Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện
lượt xem 1
download
Việc đánh giá sức nhanh cho sinh viên quần vợt là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nhằm điều chỉnh phương pháp huấn luyện, cường độ vận động và ứng dụng các bài tập sức nhanh một cách logic, khoa học và hợp lý, nên đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện
- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU QUẦN VỢT NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN ThS. Nguyễn Khánh Duy1, TS. Nguyễn Thiện Quang2, ThS. Trần Khánh Duy1 1 Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng 2 Trường Đại học TDTT TP.HCM TÓM TẮT Sau một năm tập luyện đề tài đánh giá được sự phát triển sức nhanh của sinh viên năm nhất trường Đại học TDTT Tp.HCM với 10/11 test có sự biến đối mang ý nghĩa thống kê với p < 0.05 với ttính>tbảng dao động từ 2.592 - 4.297%, riêng 1 test tăng trưởng không mang ý nghĩa thống kê là phản xạ mắt – chân (s) vì ttính 0.05, với nhịp tăng trưởng lần lượt là W% =1.13% – 4.48%. Qua đó chứng tỏ rằng, bài tập và tiến trình cũng như phương pháp ứng dụng để phát triển sức nhanh cho sinh viên năm nhất trường Đại học TDTT Tp.HCM là phù hợp, có tính logic, khoa học nên đem lại hiệu quả rõ rệt. Do đó việc đánh giá sức nhanh cho sinh viên quần vợt là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nhằm điều chỉnh nội dung bài tập, phương pháp huấn luyện, cường độ và khối lượng vận động ngày càng khoa học hơn. Từ khóa: Sức nhanh, sinh viên, quần vợt, Đại học TDTT Tp. Hồ Chí Minh SUMMARY After one year of training, the topic assessed the speed growth of the first-year students of the University of Sports Ho Chi Minh City with 10/11 tests with statistical significance with p 0.05, with the growth rate W% = 1.13% - 4.48%. Thereby proving that, exercises and processes as well as methods of application for speed development of first- year students of University of Sports Ho Chi Minh City are appropriate, logical and scientific, so they can be effective pronounced. Therefore, the speed assessment of tennis students is essential and has practical significance in order to adjust the exercise content, training method, intensity and volume of movement more and more scientific. Keywords: Speed, students, tennis, University of Sports Ho Chi Minh City 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quần vợt chuyên nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển và đã gặt hái được thành công. Tuy nhiên, thành tích thi đấu tại các giải trong khu vực Đông Nam Á và Asiad còn thấp. Thành tích thi đấu khá nghèo nàn, cho thấy công tác huấn luyện còn nhiều vấn đề cần được nhìn nhận một cách đúng mức. Xu thế phát triển của quần vợt hiện đại đòi hỏi người tập phải có đủ năng lực nhanh, mạnh, linh hoạt, biến hóa dựa trên nền tảng kỹ thuật toàn diện, chiến thuật đa dạng, tâm lý ổn định và trình độ thể lực xung mãn. Chính vì thế nâng cao khả năng thích ứng của người tập với xu thế trên là một yêu cầu tất yếu. Huấn luyện thể lực là bộ phận không thể thiếu để nâng cao thành tích thể thao và tâm lý vững vàng cho VĐV, có vậy mới đạt hiệu quả trong tấn công và 511
