intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chụp xạ hình tuyến giáp

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Chụp xạ hình tuyến giáp" đại cương, dược chất phóng xạ, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, phân tích kết quả, biến chứng sau chụp xạ hình tuyến giáp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chụp xạ hình tuyến giáp

  1. CHỤP XẠ HÌNH TUYẾN GIÁP I. ĐẠI CƢƠNG - Xạ hình tuyến giáp là kỹ thuật sử dụng đồng vị phóng xạ để chụp hình tuyến giáp phát hiện hình thể tuyến giáp trong các bệnh lý như tuyến giáp nhu mô, tuyến giáp có nhân nóng hoặc lạnh, tuyến giáp lạc chỗ...và đặc biệt xạ hình tuyến giáp rất có giá trị trong chẩn đoán ung thư giáp, di căn ung thư giáp - Là phương pháp đơn giản, giá thành hợp lý nên xạ hình tuyến giáp là kỹ thuật phổ biến trong các khoa Y học hạt nhân. II. DƢỢC CHẤT PH NG XẠ 1. Đồng vị phóng xạ - Tc với T1/2 là 6giờ; Bức xạ gamma có đỉnh năng lượng 140KeV. 99m - I131 với T1/2 là 8 ngày; Bức xạ Gamma có đỉnh năng lượng 364KeV. 2. Liều dùng 99m - Tc O4: 2- 10mCi. 131 - I : 20-50µCi. - I131: 2-5mCi cho các trường hợp chẩn đoán mô giáp còn sót sau phẫu thuật ung thư giáp. 3. Đƣờng dùng - Với 99mTc O4: Tiêm tĩnh mạch. - Với I131: Uống. III. CHỈ ĐỊNH - Phát hiện đánh giá cường giáp hoặc nhược giáp. - Phát hiện, xác định các vị trí di căn của ung thư giáp. - Phát hiện và đánh giá các nhân tuyến giáp. - Phát hiện, xác định vị trí tuyến giáp lạc chỗ. - Xác định vị trí làm sinh thiết. IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Không có chống chỉ định tuyệt đối. - Người bệnh có thai, cho con bú cần theo hướng dẫn của bác sỹ. V. CHUẨN BỊ 108
  2. 1. Ngƣời bệnh - Với chụp với I131: Người bệnh cần ngừng ăn các loại thức ăn có nhiều Iode như hải sản, rau câu, các thuốc liên quan tới tuyến giáp, các thuốc có nhiều Iode. Với các phương pháp chụp hình khác có thuốc cản quang liều cao trong nhiều ngày (theo chỉ định của bác sỹ). - Kiểm tra y lệnh, Thực hiện quy tắc 3 kiểm tra 5 đối chiếu. - Giải thích quy trình chụp cho người bệnh. Người bệnh phải uống một cốc nước to (khoảng 200ml) trước khi chụp, không ăn trước uống 4 giờ và sau uống 2giờ. - Nếu người bệnh là trẻ em phải xem xét khả năng cùng kết hợp làm xét nghiệm vì quá nhỏ. Phải gây ngủ và có sự theo d i của bác sĩ gây mê hòi sức chuyên khoa nhi. 2. Phƣơng tiện 2.1. Gamma camera 2.2. Collimator - Nếu chụp với 99mTcO4: LEHR, hoặc LEGP, pinhole. - Nếu chụp với I131: HEGP hoặc Pinhole. 2.3. Chế độ ghi hình (Computer setup): Chụp với đồng vị phóng xạ nào thì đưa đỉnh năng lượng về đúng vị trí đồng vị phóng xạ đó. - Static ANT, LAO, RAO; Matrix 256x256; 500.000counts. - Chụp xạ hình cắt lớp (SPECT) nếu cần. VI. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Khi chụp hình đặt người bệnh nằm ngửa, kê gối để cổ ngửa tối đa. - Tiến hành đánh dấu vị trí giải phẫu: sụn giáp, h m ức, u khám thấy trên lâm sàng, hạch cổ...bằng nguồn điểm (nguồn đồng vị phóng xạ rời hoạt độ thấp) theo chỉ định của bác sỹ. Với người bệnh trẻ em cần đánh dấu h m ức, cằm và chóp mũi. - Khi chụp cho người bệnh nhi phải có nhân viên y tế chuyên khoa nhi tiêm thuốc gây ngủ và theo d i trong suốt quá trình chụp. - Với 99mTcO4: Tiêm tĩnh mạch dạng bolus (đẩy nhanh thuốc vào sâu trong cơ thể bằng nước muối sinh lý). Ghi hình sau khi tiêm 20 phút. - Với I131: Uống, tráng nhiều nước. Ghi hình sau khi uống I131 24 giờ. - Truyền dữ liệu ảnh vào hệ thống mạng máy tính, xử trí ảnh, in kết quả. 109
  3. VII. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 1. Hình ảnh tuyến giáp bình thƣờng: có thể hình cánh bướm, 2 thuỳ riêng hoặc có thể nhìn thấy eo, bờ tuyến nhẵn, phân bố phóng xạ đồng đều. Mật độ phóng xạ tại thời điểm 20 phút với 99mTcO4 tương đương hoặc cao hơn mật độ phóng xạ tại tuyến nước bọt. 2. Hình ảnh bất thƣờng - Không nhìn thấy tuyến giáp hoặc bắt xạ rất kém: suy giáp, viêm giáp. - Tập trung phóng xạ rất cao, đồng đều: cường giáp. - Tuyến giáp lạc chỗ: thường gặp ở trung thất hoặc gốc lưỡi... - Hình ảnh khuyết xạ hoặc giảm tập trung phóng xạ trên 1 hoặc 2 thuỳ giáp: Nang giáp, ung thư giáp. - Một nhân nóng: bệnh Plummer. 3. Sai số - Nhưng vật ngoại lai như vòng cổ có thể gây ra hình ảnh khuyết xạ. - Người bệnh di động trong quá trình chụp hình. - Vị trí, tư thế chụp không chính xác. VIII. BIẾN CHỨNG Không có biến chứng do liều phóng xạ đưa vào cơ thể rất thấp 110
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2