intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tham luận này nghiên cứu cấp độ ứng dụng công nghệ số và tính sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp. Do chuyển đổi số là một hiện tượng mới và không doanh nghiệp nào có thể đánh giá được điểm cuối của hành trình hoàn thiện quá trình chuyển đổi số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

  1. 106 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP Bùi Mạnh Trường* TÓM TẮT Chuyển đổi số tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, tổ chức khi có sự thay đổi khi ứng dụng các công nghệ số trong mọi mặt của hoạt động kinh doanh, quản lý. Các nghiên cứu gần đây về các doanh nghiệp, tổ chức số cho thấy các doanh nghiệp, tổ chức số lâu đời thường tập trung vào việc tích hợp các công nghệ số như mạng xã hội, công nghệ di động, phân tích dữ liệu, dữ liệu lớn và điện toán đám mây cho các dịch vụ chuyển đổi các quy trình sản xuất, quản lý và các tác vụ được vận hành ra sao. Năng lực làm mới lại theo phong cách số các hoạt động sản xuất, quản lý và tác vụ được xã định đóng vai trò lớn trong một chiến lược rõ ràng về chuyển đổi số được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức cam kết xây dựng nền văn hóa chấp nhận và nuôi dưỡng sự thay đổi để khám phá những thành quả mới. Riêng đối với chuyển đổi số, việc chấp nhận rủi ro đang trở thành tiêu chuẩn chung trong văn hóa doanh nghiệp khi các doanh nghiệp, tổ chức số phát triển tiến liên nhằm vươn lên những tầm cao mới của lợi thế cạnh tranh. Chuyển đổi số đang tác động ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc và các mối quan hệ trong nền kinh tế toàn cầu. Từ khóa: điện toán đám mây, công nghệ di động, mạng xã hội, dữ liệu lớn, internet vạn vật, quản trị thay đổi 1. Đặt vấn đề Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2015 và trở lên phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa và được thực hiện nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. Tin học hóa, hay còn gọi là ứng dụng công nghệ thông tin, là việc số hóa quy trình nghiệp vụ đã có, để cung cấp dịch vụ đã có. Thông thường, tin học hóa không làm thay đổi quy trình đã có hoặc mô hình hoạt động đã có. Nhưng khi tin học hóa ở mức cao, bắt buộc quy trình hoặc mô hình kinh doanh phải thay đổi thì gọi là chuyển đổi số. Chuyển đổi số có thể hiểu đơn giản là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện tổ chức về phương pháp làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số, thay đổi quy Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tài chính – Marketing *
  2. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 107 trình mới, mô hình tổ chức mới, phương thức cung cấp dịch vụ hoặc cung cấp dịch vụ mới, tức là số hóa toàn bộ cả một tổ chức. Có nhiều khái niệm về Chuyển đổi số nhưng đều có chung nội hàm thể hiện trong các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước có thể kể đến như sau: Chuyển đổi số là quá trình áp dụng các công nghệ tiên tiến để giải quyết các vấn đề của xã hội hay trong chính cuộc sống hàng ngày dựa trên nền tảng của việc số hóa dữ liệu, thông tin ở các ngành nghề khác nhau. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là “việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới” (VCCI, 2020). Các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp đang cản trở các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề do phải phá bỏ các rào cản giữa con người với nhau, giữa các nghiệp vụ và quy trình. Bằng việc phá vỡ các rào cản này, việc chuyển đổi số sẽ giúp tạo ra các sản phẩm mới, dịch vụ mới và các phương thức mới trong các hoạt động kinh doanh, quản lý. Những cải tiến đang diễn ra trong toàn bộ doanh nghiệp thuộc tất cả các lĩnh vực hoạt động khác nhau, trong mọi ngành nghề đều có chung mục đích là khả năng chuyển đổi các quy trình và mô hình kinh doanh, trao quyền cho lực lượng lao động, tăng cường tính hiệu quả và cải tiến, cá nhân hóa những trải nghiệm của mọi người. Để thực hiện điều này, các doanh nghiệp cần nền tảng kinh doanh số để hướng đến kết quả và sử dụng công nghệ để hỗ trợ (Bradley và cộng sự, 2015). Trong những doanh nghiệp mà công nghệ dữ liệu lớn, điện toán đám mây, công nghệ di động và mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong nền tảng hoạt động của mình thì thường có kết quả hoạt động kinh doanh tốt với lợi nhuận cao hơn và giành được thị phần lớn hơn các đối thủ cạnh tranh thiếu một tầm nhìn mạnh mẽ. Tuy nhiên, với những công nghệ đang phát triển mạnh mẽ thường luôn có những thách thức đi kèm buộc các doanh nghiệp phải luôn trong tư thế chủ động nắm bắt. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy rủi ro lớn nhất làm chùn bước các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ mới luôn là các vấn đề về an toàn bảo mật, thiếu sự tích hơp tương tác với các hệ thống công nghệ hiện tại và thiếu sự kiểm soát. Bài tham luận này nghiên cứu cấp độ ứng dụng công nghệ số và tính sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp. Do chuyển đổi số là một hiện tượng mới và không doanh nghiệp nào có thể đánh giá được điểm cuối của hành trình hoàn thiện quá trình chuyển đổi số.
