Chuyên đề: Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy
lượt xem 19
download
Chuyên đề: Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não; giúp cho mỗi người phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, đường nét, các nhánh, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, lô-gích, dễ hiểu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề: Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy
- CHUYÊN ĐỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VỚI BẢN ĐỒ TƯ DUY I/ MỞ ĐẦU: 1/ Cơ sở lí luận của việc hình thành chuyên đề: Hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian ... và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề. Một phương pháp dạy học mới đang gây được sự chú ý của rất nhiều người, đó là học bằng bản đồ tư duy (BÐTD) hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết, với sự tư duy tích cực không chỉ tạo hứng thú cho học tập của học sinh mà còn góp phần đổi mới và làm phong phú các phương pháp giáo dục. Nếu so sánh với phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú trọng đọc chép thì dạy học bằng BÐTD là một phương pháp mới. Theo Tiến sĩ Trần Ðình Châu, Vụ trưởng, Giám đốc Dự án phát triển giáo dục THCS II, một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà chính mình suy nghĩ, tự viết, vẽ ra. Như vậy, việc “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VỚI BẢN ĐỒ TƯ DUY” giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não; giúp cho mỗi người phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục mầu sắc, đường nét, các nhánh, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, lôgích, dễ hiểu. “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VỚI BẢN ĐỒ TƯ DUY” góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nhất là vận dụng vào dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hóa kiến thức phù hợp với từng đối tượng khác nhau. 2/ Cơ sở thực tiễn của chuyên đề: Qua thực tiễn dạy học ở một số trường cho thấy, sử d ụng BĐTD trong dạy học kiến thức mới giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của HS và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh HS khi chứng kiến thành quả lao động của học trò của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của Chuyên đề: Bản đồ tư duy trong dạy học. Võ Văn Dũng. 1
- từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống. Thực tiễn giảng dạy ở một số trường cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VỚI BẢN ĐỒ TƯ DUY” sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình,… có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH, giúp HS học tập tích cực, là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. II/ NỘI DUNG: 1/ Khái niệm: Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau. Cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì... Nghĩa của cụm từ BĐTD không hiểu theo nghĩa bản đồ thông thường như bản đồ địa lí mà BĐTD được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế BĐTD theo mạch tư duy riêng của mỗi người. 2/ Sử dụng bản đồ tư duy trong hoạt động dạy học: Sử dụng BĐTD sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi xây dựng kiến thức mới. Nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp và 2 Chuyên đề: Bản đồ tư duy trong dạy học.
- cách diễn đạt riêng của mỗi người, BĐTD giúp bộ não liên tưởng, liên kết các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống… để phát triển, mở rộng ý tưởng. Cho HS làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho HS một số “BĐTD” cùng với sự dẫn dắt của GV để các em làm quen. Tập “đọc hiểu” BĐTD, sao cho chỉ cần nhìn vào BĐTD bất kỳ HS nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức. Hướng cho HS có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên BĐTD. Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba... mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn... các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong Cho HS thực hành vẽ BĐTD trên giấy: Chọn từ khóa (tên chủ đề) hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: đường thẳng song song, hình bình hành, hình chữ nhật, bảo vệ môi trường, truyện Kiều, Bảo vệ môi trường, An toàn giao thông, ... để HS có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con”, “cháu”,... theo cách hiểu của các em. Cho HS vẽ BĐTD theo nhóm hoặc từng cá nhân và thuyết trình trước nhóm, trước lớp. 3/ Phương tiện thiết kế bản đồ tư duy: Phương tiện để thiết kế BĐTD khá đơn giản, chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy,…hoặc sử dụng các phần mềm máy tính như CDMindmap, Imindmap5... Vì vậy có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Trước mắt dùng phấn màu vẽ BĐTD lên bảng và sử dụng bút màu vẽ trên giấy, bìa đối với HS. Sau khi HS tự thiết lập BĐTD kết hợp việc thảo luận nhóm dưới sự gợi ý, dẫn dắt của GV dẫn đến kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Điều quan trọng là GV hướng cho HS có thói quen lập BĐTD trước hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương, để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, lôgic. 4/ Một số hoạt động dạy học trên lớp với bản đồ tư duy: * Có thể tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp với BĐTD: Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV. Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. Chuyên đề: Bản đồ tư duy trong dạy học. Võ Văn Dũng. 3
- Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. * Lưu ý: BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung một kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần). * Một số ví dụ minh họa: 4.1/ Ví dụ 1: Dạy học bài Hình chữ nhật – Toán 8 Đặc điểm của bài này là HS đã có biểu tượng về hình chữ nhật, biết một số tính chất về cạnh, góc của hình chữ nhật từ các lớp tiểu học, mặt khác hình chữ nhật lại rất gần gũi với các em trong cuộc sống. Hơn nữa, cấu trúc bài hình chữ nhật cũng tương tự với các bài hình thang cân, hình bình hành mà các em vừa học trước đó, các bài này đều có các đề mục như định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết. Vì vậy khi dạy học bài này nên tổ chức cho HS hoạt động nhóm lập BĐTD với tên chủ đề chính là hình vẽ một hình chữ nhật để HS thiết lập BĐTD, qua đó tự xây dựng kiến thức về hình chữ nhật, việc làm này sẽ phát huy được tính tích cực của HS, nâng cao hiệu quả giờ học. Có thể tổ chức một số hoạt động sau đây: Hoạt động 1: Lập BĐTD. Mở đầu bài học, GV có thể cho HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với các gợi ý: tìm trong thực tế các hình có dạng hình chữ nhật, viết những tính chất về cạnh và góc mà em đã biết về hình chữ nhật, thử nêu định nghĩa, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật theo cách hiểu của em,… Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về BĐTD. Cho một vài HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh nước ta hiện nay. Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa,hoàn thiện BĐTD. Tổ chức cho HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của hình chữ nhật. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD về hình chữ nhật, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học. Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD. GV cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức hình chữ nhật thông qua một BĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa), hoặc BĐTD mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện. GV có thể giới thiệu BĐTD sau đây (vì BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS 4 Chuyên đề: Bản đồ tư duy trong dạy học.
- có chung 1 kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức và góp ý thêm về đường nét vẽ và hình thức nếu cần). Khi HS đã thiết kế BĐTD và tự “ghi chép” phần kiến thức như trên là các em đã hiểu sâu kiến thức và biết chuyển kiến thức từ SGK theo cách trình bày thông thường thành cách hiểu, cách ghi nhớ riêng của mình. * Dạy học bài Hình bình hành – Toán 8 Tương tự như Ví dụ 1, GV có thể hướng dẫn cho HS lập BĐTD gồm 3 nhánh chính: ĐN, T/C, Dấu hiệu nhận biết. Đây là BĐTD của một HS: Chuyên đề: Bản đồ tư duy trong dạy học. Võ Văn Dũng. 5
- 4.2/ Ví dụ 2: Khi dạy Luyện tập chủ đề tập hợp – Toán 6: GV cho HS xác định những nội dung chính của chủ đề này và bố trí trên các nhánh con cấp 1. Với mỗi nội dung, cho các nhóm HS hoặc từng cá nhân triển khai các nội dung cụ thể hơn … mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành một nhánh trên BĐTD. GV và lớp bổ sung, hoàn chỉnh bản đồ. 6 Chuyên đề: Bản đồ tư duy trong dạy học.
