intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác chọn giống heo

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:43

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Công tác chọn giống heo" sẽ giúp cho các bạn các kỹ thuật trong công tác chọn giống heo như kỹ thuật phối giống, kỹ thuật phối giống, chăm sóc, nuôi dưỡng heo mang thai,. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác chọn giống heo

  1. Công tác chọn giống • Trong chăn nuôi lợn, công tác chọn giống đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết  định năng xuất và giá trị đầu ra của sản phẩm. • Hiện nay, trong qui mô chăn nuôi công nghiệp, giống lợn nội địa không được sử  dụng nhiều thay vào đó là những giống cải tiến, giống lợn nhập ngoại.  • Giống nhập ngoại hay được sử dụng: Landrace (xuất xứ Đan Mạch); Yorkshire  (Anh quốc); Duroc ( Mỹ); Pietrain ( Bỉ). • Thường thấy các hộ chăn nuôi hiện nay sử dụng nái L*Y và đực Duroc và đàn  thịt thương phẩm là dòng 3 máu, có chất lượng tốt.
  2. Công tác chọn giống • Đặc điểm của phép lai L*Y x Duroc(Canada) • Thể hình nái: lông dài, màu trắng, tai có thể cụp hoặc dựng, thân hình dài đòn • Thể hình đực: lông màu nâu đỏ, lông dày và dựng, mông vai phát triển, móng  đen. • Ưu thế lại: nuôi con khéo, đẻ con sai (11­17 con/ổ), trọng lượng sơ sinh  cao( 1,3­2.0kg), số lứa 2.53 lứa/năm; trọng lượng cai sữa 6.5­7.8 kg/con.
  3. Kỹ thuật nhâp hậu bị • Trong chăn nuôi heo công nghiệp, để ổn đinh hoặc tăng qui mô chăn nuôi thì  vấn đề loại thái nái và nhập mới hâu bị thường được thực hiện thường xuyên  và liên tục( tỉ lệ nái loại thải 35­40%/năm). • Chính vì vậy, để đảm bảo về an toàn dịch bệnh cho trại thì công tác nhập hậu  bị cần phải làm chặt chẽ và đúng kỹ thuật.  • Heo trước khi được vận chuyển về trại: Chúng ta nên nhập heo hậu bị có  nguồn rõ ràng, nhập heo từ những trại heo giống có uy tín. Và những trại đó  hiện tại không có vấn đề về dịch bệnh; Heo có sức khỏe tốt, thể hình đạt theo  những tiêu chuẩn của giống. • Chuẩn bị chuồng cách ly: chuồng cách ly cần phải được vệ sinh sạch sẽ, quét  nước vôi 10% lên tường và nền chuồng, quá trình chuẩn bị này cần tiến hành 1  tuần trước khi nhập heo, mật độ chuồng hậu bị đạt 2,5m2/con; trước khi đưa  heo về cần kiểm tra hệ thống nước có hoạt động tốt không? Tránh trường hợp  heo bị khát, thiếu nước uống.
  4. Kỹ thuật nhập hậu bị • Khi heo được vận chuyển về trại: phun sát trùng xe vận chuyển heo (pha  omnicide tỉ lệ 1:200), kiểm tra lâm sàng, đưa heo xuống chuồng nuôi cách ly,  thời gian nuôi cách ly 90 ngày. Trong 3 ngày đầu nên cho heo uống điện giải  nhằm nâng cao sức đề kháng và giảm stress sau vận chuyển cho heo. Trong  chuồng cách ly cần nhốt chung nái già loại thải cùng heo hậu bị. • Chế độ chăm sóc: heo được kiểm tra sức khỏe hằng ngày, phải dung que đuổi  tất cả heo đứng dậy, sớm phát hiện các trường hợp heo bị đau chân, viêm phổi,  lên giống, 21h00 kiểm tra phát hiện các trường hợp viêm mủ; chuồng cách ly  cần vệ sinh ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều. Nhiệt độ chuồng duy trì từ 25­ 27ᵒC, nếu vượt quá ngưỡng 27ᵒC cần bật hệ thống giàn mát kết hợp với điều  chỉnh số lượng quạt bật. • Chế độ dinh dưỡng: chương trình ăn của heo hậu bị ăn cám 866, lượng thức ăn  hằng ngày 2.3kg/con, đổ 1 lần/ngày.