- phòng thủ suốt quá trình tập luyện và thi đấu. Sức nhanh là một tố chất thể lực quan trọng trong việc nâng cao thành tích thi đấu của VĐV Quần vợt, với tốc độ nhanh thì khả năng phản xạ trong phòng thủ lẫn tấn công là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi. Do đó việc đánh giá sức nhanh cho sinh viên quần vợt là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nhằm điều chỉnh phương pháp huấn luyện, cường độ vận động và ứng dụng các bài tập sức nhanh một cách logic, khoa học và hợp lý, nên đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện” Phương pháp nghiên cứu: để giải quyết vấn đề trên, đề tài đã sử dụng các phương pháp truyền thống gồm: đọc phân tích tổng hợp tài liệu, kiểm tra sư phạm, toán thống kê và khảo sát trên đối tượng thực nghiệm gồm 6 nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Lựa chọn các test đánh giá sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM Qua ba bước tổng hợp tài liệu và quan sát thực tiễn, phỏng vấn và đặc biệt là kiểm nghiệm độ tin cậy của test, đề tài xác định được 11 test Chạy tốc độ 30m XPC; Chạy 5 điểm; Chạy 20yard; Bật nhảy lục giác; Phản xạ mắt – chân; T-test; Test Adam; Chạy lùi đập bóng; Di chuyển đánh bóng thuận tay – trái tay; Đổi hướng gia tốc theo trái; Đổi hướng gia tốc theo phải) dùng để kiểm tra đánh giá sức nhanh cho nam SV chuyên sâu quần vợt trường ĐH TDTT TP. HCM. Đồng thời đề tài đánh giá được thực trạng sức nhanh của sinh viên tương đối đồng đều với 11/11 test có Cv% dao động từ 0.213 – 9.768 < 10%, sai số tương đối đều < 0.05 có thể đại diện được cho tập hợp mẫu (được đăng trên Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc về công tác GDTC và TDTT các trường Đại học, cao đẳng 2019, Đại học Cần Thơ, mã ISBN: 978-604- 965-264-6, trang 494-500). 2.2 Đánh giá sự phát triển sức nhanh của nam SV chuyên sâu quần vợt chuyên ngành HLTT năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM sau 1 học kỳ thực nghiệm Sau khi lựa chọn sơ bộ được 55 bài tập phát triển sức nhanh, đề tài tiến hành phỏng vấn 2 lần cách nhau 3 tuần trên cùng một hệ thống bài tập, cùng một cách thức trả lời với 24 chuyên gia, cán bộ quản lý, HLV, giảng viên. Đề tài quy ước các bài tập phỏng vấn đạt từ > 75% sẽ được chọn làm các bài tập phát triển sức nhanh cho nam SV chuyên sâu quần vợt năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM. Qua kiểm nghiệm Wilcoxon signed ranks Test, đề tài xác định được 32 bài tập phát triển sức nhanh đạt yêu cầu để đưa vào chương trình thực nghiệm. Bài tập được đưa vào giảng dạy lồng ghép với chương trình học chuyên sâu của sinh viên, với thời lượng (mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 30 phút vào giờ thể lực, áp dụng trong 2 học kỳ, mỗi học kỳ 12 tuần), tổng thời lượng là 24 tuần, 72 buổi tập. Sau một học kỳ huấn luyện, đề tài sử dụng các test được lựa chọn tiến hành kiểm tra đánh giá giữa giai đoạn nghiên cứu, nhằm đánh giá sự phát triển sức nhanh của nam sinh viên Quần vợt năm nhất trường Đại học TDTT Tp.Hồ Chí Minh, kết quả được trình bày qua bảng 1. 512
- Sau một học kỳ tập luyện, kết quả kiểm tra cho thấy sự phát triển sức nhanh của nam sinh viên chuyên sâu Quần vợt năm nhất trường Đại học TDTT Tp.HCM được cải thiện và phát triển tốt hơn so với thực trạng ban đầu. Về sức nhanh chung có 3/6 test tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0.05 và 3/6 test tăng trưởng không có ý nghĩa thống kê. Về sức nhanh chuyên môn có 4/5 test tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0.05 và 1/5 test tăng trưởng không có ý nghĩa thống kê. Bảng 1: Sự phát triển sức nhanh sau một học kỳ ứng dụng thực nghiệm bài tập sức nhanh cho nam sinh viên trường Đại học TDTT Tp.HCM (n=6) Thực trạng Cuối học kỳ 1 Tăng trưởng TT Nội dung test p 𝑿̅1 1 𝑿̅2 2 W% t 1 Chạy tốc độ 30m XPC (s) 4.277 0.068 4.162 0.201 2.73 1.435 > 0.05 2 Chạy 5 điểm (s) 16.197 0.034 15.880 0.262 1.98 3.23 < 0.05 3 Chạy 20 yard (s) 3.583 0.117 3.450 0.105 3.78 1.865 < 0.05 4 Bật nhảy lục giác (s) 18.767 0.662 17.533 0.432 6.80 4.179 < 0.05 5 Phản xạ mắt – chân (s) 2.650 0.259 2.183 0.075 19.33 4.183 < 0.05 6 T-test (s) 12.902 0.295 13.235 0.606 2.55 1.062 > 0.05 7 Test Adam (số lần/15s) 16.500 1.049 18.167 1.169 9.62 2.712 < 0.05 8 Chạy lùi đập bóng (s) 1.440 0.048 1.355 0.057 6.08 4.715 < 0.05 Di chuyển đánh bóng thuận 9 2.250 0.08 2.205 0.033 2.02 1.530 > 0.05 tay – trái tay (s) Đổi hướng gia tốc theo trái 10 2.562 0.039 2.432 0.071 5.21 3.491 < 0.05 (s) Đổi hướng gia tốc theo phải 11 2.533 0.045 2.347 0.079 7.62 4.539 < 0.05 (s) Ghi chú: n = 6 tbảng 0.05 = 2.571. 2.3. Đánh giá sự phát triển sức nhanh của nam sinh viên chuyên sâu quần vợt chuyên ngành HLTT năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM sau 1 năm thực nghiệm Sau 1 năm học tập và thực nghiệm bài tập phát triển sức nhanh, đề tài kiểm tra số liệu lần 3, kết quả tính toán được trình bày ở bảng 2 cho thấy sau một năm tập luyện, sức nhanh của nam sinh viên chuyên sâu Quần vợt năm nhất trường đại học TDTT TP.HCM có sự phát triển rõ rệt cả sức nhanh chung và sức nhanh chuyên môn với 10/11 test có sự biến đối có ý nghĩa thống kê với p < 0.05, riêng 1 test tăng trưởng không mang ý nghĩa thống kê là phản xạ mắt – chân (s) vì có ttính 0.05. 513
- Bảng 2: Sự phát triển sức nhanh sau một năm ứng dụng thực nghiệm bài tập sức nhanh cho nam sinh viên Quần vợt K39 chuyên ngành HLTT năm nhất trường Đại học TDTT Tp.HCM (n=6) Cuối học kỳ 1 Sau một năm Tăng trưởng TT Nội dung test p 𝑿̅2 2 ̅3 𝑿 3 W% t 1 Chạy tốc độ 30m XPC (s) 4.162 0.201 4.033 0.133 3.15 2.738 < 0.05 2 Chạy 5 điểm (s) 15.88 0.262 15.702 0.133 1.13 2.884 < 0.05 3 Chạy 20 yard (s) 3.45 0.105 3.333 0.082 3.45 2.907 < 0.05 4 Bật nhảy lục giác (s) 17.533 0.432 17.133 0.327 2.31 4.297 < 0.05 5 Phản xạ mắt – chân (s) 2.183 0.075 2.15 0.055 1.52 0.791 > 0.05 6 T-test (s) 13.235 0.606 13.04 0.444 1.48 2.592 < 0.05 7 Test Adam (số lần trong 15s) 18.167 1.169 19 0.894 4.48 2.712 < 0.05 8 Chạy lùi đập bóng (s) 1.355 0.057 1.305 0.031 3.76 2.795 < 0.05 Di chuyển đánh bóng thuận 9 2.205 0.033 2.177 0.022 1.28 2.996 < 0.05 tay – trái tay (s) 10 Đổi hướng gia tốc theo trái (s) 2.432 0.071 2.372 0.041 2.50 2.666 < 0.05 Đổi hướng gia tốc theo phải 11 2.347 0.079 2.308 0.045 1.68 2.649 < 0.05 (s) Ghi chú: n = 6 tbảng 0.05 = 2.571. 2.4 Bàn luận về hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM Các bài tập huấn luyện sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM được thực nghiệm phát triển sức nhanh trong học kỳ 1 kết quả kiểm tra ở cuối kỳ cho thấy, thành tích của các sinh viên đã có sự cải thiện và tăng tiến nhất định, với sức nhanh chung có 3/6 test tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê, sức nhanh chuyên môn có 4/5 test tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0.05. Sau một năm tập luyện kết quả kiểm tra được nhận định rõ hơn với 10/11 test có sự biến đối có ý nghĩa thống kê với p < 0.05 với ttính>tbảng dao động từ 2.592 - 4.297%, riêng 1 test tăng trưởng không mang ý nghĩa thống kê sau 1 năm tập luyện là phản xạ mắt – chân (s) vì ttính 0.05, với nhịp tăng trưởng lần lượt là W% =1.13% – 