intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ loại bỏ chất ô nhiễm không khí (SOx, NOx) bằng phương pháp sử dụng

Chia sẻ: Duong Dinh Nam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

415
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công nghệ loại bỏ chất ô nhiễm không khí (SOx, NOx) bằng phương pháp sử dụng xúc tác có phân tán các bon Phòng nghiên cứu môi trường, Viện nghiên cứu khoa học công nghệ Pohang Lee Ki Man, Byun Young Chul, Go Dong, Joon 1. Mở đầu Khí thải từ lò hơi của nhà máy nhiệt điện, lò luyện cốc và lò thiêu đều có hàm lượng khí ô xít nitơ và ôxít sunfua. Hai thành phần này là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axít, sương mù quang hóa (Photochemical Smog)và gây ra các chứng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ loại bỏ chất ô nhiễm không khí (SOx, NOx) bằng phương pháp sử dụng

  1. Công nghệ loại bỏ chất ô nhiễm không khí (SOx, NOx) bằng phương pháp sử dụng xúc tác có phân tán các bon Phòng nghiên cứu môi trường, Viện nghiên cứu khoa học công nghệ Pohang Lee Ki Man, Byun Young Chul, Go Dong, Joon 1 . M ở đầ u Khí thải từ lò hơi của nhà máy nhiệt điện, lò luyện cốc và lò thiêu đều có hàm lượng khí ô xít nitơ và ôxít sunfua. Hai thành phần này là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axít, sương mù quang hóa (Photochemical Smog)và gây ra các chứng bệnh về đường hô hấp. Lượng thải ra môi trường của hai loại khí thải trên đang ngày một gia tăng theo từng năm, vì vậy các quy định trong Bộ luật liên quan đến khí thải này đang có xu thế thắt chặt hơn nữa. Ô xít ni tơ có thể tự sinh ra trong quá trình tuần hoàn ni tơ trong tự nhiên, ngoài ra trong quá trình chuyển hóa sang vật chất khác, khí NO2 được hình thành nhờ khí nitơ có trong không khí lại tiếp tục bị thuỷ hoá thành dạng Axit nititiric, hoặc thấm vào lòng đất dưới dạng nitrat, trở thành nguồn phân bón cần thiết cho sự tăng trưởng của thực vật. Mặc dù vậy, khí NOx sinh ra do những nguyên nhân tự nhiên trong không khí thì không gây ra ảnh hưởng lớn vì có nồng độ thấp. NO₂có độc tính cao gấp từ 5 đến 10 lần so với NO, song với nồng độ thấp thì vẫn gần như không gây ảnh hưởng gì đến chức năng phổi cũng như phản ứng sinh lý. Tuy vậy, nếu ở nồng độ cao, NO₂ có thể gây kích ứng nghiêm trọng đối với màng nhầy, ảnh hưởng đến hô hấp và phổi. Than đá và các loại dầu tồn tại trong tự nhiên đều có hàm lượng lưu huỳnh chiếm từ 0,1~0,5%, khi đốt than đá và dầu sẽ sinh ra ôxít lưu huỳnh, tỉ lệ sinh ra SO2 và SO3 là 40~80 : 1. Khí thải ra môi trường chủ yếu ở dạng SO2 và SO3, trong đó SO2 chiếm phần lớn, vì vậy có thể coi khí thải phần lớn là khí SO2. Nếu xét trên phương diện ô nhiễm không khí, dựa trên các phản ứng quang hóa hoặc phản ứng xúc tác, khí này có thể phản ứng với các vật chất ô nhiễm khác để tạo thành các vật chất ô nhiễm cấp 2 như SO3 hoặc H2SO4 và muối sulphát. Nếu độ Nm không khí cao, khí
  2. này có thể phản ứng với nước, hình thành aerosol như a xít sunfurơ hoặc axít sunfuríc dạng giọt, làm giảm tầm nhìn, phân tán ánh sáng, ăn mòn kim loại và các loại vật liệu chứa kim loại, ảnh hưởng đến động thực vật và cả cuộc sống của con người. Cứ mỗi giờ đồng hồ, khí SO2 có trong không khí lại bị ô xi hóa từ 0,1- 0,2% và tạo thành những phân tử siêu nhỏ dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Thế nhưng, trong trường hợp có N Ox tồn tại trong không khí, tỉ lệ ô xi hóa này tăng lên gấp 10 lần, tác dụng lại với nước, nhanh chóng tạo thành sương mù axít sunfuríc với tốc độ nhanh chóng, ảnh hưởng đến hiện tượng phân tán ánh sáng và