intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông Trường Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành nghiên cứu và lựa chọn được 10 bài tập nhằm phát triển sức nhanh động tác cho nam đội tuyển cầu lông góp phần nâng cao thành tích cho đội cầu lông nam trường Đại học Thủ Dầu Một.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông Trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH ĐỘNG TÁC CHO ĐỘI TUYỂN NAM CẦU LÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Biện Thị Ngọc Anh 1 1. Khoa Công nghiệp Văn hóa, Trường ĐH Thủ Dầu Một TÓM TẮT Giáo dục thể chất đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển cũng như hình ảnh của nhà Trường đặc biệt là các hoạt động thi đấu thể thao, vì vậy tập thể giảng viên chương trình luôn cố gắng trong công tác giảng dạy và huấn luyện, lựa chọn những phương pháp cũng như bài tập để huấn luyện cho đội tuyển sinh viên Trường tham gia các giải đấu trong và ngoài Trường để dành được các thứ hạn cao như môn:, bóng đá, điền kinh…. Từ cơ sở đó tôi đã tiến hành nghiên cứu và lựa chọn được 10 bài tập nhằm phát triển sức nhanh động tác cho nam đội tuyển cầu lông góp phần nâng cao thành tích cho đội cầu lông nam trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ khóa: Bài tập; Cầu lông; Đại học Thủ Dầu Một; Sinh viên; Sức nhanh động tác. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực, đã tạo nên thành tựu quan trọng có tác động mạnh mẽ tới đời sống của con người trên nhiều mặt, và đặc biệt là trong lĩnh vực thể dục thể thao. Căn cứ vào chủ trương, đường lối, quan điểm phát triển thể dục thể thao (TDTT) của Việt Nam đã được xác định là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực tầm vóc, tuổi thọ của người Việt Nam, lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên. Ngoài ra hoạt động thể thao trong nhà trường còn là hoạt động tự nguyện của sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao. Do đó hoạt động thi đấu thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà Trường, trong đó có môn cầu lông. Cầu lông được nhiều người ưa thích tham gia tập luyện và thi đấu với dụng cụ sân bãi tập luyện đơn giản, dễ tập; Cầu lông phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính. Tập luyện môn cầu lông có nhiều tác dụng góp phần làm đa dạng và nâng cao hiệu quả cao về tăng cường sức khỏe, giáo dục nhân cách, kéo dài tuổi thọ (Phan Ngọc Thiết Kế, 2019),… Môn học cầu lông tuy mới được đưa vào giảng dạy tại trường đại học Thủ Dầu Một từ những năm gần đây nhưng đã thu hút rất nhiều sinh viên đăng ký học tập, hoạt động ngoại khóa và tham gia các giải đấu Cầu lông Sinh viên cấp tỉnh. 9
  2. Cầu lông là môn thể thao thi đấu đối kháng gián tiếp mạnh mẽ, tất cả các kỹ thuật trong cầu lông đều liên quan đến yếu tố thể lực, bởi vì vận động viên (VĐV) có thể lực tốt thì đánh cầu mới có hiệu quả cao, phát huy được toàn bộ sức mạnh của những quả đập cầu, sức nhanh của di chuyển…Trong môn cầu lông để có thể thi đấu tốt, ngoài kỹ năng kỹ xảo, vận động viên phải có một nền tảng thể lực tốt và tâm lý thi đấu vững vàng. Kỹ thuật cầu lông rất phức tạp và đòi hỏi một quá trình tập luyện lâu dài và gian khổ. Với xu hướng phát triển lối đánh cầu tốc độ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tấn