4.48%. Khi so sánh kết quả kiểm tra một số test với công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả Nguyễn Duy Khánh (2014) [4] nghiên cứu trên nam sinh viên năm 3 trường ĐH TDTT Tp.HCM và công trình của tác giả Nguyễn Bằng (2015), [1] nghiên cứu trên nam VĐV Quần Vợt Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho thấy: + Thành tích test chạy 5 điểm của sinh viên năm nhất sau 1 năm có 𝑋̅3 = 15.702± 0.133, có tốc độ chạy nhanh hơn sinh viên năm 3 là 0.498s với X =16.2 ± 0.47s và nhanh hơn so với sức nhanh của nam VĐV Quần vợt trường Đại học Tôn Đức Thắng 0.478s với X = 16.18 ± 0.17; + Thành tích test chạy 20 yard của sinh viên năm nhất có 𝑋̅3 = 3.333± 0.082, chậm hơn so với sinh viên năm 3 là 0.133s với X = 3.20 ± 0.2, nhưng nhanh hơn so với VĐV Quần vợt trường Tôn Đức Thắng 0.167s với X = 3.5 ± 0.16; 514
- + Thành tích test chạy lùi đập bóng của sinh viên có 𝑋̅3 = 1.305 ± 0.031, nhanh hơn so với VĐV Quần vợt trường Tôn Đức Thắng 0.105s với X = 1.40 ± 0.10. + Thành tích test chạy đổi hướng gia tốc theo hướng trái của sinh viên có 𝑋̅3 = 2.372± 0.041, nhanh hơn so với VĐV trường Tôn Đức Thắng 0.218s với X = 2.59 ± 0.11; Đổi hướng gia tốc theo hướng phải của sinh viên có 𝑋̅3 = 2.308± 0.045, nhanh hơn so với VĐV trường Tôn Đức Thắng 0.232s với X = 2.54 ± 0.19. Như vậy, qua kết quả kiểm tra và so sánh với các công trình nghiên cứu, cho thấy sức nhanh của sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất chuyên ngành HLTT trường Đại học TDTT Tp.HCM được cải thiện nhưng vẫn cần có biện pháp huấn luyện khoa học, phù hợp đặc điểm học tập để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chuyên sâu quần vợt của trường ngày càng tốt hơn. 3. KẾT LUẬN Qua kết quả đánh giá sự phát triển về sức nhanh ở nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM có thể nhận định rằng, sức nhanh có sự tăng trưởng là phù hợp với quy luật phát triển lứa tuổi và huấn luyện thể thao với 10/11 test có sự biến đối có ý nghĩa thống kê với p < 0.05 khi t tính>tbảng dao động từ 2.592 - 4.297%. Qua đó chứng tỏ rằng, bài tập và tiến trình cũng như phương pháp ứng dụng để phát triển sức nhanh cho sinh viên là phù hợp, có tính khoa học nên đem lại hiệu quả rõ rệt. Do vậy, trong kế hoạch huấn luyện của những năm tiếp theo và đặc biệt là cho các khóa tiếp theo, giảng viên cần quán triệt quan điểm huấn luyện toàn diện một cách triệt để hơn, cũng như phải quan tâm đến huấn luyện phát triển sức nhanh cho sinh viên nhiều hơn nữa để góp phần nâng cao trình độ tập luyện cho sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Bằng (2015), “Nghiên cứu, lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển tốc độ chuyên môn cho các nam vận động viên đội tuyển quần vợt trường đại học Tôn Đức Thắng trong 6 tháng tập luyện”, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. 2. Lê Bảo (2015), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh bóng thuận tay và trái tay cho các Vận động viên nam Quần Vợt tuổi U14 TP. Vĩnh Long”, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. 3. Ngô Hải Hưng (2012), “Nghiên cứu bài tập phát triển thể lực và tốc độ đánh bóng ở một số kỹ thuật cơ bản cho nam VĐV quần vợt trẻ lứa tuổi 14 – 16”, luận án tiến sĩ. 4. Nguyễn Duy Khánh (2014), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho sinh viên năm thứ 3 chuyên sâu quần vợt chuyên ngành HLTT trường ĐH TDTT TP.HCM”, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. 5. Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV, NXB TDTT, Hà Nội. 6. Trần Trọng Anh Tú (2018), “Nghiên cứu ứng dụng một số phương tiện bổ trợ chuyên môn trong hoàn thiện kĩ thuật cơ bản cho sinh viên chuyên sâu quần vợt trường Đại học Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh” luận án tiến sĩ khoa học giáo dục. 7. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 515