tầm nhìn. Trong số các công nghệ khử lưu huỳnh trong khí thải (Fuel Gas Desulfurization, FGD) nhằm loại bỏ ô xít lưu huỳnh khỏi khí thải, có rất nhiều công nghệ như phương pháp sử dụng thạch cao theo phương pháp làm ướt, quy trình sử dụng than hoạt tính, phương pháp sử dụng chất hấp thụ làm khô toàn phần hoặc làm khô một phần… đang được sử dụng trong thực tế. Trong số các phương pháp làm giảm thiểu N Ox trong khí thải, phương pháp xúc tác khử chọn lọc (Selective Catalytic Reduction, SCR) và phương pháp khử không xúc tác có chọn lọc (Selective N on-Catalytic Reduction, SN CR) đang được sử dụng rất rộng rãi. Trong số đó, quy trình SCR là phương pháp khử N Ox thành N 2 thông qua quá trình xúc tác sử dụng hydrocacbon hoặc khí amomiac. Thông thường đối với quy trình SCR, hiệu suất khử N Ox sẽ cho hiệu quả cao nhất trong phạm vi nhiệt độ phản ứng từ 300 đến 400 độ C. Vì vậy cần phải tăng nhiệt độ khí thải sau khi đi qua các vùng của thiết bị khử lưu huỳnh có nhiệt độ thấp, điều này đang trở thành vấn đề liên quan đến kinh phí khi vận hành. N goài ra, phương pháp SN CR cũng đang được đưa vào sử dụng, nhưng quy trình này cần môi trường nhiệt độ lên đến từ 900 đến 1100 độ C. Và do hiệu suất khử N ox thấp nên không được sử dụng nhiều Chính vì vậy đang có rất nhiều loại quy trình đang được phát triển nhằm loại bỏ những yếu điểm của các quy trình khử N Ox. Mặt khác, các quy trình cũ này đều tiến hành theo tuần tự khử lưu huỳnh và khử ni tơ, không liên
  3. quan gì đến khối lượng khí thải, vì vậy yêu cầu đối với việc vận hành cũng khác nhau, phải lắp đặt riêng biệt hai quy trình, vì thế đang nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp như chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí vận hành tăng cao, phương pháp kết hợp hai quy trình một cách phù hợp nhất. Công nghệ đang được phát triển là công nghệ khử đồng thời lưu huỳnh và nitơ sử dụng chùm tia điện tử, plasma nhiệt độ thấp, than hoạt tính…, khắc phục những vấn đề tồn tại của quy trình khử lưu huỳnh và khử ni tơ riêng rẽ như trên. Quy trình xử lý khí thải có sử dụng tia điện tử đã được phát triển và áp dụng vào thực tế tại nhiều quốc gia phát triển như N hật Bản, Mỹ. Tuy nhiên, công nghệ sử dụng chùm tia điện tử để khử đồng thời lưu huỳnh và ni tơ phải sử dụng máy gia tốc điện tử có giá thành rất cao làm cho chi phí đầu tư cho thiết bị khá lớn, đồng thời phải lắp đặt toàn bộ quy trình dưới lòng đất để tránh tia X lọt ra ngoài. Đối với quy trình xử lý khí thải plasma nguội sử dụng ắc quy điện áp cao thay cho chùm tia điện tử với nguyên lý tương tự, mặc dù đặc trưng của quy trình này là có thể xử lý đồng thời cả ô xít lưu huỳnh, ô xít ni tơ cũng như các loại hợp chất ô nhiễm không khí như hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, song lại tồn tại nhược điểm là lượng điện tiêu thụ quá lớn dẫn đến tăng chi phí, ngoài ra N O được ô xi hóa thành N O2 một cách dễ dàng, song N O2 lại không phản ứng nhanh với N H3, dẫn đến hiệu suất khử N Ox còn thấp. Công nghệ khử đồng thời ô xít sunfua và ô xít ni tơ bằng than hoạt tính cũng đang được đưa vào sử dụng trong nước. Đây là quy trình dùng than hoạt tính để hấp phụ và khử SO2 bằng phương pháp xúc tác SCR. Tuy vậy, công nghệ này dù có hiệu suất khử lưu huỳnh cao, song hiệu suất khử ni tơ so với chi phí đầu tư lại thấp (khoảng 40~70%). Một nhược điểm nữa của phương pháp là diện tích lắp đặt tháp tái sinh than hoạt tính rất lớn. 2. Công nghệ khử đồng thời chất ô nhiễm không khí (SOx, N Ox) sử dụng xúc tác có phân tán các bon Công nghệ khử đồng thời chất ô nhiễm không khí sử dụng xúc tác có phân tán các bon là công nghệ có thể xử lý đồng thời các vật chất ô nhiễm không khí như SOx, N Ox, đi ô xin có trong khí
  4. thải. Toàn bộ quy trình sử dụng chất ô xi hóa, plasma nhiệt độ thấp và ô zôn để khử N O, thành phần chủ yếu trong ô xít ni tơ thành N O2, khí được ô xi hóa và đi qua lò phản ứng xúc tác có phân tán các bon để loại bỏ đồng thời các vật chất ô nhiễm. Đặc biệt, xúc tác hấp phụ xảy ra trong môi trường có nhiệt độ từ 100~200 oC, vì vậy không cần gia nhiệt cho khí thải như xúc tác SCR thông thường, ngoài ra còn có thể khử đồng thời không chỉ N Ox mà còn cả SOx và đi ô xin. N guyên lý loại bỏ các vật chất ô nhiễm không khí dựa vào xúc tác có phân tán các bon về căn bản tương tự với quy trình khử đồng thời lưu huỳnh và ni tơ bằng than hoạt tính. So với than hoạt tính, ưu điểm của chất xúc tác hấp phụ là các bon trong chất hữu cơ được phân tán, do vậy giảm thiểu mức độ nguy hiểm do khả năng cháy nổ. Quy trình sử dụng than hoạt tính thông thường chỉ được thực hiện trong môi trương nhiệt độ 120oC~150 oC để ngăn chặn nguy cơ cháy nổ. Tuy nhiên, trong trường hợp có sơ suất trong quá trình vận hành vẫn có nhiều khả năng xuất hiện các điểm nóng cục bộ, gây ra hiện tượng cháy nổ. Trên thực tế đã có một số trường hơp sinh ra cháy nổ tại thiết bị vận hành quy trình sử dụng than hoạt tính. Trong lò phản ứng xúc tác có phân tán các bon, N Ox được loại bỏ nhờ phản ứng khử ni tơ SCR, SOx lại được loai bỏ nhờ quá trình hấp phụ. 2-1. Công nghệ ô xi hóa N O Trên thực tế, phần lớn N Ox có trong khí thải đều ở dạng N O, tỉ lệ N O2 rất thấp. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công nghệ ô xi hóa N O thành N O2 đã được công bố, trong đó có phương pháp sử dụng xúc tác ô xi hóa như xúc tác Pt, phương pháp sử dụng tia lửa điện từ phóng điện cao áp, trong đó có plasma nhiệt độ thấp, phương pháp ô xi hóa N O bằng ôzôn. N goài ra còn có phương pháp dùng N aClO và ClO2 được dùng làm chất phụ gia hóa học trong các thiết bị như máy lọc khí để làm chất ô xi hóa N O.
  5. 2-2. Đặc tính khử chất ô nhiễm không khí sử dụng khí amonia trong xúc tác có phân tán các bon - Thành phần chủ yếu của xúc tác có phân tán các bon là các bon tương tự như than hoạt tính được sản xuất hỗn hợp với một số chất vô cơ. Ưu điểm của chất xúc tác hấp phụ này trước hết phải kể đến việc các bon được phân tán trong vật chất vô cơ nên nguy cơ xảy ra cháy nổ rất thấp. Ưu điểm thứ hai có được là do quy trình có sử dụng than hoạt tính được sử dụng dưới hình thức dòng liên tục. Thông thường, các bon khó có thể sử dụng với hiệu suất cao trong điều kiện cần duy trì độ cứng nhất định nếu hình thành dạng hạt, nhưng các bon được sử dụng trong chất xúc tác hấp phụ là các bon đặc thù có hiệu suất cao nên khả năng hấp phụ khá mạnh. 2-3. Thí nghiệm hiện trường sử dụng thiết bị Bench scale Thông thường, đặc tính phản ứng trong các thiết bị thí nghiệm có quy mô phòng thí nghiệm có thể sai khác so với kết quả trong điều kiện thí thải ngoài thực tế. Bởi vì trong khí thải ngoài thực tế, ngoài các vật chất ô nhiễm được coi là mục tiêu để loại bỏ còn tồn tại rất nhiều vật chất khác có thể gây ảnh hưởng đến phản ứng xúc tác như kim loại nặng hoặc kim loại kiềm. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu suất ứng dụng trong điều kiện khí thải thực tế là hết sức quan trọng. Thiết bị thí nghiệm hiện trường Bench scale (quy mô chuNn) để đánh giá dã được lắp đặt tại nhà máy thiêu kết của nhà máy luyện sắt . Thông thường, quy trình thiêu kết tại nhà máy sản xuất sắt thép khép kín là quy trình tạo quặng thiêu kết dạng cục với kích cỡ phù hợp với lò cao, ngoài nguyên liệu chính là quặng dạng bột nhỏ còn có nguyên liệu phụ như đá vôi, đá serpentin, quặng thạch anh v.v với nhiên liệu sử dụng là than cốc, than khói và than không khói với tỉ lệ nhất định. Trong quá trình thiêu kết, thành phần lưu huỳnh có trong quặng sắt và nhiên liệu phản ứng với ô xi của không khí được hút vào lò thiêu kết tạo thành ô xít sunfua (SOx). Tương tự đối với trường hợp ô xít nitric N Ox, 90% thành phần ni tơ tham gia phản ứng để tạo thành ô xít ni tơ nhiên liệu. Do vậy, nồng độ SOx và N Ox sinh ra
  6. trong quy trình thiêu kết được thải ra một cách ổn định với một cấp độ nhất định. N ồng độ này có thể biến đổi tùy theo loại nguyên liệu và nhiên liệu sử dụng song đều ở mức 120~140 ppm. Khí thải sinh ra được đưa ra máy hút bụi điện để loại bỏ hết bụi bNn trước khi thải ra không khí, hoặc được đưa ra thiết bị khử lưu huỳnh hoặc khử ni tơ trước khi thải ra không khí. Trong các thiết bị thí nghiệm, người ta lắp đặt hệ thống ống dẫn kết nối với máy hút bụi điện để hút lượng khí thải ra phục vụ cho thí nghiệm. 3. Xu hướng công nghệ trong và ngoài nước Đối với công nghệ xử lý chất ô nhiễm không khí tại Hàn Quốc, các công nghệ tách lưu huỳnh theo phương thức làm ướt, khô hoàn toàn/khô một phần, công nghệ SCR/SN CR đang được sử dụng trong một số công đoạn nhất định, song công việc nghiên cứu vẫn đang được triển khai đều đặn để tìm ra một phương pháp xử lý mới đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt, một số công nghệ tách đồng thời lưu huỳnh và ni tơ sử dụng plasma nhiệt độ thấp đã hoàn tất qúa trình phát triển để đưa vào sử dụng trong thực tế. Về phương pháp ô xi hóa N O và cải thiện hiệu quả tách lưu huỳnh, tương tự như mục tiêu của các chương trình nghiên cứu nói trên, một số dự án nghiên cứu kết quả thí nghiệm đối với quy trình kết hợp sử dụng plasma nhiệt độ thấp và phương thức lọc rửa bằng phương pháp làm ướt cũng đang được triển khai. Riêng đối với phương pháp nghiên cứu sử dụng chất ô xi hóa này vẫn còn là phương pháp mới được triển khai bước đầu ở các quốc gia phát triển, vì vậy không có sự khác biệt về đẳng cấp giữa công nghệ của Hàn Quốc và các nước phát triển trên thế giới. 4. Kết luận ○ Việc loại bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm không khí sử dụng xúc tác có phân tán các bon được chia
  7. làm hai quy trình chính. Trước hết, sử dụng phóng điện điện áp cao hoặc chất phụ gia hóa học để đưa N O có trong khí thải thành dạng N O2 Thứ hai, đưa khí thải hấp phụ vào chất xúc tác có phân tán các bon để để loại bỏ chất ô nhiễm không khí ○ Trong số phương pháp ô xi hóa N O thành N O2, phương pháp sử dụng plasma nhiệt độ thấp và chất phụ gia hóa học đã thu được hiệu quả khá tốt, song việc sử dụng chất phụ gia hóa học được đánh giá có hiệu quả cao hơn do không làm gia tăng chi phí cho thiết bị. Riêng đối với công nghệ loại bỏ khí thải trong xúc tác có phân tán các bon, dù phải phụ thuộc vào điều kiện khí thải và điều kiện vận hành song hiệu suất khử loại bỏ N Ox cao hơn nhiều so với quy trình sử dụng than hoạt tính trước đó. N goài ra, trong xúc tác có phân tác các bon, ngoài việc khử loại bỏ SOx, N Ox còn khử cả khí đi ô xin nên chi phí đầu tư và chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với các quy trình xử lý riêng . Hơn nữa trong và ngoài nước chưa có nhiều tiền lệ nghiên cứu về công nghệ này nên dự kiến đây sẽ trở thành công nghệ ưu việt được sử dụng rộng rãi trong thời gian tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2