công và phòng thủ. Việc phát triển tố chất sức nhanh động tác trong cầu lông rất cần thiết bởi thi đấu cầu lông đòi hỏi một kỹ thuật điêu luyện kết hợp với thực hiện những động tác tổng hợp và năng lực vận động của người tập để mang lại hiệu quả thi đấu tốt nhất. Qua nghiên cứu thực trạng một số giải thi đấu hội thao sinh viên Trường cũng như hội thao sinh viên tỉnh, tôi nhận thấy về mặt kỹ thuật thì đa số sinh viên đã thực hiện tốt. Tuy nhiên sự chuẩn bị về mặt thể lực chưa được thực sự chú trọng và phát triển tốt, đặc biệt là tố chất sức nhanh động tác ở các vận động viên chưa được khai thác và phát huy nhiều trong quá trình thi đấu. Để giúp người tập hiểu rõ hơn vấn đề này chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu thực trạng về sự phát triển tố chất sức nhanh động tác. Trên cơ sở đó tôi đã tiến hành lựa chọn: “Bài tập nhằm phát triển sức nhanh cho đội tuyển nam cầu lông trường Đại học Thủ Dầu Một”. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm phân tích, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, hệ thống kiến thức liên quan đến vấn đề nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, xây dựng giả thuyết khoa học và bàn luận kết quả trong quá trình thực nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn: Được tiến hành nhằm tham khảo ý kiến các Huấn luyện viên, Giảng viên những người có kinh nghiệm đã và đang làm công tác giảng dạy và huấn luyện môn cầu lông Phương pháp quan sát và kiểm tra sư phạm: Phương pháp kiểm tra sư phạm được sử dụng để kiểm tra, đánh giá thực trạng sức nhanh động tác của sinh viên nam và đánh giá hiệu quả chương trình. Hệ thống các test được lựa chọn có đủ độ tin cậy, tính ổn định và tính thông báo cao, một số test đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Mục đích của phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm lựa chọn được một số bài tập vào chương trình huấn luyện. Chia làm 2 nhóm: Có trình độ tương đối đồng đều. + Nhóm đối chứng gồm 10 nam: Tập theo các bài tập huấn luyện trước đây. + Nhóm thực nghiệm gồm 10 nam: Tập các bài tập do tôi lựa chọn. Phương pháp toán học thống kê: Tính giá trị trung bình: 10
  3. x: Giá trị của từng mẫu : Giá trị trung bình của mẫu kiểm tra n: số lượng mẫu kiểm tra (N
  4. Trước hết chúng tôi tìm hiểu thực trạng sử dụng các bài tập, các khối lượng số giáo án sử dụng ở trong giảng dạy. Bảng 2: Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường Đại học Thủ Dầu Một. TT Tên bài tập Khối lượng Thời gian Giáo án/ tuần 1 Chạy đạp sau tại chỗ 3 tổ 3 phút 1 2 Di chuyển tiến lùi trong sân 3 tổ 2 phút 1 3 Di chuyển bạt cầu ngang 2 bên 3 tổ 3 phút 2 4 Di chuyển đánh lăn vợt trái phải thấp tay 3 tổ 2 phút 2 5 Di chuyển bật nhảy đập cầu liên tục 3 tổ 2 phút 2 6 Đánh cầu cao tay vào tường 3 tổ 2 phút 1 7 Di chuyển đánh cầu toàn góc sân 2 tổ 2 phút 2 8 Di chuyển đánh cầu mô phỏng 4 góc sân 2 tổ 2 phút 2 9 Di chuyển đánh cầu ở 6 điểm 2 tổ 2 phút 2 10 Đánh cầu trên lưới và phòng thủ 2 tổ 3 phút 1 Qua Bảng 2 có thể nhận xét như sau: Các bài tập sử dụng để nâng cao hiệu quả sức nhanh động tác còn ít và chưa thực sự phong phú và đa dạng đó là các bài tập phản xạ đánh cầu nhanh theo tín hiệu, các bài tập bật nhảy nhanh lên 2 góc lưới đánh cầu, cần có các bài tập sử dụng các phương tiện như: nhảy dây, sử dụng vợt bổ trợ, tạ tay… Tỷ lệ thời gian phân bố các bài tập chưa được sử dụng hợp lý, đồng đều thể hiện như một buổi tập sử dụng 2 bài tập là ít và có bài tập khối lượng 2 tổ là chưa đủ để mang lại hiệu quả phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một. 3.3. Cơ sở lí luận khoa học để lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một Để có cơ sở lựa chọn được các bài tập phát triển sức nhanh động tác cho vận động viên đội tuyển nam cầu lông, cần xác định được các nguyên tắc lựa chọn phù hợp. Tôi đã dựa vào các nguyên tắc huấn luyện, dựa vào cơ sở tâm sinh lý, và mục tiêu của yêu cầu về huấn luyện nhằm bước đầu xây dựng các nguyên tắc lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh động tác cho nam vận động viên đội tuyển cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một như sau: Phải lựa chọn các bài tập có lượng vận động phù hợp, số lần lặp lại ít, thời gian tập luyện ngắn là chính. Các bài tập được lựa chọn phải lấy việc phát triển các nhóm cơ lớn chính tham gia vào vận động cầu lông là nhóm cơ vai (shoulders), nhóm cơ tay trước (Biceps). Nhóm cơ tay sau (Triceps), nhóm cơ cẳng tay ( Forearms), nhóm cơ đùi trước (Quads), nhóm cơ đùi sau ( Hamstrings), ngoài ra nhóm cơ ngực (chest), nhóm cơ bụng (Abs)…. Tham gia vào các động tác kỹ thuật đánh cầu trong thi đấu cầu lông. Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn được lựa chọn phải phù hợp với trình độ và đặc điểm tâm sinh lí người tập, phù hợp với điều kiện tập luyện. Những bài tập có liên quan chặt chẽ đến thành tích thi đấu cầu lông. Sau khi lựa chọn được 4 nguyên tắc trên, tôi tiến hành phỏng vấn các Huấn luyện viên và Giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, huấn luyện, kết quả phỏng vấn thu được ở Bảng 3. 12
  5. Hình thức trả lời phiếu phỏng vấn: Đồng ý Không đồng ý Bảng 3: Kết quả phỏng vấn xây dựng nguyên tắc lựa chọn các bài tập sức nhanh động tác (n=15) STT Nội dung Kết quả phỏng vấn Số phiếu % 1 Bài tập với lượng vận động phù hợp 14 93,3 2 Phát triển các nhóm cơ 13 86,7 3 Nguyên tắc phù hợp với đối tượng 13 86,7 4 Bài tập có liên quan chặt chẽ đến thành tích 15 100 Qua kết quả phỏng vấn ở Bảng 3, với số phiếu đồng ý trên 80%, có nguyên tắc được lựa chọn 100%, do đó tác giả sử dụng những nguyên tắc này trong việc lựa chọn những bài tập nhằm phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông. 3.4. Lựa chọn một số bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường Đh Thủ Dầu Một Sau khi quan sát các buổi tập luyện ở trường và các buổi thi đấu tập, tôi thấy các VĐV luôn sử dụng chiến thuật đánh cầu theo đường điểm và biến hóa trên toàn bộ sân với nguyên tắc đánh cầu xa buộc đối phương phải sử dụng sức nhanh để di chuyển tấn công cũng như phòng thủ. Sức nhanh động tác trong cầu lông là một loại hình rất phức tạp nên mang tính chu kỳ và biến đổi không ổn định. Một yêu cầu quan trọng khi sử dụng sức nhanh động tác trong cầu lông cần phát huy được tốc độ tối đa sức nhanh để tăng cường hiệu quả tối đa kỹ thuật đó và gây cho đối phương vào thế bị động ở trên sân thi đấu. Đồng thời phải duy trì sức nhanh trong suốt thời gian thi đấu để đạt thành tích cao nhất. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn có thể xác định sức nhanh động tác trong cầu lông là không thể thiếu và thực sự quan trọng. Bên cạnh đó, phương hướng lựa chọn các bài tập huấn luyện sức nhanh động tác trong cầu lông cũng cần tập trung tốc độ động tác tay và động tác di chuyển chân. Chính vì thế, cần nâng cao sức nhanh động tác cho phù hợp với điều kiện tập luyện và thi đấu. Qua đó cần lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một. Việc xác định và lựa chọn các bài tập phụ thuộc vào đặc thù của môn thể thao, mục tiêu tập luyện, giai đoạn huấn luyện, lứa tuổi, giới tính, trình độ của SV, điều kiện đảm bảo về trang thiết bị, sân bãi, dụng cụ tập luyện, cũng như điều kiện thực tế của Nhà trường. Qua kết quả phỏng vấn ở Bảng 3, tác giả đã xác định được các yêu cầu: + Các bài tập phong phú và đa dạng, tăng cường nội dung và phương tiện tập luyện để tăng cường hiệu quả các bài tập. Các bài tập phải phù hợp với điều kiện huấn luyện và tập luyện của đội tuyển. + Các bài tập phải có tác dụng trực tiếp đến các nhóm cơ chính nhằm nâng cao được sức nhanh động tác cho vận động viên. 13
  6. + Các bài tập phải phù hợp với đặc điểm sinh lý, trình độ sức khỏe, trình độ kỹ thuật, trình độ thể lực, chiến thuật và tâm lý của đối tượng + Các bài tập đảm bảo tính lôgic, hệ thống gắn với mục tiêu giành thành tích thi đấu tốt. Qua tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, qua khảo sát công tác giảng dạy – huấn luyện sinh viên, VĐV cầu lông tại Trường và các CLB cầu lông có đào tạo sinh viên chuyên ngành cầu lông trên phạm vi toàn quốc, chúng tôi đã lựa chọn được 16 bài tập phát triển sức nhanh động tác và để kiểm chứng mức độ phù hợp với đội tuyển nam cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi. Đối tượng phỏng vấn của chúng tôi là các HLV, giảng viên có kinh nghiệm lâu năm đang trực tiếp huấn luyện và giảng dạy cầu lông tại trường và các CLB đào tạo VĐV cầu lông trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 2 lần theo cùng một cách đánh giá trên cùng một đối tượng, kết quả cuối cùng của phỏng vấn sẽ là tối ưu nhất nếu giữa 2 lần phỏng vẫn có sự trùng hợp kết quả cao, nghĩa là kết quả điều tra ở hai lần phỏng vấn các bài tập đều đạt 70% điểm tối đa trở lên và đều lựa chọn ở mức độ rất quan trọng. Hai lần phỏng vấn được tiến hành cách nhau một tháng với cách cho điểm như sau: 1. Rất quan trọng: 3 điểm 2. Quan trọng: 2 điểm 3. Ít quan trọng: 1 điểm Lần phỏng vấn thứ nhất chúng tôi phát ra 15 phiếu thu về được 15 phiếu, ở lần phỏng vấn thứ hai chúng tôi phát ra 15 phiếu và thu về được 13 phiếu. Bảng 4: Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển sức nhanh động tác cho nam sinh viên đội tuyển cầu lông trường Đại học Thủ Dầu Một Kết quả phỏng vấn TT Tên bài tập Lần 1 (n=15) Lần 2 (n= 13) Điểm % Điểm % 1 Di chuyển nhặt cầu 20s (lần quả) 16 35,5 15 38,5 2 Lăn vợt tại chỗ trái phải thấp tay 20 lần (s) 38 84,4 36 92,3 3 Chạy 30m xuất phát cao (s) 39 86,7 38 97,4 4 Bật nhảy đập cầu nhanh liên tục tại chỗ 20 lần (s) 35 77,8 34 87,2 5 Di chuyển ngang sân đơn 10 lần 12 26,6 13 33,3 6 Di chuyển phản xạ nhanh đánh cầu 15 quả (s) 38 84,4 38 97,4 7 Phối hợp đánh cầu trên lưới và phòng thủ (60s) 38 84,4 35 8 Xoay người đánh cầu theo tín hiệu 40 88,9 38 97,4 9 Di chuyển đánh cầu các góc sân 15s 41 91,1 37 94,9 10 Di chuyển từ giữa sân ra các góc 15s 34 75,5 16 41,0 11 Di chuyển bạt cầu ngang 2 bên 15s (quả) 13 28,9 12 30,7 12 Đánh cầu cao tay với người cùng tập 20 lần (s) 18 40,0 15 38,5 13 Di chuyển tiến lùi đập cầu 5 lần (s) 36 80,0 37 94,9 14 Nằm sấp chống đẩy 15s (lần) 22 48,9 21 53,8 15 Nhảy dây tại chỗ 20s (lần) 19 2,2 20 51,3 16 Đánh cầu cao tay vào tường 15s (lần) 38 84,4 38 97,4 14
  7. Qua 2 lần phỏng vấn chúng tôi nhận thấy kết quả phỏng vấn đều tập trung vào các bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một. Theo nguyên tắc lựa chọn đã đề ra (chỉ lựa chọn các bài tập ở cả hai lần phỏng vấn kết quả đạt từ 70% trở lên), do đó có 10 bài tập đã được lựa chọn, cụ thể đó là các bài tập sau: 1. Lăn vợt tại chỗ trái phải thấp tay 20 lần (s) 2. Chạy 30m xuất phát cao (s) 3. Bật nhảy đập cầu nhanh liên tục taị chỗ 20 lần (s) 4. Di chuyển phản xạ nhanh đánh cầu 15 quả (s) 5. Phối hợp đánh cầu trên lưới và phòng thủ (60s) 6. Xoay người đánh cầu theo tín hiệu 15s 7. Di chuyển đánh cầu các góc sân 15s (lần) 8. Di chuyển từ giữa sân ra các góc 15s (lần) 9. Di chuyển tiến lùi đập cầu 5 lần (s) 10. Đánh cầu cao tay vào tường 15s (lần) 3.5. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một Chúng tôi chia ngẫu nhiên 20 nam sinh viên trong đội tuyển và dự tuyển cầu lông thành nhóm thực nghiệm (B) và nhóm đối chứng (A), mỗi nhóm 10 người ( nA=nB=10). + Nhóm thực nghiệm B: Gồm 10 nam sinh viên tập các bài tập do chúng tôi lựa chọn. + Nhóm đối chứng A: Gồm 10 nam sinh viên tập bài tập theo các bài tập huấn luyện trước đây. Tiến trình thực nghiệm: Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành trong 06 tuần mỗi tuần có 02 giáo án, mỗi giáo án chúng tôi sử dụng 4 bài và được áp dụng đầu buổi tập và được sắp xếp như sau: Bảng 5: Tiến trình huấn luyện cho nhóm thực nghiệm. Bài tập Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Giáo án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 x x x x 2 x x x x 3 x x x x 4 x x x x 5 x x x x 6 x x x x 7 x x x x 8 x x x x 9 x x x x 10 x x x x 15
  8. Sau khi kiểm tra thành tích ban đầu, chúng tôi đi vào thực nghiệm cho 10 sinh viên theo chương trình kế hoạch đề tài đã xây dựng. Còn 10 sinh viên ở nhóm đối chứng vẫn tập luyện bình thường theo chương trình mà giảng viên biên soạn. Để đánh giá hiệu quả các bài tập đã được lựa chọn chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích của 2 nhóm với các Test sau: - Test 1: Di chuyển mô phỏng đánh cầu 4 góc sân 3 lần (s). - Tư thế chuẩn bị: Cho VĐV đứng ở vạch phấn kẻ sẵn, khuỵu gối, hạ thấp trọng tâm. - Quy trình thực hiện: Sau hiệu lệnh còi, VĐV di chuyên về các vị trí đã được qui định và thực hiện động tác đánh cầu mô phỏng (như Hình 1). - Kết quả: Thành tích được tính bởi tổng thời gian (s) VĐV thực hiện 3 lần. Hình 1 - Test 2: Tại chỗ bật nhảy đập cầu nhanh liên tục 20 lần (s). - Tư thế chuẩn bị Cho VĐV đứng sau vạch phấn kẻ sẵn, tư thế chuẩn bị hai chân ngang, hơi hạ trọng tâm. - Quy trình thực hiện: Sau hiệu lệnh còi, VĐV thực hiện động tác bật nhảy tại chỗ đập cầu nhanh liên tục 20 lần (như Hình 2). - Kết quả: Thành tích được tính bởi tổng thời gian (s) VĐV thực hiện đủ 20 lần. Hình 2 16
  9. - Test 3: Tại chỗ lăng vợt phải trái thấp tay 20 lần (s). - Tư thế chuẩn bị: VĐV tay cầm vợt ở tư thế chuẩn bị, hai chân ngang, hơi hạ trọng tâm. - Quy trình thực hiện: Sau hiệu lệnh còi, VĐV thực hiện động tác lăng vợt phải trái thấp tay liên tục 20 lần (như Hình 3). - Kết quả: Thành tích được tính bởi tổng thời gian (s) VĐV thực hiện đủ 20 lần. Hình 3 Các test trên đã được các HLV và GV trường sử dụng để đánh giá sức nhanh động tác cho các vận động viên nam cầu lông. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm được trình bày ở bảng 5. Bảng 6: Kết quả kiểm tra sức nhanh động tác trước thực nghiệm của 2 nhóm qua 3 Test Kết quả kiểm tra Kết quả kiểm tra Nhóm đối Nhóm đối Test So Sánh chứng A chứng B XA XB σ t tính P Di chuyển đánh cầu mô phỏng 4 26,1 26,0 0,91 0,25 0,05 góc sân 3 lần (s). Bật nhảy đập cầu nhanh liên tục taị 26,2 26,3 1,10 0,20 0,05 chỗ 20 lần (s) Tại chỗ lăn vợt trái phải thấp tay 26,5 26,1 1,43 0,63 0,05 20 lần (s). tbảng = 2,101 Qua kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm với các test được trình bày ở Bảng 6, chúng tôi thấy trình độ của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm là tương đương nhau. Sau thời gian 06 tuần thực nghiệm với những bài tập đã được lựa chọn và kết quả thu được trình bày ở Bảng 7. 17
  10. Bảng 7: Kết quả kiểm tra sức nhanh động tác sau thực nghiệm của 2 nhóm qua 3 Test Kết quả kiểm tra Nhóm đối Nhóm đối So Sánh Test chứng A chứng B XA XB σ ttính P Di chuyển đánh cầu mô phỏng 4 24,9 23,8 0,83 2,95 0,05 góc sân 3 lần (s). Bật nhảy đập cầu nhanh liên tục taị 25,1 24,0 0,91 2,70 0,05 chỗ 20 lần (s) Tại chỗ lăn vợt trái phải thấp tay 24,6 23,6 0,77 2,89 0,05 20 lần (s). tbảng = 2,101 Kết luận: Thành tích nhóm thực nghiệm ở 3 test sau thực nghiệm đều tăng hơn so với nhóm đối chứng. Sau khi áp dụng các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn, sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P >0,05. Để đánh giá một cách khách quan hơn và chính xác cho những kết quả từ Bảng 6,7 Chúng ta hãy xem những thống kê số liệu ở Bảng 8 về nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm ở dưới đây, để có thể đi đến kết luận cuối cùng cho kết quả kiểm tra các test trên. Bảng 8: Nhịp độ tăng trưởng của nhóm đối (A) và nhóm thực nghiệm (B) Nhịp độ Nhóm thực nghiệm Nhịp độ Test Nhóm đối chứng A tăng B tăng trưởng W trưởng W TTN STN (%) TTN STN (%) Di chuyển đánh cầu mô phỏng 4 26,1 24,9 4,71 26,0 23,8 8,84 góc sân 3 lần (s). Bật nhảy đập cầu nhanh liên tục 26,2 25,0 4,69 25,8 23,9 7,65 taị chỗ 20 lần (s) Tại chỗ lăn vợt trái phải thấp tay 26,5 24,6 5,48 26,1 23,6 10,06 20 lần (s). Diễn biến thành tích đạt được ở 3 test đánh giá sức nhanh động tác của nhóm thực nghiệm tăng lên (số giây thực hiện ít đi) hơn hẳn so với nhóm đối chứng, nhịp tăng trưởng của hai nhóm có sự khác biệt rõ rệt. Nhóm thực nghiệm có nhịp tăng trưởng tăng lên đáng kể (số giây ít đi). Như vậy, sau khi xử lý bằng toán học cho thấy: Ở cả 3 test kiểm tra đều cho ra kết quả tính đều có sự tăng tiến. Sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P > 0,05. Hay nói cách khác sau khi áp dụng các bài tập thì thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn, hiệu quả hơn so với nhóm đối chứng. Kết quả này cho thấy các bài tập đưa vào thực nghiệm đã phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường Đh Thủ Dầu Một. 4. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Cầu lông là một trong những môn thể thao đòi hỏi nhiều chuyển động trên sân. Những người chơi nên có sự nhanh nhẹn để di chuyển trên sân về phía trước và phía sau để thực hiện nhiều động tác với tốc độ cao. Việc lựa chọn các bài tập để huấn luyện nhằm phát triển sức nhanh động tác cho các vận động viên nam đội tuyển cầu lông là vấn đề rất cần thiết để mang lại thành 18
  11. tích tốt trong thi đấu. Qua quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 10 bài tập đảm bảo khách quan và khoa học nhằm phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một. Đó là các bài tập: 1. Lăn vợt tại chỗ trái phải thấp tay 20 lần (s) 2. Chạy 30m xuất phát cao 3. Bật nhảy đập cầu nhanh liên tục taị chỗ 20 lần (s) 4. Di chuyển phản xạ nhanh đánh cầu 15 quả (s) 5. Phối hợp đánh cầu trên lưới và phòng thủ (60s) 6. Xoay người đánh cầu theo tín hiệu 7. Di chuyển đánh cầu các góc sân 15s 8. Di chuyển từ giữa sân ra các góc 15s 9. Di chuyển tiến lùi đập cầu 5 lần (s) 10. Đánh cầu cao tay vào tường 15s (lần) Tôi kiến nghị áp dụng các bài tập vào chương trình huấn luyện cho nam đội tuyển cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một bởi hiệu quả các bài tập đã được kiểm chứng qua kết quả thực nghiệm và đã chứng minh được tính ưu việt của chúng đối với kết quả của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng ở ngưỡng xác suất P>0,05. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Bằng (2015). Nghiên cứu, lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển tốc độ chuyên môn cho các nam vận động viên Đội tuyển Quần vợt Trường Đại học Tôn Đức Thắng trong 6 tháng tập luyện, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. 2. Nguyễn Hạc Thuỷ, Nguyễn Quý Bình (2000). Huấn luyện thể lực cho vận động viên cầu lông. Hà Nội: Thể dục Thể thao. 3. Harre D (1996). Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển. Nxb. Thể dục Thể thao, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Việt Hằng (2019). Một số bài tập phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh trường THPT Bình Xuyên. 5. Vũ Văn Huế (2008) Luận văn Thạc sĩ: “Nghiên cứu trình độ thể lực và kỹ thuật của VĐV KaratedoTp. Hồ Chí Minh sau hai năm tập luyện”. 6. Phan Ngọc Thiết Kế (2019). Nghiên cứu ảnh hưởng môn học cầu lông đến sự phát triển thể chất của sinh viên đại học Đà Nẵng, đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở. 7. Lê Hồng Sơn (2006). Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển tố chất thể lực chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 16 – 18, Luận án Tiến sĩ, Viện khoa học Thể dục Thể thao, Hà Nội. 8. Nguyễn Đức Văn (2001). Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao. Hà Nội: Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, Hà Nội. 9. Trần Văn Vinh, Đào Chí Thành, Phan Thế Đệ (2003). Hệ thống bài tập huấn luyện Cầu lông. Hà Nội: Nhà xuất bản Thể dục Thể thao. 10. https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-48-2020-tt-bgddt-hoat-dong-the-thao-trong-nha-truong- 198195-d1.html 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0