  5. Kỹ thuật nhập hậu bị • Chương trình vaccine: thường thì tới tuần tuổi 34 ta sẽ phối cho heo, khi đó heo  đã thành thục về tính và thể vóc. Chính vì vậy ta cần hoàn thành chương chình  vaccine cho hậu bị trước đó 4 tuần.  • Thời điểm tiêm vaccine vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Cần đánh dấu những  con đã tiêm vaccine tránh nhầm lẫn với những con chưa tiêm, sau khi tiêm cần  ghi vaccine đã tiêm vào thẻ theo dõi. • Các loại vaccine cần tiêm cho heo hậu bị Tuần tuổi Loại vaccin Ghi chú 25 Tai xanh(PRRS)+ Pavovirus Trại âm tính có thể bỏ tiêm PRRS 26 SF Dịch tả lần 1 27 FMD & AD Phòng bệnh LMLM và Giả dại 28 PRRS & PAVO Trại âm tính tiêm PAVO lần 2 29 SF Tiêm phòng dịch tả lần 2
  6. Kỹ thuật phối giống • Hiện nay, để nâng cao năng suất sản xuất, chúng ta thường sử dụng phương  pháp thụ tinh nhân tạo. o Ưu điểm: ü Kiểm soát được chất lượng tinh, hạn chế lây lan bệnh qua phối giống trực  tiếp. ü Giải quyết được hạn chế về chênh lệch thể vóc giữa heo đực và nái ü Tăng tính đồng đều cho đàn con ü Tăng hiệu quả sử dụng đực giống o Nhược điểm: Ø Yêu cầu kỹ thuật cao Ø Tăng nguy cơ phát tán mầm bệnh nếu đực giống bị bệnh mà không tiểm soát  được
  7. Kỹ thuật phối giống • Phát hiện heo động dục Chu kỳ động dục của heo là 21 ngày Quá trình động dục chia làm 4 giai đoan: gd trước động dục=> gd động dục=> gd  sau động dục=> gd tĩnh Dựa vào những biểu hiện của giai đoạn động dục ta có thể phát hiện heo lên  giống: âm hộ sung đỏ, ấm, những biểu hiện này thấy dõ ở heo hậu bị. Âm hộ chảy dịch trong và loãng sau đó sẽ đặc hơn và màu đục, đây là thời điểm  mê ì của nái Heo có biểu hiện mê ì khi thấy đực.
  8. Kỹ thuật phối giống • Khi phát hiện heo động dục ta đánh dấu và tiến hành phối tinh  nhân tạo. Đối với heo hậu bị ta ghi ngày lên giống và bỏ qua chu  kỳ đó và phối vào lần lên giống tiếp theo. o Chuẩn bị: vệ sinh sạch sẽ cơ thể heo trước khi phối, chuẩn bị tuýp  tinh(nâng nhiệt lên 37ᵒC), que phối, nước muối sinh lý, panh( mỗi  nái 1 panh), kéo cắt tuýp tinh, gel bôi trơn. o Tiến hành: Vệ sinh lại vùng âm môn bằng nước muối sinh lý, lấy  bông vệ sinh bên trong phần niêm mạc âm môn. Lấy gel bôi lên  đầu tù que phối, đưa que phối vào âm hộ, chếch 45ᵒ để tránh đưa  que mối vào niệu đạo. Đưa que phối vào sâu trong âm đạo, qua cổ  tử cung thì dừng lại. Dùng kéo cắt đầu tuýp tinh rồi gắn vào que  phối. Để cho tử cung tự hút tinh dịch vào, sau khi tinh dịch đã vào  hết trong tử cung, đậy nắp que phối và để 5 phút rồi mới lấy que  phối ra. Vỗ mạnh vào mông để heo đóng cổ tử cung lại, hạn chế  tinh dịch chảy ra ngoài.
  9. Chăm sóc, nuôi dưỡng heo mang thai • Nhằm nâng cao số con sơ sinh, chúng ta nên phối 2­3 liều tinh vào thời điểm  chịu đực, mỗi liều tinh cách nhau 10­12h. Khi phối xong ta ghi ngày phối, tinh  của đực nào? Và ngày đẻ dự kiến( heo mang thai 114±2 ngày) • Chăm sóc và chế độ dinh dưỡng Để đảm bảo sự thông thoáng và môi trường sạch sẽ nhất chúng ta cần làm: - Vệ sinh chuồng thực hiện ngày 2 lần vào sáng sớm và đầu giờ chiều. - Máng ăn cần sịt rửa bằng nước trước mỗi lần cho ăn, định kỳ tuần 1 lần cọ rửa  sạch máng ăn. - Sau khi vệ sinh máng ăn, chúng ta tiến hành đổ cám hoặc kéo máng cám. - Trong thời gian heo ăn, cào sạch phân ra hành lang, gom và thu vào bao - Tắm cho heo, mùa hè ta tắm ngày 2 lần sau khi heo ăn xong. Sịt rửa nền chuồng  sạch sẽ.
  10. Chăm sóc, nuôi dưỡng heo mang thai • Chế độ dinh dưỡng Heo mang thai sử dụng cám AP. 855, mức ăn hàng ngày được định mức tùy vào  thể trạng mỗi nái. Lượng thức ăn giao động từ 2,3­3.5kg. Heo nái mang thai từ sau phối đến 84 ngày cho ăn 2.3kg/con, những con có thể  trạng gầy(điểm thể trạng 1­2) có thể cho ăn tăng lên 2.5kg/con/ngày. Heo nái mang thai từ 85 đến trước đẻ 1 tuần cho ăn với mức 3­3,5kg/con/ngày. Ở  giai đoạn này cơ thể mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu  phát triển của bào thai. Trước đẻ 1 tuần, ta cần đưa heo mang thai lên sàn đẻ, và áp dụng chế độ dinh  dưỡng của heo nuôi con.
  11. Những vấn đề hay gặp phải • Heo nái bị viêm mủ: Cách phát hiện: vào thời điểm 21h lên kiểm tra nái, âm hộ heo có chảy dịch đục,  mùi tanh Thường gặp ở heo hậu bị sau khi phối hoặc nái dạ sau khi phối tinh nhân tạo 7­ 15 ngày. Điều trị: sử dụng vetrimox với liều 1ml/10kgTT, Tiêm bắp ngày 1 lần/ liệu trình  3­5 ngày.
  12. Những vấn đề hay gặp phải • Heo nái bị đau chân Nguyên nhân do kế phát từ những vết xước ở vùng da chân, những vi  khuẩn như H.parasui, Streptococcus suis, Sta.aureus … cũng có những  trường hợp bị thối móng, nứt móng… Heo thường nằm, khi đứng thì tập tễnh, luôn nhấc chân đau không để  chạm đất hoặc chạm hờ xuống đất. Vị trí đau có thể viêm nóng, chầy da,  loét da.
  13. Những vấn đề hay gặp phải • Heo nái bị LOG Sau khi phối giống, nếu không có quá trình thụ thai (do phối sai thời điểm, heo  nái rụng trứng kém, chất lượng tinh bị hỏng, kế phát các bệnh truyền nhiễm) thì  heo sẽ bắt đầu 1 chu kỳ sinh dục mới. Ta gọi đó là trường hợp bị Log Cách phát hiện: sau phối từ 7­15 ngày thấy heo có dịch chảy ra từ âm hộ màu  trắng đục. Sau 21 ngày tính từ ngày phối, heo có biểu hiện động dục. Điều chỉnh:  Phát hiện và phối tinh nhân tạo đúng vào thời điểm heo mê ì. Cần kiểm tra chất lượng tinh trước khi phối tinh nhân tao. Quá trình phối cần đảm bảo vấn đề vệ sinh Không đánh đập, hoặc để heo nái vận động mạnh trong những ngày đầu sau phối  giống.
  14. Những vấn đề hay gặp phải • Heo nái bị Ho Nguyên nhân:  - Do nồng độ các khi độc trong chuồng quá cao( khí NH3, H2S, CO2…) - Do trong chuồng quá bụi. - Do kế phát các bệnh truyền nhiễm như: suyễn lợn, app, tụ huyết trùng… - Do mắc các bệnh nội khoa như: viêm  phổi, viêm màng phổi, viêm khí quản… Điều trị: Sử dụng diatiamuline tiêm bắp với liều 1ml/20kgTT, liệu trình 5­7 ngày. Hoặc Flophenicol tiêm băp với liều 1ml/20kgTT, liệu trình 5­7 ngày. Kết hơp với Bromhexine+ dexamethazol+ trộn thưc ăn GlucoKC.
  15. Quy trình chuồng đẻ - Trước ngày đẻ dự kiến 5­7 ngày, chúng ta cần di chuyển heo nái mang thai lên  sàn đẻ.   - Trước khi đưa lên chuồng đẻ, ta cần vệ sinh sạch sẽ cho heo nái bằng xà  phòng, dùng bao tải đẩy hết phân dính trên người heo. - Chú ý: + Khi đưa lên sàn đẻ, cần làm rào chắn hoặc có người định hướng cho heo đi  đúng đường và vào đúng sàn đẻ.  + Tránh nhầm lẫn thẻ nái khi đưa nhiều nái lên sàn cùng lúc. + Cho heo di chuyển chậm, không đánh đập nái.
  16. Quy trình chuồng đẻ • Chế độ dinh dưỡng: - Khi Heo được đưa lên sàn đẻ sẽ ăn theo chế độ dinh dưỡng của heo nuôi con là  ăn Cám AP.866 lượng thức ăn 3­3.5kg/con/ngày đối với nái rạ, lượng  2,5kg/con/ngày đối với nái hậu bị. Cho ăn ngày 2 bữa vào bữa sáng và bữa  chiều tối theo heo nuôi con. - Trước đẻ 3 ngày cần giảm khẩu phần ăn cho heo mang thai, nhằm giảm sự  chèn ép tử cung, ngày đẻ cho nái ăn 1kg/con. - Sau đẻ cho ăn tăng mỗi ngày 1kg, đến ngày thứ 6 thì cho ăn tự do. Lượng ăn tự  do được tính bằng công thức Lượng T.A= 1% TLCT nái+ 0,4x số con nuôi. Số 
  17. Quy trình chuồng đẻ • Vệ sinh, chăm sóc Khâu vệ sinh rất quan trọng trong quy trình chuồng đẻ: Nó sẽ giúp heo con ít mắc  bệnh đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hoá và hô hấp; giúp heo mẹ khoẻ mạnh,  không bị viêm nhiễm vú và tử cung. Vì vậy ta cần: - Máng lật của heo mẹ cần rửa và lau sạch bằng nước muối sau mỗi bữa ăn, không  để cám thừa dính ở máng. - Máng tập ăn của heo con cần lau sạch hằng ngày, thức ăn tập ăn cần để thức ăn  mới. - Sàn đẻ cần lau bằng nước pha với dung dịch sát trùng omnicide nồng độ 1:400, 1  tuần lau 3 lần vào thứ 2­4­6 - Nền chuồng được sịt rửa sạch bằng vòi nước áp lực. - Phun sát trùng định kỳ bằng dung dịch pha omnicide nồng độ 1:3200 vào thứ 3­5­7
  18. Quy trình chuồng đẻ • Vệ sinh, chăm sóc Để hạn chế vẫn đề lợn mẹ đè phân, chúng ta cần: - Tạo thói quen cho heo mẹ thải phân đúng giờ. Hằng ngày, sau khi cho ăn 15­20  phút ta đuổi heo mẹ đứng dậy, chờ 1 thời gian heo sẽ thải phân, ta sẽ gom phân  vào bao tải, tránh để heo mẹ nằm đè vào phân. - Hằng ngày ít nhất phải để heo thải phân 5 lần. - Những heo đè phân cần tắm sạch: dùng nước dội ướt lên vùng da dính phân,  lấy bàn chải đẩy hết phân dính trên người heo. Dội nước rửa sạch vết bẩn.  Chú y khi tắm cho heo mẹ cần nhốt heo con vào ô úm, thao tác tắm nhẹ nhàng 
  19. Quy trình chuồng đẻ • Kỹ thuật đỡ đẻ: Tới ngày đẻ dự kiến trên thẻ nái, ta cần  chuẩn bị: - Khăn lau, bột lăn, kéo, kìm nhiệt, máy  mài răng, cồn sát trùng. - Chuẩn bị lồng úm, bóng úm( khi heo  mới sinh rất nhạy cảm với nhiệt độ  lạnh). - Chuẩn bị thuốc: ocytocin, han prost,  vetrimox.
  20. Quy trình chuồng đẻ Phát hiện thời điểm heo đẻ: - Trước khi đẻ heo sẽ có những biểu  hiện như bồn chồn, ỉa đái nhiều  lần, đứng nằm không yên. - Bầu sữa căng, núm vú bóp có sữa  ra. Trước khi đẻ 2­4h, bóp núm vú  heo sẽ có tia sữa ra. - Âm hộ tiết dịch nhờ và có lẫn phân  su, xuất hiện những cơn dặn đẻ,  lúc đầu cơn dặn yếu, sau mạnh  dần và khoảng cách giữa những  con dặn gần nhau hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2