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vận động viên U16 đội tuyển bóng đá tỉnh Luangprabang, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
5 p | 13 | 5
-
Đánh giá hiệu quả bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công bên trái cho nam vận động viên đá cầu tuyến đội tuyển thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 6 | 4
-
Đánh giá hiệu quả của các bài tập tích hợp phát triển kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh thông qua tiết học thể dục tại một số trường trung học phổ thông ở Tp.HCM
10 p | 7 | 3
-
Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16 Trung tâm Thể dục thể thao quận Hà Đông
6 p | 5 | 3
-
Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên cầu lông lứa tuổi 14-15 Trường Thể dục thể thao Quảng Ninh
6 p | 7 | 3
-
Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức mạnh đòn kỹ thuật cho nam vận động viên Sanshou (Tán thủ) trẻ lứa tuổi 13-15, thông qua các chỉ số sinh cơ học
5 p | 13 | 3
-
Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập thể dục nhịp điệu phát triển thể chất cho học sinh khối lớp 4 trường Tiểu học thị trấn Chúc Sơn - Chương Mỹ - Hà Nội
4 p | 63 | 2
-
Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập nâng cao thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản cho đội tuyển bóng rổ nam trường Trung học cơ sơ Lý Phong, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 4 | 2
-
Ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu Takewondo năm thứ hai trường ĐHSP TDTT Hà Nội
6 p | 27 | 2
-
Đánh giá hiệu quả bài tập nâng cao khả năng thực hiện đòn đánh Ippon (3 điểm) của sinh viên chuyên ngành Karate ngành huấn luyện thể thao trường đại học TDTT Bắc Ninh
4 p | 22 | 2
-
Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh bóng thuận tay cho nữ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
5 p | 23 | 2
-
Đánh giá hiệu quả các bài tập thể lực trong giờ học giáo dục thể chất nhằm nâng cao thể lực của học sinh khối 11 trường Trung học Phổ thông Thới Lai, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
8 p | 38 | 2
-
Nghiên cứu ứng dụng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao môn bóng rổ cho sinh viên khoa Du lịch - Đại học Huế
9 p | 50 | 2
-
Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống chương trình huấn luyện sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng chuyền nam sinh viên trường Đại học Tây Nguyên
9 p | 34 | 1
-
Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh động tác cho nữ sinh viên Câu lạc bộ Cầu lông trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh
4 p | 2 | 1
-
Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển thể lực chuyên môn chạy 100m cho nam sinh viên chuyên ngành điền kinh năm thứ ba ngành huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
6 p | 58 | 1
-
Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức mạnh cho nam vận động viên đội tuyển trẻ Karate thành phố Cần Thơ
9 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn