intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảnh giác với sốt mò

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mò đốt sẽ truyền bệnh sốt do ấu trùng mò (ở nước ta gọi là bệnh sốt mò), là bệnh truyền nhiễm cấp tính do mầm bệnh là Rickettsia orientalis gây nên. Bệnh gây sốt kéo dài 2-3 tuần, nổi hạch, nổi ban kèm theo loét da. Sốt mò thường xảy ra vào mùa mưa và nóng, ở miền Bắc từ tháng 5 đến tháng 10, còn ở miền Nam xảy ra quanh năm, cao nhất vào mùa mưa. Sốt mò truyền bệnh thế nào? Bệnh sốt mò còn gọi là bệnh sốt phát ban rừng rú, sốt phát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảnh giác với sốt mò

  1. Cảnh giác với sốt mò Mò đốt sẽ truyền bệnh sốt do ấu trùng mò (ở nước ta gọi là bệnh sốt mò), là bệnh truyền nhiễm cấp tính do mầm bệnh là Rickettsia orientalis gây nên. Bệnh gây sốt kéo dài 2-3 tuần, nổi hạch, nổi ban kèm theo loét da. Sốt mò thường xảy ra vào mùa mưa và nóng, ở miền Bắc từ tháng 5 đến tháng 10, còn ở miền Nam xảy ra quanh năm, cao nhất vào mùa mưa. Sốt mò truyền bệnh thế nào? Bệnh sốt mò còn gọi là bệnh sốt phát ban rừng rú, sốt phát ban nhiệt đới, sốt triền sông Nhật Bản… Bệnh gặp nhiều ở các nước vùng Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Idonesia… Nguồn bệnh là các động vật hoang dã như chuột, thỏ, lợn, các loài chim, hoặc vật nuôi: chó, lợn, gà... Ấu trùng mò hút máu con vật bị bệnh, sau đó ấu trùng mò phát triển thành mò trưởng thành và đẻ trứng; trứng nở thành ấu trùng đã mang sẵn mầm bệnh và sẵn sàng hút máu. Khi đốt và hút máu chúng sẽ truyền bệnh cho người và các con vật khác. Mò có ở các bụi cây, bụi cỏ ẩm ướt trong rừng núi, ven sông suối, người đi qua hoặc làm việc ở những nơi này
  2. như bộ đội, người đi săn, người làm nương rẫy… bị mò đốt sẽ mắc bệnh. Biểu hiện của sốt mò Bệnh sốt mò có nhiều thể bệnh nặng nhẹ khác nhau, tùy vùng và tùy loại mầm bệnh có độc tính cao hay thấp. Do đó chúng ta cần nắm chắc triệu chứng của các thể bệnh để phát hiện bệnh nặng, đưa bệnh nhân đi chữa trị kịp thời, nhưng cũng không bỏ sót các thể bệnh nhẹ để tránh lây nhiễm. Ấu trùng mò và vết đốt hay gặp. Thể điển hình: sau khi bị mò đốt, thời gian nung bệnh trung bình từ 8 - 12 ngày, sớm hơn là 6 ngày và muộn là 21 ngày. Trong ngày
  3. đầu tại vết mò đốt nổi lên nốt phổng nước, nhưng bệnh nhân không hề biết vì không thấy đau, rát hay ngứa. Bệnh nhân chỉ đi chữa bệnh khi bị sốt cao, ở giai đoạn toàn phát, khi đó nốt phổng này sẽ thành vết loét. Lúc này hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc đã nặng với các biểu hiện: sốt nhẹ 1-2 ngày đầu, sau sốt cao liên tục; hoặc đột ngột sốt cao 39 - 40°C. Sốt cao liên tục ở mức 40°C mà các nhà chuyên môn gọi là sốt hình cao nguyên hoặc kiểu nối cơn kéo dài từ 15 - 20 ngày. Có thể gặp nhiệt và mạch phân ly giống thương hàn, nghĩa là nhiệt độ tăng nhưng mạch không tăng tương ứng với nhiệt độ. Bệnh nhân bị nhiễm độc thần kinh nặng: nhức đầu, đau khắp đầu, đầu nhức như búa bổ, kéo dài nhiều ngày, có khi nhức cả hai hố mắt. Bệnh nhân mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đi lại lảo đảo, ù tai, lưỡi run rẩy, có cơn vã mồ hôi, đau cơ nhiều. Song cũng có bệnh nhân lại li bì thờ thẫn giống mắc bệnh thương hàn. Hội chứng vết loét - hạch - ban: tỷ lệ bệnh nhân có vết loét ở Việt Nam gặp khoảng 80%, đây là dấu hiệu giúp chẩn đoán bệnh dễ dàng. Vết loét xuất hiện ở nơi bị mò đốt, hay gặp ở chỗ da non như ở bộ phận sinh dục, nách, bẹn, hậu môn, chân tay, lưng, ngực… nhưng thường chỉ có một vết loét, rất ít khi có 2 vết loét. Vết loét hình tròn hay bầu dục, đường kính từ 1mm- 2cm; có vảy đen, cứng, phủ trên một nốt sẩn có gờ cứng, nếu vảy đã bong thì để lại vết loét lõm, màu đỏ tươi, sạch, không tiết dịch, không có mủ. Hạch thường xuất hiện cùng với sốt hoặc sau sốt 2-3 ngày. Có 2
  4. loại: hạch ở gần nơi có vết loét và hạch toàn thân. Hạch gần vết loét thường sưng to bằng quả xoan hoặc hơn, lúc đầu chỉ tức sau đau hơn. Hạch toàn thân xuất hiện sau hạch gần vết loét, sưng ít, đau nhẹ hơn. Ban gặp khoảng 70% số bệnh nhân, xuất hiện ở cuối tuần một, là ban dát sẩn, kích thước từ nhỏ như hạt kê đến 1cm, mọc khắp cơ thể, trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, ban tồn tại từ vài giờ tới một tuần. Các triệu chứng của cơ quan nội tạng gồm: giãn mạch làm cho da hồng hào, sung huyết kết mạc mắt với nhiều tia máu đỏ (đây là triệu chứng để phân biệt với sốt rét và thương hàn); xuất huyết dưới da, chảy máu cam, xuất huyết đường tiêu hoá, ho ra máu...; tim có ngoại tâm thu, huyết áp giảm; viêm phổi, viêm phế quản; táo bón hay tiêu lỏng, gan và lách hơi to… Các thể bệnh khác: thể tiềm tàng, không có triệu chứng gặp nhiều gấp 10 lần so với thể bệnh điển hình nói trên. Chỉ xét nghiệm làm phản ứng kết hợp bổ thể với Rickettsia dương tính mới phát hiện được thể này. Thể nhẹ: các triệu chứng nhẹ, không điển hình dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh sốt nhiễm khuẩn khác. Thể nặng: có các biến chứng về tim mạch, hô hấp, thần kinh, xuất huyết… dễ tử vong. Lưu ý trong phòng và chữa bệnh Sốt mò cần phát hiện và điều trị bệnh sớm để tránh biến chứng nặng và tử vong. Thuốc dùng là: chloramphenicol và tetracyclin có kết quả tốt, nhưng 2 thuốc này chỉ có tác dụng hãm khuẩn chứ
  5. không diệt được khuẩn, nên Rickettsia vẫn sống và tồn tại trong cơ thể bệnh nhân nhiều tháng và dễ tái phát bệnh. Vì thế dù bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh, nhưng chúng ta vẫn phải theo dõi để dùng thuốc ngay khi có dấu hiệu tái phát. Bệnh nhân sốt mò thường bị sốt lâu ngày nên dễ bị rối loạn nước và điện giải, do đó cần truyền dịch bồi phụ nước và điện giải. Đồng thời dùng các thuốc trợ tim mạch, an thần, hạ sốt, vitamin C, B Bộ đội, công nhân, du khách, người dân… khi phải vào rừng núi làm việc, công tác, du lịch… cần có biện pháp bảo vệ khỏi bị mò đốt bằng cách mặc quần áo dài, chân quấn xà cạp, đi bít tất, đi giày, gài ống quần và ống tay áo trong bít tất. Không phơi quần áo, đặt ba lô hành lý trên cỏ... Phun thuốc diệt ấu trùng mò bằng DDT, 666, malathion... Diệt chuột quanh khu vực nhà ở.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2