intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấy lúa

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

200
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm mạ là để mục đích phục vụ cho việc cấy. Tập quán cấy lúa tồn tại qua rất nhiều năm, nhiều thế kỷ và đến nay vẫn tiếp tục ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Bắc Trung bộ. Việc sạ lúa (gieo vãi) và trỉa lúa hiện có ở một số vùng, một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng , “trỉa lúa” ở vùng lúa cạn chờ nước trời tại một số vùng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấy lúa

  1. Cấy lúa VÌ SAO PHẢI CẤY Làm mạ là để mục đích phục vụ cho việc cấy. Tập quán cấy lúa tồn tại qua rất nhiều năm, nhiều thế kỷ và đến nay vẫn tiếp tục ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Bắc Trung bộ. Việc sạ lúa (gieo vãi) và trỉa lúa hiện có ở một số vùng, một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng , “trỉa lúa” ở vùng lúa cạn chờ nước trời tại một số vùng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Còn tập quán sạ lúa (với nhiều hình thức như: sạ vãi, sạ lan, sạ hàng…) phổ biến tại các tỉnh phía Nam từ Nam Trung bộ trở vào.
  2. Cấy lúa là và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến hiện nay đã làm giảm lượng thóc giống một cách đáng kể (lượng thóc giống tối thiểu cho 1 ha ruộng cấy từ 22-25 kg đối với lúa lai và 60-70 kg đối với lúa thường), cấy lúa với lượng thóc giống ít, người nông dân có điều kiện hơn trong việc sử dụng những cấp giống cao, giống mới và có chất lượng hơn, bỏ dần tập quán sử dụng giống tự để lại từ vụ trước. Với đặc điểm về khí hậu, thời tiết của các tỉnh phía Bắc và việc bố trí cơ cấu, mùa vụ, luân canh cây trồng, chân đất... cũng là những lí do để thực hiện quy trình kỹ thuật gieo mạ, cấy lúa trong sản xuất lúa. Phương thức cấy lúa thẳng hàng là biện pháp phòng trừ cỏ dại đơn giản, người nông dân có thể dễ dàng dùng các biện pháp thủ công để làm cỏ mà không phải dùng các loại hoá chất độc hại cho môi trường và sức khoẻ con người để trừ cỏ dại; hơn nữa, ở ruộng lúa gieo thẳng thì dễ bị chuột, ốc, chim... ăn.
  3. CẤY BAO NHIÊU DẢNH MẠ TRÊN MỘT KHÓM Cấy nhiều dảnh mạ trên một khóm lúa cũng là một tập quán lâu đời của nông dân vùng sản xuất lúa nước tại các tỉnh phía Bắc (trừ khâu sản xuất giống thường cấy một cây mạ - dảnh mạ). Mỗi khóm lúa, người ta có thể cấy từ 2-4 dảnh mạ, có thể cấy đến 5-6 dảnh mạ/khóm. Có thể lý giải, cấy nhiều dảnh cũng là để phòng khi gặp điều kiện bất thuận, ruộng lúa bị úng hoặc bị phá hại, mất khoảng, những dảnh lúa sẽ được tách ra cấy bù vào những khoảng trống đó. Hiện nay, số dảnh cấy trên một khóm lúa thường là từ 2-3 dảnh.
  4. Trong thực tế không có sự khác nhau rõ rệt về năng suất giữa cấy một dảnh và 2-3 dảnh nếu như cây mạ không chết. Như vậy tại sao người ta lại phải cấy nhiều dảnh trên một khóm lúa? Một giải thích rất logic là nếu cấy nhiều dảnh (2-3 dảnh/khóm) thì nếu một dảnh mạ bị chết thì dảnh còn lại sẽ đẻ đủ số nhánh cần thiết và cũng không phải cấy lại nếu cây mạ bị chết (không bị mất khóm). VÌ SAO PHẢI CẤY Ở ĐỘ SÂU THÍCH HỢP Cây mạ sau khi cấy tuỳ thuộc vào điều kiện phải sau khoảng 2 đến 4 ngày mới phục hồi, người ta gọi đây là giai đoạn bén rễ, hồi xanh và cậy mạ cũng dừng sự phát triển trong những ngày này. Sau giai đoạn này, cây lúa sẽ tiếp tục sự phát sinh phát triển, ra rễ mới và đẻ nhánh.
  5. Sau cấy từ 5 đến 10 ngày các nhánh lúa (nếu đã có ở cây mạ già tuổi) tiếp tục phát triển và ra các nhánh mới. Qua thực tế cho thấy, nếu cấy cây mạ quá sâu (từ 4-5 cm trở lên) thì cây mạ cũng chậm bén rễ hồi xanh hơn và kéo theo sự chậm đẻ nhánh, phát triển. Khi ra nhánh mới, cấy quá sâu, phần bẹ và lá lúa nằm sâu dưới đất và một lớp nước thì nhánh lúa mới đẻ cũng khó phát triển ngoi lên mặt đất, mặt nước. Cấy lúa quá sâu, bộ rễ tập trung phát triển ở tầng đất sâu và chỉ hút được lượng dinh dưỡng ở tầng sâu, còn tầng đất mặt nơi tập trung nguồn dinh dưỡng bổ sung thì hầu như cây lúa ít nhận được vì do cấy quá sâu bộ rễ không phát triển ở tầng đất này. Người ta áp dụng biện pháp cấy nông tay, cấy ngửa tay hoặc áp dụng phương pháp ném mạ… sao cho phần rễ mạ vừa đủ cắm xuống tầng đất mặt, như vậy cây mạ rất nhanh chóng bén rễ hồi xanh, phục hồi và chỉ
  6. sau 2 đến 4 ngày là có thể tiếp tục phát triển, tiếp tục quá trình sinh trưởng theo chu kỳ. XÉN BỚT LÁ MẠ TRƯỚC KHI CẤY NÊN HAY KHÔNG NÊN Ở một số vùng, một số nơi - nhất là những vùng ruộng nước sâu trước khi cấy người ta thường xén bớt lá mạ. Không phải ngẫu nhiên mà lá mạ lại bị xén bớt đi như vậy, nó phải có tác dụng gì đó. Và như vậy một câu hỏi được đặt ra: có nên hay không nên xén bớt lá mạ trước khi cấy? Nguyên nhân chủ yếu của việc xén bớt lá mạ trước khi cấy là do: cây mạ gầy mảnh, có bộ lá dài và rủ xuống chạm tới tận nước bùn, bộ lá bị nước bùn phủ sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hơn nữa lá tiếp
  7. xúc với nước bùn sẽ tạo cơ hội để bệnh hạI xâm nhiễm vào lá. Xén bớt lá mạ chủ yếu để tránh sự xâm nhiễm đó. Bên cạnh đó, vết thương do xén lá gây ra có thể tạo cơ hội để các bệnh vi khuẩn xâm nhiễm. Để không phải xén bớt lá thì cây mạ phải đúng tuổi, mạ phải được gieo và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và phải được sinh trưởng ở môi trường thuận lợi. Trong trường hợp bắt buộc phải xén bớt lá mạ thì phải chú ý phòng trừ các bệnh dễ gây hại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2