intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số trong giảng dạy đại học: Cơ hội và thách thức

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chuyển đổi số trong giảng dạy đại học: Cơ hội và thách thức" thông tin đến bạn đọc về việc chuyển đổi số tác động toàn diện đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục – đào tạo, đặc biệt giáo dục đại học. Trên thực tế, việc ứng dụng các công nghệ của chuyển đổi số đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hỗ trợ cho các trường đại học, giảng viên và sinh viên. Tuy nhiên, giáo dục đại học với những đặc thù về người học, môn học chuyên ngành, môi trường học tập, cơ sở vật chất... đã đặt ra nhiều thời cơ, thách thức đối với các trường đại học, giảng viên và sinh viên trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng những đòi hỏi của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số trong giảng dạy đại học: Cơ hội và thách thức

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Đỗ Thị Nga1 Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại nhiều thành tựu khoa học công nghệ vượt bậc làm thay đổi đáng kể cuộc sống con người. Trong tiến trình phát triển ấy, chuyển đổi số (Digital Transformation) đã trở thành xu thế tất yếu của mỗi quốc gia. Chuyển đổi số tác động toàn diện đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục – đào tạo, đặc biệt giáo dục đại học. Trên thực tế, việc ứng dụng các công nghệ của chuyển đổi số đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hỗ trợ cho các trường đại học, giảng viên và sinh viên. Tuy nhiên, giáo dục đại học với những đặc thù về người học, môn học chuyên ngành, môi trường học tập, cơ sở vật chất... đã đặt ra nhiều thời cơ, thách thức đối với các trường đại học, giảng viên và sinh viên trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng những đòi hỏi của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục. Từ khóa: Chuyển đổi số, giảng dạy đại học 1. KHÁI NIỆM CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020. Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số2. Từ đó, có thể hiểu, chuyển đổi số trong giảng dạy đại học là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các trường đại học, giảng viên và sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục dựa trên ứng dụng công nghệ số. Hiểu một cách đơn giản thì chuyển đổi số trong giáo dục đại học chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất. Chuyển đổi số trong giảng dạy đại học mang lại nhiều mục đích quan trọng, hướng tới việc cải thiện trải nghiệm học tập, nâng cao chất lượng giáo dục, và đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghệ số. 2. NỘI DUNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Trong lĩnh vực giáo dục đại học, chuyển đổi số không chỉ là số hóa bài giảng, hay ứng dụng các phần mềm vào xây dựng bài giảng mà còn là sự chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số. Chuyển đổi số trong giảng dạy đại học có thể được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Nội dung giảng dạy: Sử dụng công nghệ số để tạo ra các bài giảng sinh động, hấp dẫn, 1 Học viện Chính trị khu vực I 2 Bộ Thông tin & Truyền thông, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, https://dx.mic.gov.vn/ docs/chuyen-doi-so-la-gi/
  2. 434 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Ví dụ: sử dụng video, hình ảnh, âm thanh, trò chơi điện tử,... để minh họa cho bài giảng. - Phương pháp giảng dạy: Sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tham gia của sinh viên. Ví dụ: sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp học tập dựa trên vấn đề,... - Hoạt động học tập: Sử dụng các công cụ học tập trực tuyến để sinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: sử dụng hệ thống học tập trực tuyến (LMS), các ứng dụng học tập trực tuyến,... - Đánh giá học tập: Sử dụng các phương pháp đánh giá học tập linh hoạt, đa dạng, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Ví dụ: sử dụng đánh giá quá trình, đánh giá tổng hợp,... “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ xác định chuyển đổi số trong giáo dục có những nội dung như sau: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình1. 3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC 3.1. Cơ hội đối với chuyển đổi số trong giảng dạy đại học Thứ nhất, tạo ra những trải nghiệm học tập độc đáo Chương trình đại học sinh viên phải hoàn thành một khối lượng nội dung khá lớn bao gồm các môn học cung cấp kiến thức chung, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành. Môn học nào cũng bao hàm một khối lượng kiến thức khổng lồ. Chính vì vậy, quá trình giảng dạy giảng viên thường rơi vào tình trạng “cháy giáo án”, vì thời gian trên lớp không đủ để giảng viên truyền tải hết nội dung lý thuyết của môn học. Song trong thời đại mới, giảng viên hoàn toàn có thể áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ mới trong quản lý lớp học, phân chia nội dung giảng, nội dung thảo luận, nội dung tự học và kiểm soát các hoạt động học tập của sinh viên thông qua ứng dụng kahoot.it, pollev.com,… Công nghệ số giúp người dạy tạo ra các bài giảng sinh động, hấp dẫn, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Giảng viên cũng có thể sử dụng thực tế ảo, mạng xã hội, điện toán đám mây,… đồng thời cũng có thể liên kết đến nhiều nội dung học tập khác có liên quan đến môn học một cách thuận lợi và dễ dàng. Chuyển đổi số hỗ trợ đắc lực cho giảng viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyển từ chủ yếu truyền đạt tri thức sang những phương pháp giảng dạy tích cực, có sử dụng các ứng dụng hiện đại như Prezi, Google drive, Top hat, Pandora,… Những ứng dụng này giúp cho bài giảng thêm sinh động, kết hợp được nhiều cách thức tương tác đến người học khác nhau thông qua nghe, nhìn, cảm nhận, từ đó sinh viên có thể phát huy tối đa các năng lực nhớ, hiểu, vận dụng, Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 về Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc 1 gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 435 phân tích, đánh giá, sáng tạo từ chính phương pháp mà giảng viên cung cấp cho họ1. Nhờ các ứng dụng của công nghệ số, giảng viên có thể sử dụng đa phương tiện để minh họa ý kiến, làm cho nội dung trở nên trực quan và dễ hiểu. Thậm chí, người dạy có thể sử dụng công nghệ Thực tế ảo (AR) kết hợp thế giới ảo và thế giới thực, giúp học sinh «đặt chân» vào những địa điểm khác nhau, tạo ra những trải nghiệm học tập độc đáo. Các phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tham gia của sinh viên cũng được ứng dụng hiệu quả hơn nhờ công nghệ số. Điều này giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn, phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Thứ hai, tăng tính tương tác giữa giảng viên và sinh viên Công nghệ số giúp tạo ra môi trường học tập chủ động, sáng tạo cho sinh viên. Sinh viên có thể dễ dàng tương tác với giảng viên, trao đổi ý kiến, giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và thuận tiện. Giảng viên có thể sử dụng các diễn đàn và cộng đồng trực tuyến để sinh viên có thể đặt câu hỏi, thảo luận với nhau và chia sẻ ý kiến. Bên cạnh đó, người dạy có thể tổ chức thăm dò ý kiến trực tuyến trước, trong và sau bài giảng để đo lường sự hiểu biết và thu thập phản hồi từ người học. Việc sử dụng các ứng dụng quiz và trò chơi giáo dục giúp kích thích sự tham gia và kiểm tra hiểu biết của người học. Hệ Thống Quản Lý Học Tập (LMS) giúp chia sẻ tài nguyên học tập, bài giảng và các tài liệu đọc trực tuyến cho người học. Thứ ba, tạo điều kiện cho sinh viên học tập mọi lúc, mọi nơi Công nghệ số giúp sinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi, phù hợp với nhu cầu học tập và chủ động tiếp cận các bài giảng, tài liệu học tập, các hoạt động học tập trực tuyến. Bằng việc sử dụng các công cụ họp trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams… giúp giảm chi phí và thời gian di chuyển cho người dạy và người học, có thể làm cho giáo dục đại học trở nên phổ biến hơn cho những người không thể đến trường. Chuyển đổi số có thể mở rộng quyền lợi của giáo dục đại học và làm cho nó trở nên linh hoạt và tiếp cận được hơn cho mọi người. Thứ tư, giúp thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới sáng tạo Thông qua các nền tảng nghiên cứu trực tuyến, các cơ sở dữ liệu trực tuyến như PubMed, IEEE Xplore, hoặc JSTOR giúp các trường đại học, giảng viên và sinh viên tiếp cận hàng triệu bài báo, sách, và tài nguyên nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới, phục vụ cho nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Công nghệ số giúp các trường đại học dễ dàng kết nối với các cơ sở nghiên cứu khác trên thế giới để tiếp cận các nguồn tài nguyên, thông tin, dữ liệu, công cụ và kỹ thuật tiên tiến, điều này giúp các trường đại học tăng cường khả năng nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới, giải pháp mới. Các công cụ và kỹ thuật tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML), điện toán đám mây (cloud computing),... giúp các nhà nghiên cứu giải quyết các vấn đề phức tạp, tạo ra các phát minh mới, thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc sử dụng các công nghệ số hỗ trợ các trường đại học, giảng viên và sinh viên dễ dàng hợp tác với nhau, với các doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu khác, từ đó, mở rộng quy mô nghiên cứu, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, tạo ra các sản phẩm nghiên cứu có giá trị cao hơn. 1 Nguyễn Bình Huy, Trần Hải Anh, Nguyễn Hữu Tâm (2023), Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Công thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chuyen-doi-so-xu-huong-tat- yeu-trong-giao-duc-dai-hoc-o-viet-nam-hien-nay-108880.htm
  4. 436 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 3.2. Thách thức đối với chuyển đổi số trong giảng dạy đại học Một là, thách thức về thay đổi nhận thức của giảng viên và sinh viên Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là vấn đề trọng tâm trong giai đoạn hiện nay để các trường đại học tạo cơ hội xác lập được vị thế của mình. Tuy nhiên, việc nhận thức đúng tầm quan trọng và xu hướng tất yếu của chuyển đổi số trong giảng dạy đại học để triển khai thực hiện nhiệm vụ mới sẽ gặp không ít khó khăn, bởi đây là việc chưa có tiền lệ, khi triển khai những vấn đề mới mẻ thường sẽ vấp phải những sự phản đối, những ý kiến trái chiều. Chuyển đổi số đôi khi đòi hỏi thay đổi văn hóa giáo dục, điều này có thể gặp phải sự chống đối hoặc thiếu lòng tin từ cộng đồng giáo viên và sinh viên. Giáo viên và sinh viên có thể đối mặt với khó khăn trong quá trình chấp nhận công nghệ mới, đặc biệt là đối với những người đã quen thuộc với hình thức giảng dạy truyền thống. Với việc ứng dụng những công nghệ của chuyển đổi số đòi hỏi thay đổi phương pháp sư phạm từ truyền thống sang tích cực, lấy người học làm trung tâm, điều này đặc ra yêu cầu giảng viên phải có sự thay đổi về tư duy, kiến thức và kỹ năng giảng dạy cho phù hợp với những công nghệ áp dụng. Hai là, thách thức về nguồn lực Chuyển đổi số đòi hỏi đầu tư lớn về hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng lưới internet, hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ dữ liệu,... Các trường đại học cần có nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin. Một số trường đại học, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, gặp khó khăn với hạ tầng kỹ thuật không đồng đều, làm hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ số. Chuyển đổi số còn đòi hỏi giảng viên phải có kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy; đòi hỏi giảng viên cần chuẩn bị tài liệu giảng dạy và học tập phù hợp với các nền tảng công nghệ số. Thứ ba, thách thức về bảo mật dữ liệu Chuyển đổi số đòi hỏi xử lý và lưu trữ lượng lớn dữ liệu của sinh viên, giảng viên, nhà trường đặt ra yêu cầu về bảo mật dữ liệu, đảm bảo an ninh thông tin. Việc sử dụng các nền tảng trực tuyến để thu thập và lưu trữ dữ liệu sinh viên có thể tăng nguy cơ mất mát hoặc rò rỉ thông tin cá nhân nếu không có biện pháp bảo mật chặt chẽ. Dữ liệu của sinh viên, giảng viên, nhà trường có thể bị lạm dụng cho các mục đích trái phép, như đánh cắp thông tin cá nhân, lợi dụng kinh doanh,... Quản lý quyền truy cập vào các hệ thống và cơ sở dữ liệu là một thách thức, đặc biệt khi có nhiều người dùng tham gia trong quá trình giảng dạy và học tập trực tuyến. Sự xuất hiện của công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain đưa ra những thách thức mới liên quan đến an ninh và quản lý dữ liệu. Các hacker có thể tấn công vào hệ thống công nghệ thông tin của các trường đại học để đánh cắp dữ liệu. Như vậy, sự bùng nổ của thông tin, sự phát triển của mạng internet đã làm môi trường dạy và học không còn bị bó hẹp trong không gian của giảng đường. Giảng viên và sinh viên có điều kiện tiếp nhận và chia sẻ thông tin nhanh hơn, liên tưởng nhanh hơn giữa kiến thức lý thuyết trên lớp với thực tiễn cuộc sống. Người học cũng dễ dàng truy cập vào kho dữ liệu khổng lồ, các thông tin được mở rộng, có cơ hội tương tác, kết nối không chỉ với giảng viên
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 437 mà còn tương tác với các chuyên gia trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội đó thì chuyển đổi số cũng mang lại nhiều thách thức cho các trường đại học, cho cả giảng viên và sinh viên. Thực tiễn này đòi hỏi cả người dạy lẫn người học phải thay đổi và tìm cách thích ứng nếu không muốn bị tụt hậu vì không đáp ứng được yêu cầu xã hội. 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP Nhà nước cần có chính sách quan tâm, hỗ trợ, đầu tư giúp cho các trường đại học chuyển đổi số một cách thuận lợi. Hoạt động chuyển đổi số hiện nay vẫn còn đang trong tình trạng mạnh ai nấy làm, chưa có sự đồng bộ cả về lộ trình, cách thức, phương pháp. Nhà nước cũng cần có chính sách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính…, tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học thực hiện chuyển đổi số nhanh nhất và thuận lợi nhất. Các trường đại học cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động, sự đồng thuận của tất cả các trường đại học với công tác chuyển đổi số; đồng thời, nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thông tin cho sinh viên khi tham gia chuyển đổi số. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của trường, Bộ Giáo dục và của Nhà nước về công tác chuyển đổi số. Các trường đại học cần đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin nhằm phục vụ công cuộc chuyển đổi số một cách nhanh chóng, thuận lợi. Xây dựng các giải pháp tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, hệ thống an toàn, an ninh mạng (SOC) phục vụ tốt cho việc lưu trữ và bảo mật cơ sở dữ liệu, tránh nguy cơ bị tấn công mạng, đánh cắp cơ sở dữ liệu... tại các trường đại học. Đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành các trường đại học, thực thi công việc theo hướng khuyến khích, sẵn sàng ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ, mô hình mới trong quá trình chuyển đổi số. Rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp trong tiến trình chuyển đổi số, thực hiện tốt việc bảo vệ sở hữu trí tuệ... để khuyến khích các trường đạo học, đổi mới sáng tạo phát triển bền vững, đồng thời tạo động lực cho các chuyên gia công nghệ thông tin, nhà khoa học, các giảng viên, sinh viên tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số. Xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các trường đại học để phục vụ quản lý điện tử trên hạ tầng nền tảng điện toán đám mây; thực hiện quy chế chia sẻ thông tin qua hệ thống mạng giữa các trường đại học trong và ngoài nước. Hình thành Trung tâm thông tin và dự báo xu hướng phát triển của giáo dục đại học trong nước và quốc tế. Ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động quản lý, điều hành công việc, các ứng dụng nghiệp vụ quản lý. Thực hiện đồng bộ việc luân chuyển các văn bản trên môi trường mạng thông qua hệ thống các trang, cổng thông tin điện tử; ứng dụng chứng thực số, chữ ký số để thực hiện các công việc (ngoại trừ các văn bản mật theo quy định); đầu tư xây dựng hệ thống dữ liệu lớn (Big data) đủ đáp ứng công việc của mỗi trường đại học nói riêng và hệ thống giáo dục đại học nói chung. Đồng bộ số hóa dữ liệu trong các hoạt động của các trường đại học đầy đủ thông tin phục vụ người học và các hoạt động chung của nhà trường. Phải có giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công
  6. 438 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời trong quá trình chuyển đổi số. Xây dựng và vận hành có hiệu quả Trung tâm điều hành An ninh mạng (SOC). Phát huy vai trò của người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số gắn với mục tiêu nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành, quản lý. Đưa kết quả triển khai chuyển đổi số thành chỉ tiêu đánh giá của các ngành, các cấp và cán bộ, công chức. Sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lý cần thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, khả năng ngoại ngữ để có thể nắm bắt và áp dụng công nghệ thành công trong giảng dạy và chuyển đổi số. Tập trung nguồn kinh phí, bố trí, sắp xếp thời gian, công việc, để tập trung cho việc học tập nâng cao trình độ giúp cho việc chuyển đổi số tại các trường đại học diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Phát triển các nguồn lực về công nghệ số trong các trường đại học nhằm tạo môi trường cho sự phát triển cho kinh tế số, từng bước tạo thị trường sản phẩm khoa học - công nghệ và là trung tâm chuyển giao khoa học - công nghệ của quốc gia. Đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng phục vụ vận hành các hoạt động chuyển đổi số cho cán bộ, viên chức. Hướng dẫn, phổ cập kỹ năng số cho cán bộ viên chức, đưa nội dung đào tạo về kiến thức, kỹ năng số vào chương trình tập huấn hàng năm. Tập trung nguồn lực cho các chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số. Tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị về chuyển đổi số nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; đồng thời, hợp tác với các tổ chức nghiên cứu trong nước, nước ngoài để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số. 5. KẾT LUẬN Chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng có vai trò then chốt trong sự phát triển của đất nước. Tiến trình thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam đang diễn ra với tốc độ nhanh, nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và đầu tư từ Chính phủ và Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam. Tuy vậy, khoảng cách về cơ sở hạ tầng, nguồn lực và khoa học - công nghệ là nguyên nhân chính khiến cho các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam chưa thể tiến hành chuyển đổi số một cách hoàn thiện và đồng bộ. Quá trình quá chuyển đổi số muốn diễn ra thành công cần đến các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cũng như sự quyết tâm của các cấp lãnh đạo, giảng viên và sinh viên để vượt qua những khó khăn, thử thách liên quan đến chính sách, cơ sở vật chất và truyền thông... Vì vậy, tận dụng những cơ hội, đồng thời khắc phục những khó khăn thách thức thì quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học mới diễn ra thuận tiện và hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thông tin & Truyền thông, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, https://dx.mic.gov.vn/docs/ chuyen-doi-so-la-gi/ 2. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 về Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” 3. Nguyễn Bình Huy, Trần Hải Anh, Nguyễn Hữu Tâm (2023), Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Công thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ chuyen-doi-so-xu-huong-tat-yeu-trong-giao-duc-dai-hoc-o-viet-nam-hien-nay-108880.htm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2