intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu chuyện vui buồn của thuật ngữ vi tính

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

89
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gốc tích thuật ngữ “vi tính” Máy tính kỹ thuật số chạy bằng bóng điện tử đầu tiên ra đời năm 1945 mang một cái tên dài dòng diễn đạt những chức năng chính, viết tắt là ENIAC. Tên chính thức electronic computer được dùng sau đó ít lâu và đi vào từ điển tiếng Anh Oxford năm 1946, ta dịch ra là máy tính điện tử, trước năm 1975 trong Nam dịch làmáy điện toán. Máy tính điện tử thời kỳ đầu to như cái nhà. Nhờ phát minh ra bóng bán dẫn để thay cho bóng điện tử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu chuyện vui buồn của thuật ngữ vi tính

  1. Câu chuyện vui buồn của thuật ngữ vi tính Gốc tích thuật ngữ “vi tính” Máy tính kỹ thuật số chạy bằng bóng điện tử đầu tiên ra đời năm 1945 mang một cái tên dài dòng diễn đạt những chức năng chính, viết tắt là ENIAC. Tên chính thức electronic computer được dùng sau đó ít lâu và đi vào từ điển tiếng Anh Oxford năm 1946, ta dịch ra là máy tính điện tử, trước năm 1975 trong Nam dịch làmáy điện toán. Máy tính điện tử thời kỳ đầu to như cái nhà. Nhờ phát minh ra bóng bán dẫn để thay cho bóng điện tử người ta làm được những máy tính nhỏ hơn nhiều. Loại nhỏ nhất trong số đó gọi là minicomputer mà ta dịch ra máy tính mini. Phát minh ra vi mạch silic cho phép sản xuất những máy tính còn nhỏ hơn nhiều nữa vào đầu thập niên 1970. Những máy này mang tên microcomputer, nghĩa là máy tính cực nhỏ. Năm 1981 Hãng IBM đưa ra cái tên mới là personal computer (PC), ta dịch là máy tính cá nhân. Từ đó người ta dần dần không dùng từ microcomputer nữa. Theo một website hải ngoại thì năm 1975 nhóm dịch thuật khoa tin học (Người Việt ở Paris) ra tờ chuyên san Diễn đàn thuật ngữ. Trên mỗi số họ dịch 100 thuật ngữ ra tiếng Việt. Chuyên san này chỉ ra được ba số. Thuật ngữ máy vi tính sinh ra ở đây để dịch từ microcomputer. TS Bùi Văn Thanh về công tác ở Viện Khoa học tính toán và điều khiển năm 1975, thấy một số anh em trong viện bắt đầu dùng từ máy vi tính để gọi cái microcomputer từ cuối năm 1976. Anh nói: “Tôi thì dị ứng với hai từ vi tính và tin học. Tôi không bao giờ dùng hai từ này”.
  2. Trong Từ điển vô tuyến điện, điện tử, tin học của PhạmVăn Bảy, Nhà xuất bản Khoa Học - Kỹ Thuật 1987, từ microcomputer dịch là máy tính kiểu micro. Điều này chứng tỏ tác giả từ điển tin học và tập thể biên tập từ điển KHKT duy nhất ở Việt Nam vào thời điểm này vẫn chưa biết từ vi tính là cái gì. Thật ra từ này đã thấp thoáng trong Việt ngữ suốt mười năm trước đó. Cuốn sách cùng tên của tác giả này xuất bản năm 1990 mới dịch từ microcomputer là máy vi tính. Như vậy từ máy vi tính bước vào từ điển chuyên ngành năm 1990. Từ vi tính vào Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do GS Hoàng Phê chủ biên năm 1992 với ghi chú là khẩu ngữ. Ngày nay tất cả các từ điển đều dịch từ microcomputer ra là máy vi tính, phần lớn kèm với cụm từ máy tính cực nhỏ. Cú nhầm ngoạn mục Rất nhiều người tưởng rằng micro là vi (cực nhỏ), computing là việc tính toán, thì microcomputing dịch thành vi tính là quá yên tâm rồi! Rất tiếc, dịch thuật không đơn giản như vậy. Dịch là để người đọc hiểu ra đúng ý vốn có trong từ gốc: microcomputer (máy tính cực nhỏ), “vì nó nhỏ hơn những máy tính có trước đó”! Từ máy vi tính, buồn thay, không đem lại ý nghĩa đó. Tôi thử hỏi rất nhiều người xung quanh, những người có học, trong đó có cả những kỹ sư máy tính. Họ đều trả lời: Máy vi tính là để tính cái tinh vi, chứ không phải để tính cái đơn giản (cộng, trừ, nhân, chia). Ngay cả một số người viết sách và soạn từ điển cũng tưởng thế. Tôi thấy một tờ báo, một tạp chí, chuyên mục chính của một số website lấy tên là vi tính. Việc này chứng tỏ vi tính đã được hiểu là máy tính nói chung, điện toán nói chung chứ không còn là một loại microcomputer nữa! Từ vi tính không hề chuyển tải được ý nghĩa phải dịch sang tiếng Việt. Mà từ gốc thì người ta đã bỏ dùng từ lâu, chỉ còn trong từ điển. Chúng ta đã suy ra nghĩa của vi tính qua trực giác và rất tiếc là đã thành ra những cái máy khác.
  3. Qui định chính trước phụ sau trong Việt ngữ cũng tuyệt đối y như qui định đi bên phải trong Luật giao thông của Việt Nam. Không học ngữ pháp người ta vẫn nói chính trước phụ sau, cũng như không học luật giao thông người ta vẫn đi bên phải. Thật ra trong tiếng Việt nhiều khi phân biệt đâu chính đâu phụ không dễ chút nào. Tuy nhiên trường hợp từ ghépvi tính thì ai cũng rõ đâu chính, đâu phụ. Cho nên không thể nói là từ vi tính không sai tiếng Việt. Văn nói và văn viết rất khác nhau. Tuy nhiên trong sáng tác, nhiều khi người ta vẫn dùng khẩu ngữ nhằm đem lại vẻ ngộ nghĩnh, hài hước. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam do GS Hoàng Phê chủ biên ghi nhận từ vi tính là khẩu ngữ, tức là chỉ nên dùng trong văn nói, nhìn nhận từ này có cái gì đó chưa ổn về ngữ nghĩa, người ta nói theo thói quen mà thôi. Từ chính thức, chuẩn xác của nó phải là máy tính, điện toán. Nếu thừa nhận ghi chú trong Từ điển tiếng Việt thì trường hợp từ vi tính không còn là sự thâm nhập nữa mà là cả một cuộc xâm lăng của văn nói vào đất nước văn viết. Thuật ngữ máy vi tính đưa ra để dịch tên cái máy tính cực nhỏ nhưng sau một thời gian dài sử dụng nó lại được hiểu là bao gồm cả cái máy tính cực to. Đó chính là câu chuyện vui nhưng cũng nhắc nhở chúng ta một chút gì đó về sử dụng tiếng Việt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2