intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 5: Ứng dụng lý thuyết hệ thống xã hội

Chia sẻ: Asdfcs Fsdfd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

120
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm Xung đột: Xung đột là quá trình trong đó một bên cảm nhận rằng, những quyền lợi của họ bị chống lại, hoặc bị ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi hành động của phía bên kia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 5: Ứng dụng lý thuyết hệ thống xã hội

  1. Chương 5 ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG Ứng dụng 1 ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG HỆ THỐNG XÃ HỘI 1
  2. Yêu cầu 1. Khái niệm xung đột, bản chất của xung đột trong hệ thống xã hội. 2. Phân loại xung đột. 3. Nguyên nhân xung đột trong hệ thống xã hội. 4. Phương châm giải quyết xung đột trong hệ thống xã hội. 2
  3. 1.1.Khái niệm xung đột và xung đột trong hệ thống xã hội Khái niệm Xung đột: Xung đột là quá trình trong đó một bên cảm nhận rằng, những quyền lợi của họ bị chống lại, hoặc bị ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi hành động của phía bên kia.  xung đột trong hệ thống xã hội là sự va chạm hành vi giữa các yếu tố (phần tử/ mô đun/ phân hệ ) trong hệ thống xã hội với nhau. 3
  4. 1.2. Bản chất của xung đột trong hệ thống xã hội 1.Trường phái thứ nhất cho XĐ là xấu, là tiêu cực  cần phải tránh  cần thiết lập và củng cố hệ thống quy tắc, quy trình, thủ tục, quy tắc hóa các tiền lệ, cải tiến cơ cấu tổ chức. 4
  5. 1.2. Bản chất của xung đột trong hệ thống xã hội 2.Trường phái thứ hai cũng cho XĐ là tiêu cực. Tuy nhiên, quan niệm rằng không thể tránh được XĐ thông qua hệ thống các quy tắc, luật lệ mà tính tới việc phát triển các chiến lược, chiến thuật mang tính năng động, linh hoạt  sử dụng khéo léo nghệ thuật quản lý. 5
  6. 1.2. Bản chất của xung đột trong hệ thống xã hội 3. Trường phái thứ ba cho rằng XĐ là tự nhiên, bản thân nó, không tốt mà cũng không xấu, nhưng tiềm ẩn hệ quả tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào bối cảnh mà nó nảy sinh, nhận thức. + Khi XĐ hiện diện với bản chất của nó liên quan đến sự khác biệt công việc chứ không phải sự xung khắc cá nhân và khi tổ chức kiểm soát được quá trình phát triển của nó, XĐ có thể là cơ sở của những hệ quả tích cực. 6
  7. Tích cực: - Khích lệ thay đổi: ý tưởng mới và sự sáng tạo. - Làm cho các tổ chức trở nên sống động hơn, thật hơn, các cá nhân cũng có cảm giác sống thật hơn chứ không phải là 'đóng kịch'. - Tăng cường sự gắn kết của cá nhân với tổ chức - Giúp cá nhân và nhóm học được cách đề cao sự khác biệt, đặc thù. - Giúp tạo nên dấu ấn cá nhân, nhóm. 7
  8. Tiêu cực: Khi XĐ ở mức độ không kiểm soát nổi, phát triển nhanh, với tần suất lớn, hệ lụy của nó rất lớn. + Đe dọa sự bình ổn của tổ chức. + Dẫn đến sự xao nhãng, lệch trọng tâm + Làm cho không khí làm việc ngột ngạt, căng thẳng, thậm chí thù địch. + Phá vỡ sự gắn kết tổng thể, tạo thành các bè phái đối lập nhau. + Giảm năng suất. 8 + Dẫn đến những XĐ khác.
  9. 1.3 Nguyên nhân xung đột 1.Xung đột lợi ích: là dạng xung đột mà trong đó một bên cho rằng lợi ích của mình bị ảnh hưởng tiêu cực, bị mất đi vì hành động của phía bên kia. 2. Xung đột văn hoá: sự khác biệt về văn hoá, giá trị. 3. Xung đột tư tưởng: xung đột do sự đối lập về nhận thức, quan điểm 9
  10. 1.4. Đương sự xung đột - Xung đột giữa các phần tử - Xung đột giữa các mô đun - Xung đột liên hệ - Xung đột mục tiêu - Xung đột nguồn lực - Xung đột mục tiêu và nguồn lực 10 - Xung đột mục tiêu – phương tiện
  11. 1.5. Phương châm xử lý xung đột 11
  12. 1.5. Phương châm xử lý xung đột * Biện pháp cạnh tranh - Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng. - Biết chắc mình đúng. - Vấn đề nảy sinh đột xuất không lâu dài. - Bảo vệ nguyện vọng chính đáng. 12
  13. 1.5. Phương châm xử lý xung đột * Biện pháp hợp tác - Mục đích là để hợp nhất những quan điểm khác nhau. - Cần tìm giải pháp phù hợp cho cả hai bên. - Tạo dựng mối quan hệ lâu dài. - Mục tiêu là học hỏi, thử nghiệm. - Tập hợp sự hiểu biết vào vấn đề. 13
  14. 1.5. Phương châm xử lý xung đột * Biện pháp lảng tránh - Vấn đề không quan trọng - Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình - Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại. - Cần làm đối tác bình tĩnh lại - Cần thời gian thu nhập thêm thông tin 14 - Người thứ ba có thể giải quyết vấn đề tốt hơn.
  15. 1.5. Phương châm xử lý xung đột * Biện pháp nhượng bộ - Cảm thấy chưa chắc chắn đúng hoặc nhận thấy mình sai - Vấn đề quan trọng với người khác hơn với mình - Mong muốn tạo được tín nhiệm cho những vấn đề sau - Tiếp tục đấu tranh sẽ có hại - Vấn đề không thể bị loại bỏ 15 - Cần cho cấp dưới học thêm kinh nghiệm.
  16. 1.5. Phương châm xử lý xung đột * Nguyên tắc chung khi thực hiện các biện pháp giải quyết xung đột là: - Nên bắt đầu bằng biện pháp hợp tác. - Không thể sử dụng tất cả các biện pháp . - Áp dụng các biện pháp theo hoàn cảnh. 16
  17. Các bước giải quyết xung đột Bước 3 Bước 2 Đề xuất kịch bản xử Bước 1 lý xung đột Xác định nguyên nhân gây ra Chỉ ra đương sự xung đột xung đột
  18. ỨNG DỤNG 2 ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT QUYẾT ĐỊNH 18
  19. Yêu cầu 1. Quyết định là gì? 2.Phân loại quyết định. 3. Đặc điểm của quyết định, đặc điểm của ra quyết định. 19
  20. 2.1. Khái niệm quyết định Quyết định là tuyên bố về một hoặc một tập hợp biện pháp mà chủ thể quản lý đưa ra nhằm phục vụ cho việc điều khiển hệ thống thực hiện một hoặc một số mục tiêu định trước. (Lý thuyết quyết định – Vũ Cao Đàm).  “Tuyên bố” phải chứa đựng một thông tin do một chủ thể quản lý truyền đạt tới đối tượng bị quản lý, điều khiển đối tượng thực hiện một mục tiêu định trước nào đó. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2