  3. 108 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp của bức tranh thế giới nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng cùng phương pháp khảo sát đánh giá dựa trên số liệu của các báo cáo về chuyển đổi số từ các tổ chức, cơ quan quản lý trong và ngoài nước. Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào các doanh nghiệp. 2. Chuyển đổi số trên thế giới đánh giá về Nhận thức về Chuyển đổi số thì theo báo cáo của Cisco & IDC năm 2020 về mức độ trưởng thành số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại 14 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chỉ có khoảng 3% các cho rằng chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng đối với hoạt động của mình, năm 2019 là 22%. 62% doanh nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số giúp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới. 56% nhận thấy sự cạnh tranh đang thay đổi và chuyển đổi số giúp doanh nghiệp giữ được nhịp độ. Thống kê cho thấy các doanh nghiệp đã có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của chuyển đổi số. Kỳ vọng chuyển đổi Sự cạnh tranh đang Khách hàng kỳ vọng Chuyển đổi số chưa số mang tới các sản thay đổi và cần phải sự thay đổi trong quan trọng đối với phẩm, dịch vụ mới giữ được nhịp độ kinh doanh doanh nghiệp Hình 1. Động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số Nguồn: Cisco, IDC 2020 Khảo sát từ 900 nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong báo cáo của Fujitsu về “Chuyển đổi số toàn cầu năm 2019” cho thấy có tới 40% doanh nghiệp đã thực hiện và gặt hái được thành quả từ các dự án chuyển đổi, khoảng 40% các dự án vẫn đang trong giai đoạn triển khai và dưới 30% các doanh nghiệp chưa thực hiện dự án chuyển đổi số nào. Các lĩnh vực tài chính, vận tải, sản xuất, y tế và bán buôn/bán lẻ có tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện các dự án chuyển đổi số cao nhất. Đặc biệt, hơn 40% doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng và vận tải đã triển khai các dự án thành công với kết quả rõ rệt.
  4. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 109 Hình 2. Tiến trình chuyển đổi số theo ngành nghề kinh doanh Nguồn: Fujitsu, 2019 Theo Gartner, công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, các dự án chuyển đổi số đang là ưu tiên của rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường. Hơn 87% nhà lãnh đạo đánh giá số hoá quy trình đang là ưu tiên hàng đầu, 40% các tổ chức đã và đang triển khai rộng rãi các hoạt động nhằm số hoá quy trình kinh doanh, quy trình quản trị và có tới 91% lãnh đạo doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động số hoá trong từng phạm vi nhất định. Thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Market Research Future cho thấy vào năm 2018, mức đầu tư cho chuyển đổi số toàn cầu đạt 205,65 tỷ USD. Ước tính tới năm 2025, con số này sẽ đạt khoảng 817,05 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng mức đầu tư trung bình hàng năm đạt tới 18,87%. Mức tăng trưởng này gấp nhiều lần so với mức tăng trưởng GDP thế giới, thể hiện mối quan tâm và sự đầu tư rất lớn từ các doanh nghiệp và các tổ chức cho các dự án liên quan tới chuyển đổi số cho tới năm 2025. Hình 3. Tăng trưởng mức đầu tư cho các hoạt động chuyển đổi số Nguồn: Market Research Future, 2018
  5. 110 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Theo khảo sát của BDO năm 2019 với hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp cỡ vừa trong các lĩnh vực bán lẻ, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, tài chính, y tế và dược phẩm năm 2019 cho biết hơn 60% lãnh đạo cấp cao đặt mục tiêu từ 18 tháng tới 5 năm thực hiện chuyển đổi số nhằm “nâng cao trải nghiệm khách hàng”, “cải thiện hiệu quả hoạt động” và “tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới” (VCCI, 2020). Nâng cao Cải thiện Tạo ra sản phẩm, Tăng cường Nâng cấp trải nghiệm hiệu quả dịch vụ mới an ninh mạng hệ thống CNTT khách hàng hoạt động kế thừa Hình 4. Ưu tiên của doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số Nguồn: BDO, 2019 2.1. Đông Nam Á Nghiên cứu năm 2019 về nền kinh tế số các nước Đông Nam Á của Ngân hàng Thế giới đã đánh giá những tiến bộ các nước trong khu vực đạt được trong việc xây dựng nền tảng và các yếu tố thúc đẩy nền kinh tế số. Các yếu tố bao gồm: Mức độ kết nối, Phương thức thanh toán, Logistics, Kỹ năng, Chính sách và quy định hiện hành cần thiết cho một nền kinh tế số phát triển. Dựa vào các chỉ báo kỹ thuật số, chính phủ các nước có thể nhận biết được hiện trạng phát triển nền kinh tế số nhằm đưa ra các kế hoạch hành động, chính sách, quy định cụ thể thúc đẩy nền kinh tế số của mình bắt kịp với các nước trong khu vực. Đối với chỉ số Mức độ kết nối, hơn một nửa dân số khu vực Đông Nam Á có quyền truy cập vào internet trực tuyến thông qua băng thông rộng di động và sự phát triển của điện thoại. Vẫn còn tồn tại các điểm yếu về cơ sở hạ tầng mạng chưa được khắc phục. Phương thức thanh toán được coi như một yếu tố thúc đẩy nền kinh tế số cũng như là một trong các lĩnh vực chuyển đổi số đang mang lại sự thay đổi nhanh chóng hơn cả. Mặc dù việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số ở khu vực Đông Nam Á đang bị tụt hậu so với các khu vực khác trên thế giới nhưng tình hình vẫn đang được cải thiện tốt hơn.
  6. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 111 Logistics cũng là một yếu tố cần phải được chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế số rộng lớn hơn. Đối với thương mại điện tử, chi phí logistics là một thách thức của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chưa kể tới các chính sách và quy định hạn chế trong logistics. Các bộ luật và quy định về giao dịch điện tử được ban hành trong khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên, các chính sách và quy định về dữ liệu phần lớn vẫn chưa thực sự phát triển tại khu vực này, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế số. 3. Chuyển đổi số tại việt nam Chuyển đổi số tại Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể xong bước nhảy vọt thực sự thì chưa có. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bất ngờ xảy ra mang theo nhiều thay đổi trong nhận thức, giao dịch thương mại, kinh doanh... Đây được xem như là thời cơ, là cú huých trăm năm để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa của quá trình chuyển đổi số. Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam trở nên sôi động, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn chiếm tỷ lệ rất lớn tại Việt Nam. Hoạt động chuyển đổi số trên thực tế đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng hành vi tiêu dùng đang thay đổi của khách hàng. Có thể dễ dàng nhận thấy một tỷ trọng không nhỏ các doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm, giải pháp vào hoạt động quản lý bán hàng, bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, quản lý quan hệ khách hàng, quản trị kênh phân phối,... Dù rằng việc chuyển đổi còn chậm, thể hiện qua số lượng không nhiều các doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp ERP, HRM, E-Office, phần mềm chấm công, tính lương,... chỉ một tỷ lệ tương đối lớn các doanh nghiệp đã chuyển đổi số hoạt động quản trị, vận hành nội bộ ở mức cơ bản. Khảo sát của VCCI và JETRO với hơn 400 doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy thực trạng khiêm tốn trong chuyển đổi số doanh nghiệp với các rào cản chính bao gồm: a. Chi phí đầu tư vào chuyển đổi số còn cao; b. Hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại kém phát triển; c. Khó khăn trong việc tiếp cận các giải pháp về rủi ro và an ninh mạng; d. Nguồn lực chuyển đổi số còn hạn chế; e. Tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ, chuỗi cung ứng chưa được chuẩn hóa; f. Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về công nghệ số.
  7. 112 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Hình 5. Rào cản chính trong chuyển đổi số của doanh nghiệp Nguồn: VCCI (2020) Bên cạnh các hoạt động chuyển đổi mô hình bán hàng, tiếp thị, quản trị và vận hành, nhiều doanh nghiệp nhìn nhận chuyển đổi số như một cơ hội để sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, hướng tới thay đổi bản chất doanh nghiệp. Điều này đang góp phần tạo ra các doanh nghiệp y tế số, giáo dục số, nông nghiệp số, các doanh nghiệp logistic, giao nhận, thương mại, xuất nhập khẩu, nhà hàng, khách sạn, du lịch và sản xuất,... hoạt động theo những phương thức mới, dựa trên việc kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệu và xử lý thông tin tự động. Dù những hoạt này mới chỉ bắt đầu nhưng đã thu hút được sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp, kỳ vọng một tương lai không xa sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp với những mô hình kinh doanh đột phá, dịch chuyển hoàn toàn sang mô hình kinh doanh trên môi trường số. 4. Định hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp Theo nghiên cứu của Học viện công nghệ Massachusetts (MIT – Massachusetts Institute of Technology), các doanh nghiệp đã chuyển đổi số có lợi nhuận cao hơn 26% so với các doanh nghiệp truyền thống. Làm sao để chuyển đổi số thành công vẫn là câu hỏi còn đang bỏ ngỏ. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã vượt qua các trở ngại trên con đường chuyển đổi và áp dụng công nghệ một cách hiệu quả vào quy trình hoạt động của mình bằng cách xây dựng chiến lược chuyển đổi số linh hoạt và chi tiết. Trong chuyển đổi số, việc sử dụng càng nhiều công nghệ càng tốt là chưa đủ, vì chiến lược luôn thay đổi. Cần phải có một tầm nhìn rõ ràng về sự phát triển của doanh nghiệp và phải được những công nghệ nói trên hỗ trợ với năng lực không giới hạn phù hợp với
  8. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 113 chiến lược đã vạch ra. Chuyển đổi số thành công thường đi kèm với việc tái cấu trúc và tối đa hóa các quy trình nghiệp vụ theo một cách phù hợp nhất đối với chiến lược. Chuyển đổi số trong mỗi doanh nghiệp thì thường khác với nhau và rất khó khăn để đưa ra một chiến lược đúng cho tất cả các doanh nghiệp. Thiếu một chiến lược đúng đắn khiến nhiều doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào công nghệ hơn là tập trung vào khách hàng. Các doanh nghiệp cần thiết phải nhận thức được rằng công nghệ và tích hợp dữ liệu cần được tập trung công bằng với nhau để thành công trong quá trình chuyển đổi số. Một trong những cách tiếp cận để khám phá quá trình chuyển đổi số là việc phân nhóm các thay đổi thành 03 lĩnh vực chính: 1. Hành vi khách hàng. 2. Quy trình nghiệp vụ 3. Mô hình kinh doanh. Việc chuyển đổi trải nghiệm của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được nhấn mạnh trong nghiên cứu chuyên sâu về phân khúc thị trường và hành vi của họ trong không gian marketing, hành vi người tiêu dùng và sự trung thành, truyền thông tương tác với khách hàng trong quá trình bán hàng và nhiều kênh liên lạc số giữa doanh nghiệp và khách hàng. Chuyển đổi số các quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp bao gồm việc tự động hóa các quy trình Nghiên cứu và Phát triển (R & D – Research & Development), quy trình sản suất, quy trình phân phối. Công nghệ số cũng cho phép nâng cao năng lực con người để làm việc với các cấp độ khác nhau trong nhiều lĩnh vực chức năng khác nhau. Việc ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu khách hàng có thật nhằm giúp tăng tốc độ ra quyết định dựa trên năng lực sản xuất của các đơn vị sản xuất khác nhau. Chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh được thực hiện thông qua việc sửa đổi mô hình kinh doanh theo hướng công nghệ số thành một ngành kinh doanh số và tiến tới toàn cầu hóa kinh doanh số. Những quy trình này diễn ra nhờ vào nội dung số dựa trên các sản phẩm và dịch vụ sẵn có để xây dựng các giải pháp số mới. Đặc trưng của con người hiện đại trong việc kết nối số, di động công nghệ số thì sự tồn tại đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng số lớn hơn. Theo đánh giá của sách trắng về chuyển đổi số do hãng SAP thực hiện nhận định rằng liên quan tới thành phần của phân khúc số trong mô hình kinh doanh thì những đặc trưng này mang ý nghĩa phân khúc kinh doanh số và các giải pháp quan hệ khách hàng sẽ mang những đặc trưng thông tin cụ thể (Dữ liệu), khả năng tiếp cận khách hàng toàn cầu (Dịch vụ điện toán đám mây), phân nhóm khách hàng theo đơn hàng và các đặc trưng khác. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xem là tập hợp gồm 07 thành phần: 1. Mô hình kinh doanh.
  9. 114 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 2. Cấu trúc tổ chức. 3. Kỹ năng số của nhân lực. 4. Số hóa các quy trình nghiệp vụ. 5. Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin. 6. Số hóa các sản phẩm, dịch vụ. 7. Các kênh số để tương tác với khách hàng. 4.1. Chiến lược đi trước công nghệ Chiến lược chuyển đổi số đóng vai trò như một “con đường” giúp doanh nghiệp triển khai các ứng dụng công nghệ theo đúng hướng; đảm bảo phương pháp được áp dụng là tốt nhất và tránh được nhiều rủi ro nhất có thể. Các yếu tố cần thiết của chiến lược chuyển đổi số gồm: a. Sự lãnh đạo đúng đắn Hành trình chuyển đổi số đúng cần tầm nhìn, định hướng và kế hoạch thực hiện phù hợp với điều kiện hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Tầm nhìn xa và tư duy nhạy bén giúp xây dựng kế hoạch hành động tốt hơn, tiết kiệm hơn. Việc xác định mục tiêu, đánh giá sản phẩm và khách hàng mục tiêu là bắt buộc trong xây dựng chiến lược. Mục tiêu của chiến lược chuyển đổi số trong doanh nghiệp bao gồm: 1. Cải thiện trải nghiệm của khách hàng. 2. Nâng cao năng suất và hiệu quả. 3. Tăng cường cải tiến. 4. Cải thiện việc ra quyết định. 5. Chuyển đổi các quy trình nghiệp vụ. Các doanh nghiệp phải thực hiện việc cải tiến liên tục nhằm cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Đội ngũ lãnh đạo phải có đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm để dẫn dắt chiến lược chuyển đổi số. Việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp chỉ có thể thành công nếu chiến lược được xây dựng có cơ sở thực tiễn và tính lãnh đạo. Sự thay đổi trong việc chuyển đổi là chắc chắn xảy ra khi triển khai việc chuyển đổi số có liên quan tới chiến lược, tính lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp. Các nghiên cứu thực tiễn tại doanh nghiệp cho thấy rằng các doanh nghiệp có các quy trình nghiệp vụ thành công dựa trên công nghệ số luôn có chiến lược rõ ràng, sự cam kết của quản trị cấp cao về sự thay đổi, động viên khích lệ nhân viên tham gia vào các quy trình nghiệp vụ và tập trung vào sự thay đổi hướng tới đáp ứng nhu cầu và sự quan tâm của khách hàng.
  10. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 115 b. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp Chuyển đổi số chắc chắn sẽ tạo ra nhiều thay đổi lớn trong hoạt động của doanh nghiệp và xuất hiện sự chống đối. Doanh nghiệp cần có những giải pháp, biện pháp để quản trị sự thay đổi này. Sự thay đổi trong doanh nghiệp diễn ra khi một doanh nghiệp chuyển dịch từ trạng thái hiện tại sang một trạng thái mong muốn trong tương lai. Việc quản lý sự thay đổi là quá trình hoạch định và triển khai sự thay đổi trong doanh nghiệp như làm sao để giảm thiểu sự phản kháng của nhân viên và giảm thiểu chi phí thực hiện trong khi đó vẫn liên tục tối đa hóa tính hiệu quả từ nỗ lực tạo sự thay đổi. c. Quản lý dữ liệu Một trong những lý do chính của việc chuyển đổi số là để loại bỏ những “điểm đen”, “điểm mù” trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nhằm tránh sự lãng phí, thừa thãi vô ích khiến cho hệ thống trở nên cồng kềnh, thiếu linh hoạt, chi phí hoạt động cao, giảm khả năng cạnh tranh. d. Lựa chọn công nghệ Tìm kiếm và lựa chọn công nghệ phù hợp cho chuyển đổi số là bài toán khó vì tính đa đạng của hoạt động trong doanh nghiệp. Vì đây là một khoản đầu tư lớn và lâu dài nên bài toán đầu tư công nghệ cũng chính là nguyên nhân khiến cho việc chuyển đổi số thất bại. Sự thay đổi nhanh chóng trong môi trường số khiến cho khung thời gian hoạch định chiến lược bị rút ngắn lại và thu hẹp việc hoạch định hàng năm, dẫn tới việc xử lý kỹ lưỡng dữ liệu sẵn có, nhận thức về nhu cầu phải thay đổi liên tục, phân quyền quản lý mạnh mẽ hơn… Chiến lược chuyển đổi số cần được xây dựng dựa trên các yếu tố kể trên để định hướng, xây dựng con đường chuyển đổi số đúng. Với chiến lược đúng từ ban đầu sẽ là cơ sở cho bài toán công nghệ trong xây dựng chuyển đổi số. 4.2. Bài toán công nghệ số Công nghệ số gồm mạng xã hội, công nghệ di động và điện toán đám mây đang tác động tới các doanh nghiệp và phần lớn các lĩnh vực hoạt động của con người. Các doanh nghiệp cần tích hợp những công nghệ số này và sử dụng năng lực của mình để chuyển đổi các quy trình, thu hút tài năng và định hướng các mô hình kinh doanh mới nhằm cạnh tranh và phát triển trong thế giới số. 4.2.1 Điện toán đám mây Điện toán đám mây là mô hình cho phép truy cập mạng theo yêu cầu rất tiện lợi tới các nguồn lực tin học được cấu hình sẵn bao gồm mạng máy tính, máy chủ, vùng lưu trữ, các ứng dụng và dịch vụ, giúp cho việc thu nhận và cung cấp nhanh chóng với chi phí quản
  11. 116 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC lý tối thiểu hoặc rất ít tương tác với nhà cung cấp dịch vụ. Mô hình đám mây này tăng cường tính sẵn sàng và bao gồm: 1. 05 đặc trưng quan trọng a. Tự phục vụ theo yêu cầu. b. Truy cập mạng nhanh chóng dễ dàng. c. Lưu trữ nguồn lực. d. Độ linh hoạt nhanh. e. Dịch vụ đo lường. 2. 03 mô hình dịch vụ a. Dịch vụ cung cấp phần mềm đám mây (SaaS - Cloud Software as a Service). b. Dịch vụ cung cấp nền tảng đám mây (PaaS – Cloud Platform as a Service). c. Dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây (IaaS – Infrastructure as a Service). 3. 04 mô hình triển khai a. Đám mây riêng (Private cloud). b. Đám mây cộng đồng (Community cloud). c. Đám mây chung (Public cloud). d. Đám mây hỗn hợp (Hybrid cloud). 4. Các công nghệ chính: a. Mạng khu vực rộng tốc độ cao. b. Máy chủ mạnh mẽ, giá thành hợp lý. c. Ảo hóa hiệu quả cao các phần cứng thương mại. Điện toán đám mây là một công nghệ mới dành cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong thị trường dọc với nhiều quy mô khác nhau sẽ nhanh chóng phụ thuộc vào dịch vụ đám mây chung. Tuy nhiên, một số khác biệt sẽ được xây dựng tùy biến theo yêu cầu. Đối với những doanh nghiệp lớn (hơn 250 nhân viên) đã dành hơn 80% ngân sách cho điện toán đám mây sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs – Small and Middle Enterprises). Trong số những SMEs, những doanh nghiệp lớn hơn (từ 100 – 249 nhân viên) đang mong muốn tăng ngân sách nhanh hơn các doanh nghiệp nhỏ. Các lợi ích kinh tế hữu hình ngày càng khả thi khi các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ điện toán đám mây. Lợi thế quan trọng nhất của điện toán đám mây là giúp giảm chi phí, giảm lực lượng nhân viên kỹ thuật và công sức. Các lợi ích về kinh doanh bao gồm:
  12. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 117 a. Dự toán ngân sách Dịch vụ đám mây có đặc trưng là thanh toán hàng tháng theo lưu lượng sử dụng với chi phí trả trước không đáng kể, nghĩa là thay vì phải đầu tư ban đầu với đáng kể thì việc ứng dụng công nghệ hay dịch vụ có chi phí dao động theo mức độ sử dụng. b. Tổng chi phí giảm Lợi ích của dịch vụ đám mây xuất phát từ tính kinh tế nhờ quy mô mà nhà cung cấp dịch vụ thu được, từ đó giúp giảm chi phí của doanh nghiệp sử dụng. c. Áp dụng công nghệ mới nhất Dịch vụ đám mây cho phép các doanh nghiêp có lợi ích lớn khi sử dụng những công nghệ mới nhất mà không mất chi phí đầu tư ban đầu. d. Thanh toán theo mức độ sử dụng Trong mô hình dịch vụ đám mây, các doanh nghiệp trả chi phí theo thực tế sử dụng, không phải theo gói dung lượng có sẵn vốn luôn tính theo dung lượng sử dụng nhiều nhất. Việc sử dụng điện toán đám mây đã được sử dụng rộng rãi và vẫn đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu cả trong khu vực công và tư nhân. Đối với những khách hàng đã và đang sử dụng điện toán đám mây, sự hấp dẫn của việc ứng dụng sâu hơn xuất phát từ tính hiệu quả, sự nhanh nhạy và linh hoạt. Đối với những doanh nghiệp chưa ứng dụng điện toán đám mây thì chi phí ban đầu thấp hơn cùng với khả năng dễ sử dụng là những hấp dẫn cần thiết nhằm thu hút thêm. Các doanh nghiệp thu được các lợi ích bao gồm hoạt động trên nền tảng di động hiệu quả hơn (46%), năng suất cao hơn (41%), sử dụng nhiều quy trình chuẩn hơn (35%), khả năng gia nhập các lĩnh vực kinh doanh mới tốt hơn (33%) và khả năng mở rộng ở các vị trí địa lý mới tốt hơn (32%). Trong một vài năm qua, công nghệ điện toán đám mây đã phát triển cực kỳ nhanh chóng và các dự đoán cho thấy rằng xu hướng này sẽ tiếp tục khi công nghệ này cung cấp công cụ để tối ưu việc sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiếp tục tập trung chính vào bảo mật an nình và quản lý dịch vụ. Dữ liệu cho thấy rằng 67% SMEs ở Việt Nam đã và đang sử dụng một số dịch vụ đám mây, tỷ lệ trung bình ở châu Âu là 53%. Các doanh nghiệp dự đoán vào năm 2025, tất cả các giải pháp kinh doanh CNTT truyền thông sẽ hiện thực trên điện toán đám mây. Hơn 85% ứng dụng của doanh nghiệp sẽ được đặt trực tiếp trên đám mây. 4.2.2. Internet vạn vật (IoT - Internet of Things) Là mạng tương tác kết nối các thiết bị vật lý, phương tiện (cũng được xem là các thiết bị có kết nối và thiết bị thông minh), các cao ốc,... được tích hợp với các bộ phận điện tử,
  13. 118 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC phần mềm, cảm biến, động cơ chủ động và việc kết nối mạng cho phép những thiết bị này thu thập và trao đổi dữ liệu. Năm 2013, bộ tiêu chuẩn toàn cầu về IoT định nghĩa “IoT là cơ sở hạ tầng của xã hội thông tin”. IoT cho phép các đối tượng cảm nhận được và được kiểm soát từ xa thông qua cơ sở hạ tầng mạng sẵn có, tạo ra nhiều cơ hội cho việc tích hợp trực tiếp hơn với thế giới vật lý trở thành hệ thống với nền tảng là máy tính, điều này cho phép cải thiện tính hiệu quả, tính chính xác và lợi ích kinh tế cùng với việc giảm sự can thiệp của con người (9). Dịch vụ IoT đám mây là một thành phần của nhiều hệ thống thông tin kinh doanh thành công hiện nay. Do có nhiều lợi ích, IoT được coi là một trong những công nghệ chuyển đổi kỹ thuật số được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vào quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp của mình. Với khả năng hiển thị chi tiết, minh bạch về hàng hóa và hoạt động của doanh nghiệp, IoT giúp quản lý chặt chẽ hơn toàn bộ quá trình vận hành. Ngoài ra, IoT cũng cung cấp dữ liệu, thông tin chi tiết và phân tích cụ thể giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chuyển đổi số, vận hành hiệu quả, tăng tính linh hoạt và phục vụ khách hàng tốt hơn. 4.2.3. Công nghệ di động Là một phần của công nghệ chuyển đổi số. Công nghệ di động hiện thực hóa mục tiêu của chuyển đổi số và cung cấp sự tương tác liên lục với khách hàng tại tất cả các kênh liên lạc của doanh nghiệp. Sự phát triển của nền tảng kinh doanh số di động dựa trên điện thoại thông mình và máy tính bảng. Môi trường nghiệp vụ chuyên môn đang chuyển đổi và kinh tế toàn cầu đang cộng tác dựa trên nền tảng số hóa và di động. Lợi ích của công nghệ di động bao gồm năng suất lớn hơn, lợi nhuận tăng hơn 26% so với thông thường. Việc sử dụng công nghệ di động trong kinh doanh và mức độ tích hợp giữa các công nghệ hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp và tập trung vào việc tối ưu công tác quản lý các quy trình nghiệp vụ kinh doanh. 4.2.4. Dữ liệu lớn và Phân tích dữ liệu Khối lượng dữ liệu kinh doanh khổng lồ lên tới terabytes và đang tăng lên tới petabyte đặt ra thách thức về quản lý và phân tích dữ liệu này. Kho dữ liệu (DW – Data Warehouse) không còn hiệu quả để quản lý khối lượng dữ liệu hỗn hợp và duy nhất. Việc dồn nén các nguồn dữ liệu trong mô hình đám mây cho phép tính linh hoạt cao hơn và cải tiến nhanh hơn theo yêu cầu kinh doanh chủ động. Điện toán đám mây đã và đang thay đổi các thông số kỹ thuật tạo sức ép lên các giới hạn của hệ quản trị cơ sở dữ liệu truyền thống vì điện toán đám mây phân bổ tài nguyên chủ động theo yêu cầu, tính ảo hóa và tính kinh tế nhờ quy mô rất đáng kể trong việc quản lý khối lượng lớn dữ liệu. Các công cụ Trí tuệ kinh doanh (Business Intelligence), dịch vụ web Google BigQuery dành cho dữ liệu lớn và Google CloudSQL dành cho hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Năm 2016, khoảng 75% các doanh nghiệp tại châu Âu và các đội nhóm có ít nhất 10 thành viên đã có trang web riêng, gần một nửa sử dụng phương tiện truyền thông. Tuy
  14. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 119 nhiên, theo đánh giá của Văn phòng thống kê Châu Âu (Eurostat – European Statistical Office) chỉ 10% trong số đó thừa nhận rằng họ cũng đang phân tích khối lượng dữ liệu to lớn. Nguồn phân tích phổ biến nhất là dữ liệu về vị trí địa lý có được từ các thiết bị xách tay trong đó 47% từ các doanh nghiệp và 45% từ các phương tiện truyền thông xã hội. 33% báo cáo rằng họ đã phân tích dữ liệu của riêng mình được thu thập từ các thiết bị thông minh và cảm ứng, 25% sử dụng các nguồn dữ liệu khác. Các nước thành viên châu Âu với nguồn dữ liệu sẵn có, tối thiểu 15% các doanh nghiệp châu Âu tiến hành phân tích khối lữ liệu lớn này, Malta và Hà Lan (19%), Bỉ (17%), Phần Lan và Vương quốc Anh (15%),... Ngoài ra, chỉ 6% các doanh nghiệp phân tích dữ liệu ở Đức và Ba Lan, đảo Sýp là 3’%. Trong khuôn khổ dự án “Chuyển đổi số khu vực Đông Nam Á”, 600 SMEs tham gia dự án đã thừa nhận rằng tất cả các doanh nghiệp đều nhận thức được rằng số hóa các mô hình hoạt động kinh doanh của mình là đáp ứng được yêu cầu của dự án, tầm quan trọng và tính cấp thiết của dự án. Việc số hóa và chuyển đổi mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh và duy trì cạnh tranh trong môi trường trong nước và quốc tế đối với tất cả các doanh nghiệp (lee và cộng sự, 2020). Tại các cấp độ quản lý của cây phân cấp, các nhà quản lý và chủ sở hữu đều tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển đổi số. Điều này chứng minh các nhà quản lý SMEs đã nhận thức được đầy đủ vai trò quan trọng của quá trình chuyển đổi số cho các quy trình nghiệp vụ. Khó khăn và trở ngại lớn nhất của việc số hóa trong các doanh nghiệp không phải là bài toán công nghệ mà là nhân tố con người, văn hóa truyền thống, sự chống lại thay đổi của nhân viên, thiếu kiến thức phù hợp và thực tiễn đủ tốt, thiếu nguồn lực tương xứng, thiếu động lực và dám chấp nhận rủi ro. Theo báo cáo hàng năm vào năm 2016 của công ty cổ phần dữ liệu quốc tế (IDC – International Data Corporation) dự đoán rằng ngành công nghệ truyền thông thông tin tập trung vào tác động mạnh mẽ của chuyển đổi số, một nền tảng công nghiệp hướng tới sự phát triển và cải tiến. Chuyển đổi số hợp nhất các ứng dụng và thiết bị, các dịch vụ đám mây, phân tích dữ liệu khổng lồ với mạng xã hội. Theo dự đoán của IDC, thị trường công nghệ thông tin và truyền thông sẽ đạt 5.000 tỷ USD vào năm 2025 so với 1.300 tỷ USD của năm 2012, tăng trường 40% lợi nhuận và ngân sách dành cho công nghệ thông tin sẽ tăng lên 98% nhờ vào các công nghệ chuyển đổi số so với mức tăng chỉ 22% hiện tại. 4.2.5. Các công nghệ khác Rô bốt cũng là một trong những công nghệ chuyển đổi số lớn vào năm 2021. Theo khảo sát, có 25%doanh nghiệp sử dụng robot thông minh trong hoạt động của họ. Tỷ lệ này ước tính sẽ tăng lên 30% trong tương lai gần, cho thấy một tương lai tươi sáng của công nghệ này. Công nghệ VR tạo ra một thế giới ảo do máy tính tạo ra. Công nghệ này giúp người dùng bước vào môi trường ảo, trở thành một phần trong đó. Nó đưa tới người sử dụng
  15. 120 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC trải nghiệm hình ảnh ảo với khả năng tương tác qua những giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác. 4.3. Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp sản xuất Chuyển đổi số ở khu vực sản xuất công nghiệp được nhấn mạnh, bởi đó là động lực thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong một số lĩnh vực, việc chuyển đổi số chủ yếu diễn ra trong các quy trình sản xuất, đây là đặc trưng tiêu biểu của các doanh nghiệp sản xuất. Việc giảm chi phí bằng cách số hóa các quy trình phát triển, thử nghiệm và sản xuất các sản phẩm mới đóng vai trò rất quan trọng. Các ứng dụng di động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các quy trình sản xuất và truyền thông nội bộ giữa các nhân viên hơn là tương tác với khách hàng vốn phần lớn không phải là những người dùng cuối. Cơ sở dữ liệu lớn và quy trình xử lý thông tin đang được tập trung hơn vào sản xuất (1) . Việc số hóa các quy trình sản xuất mở ra nhiều cơ hội cho khả năng mở rộng kinh doanh và tiến tới toàn cầu hóa, quốc tế hóa. Tuy nhiên, việc số hóa các quy trình sản xuất cũng mở ra nhiều cơ hội cho việc mở rộng kinh doanh và việc quốc tế hóa trong các lĩnh vực kinh tế truyền thống. Chuỗi giá trị truyền thống của ngành bao gồm các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM – Original Equipment Manufacturers), nhà cung cấp, nhà bản lẻ và dịch vụ sau bán hàng đã và đang bị những người mới gia nhập thị trường đã số hóa và ranh ma gây khó khăn trong cả chuỗi giá trị hiện hữu và chuỗi giá trị mở rộng. Những công nghệ mới đã thúc đẩy nhiều cải tiến trong mô hình kinh doanh tạo nên những thách thức và mở rộng chuỗi giá trị tiêu chuẩn khi xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới dành cho khách hàng (8). Xu hướng số đã và đang tạo ra cơ hội phát triển cho các người mới gia nhập vào các phân khúc thị trường truyền thống và tạo ra các phân khúc thị trường mới. Tốc độ của quá trình chuyển đổi phụ thuộc vào tiến bộ trong công nghệ kết nối, sự thay đổi của hành vi khách hàng, sự nổi lên của mô hình kinh doanh mới và xu hướng môi trường cùng môi trường pháp lý. Những tác động này phần lớn thường xuất hiện trong giai đoạn sau bán hàng của chuỗi giá trị. Tuy nhiên, việc số hóa cũng có tác động rất lớn vào hoạt động R&D, hoàn thiện sản phẩm, lắp ráp, marketing và bán hàng. Trong mỗi hoạt động này, tổng lợi nhuận toàn cầu từ hoạt động trực tuyến sẽ đạt 10 – 15% vào năm 2025. Đối với lĩnh vực sản xuất các bộ phận lắp ráp và dịch vụ bán lẻ thì Trung Quốc luôn là thị trường tăng trưởng doanh thu hấp dẫn nhất khi số hóa. Những doanh nghiệp tham gia cuộc chơi cũng phải đáp ứng kịp thời kỳ vọng của người tiêu dùng về bảo mật an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu. Khả năng quản lý và bảo mật dữ liệu khách hàng là thách thức mà phần lớn các ngành đều phải đối mặt trong thế giới số đang phát triển. Chuyển đổi số đòi hỏi sự phân tích chuyên sâu về trạng thái hiện tại của các quy trình nghiệp vụ và mô hình kinh doanh hiện hữu trong doanh nghiệp. Việc phân tích phải thực
  16. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 121 hiện trước khi phát triển chiến lược chuyển đổi số. Việc phân tích phải trả lời được các câu hỏi chia theo các lĩnh vực: 1. Thái độ đối với chuyển đổi số. 2. Quản lý sự hỗ trợ trong chiến lược xây dựng doanh nghiệp số. 3. Mức độ sử dụng các công nghệ số trong lực lượng nhân sự. 4. Mức độ sử dụng các kênh truyền thông số. 5. Cơ sở hạ tầng số. 6. Các công cụ số đáp ứng nhu cầu khách hàng và quy trình nội bộ. 7. Đầu tư vào các giải pháp số: Nguồn lực nào có thể phân bổ cho các quy trình chuyển đổi số. Việc phân tích nên tập trung vào một số lĩnh vực then chốt như: 1. Người sử dụng. 2. Nhà cung cấp và đối tác. 3. Nhà đầu tư. 4. Nhân lực doanh nghiệp. 5. Vai trò lãnh đạo của doanh nghiệp. Việc phân tích cũng nên chỉ ra làm sao việc số hóa doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng, làm sao để giúp xây dựng quan hệ với các nhà đầu tư, làm sao để thay đổi văn hóa doanh nghiệp và làm sao để thay đổi hiệu quả trong doanh nghiệp và quy trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số cũng bao gồm việc cung cấp các dịch vụ cùng có chất lượng cao thông qua tất cả các kênh truy cập bất cứ thời gian nào bằng việc sử dụng các dịch vụ đám mây và các ứng dụng di động. 5. Kết luận Chuyển đổi số là quá trình khách quan, muốn hay không thì chuyển đổi số vẫn xảy ra và đang diễn ra. Cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi. Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, và do vậy, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với mình. Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chuyển đổi nhận thức là nhóm giải pháp hàng đầu tạo nền móng cho chuyển đổi số, trong đó, đặt ra yêu cầu chuyển đổi nhận thức về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong xã hội.
  17. 122 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Các doanh nghiệp ngày nay đang tìm kiếm môi trường kinh doanh tốt không ảnh hưởng tiêu cực tới tính linh hoạt của các doanh nghiệp. Một tring những yếu tố thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu là các doanh nghiệp phải có năng lực thích ứng nhanh và hiệu quả với sự thay đổi. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một quá trình có mục đích đáp ứng với môi trường kinh doanh thay đổi. Việc triển khai đòi hỏi một chiến lược rõ ràng và sự ưu tiên với nguồn lực tài chính, sự lãnh đạo và tham gia tích cực của các nhân viên trong doanh nghiệp. Tốc độ của dòng công việc tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi khu vực. Việc mở rộng nhanh chóng trong kết nối toàn cầu là xu hướng hiện tại. Quan trong nhất là nền kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi thành nền kinh tế số với sự bùng nổ của điện toán đám mây, dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu, công nghệ di động và kết nối băng thông rộng, thương mại điện tử, mạng xã hội và việc sử dụng các cảm biến thông minh cùng với IoT. Các công nghệ chiến lược hiện tại có thể tác động đáng kể vào thị trường của doanh nghiệp trong vài năm tới, được hình thành từ ảnh hưởng của 04 lực lượng hội tụ là Mạng xã hội, thiết bị di động, điện toán đám mây và phân tích dữ liệu. Những lực lượng này được cải tiến và tự cách mạng trong chính nội tại mỗi lực lượng nhưng có sự kết hợp lẫn nhau, chúng làm chuyển đổi căn bản doanh nghiệp và xã hội, phá hủy các mô hình kinh doanh cũ và tạo ra thế hệ lãnh đạo mới. Sự giao thoa giữa các thế lực này xây dựng lên nền móng cho các nền tảng chuyển đổi số. Tài liệu tham khảo Bonnet, D. & P. Ferraris (2013). Digital Transformation Benchmark – 2012: Insights for the Manufacturing Industry. Capemini Consulting. https://www.capgemini.com/ wp-content/uploads/2017/07/manufacturing_-_introduction_to_the_mit_phase2_ benchmarks_22may2013.pdf Bradley, J., Loucks, J., Macaulay, J., Noronha, A., & Wade, M. (2015). Digital Vortex: How Digital Disruption Is Redefining Industries. Global Center for Digital Business Transformation. Kane, G. C., Palmer, D., Phillips, A. N., Kiron, D. and Buckley, N. (2015). Strategy, not Technology, Drives Digital Transformation: Becoming a Digitally Mature Enterprise. http://sloanreview. mit.edu/projects/strategy-drives-digital-transformation/ Craig A. Lee, Robert B. Bohn, Martial Michel (2020). The NIST Cloud Federation Reference Architecture. https://doi.org/10.6028/NIST.SP.500-332 Lee, C. A., Bohn, R. B., & Michel, M. (2020). The NIST cloud federation reference architecture. NIST Special Publication, 500, 332. Danube Transnational Programme (2019). Digital transformation in the Danube region. https:// www.interreg-danube.eu/approved-projects/digitrans
  18. CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 123 SAP White Paper Digital Transformation (2016). Digital Business Modeling: A Structural Approach Toward Digital Transformation. https://news.sap.com/germany/files/2016/04/digital- business-modeling-ea769b27-5a7c-0010-82c7-eda71af511fa.pdf Ernst and Young (2016). The digitization of everything – How organizations must adapt to changing consumer behavior. https://www.the-digital-insurer.com/wp-content/uploads/2014/04/200- EY_Digitisation_of_everything.pdf World Economic Forum White Paper (2016). Digital Transformation of Industries: In collaboration with Accenture Digital Enterprise. http://reports.weforum.org/digitaltransformation-of- industries/wp-content/blogs.dir/94/mp/files/pages/files/digital-enterprisenarrative-final- january-2016.pdf https://en.wikipedia.org/wiki/Internet_of_things VCCI (2020). Chuyển đổi số: Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19 và phát triển. NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020). Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam. NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Bộ Thông tin và Truyền thông (2021). Cẩm nang chuyển đổi số. NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0