
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH
PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ThS. Phạm Thị Dự1
Tóm tắt: Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Sự thay đổi này đã và đang ảnh hưởng tới cơ
cấu lao động của cả nước. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội cho
thấy bốn nhóm nghề: nhân viên bán hàng; thợ vận hành và lắp ráp thiết bị, lao động có kỹ năng trong nông
nghiệp và lao động giản đơn là những nhóm nghề thay đổi cơ cấu mạnh nhất trong giai đoạn 2018 – 2025.
Đến năm 2025, tỷ trọng lao động làm bốn nghề này có thể chiếm tới 71,1% trong tổng số 57,4 triệu lao động
Việt Nam. Dự kiến đến năm 2025, tỷ trọng lao động thuộc các lĩnh vực: dệt may, thương mại, dịch vụ, giải
trí, giao thông, y tế, giáo dục và nông nghiệp chiếm 74,6% trong tổng số 57,4 triệu lao động Việt Nam trong
đó có tới 73,4% lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Ước tính trong giai đoạn 2018 – 2025 có
khoảng 8 – 16 triệu lao động có khả năng bị chuyển đổi sang các nghề khác, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm
và khoảng 31 triệu lao động cần được đào tạo mới hoặc đào tạo lại để đáp ứng được yêu cầu về tay nghề/
kỹ năng trong bối cảnh phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và khả năng chuyển đổi sang các nghề
hoặc lĩnh vực khác. Qua đó có thể thấy Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng vô cùng lớn từ cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0. Cần phải nhanh chóng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho người lao động, đồng thời dịch
chuyển cơ cấu lao động sang các lĩnh vực khó bị thay thế hơn.
Từ khóa: Cơ cấu lao động, Cách mạng công nghiệp 4.0.
Abstract: In recent years, Vietnam’s economic structure has changed in the direction of increasing the
proportion of industry and services and reducing the proportion of agriculture. This change has been
affecting the labor structure of the country. By 2025, the proportion of employees in these four occupations
accounts for 71.1% of Vietnam’s 57,4 million employees. Expected to 2025, employees density in the fields of
textile and garment, trade, services, entertainment, traffic, medical, education and agriculture account for
74.6% of Vietnam’s 57,4 million employees,73.4% of whom are not technical and qualification. It is estimated
that between 8 and 16 million employees are likely to be displaced to other occupations, unemployment or
underemployment and about 31 million employees need to be trained or retrained to meet the skill/skill
requirement in the context of the development of the Fourth Industrial Revolution and the possibility of
transition to occupations or other fields in the period 2018 – 2025. It can be seen that Vietnam will be greatly
influenced by the Fourth Industrial Revolution. There are necessary to quickly improve the level of science and
technology for employees, while shifting the labor structure to areas that are more difficult to be replaced.
Keywords: Labor structure; the Fourth Industrial Revolution.
1 Email: duphamvuc@gmail.com, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương mại.