intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế phẩm sinh học EPN BIOSTAR

Chia sẻ: Nguyen Thi Hang | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

340
lượt xem
117
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuyến trùng trong nhóm này được gọi là tuyến trùng gây bệnh côn trùng và được xem là quan trọng nhất trong việc sử dụng tuyến trùng trong bảo vệ mùa màng. Sâu tơ gây hại các cây thuộc họ cải. Sâu non ăn lá,sâu tơ ăn tạo các lỗ thủng lá,làm lá xơ xác. Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên nhiều loại rau, là đối tượng gây hại nặng trên rau muống. Sâu non làm lá cây xơ xác,gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế phẩm sinh học EPN BIOSTAR

  1. CHẾ  PHẨM  SINH   HỌC  EPN  BIOSTAR GIẢNG VIÊN:         ThS. LÊ THANH HẢI HÀ THỰC HIỆN  :            NGUYỄN  THỊ  HẰNG                                       PHẠM  PHƯƠNG   LINH
  2. TUYẾN TRÙNG EPN  Tuyến trùng trong nhóm này được gọi là tuyến trùng gây bệnh côn trùng và được xem là quan trọng nhất trong việc sử dụng tuyến trùng trong bảo vệ mùa màng. A và C: Đầu của tuyến trùng gây nhiễm,  và tuyến trùng cái thế hệ một của  Steinernema. B và D: Đầu của tuyến trùng gây nhiễm và  tuyến trùng cái thế hệ hai của  Heterorhabditis. 
  3. EPN CÓ KHẢ NĂNG DIỆT TRỪ  NHIỀU LOẠI SÂU  Sâu tơ gây hại các cây thuộc họ cải. Sâu non ăn  lá,sâu tơ ăn tạo các lỗ thủng lá,làm lá xơ xác 
  4. Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên nhiều loại rau, là đối tượng gây hại nặng trên rau muống. Sâu non làm lá cây xơ xác,gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất. Sâu xám thường gây hại giai đoạn cây con trên tất cả các loại rau. Loài sâu này thường cắn đứt các thân và cành non kéo xuống đất để ăn.
  5. Sâu xanh da láng gây hại trên nhiều loại rau khác như hành, cà chua, đậu phộng, đậu bắp, đậu đỗ… Sâu non ăn lá, lúc nhỏ chừa lại biểu bì, sâu tuổi lớn ăn thủng lỗ trên lá. Bướm Sâu non
  6. THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC TUYẾN  TRÙNG  Thuốc trừ sâu EPN là  một tổ hợp cộng sinh  của tuyến trùng và vi  khuẩn, trong đó tuyến  trùng là vật ký sinh và  mang truyền vi khuẩn,  trong khi vi khuẩn này  sẽ sản sinh độc tố  mạnh giết chết côn  trùng. 
  7. Cơ chế xâm nhiễm của tuyến  trùng steinernema  Khi gặp côn trùng ký chủ, tuyến trùng sẽ  chui vào bên trong bằng miệng, hậu môn  hay khí khổng rồi  xuyên qua màng ruột,  màng khí quản để vào bên trong và tuyến  trùng sẽ phóng thích vi trùng từ ruột của  chúng vào máu của côn trùng.  Vi trùng phát triển rất nhanh tạo hiện tượng  ngộ độc máu,làm côn trùng chết sau 24­48h  và tuyến trùng ăn vi trùng để lớn lên thành  tuyến trùng tuổi 3, tuổi 4 và thành trùng thế  hệ 1.  Tuyến trùng đực và cái của thế hệ 1 bắt cặp  và đẻ trứng,trứng nở ra ấu trùng tuổi 1. Vào  lúc này,tuỳ theo tình trạng dinh dưỡng, tuyến  trùng có thể theo hai chu trình khác nhau :
  8. Chu trình của tuyến trùng Steinernema scapterisci kèm theo một số đặc tính hình thể học qua kính hiển vi điện tử ở các giai đoạn khác nhau. IJ = ấu trùng gây nhiễm, J1, J2, J3, J43 = ấu trùng tuổi 1, 2, 3 và 4, PI = dạng trung gian trước khi thành ấu trùng gây nhiễm (IJ). G1 = thành trùng thế hệ 1, G2 = thế hệ 2.
  9. Xâm nhiễm của tuyến trùng  Heterorhabditis  Tương tự như Steinernema chỉ  khác là thành trùng thế hệ 1 là  lưỡng tính (hermaphroditic),  tuyến trùng này có hình dạng  của tuyến trùng cái và có bộ  phận sinh dục lưỡng tính Tuyến  trùng mẹ lưỡng tính này đẻ  trứng, trứng nở ra con thuộc thế  hệ 2 lớn lên như trong chu trình  của Steinernema (thế hệ 2 có cả  đực và cái.)
  10. Ưu điểm khi sử dụng tuyến trùng  diệt trừ sâu hại  Có khả năng gây chết cho nhiều loại sâu khác  nhau.  An toàn cho người,động vật,thực vật và môi  trường.  Sâu hại không có khả năng kháng thuốc.  Khả năng sản xuất lớn bằng công nghệ nhân nuôi  invitro tuyến trùng.  Tuyến trùng tồn tại lâu dài trong đất và nhân  nhanh số lượng khi có  sâu hại nên tạo được ổ dự  trữ thiên địch trong tự nhiên.  Dễ tuyển chọn di truyền các loài tuyến trùng để  tạo ra các chủng tốt theo ý muốn.Từ đó sản xuất  ra nhiều chế phẩm thuốc trừ sâu khác nhau. Ấu trùng của lòai sâu  gây bệnh ở củ cải   Có khả năng bảo quản lâu, từ 2 đến 6 tháng,  đường, bị tuyến trùng  trong điều kiện thường, không cần bảo quản lạnh.  tấn công. Từ một vài  con, trùng sau khi ký  sinh có thể tạo ra hàng  ngàn con non, và có  thể tìm thấy nhiều hơn  thế trong đất. 
  11. HẠN CHẾ  Giá thành còn khá cao và khả năng  bảo quản khó khăn so với thuốc hóa  học và một số chế phẩm sinh học  khác.         Để khắc phục nhược điểm này,nhiều nhóm  nghiên cứu đã cải tiến quy trình công nghệ  invitro,áp dụng công nghệ cao, sử dụng môi  trường lỏng và thiết bị lên men tự động (bio­ reactor) sản xuất EPN, cho phép tăng sản  lượng và hạ giá thành sản phẩm,thương mại  hóa,đủ sức cạnh tranh với thuốc trừ sâu hoá  học, mà lợi ích lâu dài về môi trường sẽ còn  lớn hơn nhiều 
  12. Sản xuất  EPN
  13. Phương pháp sử dụng ký chủ     tốt • Dùng sâu trong tổ  ong (Galleria  mellonella) để sản  xuất tuyến trùng. Sở dĩ  côn trùng này được sử  dụng vì chúng được  xem là ký chủ tốt của  hầu hết những loài  EPN
  14. • Dùng pipet hút 15- 20ml dung dịch tuyến trùng, cho vào giấy lọc trong hộp petri .Cho 10 ấu trùng tuổi cuối của Galleria, đậy nắp lại,đem hộp cất vào nơi không có ánh sáng. Phương pháp nuôi tuyến trùng  Steinernema và Heterorhabditis với  Galleria mellonella G. mellonella được cho vào hộp petri có lót  hai miếng giấy lọc và đã được cấy tuyến  trùng
  15. • Sau 24­48 giờ,Ấu trùng Galleria chết được sắp vào trong bẩy  White . Bẩy White được cất trong chỗ không có ánh sáng. Khi  nào thấy tuyến trùng IJ xuất hiện trong nước thì thu hoạch  (khoảng 1 tuần lễ sau khi làm White trap). Galleria đã chết do Steinernema; B:  Galleria đã chết do Heterorhabditis (có  màu nâu hoặc đỏ.)
  16. Thu hoạch tuyê’n trùng IJ bằng cách đổ nước chứa tuyến trùng từ hộp petri vào một chai, chờ cho tuyến trùng lắng xuống dưới đáy, từ từ đổ nước bên trên ra, đổ nứơc sạch vào và chờ cho tuyến trùng lắng xuống, đổ nước bên trên ra.Làm như thê’ khoảng 4 lần thì đem chai tuyê’n trùng đưa vào trong tủ lạnh nhiệt độ khoảng 15oC. Cần chú ý nếu không rửa sạch IJ, thì những chất bẩn trong nước sẽ làm cho tuyến trùng chết rất nhanh
  17.  Phương pháp nuôi  trồng nhân tạo  Bedding  (1981,  1984)  đã  dùng  đồ  dư thừa của kỹ nghệ làm thịt gà để  nuôi tuyến trùng. Phương pháp này  có  thể  nuôi  được  hàng  triệu  tuyến  trùng  và  có  thể  đem  sử  dụng  trên  một diện tịch lớn.   Gần  đây  xuất  hiện  phương  pháp  tiến  bộ  hơn  là  phương  pháp  dùng  thùng lên men để sản xuất.       Phương pháp này phức tạp hơn và      cần những kỳ thuật tinh tế hơn.   Công nghệ in vitro (dùng môi  trường nhân tạo và thiết bị nhân nuôi) để tạo tuyến trùng có ích
  18. Phương pháp sử dụng ngoài  đồng   Sử dụng loại bình xịt hoặc máy phun thuốc  sát trùng trong những nông trại dùng cho  tuyến trùng.   Sau khi xịt tuyến trùng, cần phải tưới nước  để đưa tuyến trùng vào đất, nếu không,điều  kiện khô ráo, nhiệt độ cao và tia tử ngoại  trong ánh nắng mặt trời sẽ giết tuyến trùng  rất nhanh.   Đối với côn trùng trên lá,tuyến trùng được sử  dụng vào ban đêm thì kết quả sẽ cao hơn  nhiều, vì chỉ cần một đêm, tuyến trùng có  thể xăm nhập côn trùng và giết hại chúng
  19. Thanks you ᶺ  ᶺ ̲
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2