intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảnh giác với mã độc

Chia sẻ: Nguyễn Hải Nam Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

78
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mã độc là gì? Chúng từ đâu đến? Có bao nhiêu loại mã độc đang lưu hành? Bài viết sau phần nào giúp bạn hiểu được để cảnh giác với các hình thức quấy rối ngày càng tinh vi cùa chúng. Khởi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảnh giác với mã độc

  1. Mã độc là gì? Chúng từ đâu đến? Có bao nhiêu loại mã độc đang lưu hành? Bài viết sau phần nào giúp bạn hiểu được để cảnh giác với các hình thức quấy rối ngày càng tinh vi cùa chúng. Khởi phát... Lịch sử từng ghi nhận những vụ khuấy đảo đầu tiên trên máy tính điện tử có dính líu đến trò chơi điện tử và sau đó là virus máy tính. Những năm đầu của thập kỷ 60, nhóm lập trình viên của hãng AT&T đã phát triển một trò chơi tên là Core War nhằm đưa các "chiến sĩ” (đoạn mã máy tính) của mình vào máy tính đối phương để tiêu hao sinh lực địch. Ý tưởng này nhanh chóng được áp dụng vào loại hình quấy rối đầu tiên trong thế giới máy tính điện tử. Mười năm sau, virus máy tính đã xuất hiện trên các hệ thống máy tính lớn. Ban đầu do chỉ lây quanh quẩn trong các phòng thí nghiệm nên chúng không được nhiều người quan tâm. Virus máy tính chỉ tác động mạnh đến xã hội khi chuyển từ máy tính lớn sang máy tính cá nhân. Kể từ khi virus Brain xuất hiện đầu tiên vào năm 1986 với nhiệm vụ quảng cáo cho công ty Brain Computer Service ở Lahore, ngày nay chúng đã phát triển đến hàng chục ngàn biến thể lây lan trên toàn thế giới với nhiều loại hình khác nhau: boot virus, file virus, macro virus, worm... Khởi phát từ trò chơi Core War, khái niệm "mã độc" (harmful code, hoặc malicious) dần dần được hình thành. Không riêng hacker thích dùng mã độc, các lập trình viên cũng đưa vào các đoạn mã trừng trị người dùng sao chép lậu, gọi là trojan horse (mượn từ điển tích "Ngựa gỗ thành Troy" trong thần thoại Hy Lạp, chỉ các chiến binh bí mật xông ra từ bụng ngựa gỗ đánh úp quân thù). Lúc đầu, các trojan horse không lây lan. Về sau, trojan horse được bổ sung các đoạn mã có khả năng tự trích xuất vào vùng nhớ (injector) hoặc ghi vào hệ thống đĩa (dropper), "ngao du" (intruder)
  2. trên hệ thống đích và thực thi như sâu (worm). Dạng trojan horse mới nhất hiện nay là rootkit, bộ công cụ (kit) giúp hacker nắm quyền điều khiển hệ thống ở mức cao nhất (root). Thông qua rootkit, hacker có thể lấy mật khẩu truy nhập, thu thập thông tin hệ thống, che đậy mọi hoạt động thâm nhập bất hợp pháp. Hacktool là dạng rootkit sơ cấp. Cao cấp hơn có các loại rootkit thám báo chuyên theo dõi hoạt động nhấn phím (keylogger), gói tin qua mạng (sniffer) hoặc truy nhập tập tin (filehooker)... Trong khi các loại virus máy tính và trojan horse thích hành xử kiểu "xã hội đen", malware có vẻ vô hại với các quảng cáo (adware) tự động bật lên (popup) trên màn hình máy tính. Tuy nhiên loại malware gián điệp (spyware) khá nguy hiểm. Loại này chuyên thu thập thông tin cá nhân người dùng như tên tuổi, địa chỉ, giới tính... để tuồn cho chủ nhân của nó. Malware là công cụ hữu hiệu của các tay săn địa chỉ email (spammer) chào hàng quảng cáo. Hậu quả là người dùng phải nhận hàng tá thư rác (spam) mỗi ngày khiến công việc bị đình trệ, quá tải hộp thư, gây mất thời gian và hao phí tiền bạc của xã hội. Trong thế giới của malware, độc hại nhất là pornware với các hình ảnh khiêu dâm xuất hiện bất ngờ. Các nhà nghiên cứu thuộc đại học New Hampshire vừa công bố kết quả điều tra trên tờ Pediatrics vào tháng 2- 2007, cho biết chỉ trong 3 tháng từ 3-2005, có 42% người dùng Internet từ 10 đến 17 tuổi tiết lộ đã từng xem cảnh khiêu dâm trong suốt 12 tháng qua. Trong số đó có tới 66% cho biết không hề muốn xem những hình ảnh này. Như vậy có đến 2/3 hình ảnh khiêu dâm trên máy tính hiển thị không theo yêu cầu, chứng tỏ ít nhất 2/3 máy tính tham gia điều tra có chứa pornware. Một con số làm nhức nhối các bậc phụ huynh và thách thức lương tri nhân loại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2