- * Khi dạy chủ đề Các phép toán trong tập hợp số tự nhiên – Toán 6 * Khi dạy chủ đề lũy thừa – Toán 6: 4.3/ Ví dụ 3: Bài Lễ độ Giáo dục công dân 6. Chuyên đề: Bản đồ tư duy trong dạy học. Võ Văn Dũng. 7
- Tổ chức cho HS lập BĐTD theo nhóm hoặc cá nhân, gợi ý cho các em tìm các biểu hiện lễ độ, các biểu hiện thiếu lễ độ, tìm trong thực tế và trong sách báo về các gương lễ độ, kế hoạch rèn luyện của bản thân,…để các em lập BĐTD với từ khóa “ lễ độ” ở trung tâm. Tiếp theo cho các nhóm HS trình bày, thuyết minh về BĐTD của mình, cả lớp thảo luận, góp ý kiến, GV kết luận dẫn đến kiến thức mới. Sau đây là BĐTD của một HS: 5/ Những điều cần tránh khi lập bản đồ tư duy: Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng. Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết. Dành quá nhiều thời gian để ghi chép. Tránh cầu kì ( tô vẽ nhiều quá) hoặc BĐTD đơn giản quá không có thông tin Một số BĐTD không mang lại hiệu quả cao: 8 Chuyên đề: Bản đồ tư duy trong dạy học.
- III/ KẾT LUẬN: “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VỚI BẢN ĐỒ TƯ DUY” thành công sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và PP giảng dạy của GV, có thể vận dụng BĐTD cho hầu hết các môn học ở trường phổ thông. Học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Từ đó hình thành thói quen tư duy bằng BĐTD. Chuyên đề: Bản đồ tư duy trong dạy học. Võ Văn Dũng. 9
- Việc sử dụng BĐTD giúp GV đổi mới PPDH, giúp HS học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Rất mong nhận được sư quan tâm của các cấp lãnh đạo và ý kiến đóng góp của quí thầy cô để chuyên đề được triển khai thực hiện thành công. Người viết DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………………... DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………………... 10 Chuyên đề: Bản đồ tư duy trong dạy học.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn Toán, Tạp chí Khoa học Giáo dục 2/ Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy , Thiết kế bản đồ tư duy giúp day học tốt môn Toán ở trường trung học, Nhà xuất bản giáo dục VN, 2011 3/ Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Thiết kế bản đồ tư duy giúp HS tự học và tập dượt nghiên cứu Toán học, Tạp chí Toán học & Tuổi trẻ 4/ Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Dạy tốt, học tốt các môn học bằng BĐTD, Nhà xuất bản GD VN 2011 Chuyên đề: Bản đồ tư duy trong dạy học. Võ Văn Dũng. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động tự học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học chương "Cân bằng và chuyển động của vật rắn” - Lớp 10 THPT
87 p | 203 | 66
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức hoạt động marketing của Công ty lắp máy và xây dựng số 10
49 p | 202 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An và giải pháp
113 p | 158 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho môn Vật lí 10 ở Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - Đồng Nai
128 p | 155 | 30
-
Luận văn: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MARKETING KINH DOANH HÀNG NK CÁC TRANG THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH CÔNG AN TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
59 p | 118 | 20
-
Thuyết trình: Tổ chức hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
54 p | 148 | 13
-
Thuyết trình: Tổ chức hoạt động FDI tại Việt Nam
33 p | 134 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Ninh Thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới
124 p | 41 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lý: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề các định luật chất khí
110 p | 30 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh khi dạy chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn”, SGK Vật lí 10
119 p | 28 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” cho học sinh lớp 11 trường Trung học phổ thông tỉnh Quảng Ninh
139 p | 28 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học “Sinh học cơ thể thực vật” cho học sinh trường THPT chuyên Bắc Kạn
95 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động trải nghiệm phần “Cơ học” - Vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực
102 p | 22 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học một số kiến thức chương Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển thể, Vật lí lớp mười thông qua hoạt động trải nghiệm chủ đề “Sự chảy của chất lỏng”
134 p | 24 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trên cơ sở vấn đề phần Vật lí hạt nhân nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề gắn với chuyên ngành của sinh viên
27 p | 15 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lý: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề các định luật chất khí
13 p | 22 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Dao động cơ điều hòa
96 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn