intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

116
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như hiện nay, nếu không chăn nuôi, tiêm phòng đầy đủ cho đàn thủy cầm rất dễ phát sinh các loại dịch bệnh. Để giúp nông dân chăn nuôi thủy cầm được tốt, Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã đưa ra một số quy trình trong chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học để bà con tham khảo. 1/ Cách làm chuồng trại - Nên làm chuồng tách biệt với khu nhà ở và khu dân cư, chuồng trại làm cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Đồng thời phải có hố...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học

  1. Chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như hiện nay, nếu không chăn nuôi, tiêm phòng đầy đủ cho đàn thủy cầm rất dễ phát sinh các loại dịch bệnh. Để giúp nông dân chăn nuôi thủy cầm được tốt, Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã đưa ra một số quy trình trong chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học để bà con tham khảo. 1/ Cách làm chuồng trại - Nên làm chuồng tách biệt với khu nhà ở và khu dân cư, chuồng trại làm cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Đồng thời phải có hố sát trùng, hệ thống thoát nước và hố ga để xử lý nước thải. - Chuồng nuôi thủy cầm có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Ngoài ra, có máng ăn, máng uống, dụng cụ sưởi ấm và ổ đẻ. - Thủy cầm còn nhỏ khoảng trên dưới 1 tuần tuổi nếu nuôi nhốt trên khô hoặc nuôi nhốt trong ao diện tích thích hợp nhất là 30 - 35 con/m2. Khi chúng 2 - 4 tuần tuổi tách bớt chỉ để 15 - 20 con/m2. Thủy cầm được 5 - 8 tuần tuổi chỉ nuôi 5 - 10 con/m2, thời kỳ hậu bị nuôi 3 - 6 con/m2, khi thủy cầm sinh sản chỉ nuôi 3 - 4 con/m2. 2/ Yêu cầu về giống - Nên chọn các loại giống phù hợp với nhu cầu của thị trường như vịt cỏ, vịt xiêm, vịt siêu nạc..., song con giống bắt buộc phải chọn từ đàn bố mẹ khỏe mạnh, được tiêm
  2. phòng đầy đủ và có nguồn gốc rõ ràng. - Chọn con giống nuôi khoảng 1 ngày tuổi, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông mượt và có màu sắc đặc trưng. Không chọn các con giống mang các dị tật như: khèo chân, vạy mỏ, hở rốn, nghẹo đầu... 3/ Phương thức nuôi - Nếu nuôi thủy cầm nhốt trong vườn cây, nên chọn vườn không quá dốc, có rào bao xung quanh, làm chuồng nhỏ để vịt trú mưa, nắng. Vườn nuôi có cây thân cứng cao trên 1 m, không nuôi trong vườn cây thân mềm vịt sẽ rỉa hư cây. - Nuôi nhốt trong chuồng có sân chơi, sân láng xi-măng hoặc lát gạch, có rãnh thoát nước xung quanh để tiện cho việc rửa sân và vệ sinh dụng cụ. Diện tích sân nên gấp 2 - 3 lần diện tích chuồng. Máng ăn nên để trong chuồng, máng uống để ngoài sân dưới tán cây hoặc có mái che nắng. - Nuôi nhốt hoàn toàn trong vườn, trước cửa chuồng phải có hố sát trùng để sát trùng ủng, giày dép, xe của người ra vào trại nuôi. Chuồng nuôi phải có rãnh thoát nước, có hố chứa xử lý nước thải. Máng uống đặt ở vị trí thoát nước nhanh để tránh làm ướt, ô nhiễm chuồng. - Trường hợp nuôi nhốt trong ao hồ dùng lưới quây gọn ao, hồ nuôi. Có thể làm chuồng sàn trên mặt ao hoặc chuồng nền trên bờ ao. Định kỳ thay nước ao và xử lý bằng các chất sát trùng trước khi thải ra môi trường.
  3. 4/ Cách chăm sóc - Cho thủy cầm ăn đủ số lượng, chất lượng theo quy định của từng giống ở từng giai đoạn nuôi. Nên cho thủy cầm uống nước sạch, không quá nóng hoặc quá lạnh. - Thủy cầm mới nhập về phải nuôi cách ly từ 10 - 20 ngày. Trong cùng một chuồng chỉ nuôi 1 loại thủy cầm và nên nuôi cùng độ tuổi. - Khi thủy cầm con dưới 21 ngày tuổi, giữ ấm thật tốt, đặc biệt là tuần tuổi đầu tiên. Kiểm tra sức khỏe thủy cầm hàng ngày nếu con nào yếu loại ra. 5/ Yêu cầu vệ sinh thú y - Trước khi nuôi, vệ sinh tiêu độc chuồng trại và tất cả dụng cụ, ngoài ra phát quang xung quanh chuồng nuôi, cọ rửa sạch sẽ chuồng và rắc thêm vôi bột để diệt một mầm bệnh. - Trong khi nuôi hạn chế người ra vào trại và không để thủy cầm tiếp xúc với các động vật khác. Phun thuốc sát trùng khoảng 1 -2 lần/tuần, dụng cụ sau khi sử dụng rửa sạch, phơi khô. - Sau mỗi đợt nuôi bỏ trống chuồng khoảng 15 ngày trở lên để vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ dụng cụ, chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng. - Bà con có thể tận dụng phân thải của thủy cầm ủ làm phân bón hữu cơ bón cho cây trồng để giảm chi phí bằng cách: Dùng trấu, phơi bào phun thuốc sát trùng và ủ lại
  4. trong 1 ngày, sau đó dàn mỏng ra cho bay hết hơi thuốc rồi đem làm độn chuồng. Định kỳ thu gom trấu, phơi bào ra khu vực riêng ủ làm phân hữu cơ. - Không cho thủy cầm ăn thức ăn ôi, thiu, mốc, nhiễm khuẩn hoặc các chất cấm. - Nếu trong chuồng nuôi có thủy cầm chết nên chôn hoặc đốt theo quy định của thú y. Khi phát hiện thủy cầm mắc bệnh nguy hiểm nên bao vây, khống chế và tiêu hủy nhanh tránh lây lan ra diện rộng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2