Cập nhật tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học của cây xáo tam phân
lượt xem 1
download
Bài báo này nhằm tổng hợp tất cả các nghiên cứu liên quan đến thành phần hóa học đặc biệt là cập nhật các chất mới được cô lập từ xáo tam phân trong những năm gần đây và một số hoạt tính sinh học nổi bật của chúng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cập nhật tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học của cây xáo tam phân
- CẬP NHẬT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY XÁO TAM PHÂN Hoàng Thành Chí1 1. Khoa Y-Dược, Trường Đại học Thủ Dầu Một, liên hệ email: chiht@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Cây xáo tam phân có tên khoa học là Paramignya trimera (Oliver) Burkill, thuộc loài Paramignya, họ cam quýt (Rutaceae). Cây xáo tam phân được xem như là một cây thuốc quý trị bách bệnh ở Việt Nam và Thái Lan. Theo kinh nghiệm dân gian thì xáo tam phân có tác dụng giải nhiệt, bồi bổ sức khỏe, mát gan và đặc biệt là có khả năng trị ung thư. Bài báo này nhằm tổng hợp tất cả các nghiên cứu liên quan đến thành phần hóa học đặc biệt là cập nhật các chất mới được cô lập từ xáo tam phân trong những năm gần đây và một số hoạt tính sinh học nổi bật của chúng. Từ khóa: Hoạt tính sinh học, kháng ung thư, Paramignya trimera, Xáo tam phân 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: TỔNG QUAN VỀ CÂY XÁO TAM PHÂN Cây xáo tam phân có tên khoa học là Paramignya trimera (Oliver) Burkill, thuộc loài Paramignya, họ cam quýt (Rutaceae). Theo tài liệu cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1990) thì cây này trước đây được tìm thấy ở núi Lấp Vò, Bình Dương và phân bố nhiều ở khu vực Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Gia Lai, Phú Yên,…), có khả năng tái sinh tự nhiên bằng chồi từ rễ, thường được thu hái vào mùa khô (Phạm, 1999). Về mặt hình thái, đây là một loài cây gỗ nhỏ, dạng dây trườn, vỏ màu nâu vàng, thân dài trên 4 m, đường kính khoảng 10 cm. Thân và cành có nhiều gai nhọn, dài đến 7 - 8 cm. Lá đơn, mọc cách hay chụm ba, phiến dày, mép cong xuống dưới, có hình thuôn hẹp, dài 8 - 12 cm, rộng 1 - 3 cm. Lá mọc ở gần gốc có phiến kích thước lớn hơn so với lá ở đoạn trên thân và cành, đầu lá tù hoặc hơi lõm. Phiến lá có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn, bên trong có nhiều điểm dầu. Cuống lá ngắn 4 - 6 mm. Gỗ hơi cứng có màu vàng, đối với phần rễ có màu vàng đậm hơn. Các bộ phận của cây có tinh dầu, nhiều nhất là ở rễ, mùi thơm dịu rất đặc trưng (Phạm, 1999). Bảng 1. Phân loại khoa học P. trimera. Phân loại khoa học Giới: Plantae Ngành: Tracheophyta Lớp: Magnoliopsida Bộ: Sapindales Họ: Rutaceae Chi: Paramignya Loài: Paramignya trimera Hình 1. Hình thái của rễ cây XTP 57
- Về mặt sinh thái, loại cây này ở Hòn Hèo (Khánh Hòa) được ghi nhận phân bố ở vùng núi đá, cao độ khoảng trên 200m, nơi đây có khí hậu khô cằn, lớp đất mặt mỏng. Thảm thực vật chủ yếu gồm cây bụi và dây leo: keo dậu, gai quýt, chùm hôi, nhãn rừng, trắc dây...(Phạm, 1999). Cây xáo tam phân được xem như là một cây thuốc ở Việt Nam và Thái Lan. Theo kinh nghiệm dân gian thì xáo tam phân có tác dụng giải nhiệt, bồi bổ sức khỏe, mát gan và đặc biệt là có khả năng trị ung thư. Loại cây bản địa này từ lâu đã được xem là một phương thuốc truyền thống được sử dụng để bảo vệ gan và điều trị môt số bệnh truyền nhiễm. Gần đây, nhiều hoạt tính sinh học tiềm năng như chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư và đặc tính bảo vệ gan, đã được báo cáo từ rễ, lá và thân của cây. 2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ HOẠT CHẤT ĐƯỢC CÔ LẬP TỪ XÁO TAM PHÂN Cây xáo tam phân có nhiều hợp chất tác dụng tốt với sức khỏe nên loài cây này được ứng dụng rộng rãi trong việc chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian tất cả các bộ phận của cây thường được tận dụng triệt để. Thân hoặc rễ cây kết hợp với một vài vị thuốc khác như cam thảo để sắc nước uống hoặc ngâm rượu giúp trị bệnh đau dạ dày, đau mỏi xương khớp, chữa đau bụng kinh, tiêu chảy và giải độc mát gan; lá cây xáo tam phân để đun nước tắm trị các bệnh ngoài da như viêm da, ghẻ ngứa. Thành phần hóa học cây xáo tam phân đã được chứng minh là có bao gồm rất nhiều nhóm chất như alkaloid, flavonoid, glycoside, terpenoid, coumarin và steroid…(Le Thi và nnk, 2021) cụ thể được thống kê trong bảng 1. Bảng 2. Tổng hợp thành phần hóa học và hoạt tính sinh học đã biết của Xáo tam phân STT Bộ Hợp chất Tài liệu tham khảo Hoạt tính sinh học phận cây 1 rutin 2 quercetin 3 kaempferol 4 (±)-naringenin 5 myricetin 6 luteolin 7 apigenin 8 (-)-epigallocatechin gallate (Tuan Anh và nnk, 9 (+)-catechin 2017) 10 Rễ (-)-epicatechin Chưa được công bố 11 gallic acid 12 p-coumaric acid 13 chlorogenic acid 14 caffeic acid 15 syringic acid 16 5,7-dimethoxycoumarin 17 escin (Cuong và nnk, 18 beta-sitosterol 2015) 19 b-sitosterol-beta-Dglucoside 58
- 20 7-hydroxycoumarin 21 7-methoxycoumarin (M. T. T. Nguyen và nnk, 2018; V. T. Hoạt tính chống viêm và gây 22 ostruthin Nguyen và nnk, độc tế bào A549 (Vo và nnk, 2016) 2021) 23 ninhvanin (8- methoxyostruthin) 6-(6-Hydroxy-3,7- dimethylocta- (V. T. Nguyen và 24 2,7- dienyl)-7- hydroxycoumarin nnk, 2016) 25 Paratrimerin A (M. T. T. Nguyen và nnk, 2018; V. T. 26 Paratrimerin B Nguyen và nnk, 2016) 27 Paratrimerin C 28 Paratrimerin D (Trong Le và nnk, Chưa được công bố 29 Paratrimerin E 2020) 30 Paratrimerin F 31 Paratrimerin G (Son, 2018) 32 Paratrimerin H 33 Scopoletin (Trong Le và nnk, 34 Xanthyletin 2020) 35 Pandanusin A Chỉ số IC50 là 0,54 M (V. T. Nguyen, 36 Citrusinine-I (HepG2) và 0,22 M (MCF-7) Sakoff, và nnk, (M. T. T. Nguyen và nnk, 2017; Trong Le và 2021) nnk, 2020) 37 Glycocitrine-III (V. T. Nguyen, Chỉ số IC50 là 1,19 M 38 Oriciacridone E Sakoff, và nnk, (HepG2) và 0,40 M (MCF-7) 2017) (M. T. T. Nguyen và nnk, 2021) 39 Oriciacridone (V. T. Nguyen, Chưa được công bố Sakoff, và nnk, Chỉ số IC50 là >10 M 40 5-Hydroxynoracronycin 2017; Trong Le và (HepG2) và 3,92 M (MCF-7) nnk, 2020) (M. T. T. Nguyen và nnk, 2021) (V. T. Nguyen, 41 Daedalin A Sakoff, và nnk, 2017) Chưa được công bố 6-(2-hydroxyetyl)-2,2- dimetyl-2H- (M. T. T. Nguyen 42 1-benzopyran và nnk, 2018) Chỉ số IC50 là 0,43 M Paratrimerin I 43 (HepG2) và 0,26 M (MCF-7) (M. T. T. Nguyen và nnk, 2021) ở nồng độ 100 µM không gây (Dang và nnk, 44 Paratrimerin Z độc tế bào đối với dòng tế bào 2024) ung thư gan người Hep3B. 45 methyl 4-hydrobenzoate 46 methyl p (E)-coumarate 47 Thân methyl syringate (Linh và nnk, Chưa được công bố 48 cây vanillin 2015) (E)-methyl 3-(4’- hydroxy-3’,5’- 49 dimethoxyphenyl) acrylate 59
