu và số liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế - xã<br />
hội ở địa bàn khu vực dự án, thu thập trong nhiều năm gần đây;<br />
- Các số liệu về khí tượng thủy văn của các trạm quan trắc;<br />
- Các báo cáo về Đánh giá tác động môi trường và các Cam kết bảo vệ<br />
môi trường đã được các cơ quan chuyên môn thực hiện ở Việt Nam trong những<br />
năm qua, nhất là bản Cam kết bảo vệ môi trường của các dự án tương tự khác;<br />
I.3. LỰA CHỌN PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ<br />
<br />
Phương pháp đánh giá tác động đến môi trường được sử dụng trong bản<br />
đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường này chủ yếu dựa vào "Hướng dẫn về thực<br />
hiện báo cáo ĐTM" do Bộ khoa học công nghệ và Môi trường nay là Bộ Tài<br />
nguyên & Môi trường ban hành trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh nước ta, hoàn<br />
cảnh khu vực đang xét và phù hợp với các số liệu điều tra thu thập được.<br />
Dự án đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản Hải Anh .<br />
Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH TM & Công nghệ Môi trường MD<br />
<br />
2<br />
<br />
BAÛN CAM KEÁT BAÛO VEÄ MOÂI TRÖÔØNG<br />
<br />
CÔNG TY TNHH HẢI ANH<br />
<br />
I.3.1. Phƣơng pháp Phân tích lợi ích - chi phí mở rộng<br />
<br />
Đây là công cụ phân tích kinh tế và tính toán kinh tế tiêu dùng phổ biến.<br />
Khác với phân tích chi phí và lợi ích thông thường phương pháp không chỉ tính<br />
đến các khoản thu chi tiền tệ, vật chất mà còn xét tới các chi phí và lợi ích không<br />
thể định giá trên thị trường bình thường như cảm quan, tiện nghi, hay các thiệt<br />
hại, rủi ro trên dây chuyền như các vấn đề môi trường toàn cầu.<br />
I.3.2. Phƣơng pháp đánh giá nhanh<br />
<br />
Cơ sở của phương pháp xuất phát từ cách phỏng đoán của các chuyên gia,<br />
phương pháp này dựa trên kết quả khảo sát của hàng ngàn nhà máy kiểu dạng<br />
khác nhau người ta đưa ra cách đánh giá gần đúng loại, tải lượng của một nguồn<br />
trên cơ sở một số hạn chế thông số ban đầu. Tổ chức y tế thế giới đã đề nghị sử<br />
dụng phương pháp và phổ biến các tài liệu này vào những năm đầu thập kỉ 90. Ở<br />
Việt Nam phương pháp này được sử dụng nhiều và cho kết quả tốt trong các<br />
nghiên cứu và quản lý môi trường.<br />
I.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa<br />
<br />
Là bước đầu tiên trong thu thập số liệu. Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu,<br />
so sánh với mục tiêu đặt ra cho phép định hướng và xác định chi tiết các công<br />
cụ, các bước tiếp theo để thu thập số liệu, tài liệu cần thiết. Trong phương pháp<br />
này có nhiều phương pháp cụ thể khác nhau cho phép đạt được những hiệu quả<br />
khác nhau và hỗ trợ cho cơ sở dữ liệu. Trong nhóm các phương pháp này có các<br />
phương pháp:<br />
a. Phương pháp so sánh:<br />
Việc đưa ra các phương án khác nhau, các kịch bản khác nhau làm tăng<br />
tính lựa chọn. Việc so sánh các phương án cho phép chọn lựa phương án tối ưu.<br />
Trong phương pháp này người ta sử dụng nhiều công cụ phụ trợ để xem xét<br />
phương án từ nhiều góc độ, quan điểm như cảnh quan, kinh tế, chi phí hay rủi<br />
ro.<br />
b. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.<br />
<br />
Dự án đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản Hải Anh .<br />
Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH TM & Công nghệ Môi trường MD<br />
<br />
3<br />
<br />
BAÛN CAM KEÁT BAÛO VEÄ MOÂI TRÖÔØNG<br />
<br />
CÔNG TY TNHH HẢI ANH<br />
<br />
Chương II<br />
MÔ TẢ ĐỊA ĐIỂM VÀ SƠ LƢỢT CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN<br />
<br />
I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN<br />
<br />
Công nghệ chế biến Thủy sản đang hoạt động trong bối cảnh chung của<br />
ngành chế biến thủy sản đông lạnh Việt Nam.<br />
Hiện nay, Công ty TNHH Hải Anh qua một thời gian xem xét nghiên cứu<br />
thị trường tỉnh nhà và các tỉnh bạn đã mạnh dạng đầu tư xây dựng cơ sở sản<br />
xuất kinh doanh chủ yếu là phục vụ cho mục đích chế biến hàng thủy sản, nông<br />
sản đông lạnh, tiêu thụ thị trường nội địa và xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.<br />
Công ty TNHH Hải Anh thực hiện xây dựng dự án đầu tư Nhà máy chế<br />
biến thủy sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nằm ở Lô L4 Khu Công nghiệp<br />
Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Giới cận như sau:<br />
- Phía Tây giáp mương;<br />
- Phía Nam giáp phần còn lại lô L4;<br />
- Phía Đông giáp với đường số 6;<br />
- Phía Bắc giáp tường rào Nhà máy gỗ Hồng Phước.<br />
Vị trí của dự án có nhiều thuận lợi, hệ thống giao thông tương đối tốt. Vì<br />
vậy rất thuận lợi cho việc vận chuyển thu mua nguyên liệu và sản phẩm, chế<br />
biến các mặt hàng thủy hải sản, nông sản đông lạnh và điều kiện xử lý các vấn<br />
đề về môi trường. Mặc khác, khu vực đã có hệ thống điện cao thế, hệ thống cấp<br />
nước, thông tin liên lạc.<br />
Tạo ra các sản phẩm thủy sản, nông sản đông lạnh phục vụ cho nhu cầu<br />
trên toàn quốc, bên cạnh đó là hướng đến xuất khẩu.<br />
Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương .<br />
Tạo thêm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.<br />
<br />
Dự án đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản Hải Anh .<br />
Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH TM & Công nghệ Môi trường MD<br />
<br />
4<br />
<br />
BAÛN CAM KEÁT BAÛO VEÄ MOÂI TRÖÔØNG<br />
<br />
CÔNG TY TNHH HẢI ANH<br />
<br />
II. THÔNG TIN CHUNG<br />
II.1. Tên dự án: Dự án đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản Hải Anh.<br />
II.2. Tên cơ quan doanh nghiệp chủ dự án: Công ty TNHH Hải Anh<br />
<br />
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh, XNK Thủy sản, nông<br />
sản, thực phẩm và đồ uống; Đại lý ký gởi hàng hóa...<br />
II.3. Địa chỉ liên hệ doanh nghiệp, chủ Dự án<br />
<br />
Tổ 18, Phường Chánh Lộ– Thành Phố Quảng Ngãi<br />
II.4. Ngƣời đứng đầu doanh nghiệp, chủ dự án:<br />
<br />
Bà Phạm Thị Tú Trinh<br />
<br />
Chức vụ: Giám đốc<br />
<br />
II.5. Phƣơng tiện liên lạc với cơ quan chủ Dự án:<br />
<br />
Điện thoại : 055.3835689<br />
<br />
Fax: 055/3835689<br />
<br />
III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN<br />
III.1. Vị trí dự án<br />
<br />
Công ty TNHH Hải Anh thực hiện xây dựng dự án đầu tư Nhà máy chế<br />
biến thủy sản Hải Anh nằm ở Lô L4, Khu Công nghiệp Quảng Phú, thành phố<br />
Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.<br />
Giới cận như sau:<br />
- Phía Tây giáp mương;<br />
- Phía Nam giáp phần còn lại lô L4;<br />
- Phía Đông giáp với đường số 6;<br />
- Phía Bắc giáp tường rào Nhà máy gỗ Hồng Phước.<br />
III.2. Diện tích mặt bằng<br />
<br />
Diện tích mặt bằng xây dựng của dự án là 5.119m2.<br />
Với diện tích tương đối rộng lớn, rất thuận lợi cho Công ty trong việc bố<br />
trí các công trình nhà làm việc, nhà điều hành, xưởng chế biến và các công trình<br />
xử lý chất thải sản xuất.<br />
III.3. Hiện trạng sử dụng đất<br />
<br />
Khu đất thực hiện dự án thuộc đất công nghiệp để xây dựng Nhà máy thuê<br />
lại của Công ty Phát triển hạ tầng các KCN Quảng ngãi nằm tại Lô L4 Khu công<br />
nghiệp Quảng Phu, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.<br />
III.4. Hệ thống giao thông<br />
<br />
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản Hải Anh nằm trong<br />
Khu công nghiệp Quảng Phú, Thành phố Quảng Ngãi. Trong khu vực có hệ<br />
thống đường giao thông đường bộ tương đối tốt (hệ thống đường bê tông nhựa<br />
Dự án đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản Hải Anh .<br />
Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH TM & Công nghệ Môi trường MD<br />
<br />
5<br />
<br />