Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Du lịch trường Đại học Thủ Dầu Một
lượt xem 7
download
Bài viết "Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Du lịch trường Đại học Thủ Dầu Một" tập trung làm rõ nhận thức và thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên ngành du lịch tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Du lịch trường Đại học Thủ Dầu Một
- PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Phạm Kim Cương1 1. Chương trình Du lịch. Khoa Công nghiệp Văn hóa. Email: cuongpk@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Kiến thức, kỹ năng và thái độ là ba yếu tố cần thiết khi đánh giá năng lực của người lao động và cũng là tiêu chí xem xét đầu vào của các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên có một thực tế trong suốt một thời gian dài, cả về phía các cơ sở đào tạo và người học đều chưa quan tâm đến việc nâng chuẩn năng lực về kỹ năng. Hệ quả là trong các cuộc phỏng vấn, tuyển dụng rất nhiều sinh viên mặc dù có kết quả học tập tốt, nhưng thiếu đi các kỹ năng cần thiết, nhất là các kỹ năng mềm đã khiến các em bị loại là điều đáng tiếc. Ngành du lịch là một trong những ngành đòi hỏi cao về kỹ năng mềm, trong đó kỹ năng giao tiếp, trình bày thuyết phục trước đám đông, khả năng ngoại ngữ... là rất quan trọng. Bài viết tập trung làm rõ nhận thức và thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên ngành du lịch tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ khoá: Kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, sinh viên ngành du lịch. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động. Để đáp ứng được yêu cầu công việc trong điều kiện hiện nay, người lao động không chỉ cần có kiến thức, chuyên môn mà cần đảm bảo các kỹ năng, khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức chuyên môn vào thực tế công việc. Nhận thấy được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đến hiệu quả đào tạo sinh viên và chất lượng nguồn lao động, năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 29 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Nghị quyết số 05 năm 2018 của Hội đồng trường Đại học Thủ Dầu Một đã xác định giá trị cốt lõi của nhà trường là: Khát vọng – Trách nhiệm – Sáng tạo. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên có ý thức phấn đấu vươn lên đỉnh cao trí thức, ước vọng tới những điều tốt đẹp và quyết tâm thực hiện một cách mạnh mẽ nhất. Nghị quyết cũng xác định triết lý giáo dục của nhà trường: Học tập trải nghiệm - nghiên cứu khoa học ứng dụng và phục vụ cộng đồng. Sinh viên trở thành người phát triển toàn diện về năng lực và tố chất thông qua quá trình học tập trải nghiệm, kết hợp với nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cộng đồng. Trên cơ sở vận dụng Nghị quyết 05 của Nhà trường vào thực tiễn đào tạo ngành Du lịch, để kết quả đào tạo sinh viên không chỉ tự 48
- tin, thích nghi với môi trường học tập đại học mà còn đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của nhà tuyển dụng về kỹ năng làm việc, kỹ năng chung sống và khẳng định giá trị của bản thân, cần quan tâm phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên là điều cấp thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi thông qua công cụ Google Forms nhằm thu thập số liệu sơ cấp. Chương trình Đào tạo ngành Du lịch bắt đầu tuyển sinh và đào tạo khóa đầu tiên năm 2020, đến nay đã tuyển sinh được 2 khóa đào tạo với 04 lớp và tổng số sinh viên là 174 sinh viên. Kết quả khảo sát được thực hiện trên tổng số 100% sinh viên hiện đang theo học, kết quả thu về có 174 phiếu khảo sát hợp lệ đưa vào phân tích. Bên cạnh đó tác giả sử dụng phương pháp kế thừa để thu thập số liệu thứ cấp là các báo cáo về thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh của Nhà trường, các công trình khoa học về các vấn đề liên quan. 2.2 Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê để nêu lên mức độ của hiện tượng, và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau. Phương pháp này được sử dụng để mô tả đặc điểm của sinh viên, như mức độ hiểu biết của sinh viên về kỹ năng mềm, đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khái niệm và vai trò của kỹ năng mềm 3.1.1 Khái niệm Theo nhà tâm lý học Liên Xô N.D.Levitov: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có phù hợp với điều kiện cho phép” (N.D.Levitov, 1970). Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện năng lực của con người. Còn đối với các nhà tuyển dụng và người sử dụng lao động thường chú trọng đến năng lực của người được tuyển dụng. Thang năng lực dựa vào phạm trù nhận thức đã được Giáo sư Benjamin Bloom, một nhà khoa học giáo dục người Mỹ phát triển và công bố năm 1956, năng lực này bao gồm 3 nhóm tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong lĩnh vực giáo dục, có thể gọi nhóm kiến thức chính là kỹ năng cứng, là những kiến thức, hiểu biết hoặc trải nghiệm thực hành có tính chất thiên về kỹ thuật. Theo Rani S: "Kỹ năng mềm là những kỹ năng mà con người sử dụng để hành xử, làm việc với nhau, giải quyết các mâu thuẫn, thân thiện lạc quan và thuyết phục người khác" (Rani S, 2010). Kỹ năng mềm chứng tỏ khả năng hòa nhập, tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể. Như vậy, kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm, thuộc về tính cách con người dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… 49
- 3.1.2 Vai trò của kỹ năng mềm Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức và thực hành có tính chất kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp. Kỹ năng mềm như đã phân tích ở phần trên cho thấy liên quan đến tính cách, cảm xúc của con người, được xem như khả năng hòa nhập, tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể. Nếu kỹ năng cứng sẽ giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có được công việc thì các kỹ năng mềm sẽ giúp sinh viên thành công và phát triển hơn. * Vai trò của kỹ năng mềm trong quá trình học tập Đối với sinh viên kỹ năng mềm rất quan trọng trong việc học tập hàng ngày, nhất là đối với sinh viên năm thứ nhất khi vừa mới thay đổi môi trường học tập. Mọi thứ với sinh viên là hoàn toàn mới, từ môi trường học tập, bạn bè, thầy cô, nội dung học tập và phương pháp dạy và học. Môi trường học đại học có tính “mở”, đề cao vai trò chủ động, tự quyết định và chịu trách nhiệm của sinh viên. Hoạt động “học” và “hành” luôn đi liền với nhau nên việc vận dụng các kiến thức vào thực tế bằng kỹ năng mềm của mình mà cụ thể là kỹ năng học tập bậc đại học, kỹ năng truyết trình, kỹ năng phản biện… sẽ tạo ra hiệu quả cao và thích ứng nhanh hơn. Gần đây, nhiều trường đại học ra quyết định buộc thôi học với hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn sinh viên mỗi năm, trong đó có cả những sinh viên đạt điểm cao đầu vào. Điều đó cho thấy sự chủ quan, thích nghi chậm hoặc thiếu mục tiêu là một trong những lý do dẫn đến sự thất bại của sinh viên. Vì vậy được trang bị các kỹ năng kịp thời như Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý thời gian; Kỹ năng khám phá và phát triển bản thân; Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định… sẽ là công cụ hữu ích giúp sinh viên định hình công việc học tập của mình một cách có hiệu quả. * Vai trò của kỹ năng mềm trong quá trình tuyển dụng Trong quá trình tuyển dụng, nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng tốt nhưng không thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng vì thiếu các kỹ năng mềm. Theo điều tra của Bộ Giáo dục, năm 2011 cả nước có 63% sinh viên ra trường thất nghiệp không có kinh nghiệm và thiếu các kỹ năng cần thiết (Bộ Giáo dục, 2011). Cơ hội được làm việc ở những doanh nghiệp và tập đoàn lớn là điều không thể. Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể, không chỉ có tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp. Một nhân viên thiếu kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng trình bày trước đám đông, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm chủ bản thân… là điều khó có thể chấp nhận được. Điển hình trong một dự án đầu tư vào Việt Nam vào năm 2008, Intel đã tuyển hơn 2000 nhân sự, nhưng chỉ có 40 ứng viên đủ trình độ kiến thức lẫn kỹ năng mềm. Số còn lại, 1.960 người không dễ tuyển vì các ứng viên hầu như không nhận thức được thế mạnh bản thân, hoặc biết nhưng không thể hiện được khả năng nổi trội của mình và thường bối rối khi nói về bản thân (Huỳnh Nga, 2008). * Vai trò của kỹ năng mềm khi đi làm Hiện nay các nhà sử dụng lao động không chỉ yêu cầu người được tuyển dụng có trình độ chuyên môn mà còn đặt ra những tiêu chuẩn nhất định về kỹ năng và thái độ. Nếu như dựa vào kiến thức, để chọn đúng người, nhà tuyển dụng yêu cầu người dự tuyển phải có khả năng vận dụng kiến thức học được vào công việc thực tiễn, qua đó có thể phát huy tính sáng tạo, chủ động trong công việc, làm việc độc lập trong môi trường áp lực cao. Về phần kỹ năng mềm sẽ 50
- hỗ trợ chuyên môn của các ứng viên trong quá trình làm việc. Đây là phần yếu nhất của sinh viên vì thiếu sự rèn luyện. Hệ quả, đã có không ít sinh viên mới ra trường rất yếu ở kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc đội nhóm, viết sai lỗi chính tả, không soạn thảo được một văn bản ở dạng đơn giản nhất. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ chỗ làm, thăng tiến trong công việc. Nói cách khác, trong bất cứ ngành nghề nào thì đạo đức nghề nghiệp, thái độ với công việc, ý thức của bản thân là điều quan trọng nhất. Trong các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động, việc người lao động có kiến thức chuyên môn, nhưng thiếu đi các kỹ năng mềm, đó sẽ là khoảng trống. Mỗi công việc, mỗi môi trường làm việc sẽ cần đến những nhóm kỹ năng khác nhau với mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung với tất cả các nhóm ngành nghề, kỹ năng đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong lực lượng lao động. Chỉ đào tạo về chuyên môn là chưa đủ nếu không được trang bị các kỹ năng mềm, kỹ năng quan hệ con người, xây dựng đội nhóm… giúp người lao động giao tiếp, tương tác và hợp tác với nhau tốt hơn, từ đó mà hiệu quả công việc cũng được nâng cao. 3.2. Quan điểm, nhận thức của sinh viên ngành Du lịch trường Đại học Thủ Dầu Một về kỹ năng mềm 3.2.1 Mức độ hiểu biết của sinh viên ngành Du lịch về kỹ năng mềm Bảng 1. Mức độ biết về KNM của sinh viên ngành Du lịch – TDMU TT Kỹ năng Số lượng (SV) Tỉ lệ (%) 1 Kỹ năng học tập bậc đại học 114 65,51 5 KN đặt mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý thời gian 95 54,59 3 KN giao tiếp thành công nơi công sở 87 50,0 9 KN lễ tân và giao tiếp 87 50,0 2 KN cơ bản trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 82 47,12 6 KN thuyết trình, trình bày 80 45,97 4 KN giải quyết vấn đề và ra quyết định 76 47,67 7 KN làm việc nhóm hiệu suất cao 68 39,08 12 KN soạn thảo văn bản hành chính 54 31,03 8 KN khám phá và phát triển bản thân 24 14,36 13 KN tìm việc, viết CV và trả lời phỏng vấn 15 8,62 11 KN xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp 12 6,89 10 KN tổ chức sự kiện 5 2,87 (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2022) Có 79,2% số sinh viên được khảo sát trả lời đã từng nghe nói về kỹ năng mềm, trong đó chủ yếu là kỹ năng giao tiếp, đặt mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý thời gian và kỹ năng giao tiếp thành công nơi công sở (giao động từ 50 – 65,5%). Các kỹ năng xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp, kỹ năng tổ chức sự kiện có tỷ lệ sinh viên biết đến không cao (Bảng 1). Nguyên nhân xuất phát từ việc triển khai chương trình Đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên diễn ra trong thời gian 4 năm đào tạo, trong đó mỗi khóa sinh viên sẽ có các kỹ năng bắt buộc khác nhau. Do đó, theo quy định để có thể đăng ký và học tập các kỹ năng tự chọn, trước hết sinh viên cần hoàn thành các kỹ năng bắt buộc. Học tập bậc đại học và kỹ năng cơ bản trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là hai kỹ năng bắt buộc nên sẽ được sinh viên quan tâm và biết đến nhiều hơn. 51
- 3.2.2 Nguồn tiếp cận kỹ năng mềm của sinh viên ngành Du lịch Kết quả khảo sát đối với sinh viên ngành Du lịch cho thấy, các kỹ năng mềm được sinh viên tiếp cận và trau dồi từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, các khóa đào tạo kỹ năng mềm của Trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội – Trường Đại học Thủ Dầu Một là địa chỉ học tập về kỹ năng mềm chủ yếu của sinh viên (chiếm 95,3% ý kiến được hỏi). Tiếp theo là thông qua Internet cũng là nguồn sinh viên thường tìm kiếm thông tin về kỹ năng mềm (chiếm 76,2% ý kiến được hỏi). Bên cạnh đó còn có các nguồn như từ thầy, cô ở bậc đại học giới thiệu và thông qua việc trao đổi với bạn bè. Các nguồn khác như việc tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện của Đoàn, Hội, cùng với đó là việc tham gia các câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa cũng là một trong những kênh giúp sinh viên biết đến kỹ năng mềm (hình 1). Hình 1. Các nguồn tiếp cận kỹ năng mềm của sinh viên ngành Du lịch (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2022) 3.2.3 Nhận thức của sinh viên ngành Du lịch về mức độ quan trọng của kỹ năng mềm Kết quả khảo sát về nhận thức của sinh viên ngành Du lịch về tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với việc học và đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, có 98/174 sinh viên đánh giá vai trò rất quan trọng của kỹ năng mềm (chiếm 56,3% số sinh viên được khảo sát), 33,7% sinh viên đánh giá quan trọng, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ 1,5% sinh viên cho rằng kỹ năng mềm không quan trọng. Việc xác định được mức độ nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm rất quan trọng, làm cơ sở để hướng đến những giải pháp bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng đáp ứng năng lực theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trong đó, nhấn mạnh đến sự cần thiết của các kỹ năng giao tiếp, lễ tân, thuyết trình, xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp, kỹ năng tổ chức sự kiện,… Hình 2. Nhận thức của sinh viên ngành Du lịch về tầm quan trọng của KNM (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2022) 52
- Tuy nhiên trên thực tiễn qua các lớp học kỹ năng và các câu lạc bộ, sân chơi dành cho sinh viên rèn luyện kỹ năng, vẫn còn một số sinh viên chưa tích cực tham gia, hoặc tham gia ở mức độ đối phó. Nhiều sinh viên chỉ tập trung vào việc làm sao để có một tấm bằng đẹp mà bỏ qua việc nâng cao các kỹ năng mềm. Sinh viên bỏ qua những chương trình hội thảo, những sân chơi bổ ích do Đoàn, Hội sinh viên tổ chức, các chương trình giáo dục kỹ năng mềm, những cơ hội thực tế để rèn luyện kỹ năng mềm. 3.3. Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Du lịch - Trường ĐH TDM 3.2.1. Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm Trường Đại học Thủ Dầu Một đã chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, với phương thức đào tạo này sinh viên trở thành người chủ động trong việc lĩnh hội, tìm kiếm tri thức, đề cao tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Điều này không chỉ giúp sinh viên chủ động hơn trong quá trình học tập mà còn hình thành cho sinh viên một số kỹ năng mềm như kỹ năng học và tự học, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc... Hiện nay, chương trình đào tạo ngành Du lịch của Trường Đại học Thủ Dầu Một chưa có môn học bắt buộc về kỹ năng mềm mà mới chỉ có một số môn học chuyên ngành có thực hành thiên về sử dụng kỹ năng, bao gồm: Seminar hoạt náo, tổ chức sự kiện, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung và sinh viên ngành du lịch nói riêng có thể đăng ký các khóa học kỹ năng mềm tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội trực thuộc trường, các em có thể lựa chọn các khóa kỹ năng sát với chuyên ngành đào tạo, yêu cầu công việc, góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng. Hình 3. Một số kỹ năng mềm sinh viên đã lựa chọn để rèn luyện (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát của Trung tâm Đào tạo KNXH) Năm học 2020-2021, Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội thực hiện khảo sát đối với khoảng 4000 sinh viên các khóa, dựa vào mức độ lựa chọn cho thấy việc trang bị các kỹ năng của sinh viên có thể phân hóa thành 3 nhóm: nhóm thứ nhất với tỷ lệ sinh viên tham gia cao, bao gồm kỹ năng khám phá và phát triển bản thân, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Nhóm thứ hai, với tỷ lệ sinh viên tham gia ở mức trung bình, gồm các kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng thuyết trình. Nhóm thứ ba, có tỷ lệ sinh viên tham gia ở mức thấp, gồm kỹ năng tổ chức sự kiện và kỹ năng viết CV, tìm việc và trả lời phỏng vấn (hình 3). 53
- Bên cạnh đó, việc hình thành và phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên cũng được lồng ghép trong các hoạt động đoàn thể. Hiện nay, Trường Đại học Thủ Dầu Một có nhiều sân chơi bổ ích dành cho sinh viên, như các câu lạc bộ của sinh viên, các chương trình tình nguyện, tạo nhiều môi trường để sinh viên học tập và rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng quản lý nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp… Đồng thời, hằng năm Nhà trường cũng tổ chức các hoạt động ngoại khoá, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, cũng góp phần nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên. 3.2.2. Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo kỹ năng mềm của Nhà trường Trước hết là kết quả tự đánh giá về mức độ thành thạo kỹ năng mềm của sinh viên, kết quả điều tra được thiết kế các mức đánh giá theo thang đo Likert 5 điểm, trong đó mức thành thạo được đánh giá cho điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 5. Kết quả tự đánh giá về mức thành thạo kỹ năng mềm của sinh viên trong bảng 2 cho thấy, sinh viên tự đánh giá về mức độ thành thạo kỹ năng mềm đa số là không cao. Bảng 2. Kết quả tự đánh giá về mức độ thành thạo kỹ năng mềm của sinh viên ngành Du lịch – TDMU ĐVT: Điểm TT Kỹ năng D20DULI D21DULI 1 Kỹ năng học tập bậc đại học 4,17 2,12 5 KN đặt mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý thời gian 3,21 2,79 3 KN giao tiếp thành công nơi công sở 2,63 1,96 9 KN lễ tân và giao tiếp 2,46 0,85 2 KN cơ bản trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 0,98 0,21 6 KN thuyết trình, trình bày 2,69 1,35 4 KN giải quyết vấn đề và ra quyết định 1,77 0,97 7 KN làm việc nhóm hiệu suất cao 2,83 1,48 12 KN soạn thảo văn bản hành chính 3,55 1,66 8 KN khám phá và phát triển bản thân 2,17 1,76 13 KN tìm việc, viết CV và trả lời phỏng vấn 0,86 0,46 11 KN xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp 2,17 1,05 10 KN tổ chức sự kiện 1,28 0,54 (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2022) Trong đó, sinh viên khóa D20 mặc dù đã trải qua 2 năm học, với 05 học kỳ, các em đã hoàn thành gần 1/2 chương trình đào tạo nhưng kết quả tự đánh giá kỹ năng mềm vẫn còn ở mức thấp, nhất là nhóm kỹ năng gắn liền với công việc của các em sau khi tốt nghiệp như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng giao tiếp thành công nơi công sở. Số điểm còn thấp hơn nhiều đối với sinh viên khóa D21, do các em mới trải qua thời gian 2 học kỳ học tập tại trường, đồng thời do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 nên các khóa học kỹ năng mềm của nhà trường cũng bị trì hoãn một thời gian. Như vậy, nhìn chung kỹ năng mềm của sinh viên du lịch theo các em tự đánh giá hiện nay vẫn còn khiêm tốn, cần được đào tạo, rèn luyện để nâng cao trong thời gian tới. 54
- Hình 4. Đánh giá của sinh viên về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tại trường (Nguồn: Từ kết quả khảo sát của tác giả, 2022) Đánh giá về chất lượng của các khóa đào tạo kỹ năng mềm và các chương trình ngoại khóa hình thành và phát triển kỹ năng cũng là một trong những yếu tố tác động đến tâm lý và thái độ của sinh viên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có tới 30,6 % sinh viên đánh giá các khóa đào tạo kỹ năng mềm chỉ đạt được kỳ vọng ở mức bình thường và vẫn còn 5,6% sinh viên cảm thấy chưa đáp ứng được yêu cầu của cá nhân. Điều này phản ánh một phần thực trạng là một số hoạt động rèn luyện kỹ năng vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả, và do đó chưa thu hút được nhiều sinh viên tham gia, hưởng ứng. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, nên nhiều sinh viên tham gia các khóa học với tâm lí đối phó, thái độ chưa nghiêm túc, chỉ dừng lại ở mức biết mà chưa chủ động vận dụng vào thực tiễn. Việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên, về phía nhà trường chỉ đóng vai trò là chất xúc tác, ý thức chủ động và tự rèn luyện của mỗi sinh viên mới là yếu tố quyết định. Do đó, mỗi sinh viên cần phải có nhận thức chuẩn xác về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, trang bị đầy đủ, kịp thời và thường xuyên vận dụng vào thực tiễn nhằm phát huy hiệu quả từ những kỹ năng đã được trang bị. 3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Du lịch – Trường Đại học Thủ Dầu Một 3.4.1 Về phía chương trình đào tạo Tổ chức lấy ý kiến các bên liên quan (giảng viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động). Bằng nhiều hình thức khác nhau, trước hết về phía chương trình Du lịch, tiến hành khảo sát đối với các doanh nghiệp, người sử dụng lao động, cựu sinh viên đã ra trường và đi làm trong vai trò là người lao động và người sử dụng lao động, để nắm bắt được những yêu cầu và sự thay đổi của thị trường lao động đối với các kỹ năng mềm cần thiết, từ đó có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời về chương trình đào tạo để hướng đến đạt những kỹ năng phù hợp với vị trí công việc. Bên cạnh đó, phối hợp giữa Trung tâm hợp tác Doanh nghiệp và Khởi nghiệp với Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội tổ chức các buổi tọa đàm, chia sẻ của nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng… để sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với học tập, cuộc sống và đặc biệt là công việc sau này, từ đó sinh viên sẽ chủ động tìm đến và tự trang bị cho mình các kỹ năng. 55
- 3.4.2 Về phía Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội hiện là đầu mối trong việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên toàn trường, để tránh việc trang bị kỹ năng mang tính chung, đại trà. Trung tâm cần rà soát và điều chỉnh chuẩn đầu ra của từng kỹ năng, xây dựng kỹ năng mềm theo đặt hàng của các chương trình đào tạo, cũng như các yêu cầu đặc thù của ngành, bối cảnh xã hội và ý kiến góp ý của các bên liên quan. Trên cơ sở đó hoàn thiện chuẩn đầu ra của từng kỹ năng, xây dựng thành nhóm kỹ năng theo nhu cầu của từng nhóm ngành để việc đào tạo đi vào chiều sâu và mang tính ứng dụng cao. Tập hợp đội ngũ cán bộ giảng viên, chuyên gia am tường về kiến thức và có nhiều kinh nghiệm tham gia vào việc giảng dạy, chia sẻ kỹ năng đến sinh viên. Chỉ khi năng lực và kinh nghiệm của giảng viên được nâng cao thì khả năng về kỹ năng mềm của sinh viên mới nhờ đó mà được cải thiện. 3.4.3 Về phía Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường cần tiếp tục duy trì và phát triển đa dạng các hình thức hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, đội nhóm… thường xuyên, định kỳ tổ chức các chương trình, sân chơi cho sinh viên. Thông qua sinh hoạt và thực tế giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm, vận hành và vận dụng các kỹ năng đã được trang bị hoặc nhận ra những kỹ năng còn thiếu, yếu để tiếp tục trau dồi, bồi dưỡng. 3.4.4 Về phía sinh viên Nâng cao ý thức, chủ động rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên bằng cách tổ chức các buổi tọa đàm, gặp gỡ nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động với sinh viên. Thông qua các buổi tọa đàm, phỏng vấn tuyển dụng mô phỏng để sinh viên có đánh giá đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong việc thích ứng môi trường học tập mới và phục vụ nghề nghiệp sau này. Bản thân sinh viên trước hết phải xác định rõ công việc mình muốn làm sau khi ra trường, từ đó phân tích để nhận ra với công việc đó, đâu sẽ là kỹ năng “cứng”, đâu sẽ là kỹ năng “mềm”. Việc xác định rõ “cứng”, “mềm” và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, những mặt thiếu hụt của bản thân là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng. Đồng thời, sinh viên cũng cần năng động và chủ động, tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức để tận dụng cơ hội rèn luyện. Chỉ khi tham gia các hoạt động ngoại khóa sinh viên mới có nhiều cơ hội để đánh giá chính xác, khách quan mức độ và năng lực về kỹ năng vốn có của bản thân. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu thực trạng đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên ngành Du lịch - Trường Đại học Thủ Dầu Một là cơ sở khoa học quan trọng trong việc đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên. Hiện tại trường Đại học Thủ Dầu Một đã có đủ các điều kiện, từ con người, chương trình đào tạo kỹ năng và điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên. Tuy nhiên vẫn phải khẳng định rằng, việc rèn luyện, tích lũy và phát triển kỹ năng mềm phụ thuộc rất nhiều từ sử chủ động, tích cực tham gia của sinh viên. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn nhiều sinh viên thờ ơ, chưa thực sự quan tâm và nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Vì vậy, 56
- trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo các khóa kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Du lịch nói riêng và sinh viên Đại học Thủ Dầu Một nói chung, vừa thỏa mãn sự mong đợi của sinh viên, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về năng lực làm việc của nhà tuyển dụng, cần thực hiện đồng thời, đồng bộ các giải pháp như tác giả đã đề xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một. (2018), “Nghị quyết 05 về việc thông qua Chiến lược phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Một đến năm 2030”. 2. Nguyễn Kim Cương (2018). Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương VI trong hội nhập quốc tế. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 8/2018, 130–133. 3. Phạm Kim Cương (2020). Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một đạt chuẩn đầu ra theo CDIO. Kỷ yếu hội thảo quốc gia: Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế: Mô hình CDIO. Hội thảo khoa học quốc gia, tháng 12/2020, Trường Đại học Thủ Dầu Một. Nhà xuất bản Tài chính, 156-168. 4. Phạm Trung Lương (2016). Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập. Kỷ yếu hội thảo quốc gia: Brexit và Cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn hội nhập. Hội thảo khoa học quốc gia, tháng 8/2016, Trường Đại học Văn Hiến, 88-96. 5. Nguyễn Tấn Trung (2016). Giải pháp đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao của Trường Đại học Văn Hiến đáp ứng yêu cầu hội nhập. Kỷ yếu hội thảo quốc gia: Brexit và Cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn hội nhập. Hội thảo khoa học quốc gia, tháng 8/2016, Trường Đại học Văn Hiến, 97-106. 57
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ailen quảng bá du lịch bằng phần mềm di động
2 p | 76 | 4
-
Xác định tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
5 p | 31 | 3
-
Định hướng phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
5 p | 7 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả việc ứng dụng phần mềm Chessbase 13 trong huấn luyện trực tuyến giai đoạn tàn cuộc cho vận động viên năng khiếu cờ vua lứa tuổi 10 – 11
5 p | 33 | 2
-
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
7 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn