intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhu cầu học tiếng Anh phục vụ nghề nghiệp của sinh viên ngành Du lịch trường Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu nhu cầu học tiếng Anh từ quan điểm của sinh viên chuyên ngành du lịch. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc gồm 27 mục. Bảng hỏi bao gồm bốn phần khác nhau, tập trung vào nhân khẩu học của sinh viên, thái độ của sinh viên đối với tầm quan trọng của tiếng Anh, các kĩ năng mà sinh viên mong đợi đạt được khi tham gia một khóa học tiếng Anh và các lĩnh vực kiến thức mà sinh viên mong muốn đạt được khi tham gia một khóa học tiếng Anh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhu cầu học tiếng Anh phục vụ nghề nghiệp của sinh viên ngành Du lịch trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. NHU CẦU HỌC TIẾNG ANH PHỤC VỤ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Lê Thị Ngọc Anh 1 , Phạm Kim Cương 1 1. Chương trình Du Lịch – Khoa Công nghiệp Văn hóa TÓM TẮT Trong xu thế toàn cầu hoá, các hoạt động du lịch quốc tế ngày càng phổ biến thì ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng càng trở nên quan trọng. Việc tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu và được ví như cầu nối giúp người lao động trong lĩnh vực du lịch giao tiếp, đàm phán và thực hiện các giao dịch với các đối tác và khách du lịch. Việc phân tích nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc dạy tiếng Anh hiệu quả đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu nhu cầu học tiếng Anh từ quan điểm của sinh viên chuyên ngành du lịch. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc gồm 27 mục. Bảng hỏi bao gồm bốn phần khác nhau, tập trung vào nhân khẩu học của sinh viên, thái độ của sinh viên đối với tầm quan trọng của tiếng Anh, các kĩ năng mà sinh viên mong đợi đạt được khi tham gia một khóa học tiếng Anh và các lĩnh vực kiến thức mà sinh viên mong muốn đạt được khi tham gia một khóa học tiếng Anh. Bảng câu hỏi được thực hiện đối với 73 sinh viên ngành Du lịch trường Đại học Thủ Dầu Một. Dữ liệu được thu thập qua Google Form và phân tích bằng phần mềm SPSS 26. Sau khi phân tích định lượng, kết quả cho thấy sinh viên ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với nghề nghiệp tương lai. Sinh viên cũng thể hiện kỳ vọng cao vào việc nâng cao kĩ năng và kiến thức thông qua các khóa học tiếng Anh. Từ khoá: Đào tạo du lịch; Ngôn ngữ Anh; Tiếng Anh cho du lịch. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành du lịch từ khi xuất hiện đến nay đã không ngừng mở rộng về phạm vi và quy mô hoạt động, dần trở thành một ngành kinh tế có tính toàn cầu, xuyên quốc gia. Hoạt động du lịch quốc tế đòi hỏi sự di chuyển của du khách đến các quốc gia hoặc địa điểm bên ngoài môi trường sinh sống thường xuyên của họ. Những hoạt động của du khách vô cùng đa dạng để thoả mãn các nhu cầu khác nhau của họ (UNWTO, 2008). Với tư cách là một ngành kinh tế, du lịch kéo theo hệ thống tổ chức các thành phần tham gia như nguồn tài nguyên du lịch, nhân lực du lịch, quản lí và cộng đồng địa phương tại các điểm đến. Trong xu thế đó, đào tạo đội ngũ lao động có đủ kiến thức, kĩ năng và phẩm chất, đạt chất lượng là điều cấp thiết đối với các quốc gia đang có chiến lược thúc đẩy hoạt động du lịch quốc tế như Việt Nam. Có vị trí địa lí thuận lợi, ở trung tâm khu vực Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm hàng đầu cả nước, Bình Dương có nhiều lợi thế để phát triển mạnh các ngành dịch vụ trong đó có du lịch. Các nhân tố nguồn cầu du lịch thuận lợi đến từ thị trường nội địa tại chỗ tiềm năng như nền kinh tế phát triển, mức sống cao, dân cư phân bố đông đúc, môi trường đô thị hoá…thúc đẩy nhu cầu du lịch. Đồng thời, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu với tư cách là những điểm đón khách quốc 37
  2. tế cũng góp phần kích thích du lịch khu vực phát triển. Vùng Đông Nam Bộ cũng đa dạng các tài nguyên du lịch để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù và sản phẩm du lịch thế mạnh như di tích lịch sử cách mạng, đô thị, sông nước, sinh thái, làng nghề (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2019). Với nhu cầu đáp ứng nguồn nhân lực du lịch, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã thực hiện đào tạo ngành du lịch bắt đầu từ khoá học năm 2020 và đều đặn tuyển sinh hàng năm. Các sinh viên theo học có mặt từ nhiều vùng miền khác nhau để cùng theo đuổi đam mê chung trong lĩnh vực du lịch. Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng tăng cường thực hành, cụ thể các chuẩn đầu ra nghề nghiệp nhằm tiệm cận gần nhất yêu cầu nghề nghiệp của nhà tuyển dụng. Đặc thù của ngành du lịch cũng đòi hỏi sinh viên ngành du lịch phát có khả năng phát triển ngoại ngữ phục vụ hội nhập quốc tế, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ cơ bản hàng đầu. Nghiên cứu tập trung nghiên cứu vào đối tượng sinh viên ngành Du lịch năm 1 nhằm nắm được nhu cầu và nhận thức việc học tiếng Anh đối với nghề du lịch, từ đó tác động tới thái độ trong quá trình học 4 năm tại trường. Dựa trên cấu trúc đào tạo ngôn ngữ Anh, bảng hỏi thiết kết 4 phần bao gồm thông tin nhân khẩu chung của sinh viên, nhận thức vai trò tiếng Anh đối với nghề du lịch và kì vọng sinh viên đối với việc học thông qua hai mảng kiến thức và kĩ năng tiếng Anh. Nghiên cứu tiến hành khảo sát khoá sinh viên nhập học năm học 2021 -2022 với 92 sinh viên, kết quả có 73 phiếu phản hồi. Kết quả nghiên cứu phân tích thực trạng về nhu cầu học tiếng Anh phục vụ định hướng nghề nghiệp của sinh viên, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành du lịch. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lựa chọn khảo sát sinh viên ngành Du lịch – Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 1 Khoá 2021-2022 với tổng sĩ số 92 sinh viên, có 92 bảng hỏi được gửi đi trên google form, 73 phiếu phản hồi tỷ lệ 79%. Bảng hỏi có 04 phần nội dung chính gồm (1) Thông tin nhân khẩu; (2) nhận thức tầm quan trọng tiếng Anh đối với nghề du lịch; (3) kĩ năng sinh viên mong đợi khi tham gia các khoá học tiếng Anh; (4) kiến thức sinh viên mong đợi khi tham gia khoá học tiếng Anh. Kết quả điều tra được xử lí trên phần mềm SPSS 26. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát vai trò tiếng Anh trong nghề nghiệp du lịch Huang Chao-shain (2008) đã xác định bốn lĩnh vực chính sử dụng Tiếng Anh trong du lịch, bao gồm (1) Tiếng Anh cho dịch vụ kinh doanh ẩm thực (Food and Beverage); (2) Tiếng Anh cho dịch vụ khách sạn (Hotel Services); (3) Tiếng Anh cho quản lí và hướng dẫn tour viên du lịch; và (4) Tiếng Anh cho dịch vụ hàng không. (Zahedpisheh và nnk., 2017). Trong dịch vụ ẩm thực, tiếng Anh sử dụng ở các mảng công việc Ching-Ying Lin (2016) được trích dẫn bởi Huang (2008) cho thấy English for Food and Beverage Services có các loại sau: dịch vụ lễ tân; dịch vụ đặt thức ăn; dịch vụ ăn uống; dịch vụ tiếp nhận khiếu nại; dịch vụ thanh toán hóa đơn và tiễn khách; giới thiệu thực đơn; giới thiệu đồ dùng, công thức nấu ăn và các dịch vụ ăn uống khác. Trong dịch vụ khách sạn, tiếng Anh sử dụng ở các dịch vụ gồm dịch vụ lễ tân, dịch vụ điện thoại, dịch vụ buồng phòng, các dịch vụ khách sạn khác (Lin, C. Y và nnk., 2014). 38
  3. Đặc biệt, trong các nhóm nghề nghiệp du lịch, hướng dẫn viên là lĩnh vực sử dụng tiếng Anh cho nhiều công việc cụ thể. Sutanto Leo (2016) đã giới thiệu tiếng Anh cho Dịch vụ hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp như sau: 1. Đón khách du lịch 2. Cung cấp và lấy thông tin khách 3. Chuẩn bị hành trình Tour 4. Cuộc họp định hướng và tóm tắt 5. Hướng dẫn trên đường 6. Cung cấp thông tin thực phẩm địa phương 7. Kể một huyền thoại 8. Gợi ý địa điểm tham quan 9. Xử lý các sự kiện bất ngờ 10. Xử lý Khiếu nại của khách hàng 11. Giải thích về an toàn, quy tắc, nghi thức và phong tục 12. Kết thúc và báo cáo hoạt động tour 13. Thiết kế brochure du lịch 14. Lập kế hoạch du lịch trọn gói 15. Các công việc của hướng dẫn viên, điều hành, quản lý Như vậy, tiếng Anh được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực nghề nghiệp trong du lịch, giữ vai trò quan trọng trong thực hiện các chức năng cung cấp các dịch vụ và thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Đặc biệt, nhóm hướng dẫn viên và khách sạn có yêu cầu sử dụng tiếng Anh ở nhiều mảng công việc. 3.2. Nhận thức thái độ của sinh viên đối với tầm quan trọng của tiếng Anh trong nghề nghiệp du lịch Nội dung khảo sát thực hiện ở 8 câu hỏi, được đánh giá thái độ sinh viên theo thang Blooms có 5 bậc từ mức 1 thấp nhất Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý. Kết quả nghiên cứu 8 yếu tố thái độ cho thấy sinh viên có nhận thức tích cực về việc học tiếng Anh. Những thái độ đó có tác động quyết định đến kỳ vọng và hành vi của họ đối với việc học tiếng Anh. Bảng 1 dưới minh họa thái độ của sinh viên đối với tầm quan trọng của tiếng Anh trong du lịch. Bảng 1: Kết quả khảo sát thái độ sinh viên du lịch đối với tầm quan trọng tiếng Anh trong nghề nghiệp Đơn vị: % Nội dung 1 2 3 4 5 1. Tiếng Anh rất quan trọng cho công việc tương lai của tôi 6.8 0 11.0 35.6 46.6 2. Tiếng Anh giúp tôi có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn 5.5 5.5 13.7 39.7 35.6 3. Tiếng Anh giúp tôi có mức lương khởi điểm cao hơn 5.5 2.7 15.1 43.8 32.9 4. Tiếng Anh giúp tôi có nhiều cơ hội thăng tiến hơn 6.8 6.8 12.3 38.4 35.6 5. Tiếng Anh giúp tôi tiếp cận với nhiều nền văn hóa 4.1 4.1 13.7 35.6 42.5 6. Tiếng Anh giúp tôi tiếp cận với nhiều kiến thức hơn 4.1 6.8 12.3 39.7 37.0 7. Tiếng Anh hữu ích trong giao tiếp quốc tế 5.5 1.4 16.4 35.6 41.1 8. Tiếng Anh giúp tôi tự tin giao tiếp với khách hàng nước ngoài 4.1 5.5 16.4 34.2 39.7 Nguồn: Kết quả khảo sát nhóm nghiên cứu, 2022 39
  4. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết sinh viên đều có nhận thức rõ ràng và tích cực về vai trò của việc học tiếng Anh đối với cơ hội phát triển bản thân và công việc. Có 60 sinh viên (cả “đồng ý” và “rất đồng ý”) cho rằng học tiếng Anh sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho họ, chiếm 82,2%. Có 75,3% sinh viên cho rằng học tiếng Anh sẽ giúp họ có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Và 76,7% sinh viên thừa nhận kĩ năng giao tiếp tiếng Anh tốt sẽ giúp họ có mức lương khởi điểm cao hơn. Tỷ lệ sinh viên cho rằng tiếng Anh có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiếp cận thêm tri thức, tiếp cận với nhiều nền văn hóa và mang lại nhiều cơ hội thăng tiến cao, lần lượt là 76,7%, 78,1% và 73,0%. Về tầm quan trọng của tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế, 76,7% ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Cuối cùng, đối với công việc quản lý lữ hành và hướng dẫn viên, 73,9% sinh viên trả lời rằng tiếng Anh giúp họ tự tin giao tiếp với khách hàng nước ngoài. Như vậy, đối với sinh viên năm 1 từ khi nhập học ngành du lịch, sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với công việc tương lai. Đây là động lực quan trọng để người học có sự chủ động, tích cực đối với việc trau đồi ngoại ngữ và định vị phương hướng học tập theo hướng thực hành và sử dụng trong công việc. 3.3. Kĩ năng sinh viên du lịch mong đợi khi theo học các khoá tiếng Anh Bảng 2: Kĩ năng sinh viên mong đợi trong các khoá học tiếng Anh Đơn vị (%) Nội dung 1 2 3 4 5 1. Tôi muốn cải thiện kĩ năng nghe của mình 5.5 6.8 17.8 28.8 41.1 2. Tôi muốn cải thiện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh 6.8 6.8 13.7 34.2 38.4 3. Tôi muốn cải thiện khả năng cung cấp thông tin bằng tiếng Anh 6.8 5.5 17.8 37.0 32.9 4. Tôi muốn cải thiện khả năng cung cấp dịch vụ bằng tiếng Anh 6.8 6.8 16.4 38.4 31.5 5. Tôi muốn cải thiện khả năng đề nghị giúp đỡ bằng tiếng Anh 5.5 8.2 15.1 35.6 35.5 6. Tôi muốn nâng cao khả năng đề nghị hợp tác 9.6 1.4 24.7 35.6 28.8 7. Tôi muốn cải thiện khả năng trả lời câu hỏi 4.1 8.2 19.2 37.0 31.5 8. Tôi muốn cải thiện kĩ năng đọc của mình 8.2 6.8 13.7 31.5 39.7 9. Tôi muốn cải thiện kĩ năng viết của mình 4.1 12.3 16.4 32.9 34.2 10. Tôi muốn cải thiện kĩ năng giải quyết vấn đề của mình 5.5 5.5 21.9 35.6 31.5 11. Tôi muốn cải thiện kĩ năng thuyết trình của mình 5.5 6.8 19.2 27.4 41.1 12. Tôi muốn cải thiện kĩ năng làm việc nhóm của mình 5.5 11.0 13.7 26.0 43.8 Nguồn: Kết quả khảo sát nhóm nghiên cứu,2022 Mong muốn cải thiện kĩ năng của sinh viên thông qua học tiếng Anh cao nhất ở nhóm kĩ năng nói và đọc (72.6% và 67.1%), thấp nhất ở kĩ năng thuyết trình 68.5%. Tuy nhiên, trên 68% sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng học tiếng Anh sẽ giúp phát triển được các kĩ năng cần thiết. Đồng thời, khi khảo sát sinh viên về tầm quan trọng của tiếng Anh đối với việc tiếp cận nhiều kiến thức, nhiều nền văn hóa và là điều kiện để nâng cao cơ hội thăng tiến thông qua các khóa học tiếng Anh, sinh viên cũng kỳ vọng nâng cao khả năng của mình. Kết quả này là cơ sở tham khảo để xây dựng các khóa học tiếng Anh chuyên ngành du lịch. Cần xem xét tăng cường các hoạt động thực hành, tạo điều kiện cho học sinh tham gia học tập, nâng cao kĩ năng giao tiếp tự tin bằng tiếng Anh. 40
  5. 3.4. Kiến thức sinh viên du lịch mong đợi khi theo học các khoá tiếng Anh Bảng 3: Kiến thức sinh viên mong đợi trong các khoá học tiếng Anh Đơn vị (%) Nội dung 1 2 3 4 5 1. Tôi muốn cải thiện vốn từ vựng 8.2 4.1 17.8 31.5 38.4 2. Tôi muốn cải thiện ngữ pháp 6.8 6.8 19.2 31.5 35.6 3. Tôi muốn cải thiện cách phát âm 4.1 4.1 23.3 27.4 41.1 4. Tôi muốn sử dụng thành thạo tiếng Anh trong lĩnh vực Dịch 8.2 5.5 23.3 30.1 32.9 vụ ăn uống 5. Tôi muốn sử dụng thành thạo tiếng Anh trong Dịch vụ Hàng 8.2 2.7 26.0 34.2 28.8 không 6. Tôi muốn sử dụng tiếng Anh thành thạo trong Dịch vụ 5.5 6.8 17.8 28.8 41.1 khách sạn 7. Tôi muốn sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc 4.1 5.5 21.9 28.8 39.7 Quản lý tour và Hướng dẫn viên Nguồn: Kết quả khảo sát nhóm nghiên cứu,2022 Bên cạnh sự cải thiện kỳ vọng về kĩ năng, sinh viên cũng đánh giá cao kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và phát âm sẽ được cải thiện với tỷ lệ (“đồng ý” và “rất đồng ý”) là 69,9%, 67,1% và 68,5%. Tương ứng. Kết quả khảo sát cũng cho thấy mối quan hệ giữa nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế và kỳ vọng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công tác hướng dẫn và quản lý du lịch thể hiện qua bảng 4. Bảng 4: Mối quan hệ giữa nhận thức về vai trò của tiếng Anh và kỳ vọng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong chuyên ngành du lịch Mong muốn sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc Hướng dẫn viên và Quản lý Không đồng Bình Rất không Đồng ý Rất đồng ý ý thường đồng ý Đồng ý 15 0 5 6 0 Sự hữu ích của Không đồng ý 0 1 0 0 0 tiếng Anh trong Bình thường 1 2 8 1 0 giao tiếp quốc tế Rất đồng ý 5 1 2 22 0 Rất không đồng ý 0 0 1 0 3 Nguồn: Kết quả khảo sát nhóm nghiên cứu,2022 Bảng 4 cho thấy 56 sinh viên (bao gồm “đồng ý” và “rất đồng ý”) đã nhận thức được vai trò quan trọng của tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế. Có 48 sinh viên dự kiến thành thạo tiếng Anh trong công tác hướng dẫn, điều hành tour. Kết quả khảo sát đã khẳng định thái độ học tập là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong hoạt động dạy học của giáo viên và quá trình học tập của học sinh. Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế sẽ nỗ lực hơn trong quá trình học tập và thực hành. Từ đó, sẽ hứng thú hơn trong học tập và tích cực hơn trong các hoạt động do giảng viên tổ chức, từ đó nâng cao khả năng vận dụng và sử dụng tiếng Anh trong công việc chuyên môn. 41
  6. 3.5. Một số đề xuất từ nghiên cứu 3.5.1. Đối với sinh viên Sinh viên chuyên ngành du lịch cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh ở bậc đại học vì mục đích nghề nghiệp chứ không phải là điều kiện để tốt nghiệp. Sinh viên chuyên ngành du lịch cũng cần tìm hiểu các khía cạnh sử dụng tiếng Anh trong nghề nghiệp và chuẩn bị cho công việc trong tương lai. Học tiếng Anh ở bậc đại học cũng đòi hỏi một thái độ tích cực, chủ động để tiếp thu các kĩ năng và kiến thức tiếng Anh một cách hiệu quả nhất. 3.5.2. Đối với hoạt động giảng dạy Để nâng cao quá trình dạy và học tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành du lịch, nghiên cứu đề xuất thực hiện quá trình này bằng nhiều hình thức khác nhau như thảo luận, tình huống, đóng vai, sáng tạo. Lý do học tiếng Anh cho công việc du lịch của sinh viên là để vận dụng kiến thức về tiếng Anh trong bối cảnh du lịch quốc tế và để phát triển sự nghiệp tương lai của họ. Vì vậy, việc giảng dạy nên tập trung nhiều hơn vào các tình huống sử dụng tiếng Anh trong ngành du lịch như cung cấp thông tin, hướng dẫn khách du lịch, thảo luận với khách hàng và giải quyết vấn đề. Vì vậy, kĩ năng giao tiếp cần được ưu tiên trong giảng dạy, chẳng hạn như kĩ năng nghe và kĩ năng nói. 3.5.3. Đối với chương trình đào tạo Du lịch Chương trình giảng dạy nên được thiết kế theo hướng tăng cường tính ứng dụng tiếng Anh vào công việc trong thực tế. Kiến thức và kĩ năng giảng dạy phải phù hợp với các lĩnh vực nghề nghiệp tương lai của sinh viên, đồng thời bám sát vào yêu cầu sử dụng năng lực lao động của các doanh nghiệp, đặc biệt các vị trí công việc có yêu cầu cao về tiếng Anh như quản lý nhà hàng – khách sạn, nhân viên lễ tân và hướng dẫn viên du lịch. Kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh nên được ưu tiên trong thiết kế chương trình giảng dạy. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động dạy tiếng Anh trong các hoạt động phát triển các kĩ năng cá nhân như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề. 4. KẾT LUẬN Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sinh viên ngành Du lịch từ năm thứ nhất đã đánh giá rằng tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm và khả năng làm việc trong tương lai của họ. Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên cho rằng tiếng Anh chưa thực sự quan trọng đối với công việc sau này. Nhiều sinh viên có kỳ vọng cao đối với việc cải thiện kĩ năng giao tiếp, vốn từ vựng, ngữ pháp, kiến thức về phát âm, kiến thức sử dụng tiếng Anh trong dịch vụ hướng dẫn, khách sạn. Trong khi đó, nhóm dịch vụ thực phẩm và dịch vụ hàng không có tỷ lệ mong đợi việc cải thiện kiến thức tiếng Anh dự kiến thấp hơn. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của tiếng Anh và kỳ vọng thay đổi kĩ năng tiếng Anh thông qua các khóa học, trong đó sinh viên có nhận thức cao thường có mức độ kỳ vọng cao khi tham gia khóa học. Như vậy thông qua nghiên cứu, đa số sinh viên Du lịch trường Đại học Thủ Dầu Một từ năm đầu tiên nhận thức được vai trò quan trọng của tiếng Anh đối với công việc trong tương lai. Nhận thức và mong 42
  7. muốn trên là động cơ thúc đẩy quan trong đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ. Vì vậy trong chương trình đào tạo Du lịch cần thiết kế các hoạt động dạy và học phù hợp, bám sát nhu cầu của sinh viên, tăng cường các hoạt động thực hành, hình thành các nhóm tiếng Anh và câu lạc bộ, đồng thời giúp học sinh nâng cao năng lực ngoại ngữ như mong đợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andrew M.I. Lee, JD. 6 essential skills for reading comprehension, truy cập ngày 02/8/2021 từ https://www.understood.org/articles/en/6-essential-skills-needed-for-reading-comprehension 2. Leo, S. (2016). English for Professional Tour Guiding Services. Gramedia Pustaka Utama. 3. Lin, C. Y., Chang, W. H., & Lin, T. Y. (2014). The study on constructing a curriculum model of hotel English for undergraduate hospitality management in Taiwan. Theory and Practice in Language Studies, 4(10), 2001. 4. Pandey, M., & Pandey, P. (2014). Better English for better employment opportunities. International journal of multidisciplinary approach and studies, 1(4), 93-100. 5. Prachanant, N. (2012). Needs analysis on English language use in tourism industry. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 66, 117-125. 6. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2019), Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2030 7. UNWTO, glossary-tourism-terms, từ https://www.unwto.org/glossary-tourism-terms, truy cập ngày 7/9/2021 8. Zahedpisheh, N., Bakar, A., Zulqarnain, B., & Saffari, N. (2017). English for Tourism and Hospitality Purposes (ETP). English Language Teaching, 10(9), 86-94. 43
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2