- 50 methyl ferulate methyl 4-hydroxy-3- 51 methoxybenzoate 52 vanillic acid 53 8-Geranyl-7- hydroxycoumarin 6-(7-Hydroperoxy-3,7- 54 dimethylocta-2,5- dienyl)-7- hydroxycoumarin (V. T. Nguyen, Sakoff, và nnk, 6-(6’,7’-Dihydroxy-3’,7’- 2017) 55 dimethylocta-2’-enyl)-7- hydroxycoumarin 56 luvangetin (N. A.-O. Nguyen, (E)-2-(prop-1-enyl)-N- 57 Dang, và nnk, Chưa được công bố methylquinolinium-4-olate 2017) Hoạt tính ức chế α- (N. A.-O. Nguyen, (R)-2-ethylhexyl 2H-1,2,3-triazole- glucosidase, với giá trị IC50 là 58 Dang, và nnk, 4-carboxylate 137,9 μM (N. A.-O. Nguyen, 2017) Dang, và nnk, 2017) gây độc tế bào apoptoisis phụ 59 8-geranylumbelliferone (Piao và nnk, 2021) thuộc RIPK1/RIPK3 khi gắn TNFR1 (Piao và nnk, 2021) Paratrimerin W cho thấy độc tính tế bào vừa phải đối với ung thư biểu mô tế bào gan 60- (Quan và nnk, Huh7, HT1080 Paratrimerins J–Y 76 2021) sarcoma xơ và ung thư đại trực tràng HT29 với giá trị IC50 lần lượt là 14,9, 18,4 và 22,5 μM (Quan và nnk, 2021) (20S,21R,23R)-21,23-epoxy- Không gây độc cho tế bào 77 7α,24,25-trihydroxy-21-O-methyl- MCF-7 ở nồng độ 100M 3-oxoapotirucalla-14-ene (Tran và nnk, 2023) 25-O-methyl-1,2- (Tran và nnk, Có tác dụng làm tăng sinh tế 78 Lá dihydroprotoxylocarpin D 2023) bào MCF-7 ở nồng độ 100M Không gây độc cho tế bào 7α,24,25-trihydroxy-3- 79 MCF-7 ở nồng độ 100M oxoapotirucalla-14-en-21,23-olide (Tran và nnk, 2023) Như vậy trong bảng 1 cho thấy đã có ít nhất gần 80 hoạt chất đã được cô lập từ rễ, thân và lá của xáo tam phân, và trong những năm gần đây các hợp chất mới được cô lập cũng đã được nghiên cứu về hoạt tính sinh học, điều này có ý nghĩa rất lớn cho các nghiên cứu ứng dụng sau này. 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Như vậy, thành phần hóa học của xáo tam phân được nghiên cứu nhiều chủ yếu tập trung vào các hoạt chất ở rễ và thân cây (Le Thi và nnk, 2021). Chính điều này đã vô tình đẩy nhanh sự săn lùng ráo riết của loài cây này khiến cho nguồn cung cấp từ tự nhiên hiện nay dần bị cạn kiệt. Do đó, các nhà khoa học hiện nay đang thực hiện nhiều nghiên cứu trên các bộ phận và mô khác của cây như lá, hoa, quả…để tìm thêm bằng chứng về các hoạt chất có thành phần và hoạt tính sinh học tương tự như ở thân, rễ để tăng cường nhận thức và giúp bảo tồn cây xáo tam phân trong tự nhiên. 60
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cuong, N. M., Huong, T. T., Khanh, P. N., Van Tai, N., Ha, V. T., Tai, B. H., & Kim, Y. H. (2015). Paratrimerins A and B, two new dimeric monoterpene-linked coumarin glycosides from the roots and stems of Paramignya trimera. Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 63(11), 945-949. 2. Dang, P. A.-O., Le, T. H., Van Do, T. N., Nguyen, H. A.-O., Nguyen, M. T. T., & Nguyen, N. T. (2024). Paratrimerin Z, an undescribed chromene derivative from the roots of Paramignya trimera. Nat Prod Res, 38(2), 327-330. 3. Le Thi, V. A.-O., Nguyen, N. A.-O., Nguyen, Q. A.-O., Van Dong, Q., Do, T. Y., & Nguyen, T. K. A.-O. (2021). Phytochemical Screening and Potential Antibacterial Activity of Defatted and Nondefatted Methanolic Extracts of Xao Tam Phan (Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum) Peels against Multidrug-Resistant Bacteria. Scientifica (Cairo)(2090-908X (Print)). 4. Linh, B., Phu, D., & Nhan, N. (2015). Investigation on chemical constituent of the chloroform extract of the stem of parapmignya trimera (Olivier) Burkill (Rutaceae). Paper presented at the Proceeding of the Conference of Analytical Chemistry. 5. Nguyen, M. T. T., Dang, P. H., Nguyen, H. X., Le, T. H., Van Do, T. N., Van Pham, P., . . . Nguyen, N. T. (2021). Paratrimerin I, cytotoxic acridone alkaloid from the roots of Paramignya trimera. Natural Product Research, 35(23), 5042-5047. 6. Nguyen, M. T. T., Dang, P. H., Nguyen, T. N., Bui, L. T. T., Nguyen, H. X., Le, T. H., . . . Nguyen, N. T. (2018). Paratrimerins G and H, two prenylated phenolic compounds from the stems of Paramignya trimera. Phytochemistry letters, 23, 78-82. 7. Nguyen, N. A.-O., Dang, P. H., Vu, N. X. T., Le, T. H., & Nguyen, M. A.-O. (2017). Quinoliniumolate and 2H-1,2,3-Triazole Derivatives from the Stems of Paramignya trimera and Their α-Glucosidase Inhibitory Activities: In Vitro and in Silico Studies. J Nat Prod, 80(7), 2151-2155. 8. Nguyen, V. T., Pham, N. M. Q., Vuong, Q. V., Bowyer, M. C., van Altena, I. A., & Scarlett, C. J. (2016). Phytochemical retention and antioxidant capacity of xao tam phan (Paramignya trimera) root as prepared by different drying methods. Drying technology, 34(3), 324-334. 9. Nguyen, V. T., Sakoff, J. A., & Scarlett, C. J. (2017). Physicochemical, antioxidant, and cytotoxic properties of Xao Tam Phan (Paramignya trimera) root extract and its fractions. Chemistry & Biodiversity, 14(4), e1600396. 10. Phạm, H. H. (1999). Cây cỏ Việt Nam Quyển II. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ. 11. Piao, X., Byun, H. S., Lee, S. R., Ju, E., Park, K. A., Sohn, K. C., . . . Hur, G. M. (2021). 8- Geranylumbelliferone isolated from Paramignya trimera triggers RIPK1/RIPK3-dependent programmed cell death upon TNFR1 ligation. Biochem Pharmacol, 192. 12. Quan, K. T., Park, H. B., Yuk, H., Lee, S. J., & Na, M. (2021). Paratrimerins J–Y, Dimeric Coumarins Isolated from the Stems of Paramignya trimera. Journal of Natural Products, 84(2), 310-326. 13. Son, N. T. (2018). Notes on the genus Paramignya: phytochemistry and biological activity. Bulletin of Faculty of Pharmacy, Cairo University, 56(1), 1-10. 14. Tran, T. H., Le, T. H., Nguyen, T. T., Binh Vong, L., Nguyen, M. T. T., Nguyen, N. T., & Dang, P. A.-O. (2023). A new apotirucallane-type protolimonoid from the leaves of Paramignya trimera. Nat Prod Res, 13, 1-9. 15. Trong Le, N., Viet Ho, D., Quoc Doan, T., Tuan Le, A., Raal, A., Usai, D., . . . Diaz, N. (2020). Biological activities of essential oils from leaves of Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum and Limnocitrus littoralis (Miq.) Swingle. Antibiotics, 9(4), 207. 16. Tuan Anh, H. L., Kim, D.-C., Ko, W., Ha, T. M., Nhiem, N. X., Yen, P. H., . . . Gioi, T. (2017). Anti- inflammatory coumarins from Paramignya trimera. Pharmaceutical biology, 55(1), 1195-1201. 17. Vo, N. T., Kusagawa, E., Nakano, K., Moriwaki, C., Miyake, Y., Haruyama, S., . . . Kataoka, T. (2021). Biological Evaluation of Alkyl Triphenylphosphonium Ostruthin Derivatives as Potential Anti-Inflammatory Agents Targeting the Nuclear Factor κB Signaling Pathway in Human Lung Adenocarcinoma A549 Cells. BioChem, 1(2), 107-121. 61
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đại số tuyến tính - Chương 3 Không gian tuyến tính và ánh xạ tuyến tính
65 p | 1187 | 359
-
Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Tiền Giang
9 p | 123 | 12
-
Nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình thủy văn thông số phân bố tính toán dòng chảy lũ lưu vực sông Đà
6 p | 154 | 11
-
Xây dựng quy trình công nghệ cập nhật cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý tỷ lệ 1:10.000, 1:50.000 bằng tư liệu ảnh vệ tinh SPOT
6 p | 37 | 4
-
Sự thay đổi vi cấu trúc và cơ tính của vật liệu GeO2 thủy tinh dưới áp suất nén
9 p | 71 | 4
-
Đánh giá khả năng độ chính xác tăng dày khống chế ảnh đối với khối ảnh vệ tinh SPOT 6, 7 lập thể phục vụ công tác cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:10.000
8 p | 6 | 4
-
Biển Đông: Những vấn đề cần cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí tự nhiên
7 p | 76 | 4
-
Nghiên cứu thu nhận, nuôi cấy và đánh giá một số đặc điểm hình thái quần thể tế bào gốc phôi bò Việt Nam
8 p | 66 | 3
-
Tình hình thủy lực và khả năng xói sâu hạ lưu tràn vận hành hồ Hòa Bình với các cấp lưu lượng lớn - TS. Lê Văn Nghị
4 p | 67 | 3
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của tro bay nhà máy nhiệt điện Phả Lại đến một số tính chất đất cát trồng cây khoai lang
8 p | 117 | 3
-
Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và đánh giá nguy cơ ngập cho tỉnh Bình Định
6 p | 20 | 2
-
Nghiên cứu ứng dụng một số loại ảnh viễn thám độ phân giải cao, siêu cao có chi phí thấp trong cập nhật cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/10.000 và 1/25.000
7 p | 28 | 2
-
Nghiên cứu tính toán và dự báo PM 2.5 cho khu vực TP. Hồ Chí Minh
7 p | 51 | 2
-
Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng giảm đau của ω-Conotoxin Mviia ở dạng Protein dung hợp với Thioredoxin
5 p | 50 | 2
-
Sự tồn tại và tính duy nhất nghiệm của bài toán biên ban đầu thứ hai đối với phương trình Schrödinger cấp hai trong hình trụ đáy không trơn
6 p | 62 | 2
-
Nghiên cứu thời điểm bắt đầu và kết thúc thời kỳ xảy ra mưa lớn trong mùa mưa trên khu vực Việt Nam
11 p | 33 | 2
-
Nghiên cứu cập nhật nhiệt độ bề mặt nước biển từ số liệu vệ tinh trong mô phỏng cường độ và quỹ đạo bão trên khu vực biển đông bằng mô hình WRF
9 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn