T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ<br />
GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI NHIỀU ĐƯỜNG<br />
Nguyễn Tăng*; Lê Đức Tuấn*; Nguyễn Hồng Hà**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: giới thiệu một số đặc điểm lâm sàng và kết quả bước đầu điều trị phẫu thuật gãy<br />
xương hàm dưới (XHD) nhiều đường. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu trên 47 bệnh<br />
nhân (BN) gãy XHD nhiều đường, điều trị phẫu thuật tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo<br />
hình, Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ tháng 09 - 2014 đến 04 - 2017.<br />
Kết quả: nam 74,5%; nữ 25,5%, độ tuổi 19 - 39 chiếm 70,2%, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn<br />
giao thông (97,9%). Trong đó, gãy 2 đường 87,2% và vị trí đường gãy vùng cằm chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất (53,26%). Phim CT-scanner được sử dụng nhiều nhất (45/47 BN) và có giá trị chẩn<br />
đoán cao (100%). Phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít với đường mổ chủ yếu trong miệng<br />
80,46%. Kết quả gần: tốt 74,1%; khá 25,9%. Kết quả xa sau 6 tháng: tốt 89,3%; khá 3/28 BN<br />
(10,7%), không có kết quả kém. Kết luận: nhờ phát triển của phẫu thuật hàm mặt, chẩn đoán<br />
hình ảnh đã cho phép chẩn đoán sớm, chính xác, điều trị kịp thời gãy XHD nhiều đường bằng<br />
kết hợp xương nẹp vít cho kết quả tốt cả về chức năng và thẩm mỹ.<br />
* Từ khóa: Gãy xương hàm dưới; Đặc điểm lâm sàng; Kết quả phẫu thuật.<br />
<br />
Study on the Clinical Characteristics and the Result of Treatment<br />
of Multiple Focales Fractures of the Mandibular<br />
Summary<br />
Objectives: To investigate the clinical characters and the result of treatment of multiple<br />
focales fractures of the mandibular. Subjects and methods: A analysis of 47 patients who had<br />
surgical treatment at Department of Maxillofacial, 103 Hospital and Vietduc Hospital from 09 2014 to 04 - 2017. Results: The percentage of male was 74.5%, female was 25.5%. Most<br />
fractures occurred in individuals aged between 19 to 39, the main cause was traffic accident<br />
(97.7%). Double fractures occurred in 87.2% of patients and mandibular symphysis was the<br />
most frequent (53.26%). CT-scanner was used in 45/47 cases with high sensitivity and<br />
specificity. Open reduction by oral approach and fixation with plate and screws 80.46%. Result<br />
after 6 months follow-up: good 89.3%, average 10.7% and no bad results. Conclusion: With the<br />
innovation in surgical technique, application of CT-scanner allows precise and early diagnosis,<br />
the result of treatment of multiple fracture of mandibular are good in both functional and<br />
aesthetic aspect.<br />
* Keywords: Mandibular fructure; Clinical characters; Operative results.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Hồng Hà (nhadr4@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/09/2017<br />
<br />
128<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chấn thương hàm mặt nói chung và<br />
chấn thương gãy XHD nói riêng là cấp<br />
cứu hay gặp. Gãy XHD có xu hướng<br />
ngày càng nặng và phức tạp về số đường<br />
gãy, độ di lệch và tỷ lệ kết hợp với các<br />
tổn thương của đa chấn thương như sọ<br />
não, ngực, bụng, gãy nhiều chi. Nguyên<br />
nhân chủ yếu của gãy XHD là do tai nạn<br />
giao thông, đặc biệt là tai nạn xe máy<br />
[1, 2, 3].<br />
Có nhiều nghiên cứu về lâm sàng và<br />
điều trị gãy XHD, tuy nhiên còn rất ít đề<br />
tài về gãy XHD nhiều đường [4, 5]. Hiện<br />
nay, chẩn đoán hình ảnh, nhất là CTscanner phát triển, giúp đánh giá đầy đủ<br />
tích chất, mức độ, vị trí tổn thương XHD.<br />
Bên cạnh đó, nhiều tiến bộ trong phẫu<br />
thuật hàm mặt, phương tiện kết hợp<br />
xương nẹp vít cho phép phẫu thuật viên<br />
đạt được kết quả tốt trong điều trị loại tổn<br />
thương phức tạp này. Từ những lý do<br />
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br />
nhằm: Giới thiệu một số đặc điểm lâm<br />
sàng và kết quả phẫu thuật điều trị gãy<br />
XHD nhiều đường.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
47 BN gãy XHD nhiều đường điều trị<br />
tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo<br />
hình, Bệnh viện Quân y 103 và Khoa<br />
Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình, Bệnh<br />
viện Hữu nghị Việt Đức. Thời gian từ<br />
tháng 09 - 2014 đến 04 - 2017. BN đủ hồ<br />
sơ bệnh án và được theo dõi trước,<br />
trong, sau phẫu thuật ít nhất sau 6 tháng.<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu trên lâm sàng theo phương<br />
pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu.<br />
- Hồi cứu: 20 BN từ tháng 9 - 2014 đến<br />
8 - 2016: hẹn BN tái khám, lấy phương<br />
tiện kết xương và nghiên cứu hồ sơ bệnh<br />
án cũ.<br />
- Tiến cứu: 27 BN từ tháng 9 - 2016<br />
đến 04 - 2017, thu thập theo mẫu bệnh án<br />
nghiên cứu.<br />
* Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng:<br />
Các yếu tố dịch tễ học, tuổi, giới,<br />
nguyên nhân. Chấn thương kết hợp như:<br />
sọ não, chi, bụng, ngực... Khám các triệu<br />
chứng: sưng nề, bầm tím, biến dạng,<br />
điểm đau chói, di động bất thường…<br />
Chẩn đoán hình ảnh dựa vào X quang<br />
thường quy và phim CT-scanner. Phân<br />
loại gãy XHD theo Nguyễn Hoành Đức<br />
[1] : gãy một đường, hai đường, đối xứng,<br />
không đối xứng, ba đường hoặc gãy vụn<br />
thành nhiều mảnh.<br />
* Điều trị phẫu thuật: gây mê nội khí<br />
quản qua đường mũi. Đường mổ trong<br />
miệng hoặc ngoài miệng: bộc lộ ổ gãy,<br />
nắn chỉnh về giải phẫu mức tối đa, kết<br />
hợp xương nẹp vit, cố định hai hàm bằng<br />
cung Tiguersted, nút Ivy hoặc vít neo<br />
chặn.<br />
* Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật:<br />
- Kết quả gần: đánh giá sau phẫu thuật<br />
1 - 3 tuần trên 27 BN tiến cứu dựa vào<br />
tình trạng vết mổ, tình trạng kết hợp<br />
xương (trên phim mặt thẳng), khớp cắn.<br />
- Kết quả xa: đánh giá sau phẫu thuật<br />
6 tháng trên 20 BN hồi cứu và 8 BN tiến<br />
cứu đủ thời gian 6 tháng, dựa trên tiêu<br />
chí phục hồi về giải phẫu, chức năng và<br />
thẩm mỹ.<br />
129<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
+ Tốt: xương liền tốt, khớp cắn đúng,<br />
ăn nhai bình thường, há miệng > 3 cm,<br />
mặt cân đối, sẹo mờ đẹp.<br />
+ Khá: xương liền tốt, khớp cắn di lệch<br />
ít, ăn nhai được, há miệng 2 cm ≤ 3 cm, mặt biến dạng ít, sẹo rõ có thể<br />
sửa lại.<br />
+ Kém: chậm liền xương, khớp cắn sai<br />
nhiều, ăn nhai khó, há miệng < 1 cm, mặt<br />
biến dạng rõ, cần phẫu thuật lại.<br />
* Xử lý số liệu: theo thuật toán thống<br />
kê y học bằng phần mềm SPSS 20.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng gãy<br />
XHD nhiều đường.<br />
Trong 47 BN gãy XHD nhiều đường,<br />
có 33 BN ở độ tuổi trưởng thành (19 - 39)<br />
(70,2%). Đây là nhóm tuổi chính tham gia<br />
vào nhiều hoạt động xã hội, tham gia giao<br />
thông và là lao động chính của gia đình.<br />
Kết quả này tương tự nghiên cứu của Lý<br />
Hán Thành [5], Phạm Thị Hà Xuyên [6],<br />
Trương Nhựt Khuê [4], Trần Quốc Khánh<br />
[3]. Trong nghiên cứu này, không gặp<br />
trường hợp nào < 6 tuổi và ≥ 60 tuổi.<br />
Chấn thương chủ yếu gặp ở nam<br />
(74,5%), nữ 25,5%, như vậy BN nam gấp<br />
3 lần BN nữ. Tỷ lệ nam/nữ = 3/1.<br />
Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao<br />
thông (97,9%), trong đó tai nạn xe máy<br />
93,7%, chỉ có 2,1% tai nạn sinh hoạt do bị<br />
đánh. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Đức<br />
(1983) [1], vào những năm 70 của thế kỷ<br />
XX thấy tai nạn giao thông chỉ chiếm<br />
33,64%, cuối những năm 80, đầu những<br />
130<br />
<br />
năm 90, tỷ lệ này theo nghiên cứu của<br />
Nguyễn Thế Dũng (1996) [2] tại Nha<br />
Trang, Khánh Hòa đã tăng lên 58,68%,<br />
đến nghiên cứu của Trương Nhựt Khuê<br />
(2012) [4] tai nạn giao thông gây chấn<br />
thương gãy XHD chiếm 89,12%, trong đó<br />
tai nạn xe máy 86,21%.<br />
Tại nhiều nước phát triển, nguyên<br />
nhân tai nạn giao thông và bạo lực là<br />
nguyên nhân thường gặp nhất trong chấn<br />
thương hàm mặt. Theo Joseph E Cillo và<br />
CS (2006) tại Mỹ nguyên nhân bạo lực là<br />
chủ yếu (77%), tai nạn xe máy 14% [7].<br />
Tại Phần Lan và Canada, nguyên nhân<br />
bạo lực chiếm tỷ lệ cao: 36,9% và 53,9%<br />
[8].<br />
Triệu chứng lâm sàng như sưng nề,<br />
bầm tím và đau chói gặp 100% BN, sai<br />
khớp cắn 97,9%, dấu hiệu cử động bất<br />
thường 91,5%, đoạn gãy di lệch 80,9% và<br />
hạn chế há miệng 64,6%. Trong 47 BN<br />
nghiên cứu, 45 BN chụp CT-scanner,<br />
2 BN chụp Panorama cho kết quả rõ.<br />
1 BN chụp cả Panorama và CT-scanner,<br />
2 BN chụp mặt thẳng + CT-scanner. Kết<br />
quả chẩn đoán số lượng và vị trí ổ gãy<br />
trên CT có kiểm chứng trong phẫu thuật<br />
với độ chính xác 100%. Như vậy, triệu<br />
chứng lâm sàng có vai trò quan trọng<br />
trong chẩn đoán sơ bộ vị trí ổ gãy xương.<br />
Hiểu được tính tất yếu và quy luật các<br />
triệu chứng giúp người thầy thuốc nắm<br />
vấn đề một cách hệ thống, điều đó rất<br />
hữu ích trong công tác khám, chẩn đoán<br />
và điều trị. Với trường hợp khó xác định<br />
tổn thương trên lâm sàng, nên sử dụng<br />
phim X quang để hỗ trợ chẩn đoán.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
Bảng 1: Gãy XHD theo số lượng đường<br />
gãy (n = 47).<br />
Số lượng đường gãy<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Gãy hai đường<br />
<br />
41<br />
<br />
87,2<br />
<br />
Gãy ba đường<br />
<br />
2<br />
<br />
4,3<br />
<br />
Gãy vụn thành nhiều mảnh<br />
<br />
4<br />
<br />
8,5<br />
<br />
47<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Trong 44 BN có 92 đường gãy,<br />
49 đường gãy vùng cằm chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất (53,26%); tiếp theo là góc hàm<br />
(22,82%); lồi cầu thấp nhất (11,95%);<br />
thân xương và ngành lên (6,52% và<br />
4,34%); mỏm vẹt 1,08%.<br />
Các tổn thương kết hợp: tỷ lệ gãy XHD<br />
đơn thuần chiếm 21,8%. Tỷ lệ kết hợp với<br />
gãy xương tầng giữa mặt 39,2%. Gãy<br />
XHD nhiều đường trên BN chấn thương<br />
sọ não 21,8%, các chấn thương khác 17,2%.<br />
2. Phương pháp phẫu thuật.<br />
Tất cả 47 BN (100%) được điều trị<br />
bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp<br />
xương bằng nẹp vít. Tỷ lệ cố định hai<br />
hàm sau phẫu thuật 74,5%, là những BN<br />
gãy phức tạp, gãy di lệch nhiều, gãy phối<br />
hợp với gãy xương tầng giữa mặt. Phẫu<br />
thuật viên cần chỉ định chính xác phương<br />
pháp mổ, đường mổ, sử dụng nẹp để<br />
đảm bảo đúng vị trí giải phẫu, đảm bảo<br />
chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh.<br />
Sau phẫu thuật kết hợp XHD, cần đảm<br />
bảo bất động xương gãy tốt, vì kết hợp<br />
xương chưa thực sự vững chắc, tránh di<br />
lệch thứ phát đường gãy nên cố định hai<br />
hàm.<br />
3. Kết quả phẫu thuật.<br />
Kết quả gần trên cả 3 phương diện<br />
phục hồi vết mổ, khớp cắn và giải phẫu,<br />
tốt 74,1%, khá 25,9%, không trường hợp<br />
<br />
nào có kết quả kém. Kết quả xa sau<br />
6 tháng: tốt 25/28 BN (89,3%), khá<br />
10,7%, không có kết quả kém, không có<br />
BN bị tai biến, biến chứng.<br />
Đánh giá kết quả điều trị chủ yếu dựa<br />
vào tình trạng vết mổ, khớp cắn và hình<br />
ảnh X quang của BN 1 - 3 tuần sau phẫu<br />
thuật. Kết quả của chúng tôi phù hợp với<br />
nghiên cứu của Vương Ngọc Thanh<br />
(2005) và Trần Quốc Khánh (2013)<br />
(p > 0,05) [3].<br />
Sau 6 tháng, việc đánh giá kết quả về<br />
giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ cho BN<br />
cho kết quả chính xác hơn, vì những tổn<br />
thương phần mềm đã ổn định, ổ xương<br />
gãy đã can xơ liền tốt, chức năng của BN<br />
phục hồi trở lại, người bệnh tham gia vào<br />
các hoạt động xã hội tương đối bình<br />
thường. Trong giai đoạn này, nếu có các<br />
biến chứng muộn nên để bác sỹ điều trị<br />
can thiệp.<br />
Kết quả tốt trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi phù hợp với nghiên cứu của Vương<br />
Ngọc Thanh (2005) và Trương Nhựt<br />
Khuê (2012) sau 6 tháng điều trị gãy XHD<br />
(p > 0,05), cho thấy phương pháp phẫu<br />
thuật kết xương bằng nẹp vít cho kết quả<br />
tốt đối với hầu hết các trường hợp gãy<br />
XHD nhiều đường phức tạp [3, 4].<br />
KẾT LUẬN<br />
Gãy XHD nhiều đường có tỷ lệ nam<br />
74,5%; nữ 25,5%, độ tuổi 19 - 39 chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất (70,2%), nguyên nhân chủ<br />
yếu do tai nạn giao thông (97,9%), trong<br />
đó tai nạn xe máy 93,7%. Gãy 2 đường<br />
87,2% và vị trí đường gãy vùng cằm<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (53,26%). Phẫu thuật<br />
kết hợp xương nẹp vít với đường mổ chủ<br />
yếu trong miệng chiếm 80,46%. Kết quả<br />
gần: tốt 74,1%, khá 25,9%.<br />
131<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Quốc Đức. Gãy XHD thời bình<br />
theo dõi, đánh giá kết quả điều trị 11 năm<br />
(1972 - 1982) tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội.<br />
Trường Đại học Y Hà Nội. 1998.<br />
2. Nguyễn Thế Dũng. Lâm sàng và gãy<br />
XHD do va đập. Luận án phó Tiến sỹ Y học.<br />
Trường Đại học Y Hà Nội. 1996.<br />
3. Trần Quốc Khánh. Nghiên cứu áp dụng<br />
nẹp vít tự tiêu trong điều trị gãy XHD. Luận án<br />
Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2013.<br />
4. Trương Nhựt Khuê. Nghiên cứu đặc<br />
điểm gãy XHD và đánh giá kết quả điều trị tại<br />
Bệnh viện Đa khoa TW Cần thơ giai đoạn<br />
2009 - 2010. Luận án Tiến sỹ Y học. Viện<br />
nghiên cứu Khoa học Y dược Lâm sàng 108.<br />
2012.<br />
5. Lý Hán Thành. Nhận xét đặc điểm lâm<br />
sàng và đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu<br />
thuật gãy XHD phức hợp nhiều đường tại<br />
<br />
132<br />
<br />
Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội. Luận văn Thạc<br />
sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2002.<br />
6. Phạm Thị Hà Xuyên. Tổng quan điều trị<br />
gãy XHD bằng phương pháp phẫu thuật cố<br />
định chặt. Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ<br />
Chuyên ngành Răng Hàm Mặt. Trường Đại<br />
học Y Hà Nội. 2011.<br />
7. Joseph E Cillo, Edward Ellis III.<br />
Treatment of patients with double unilateral<br />
fractures of the mandible. American<br />
Assaciation of Oral and Maxillofacial<br />
Surgeons. 2007, pp.1461-1469.<br />
8. Oikarinen K, Schutz P, Thalib L.<br />
Differences in the etiology of mandibular<br />
fractures in Kuweit, Canada and Finland. Dent<br />
Traumatol. 2004, 20, pp.241-245.<br />
9. Srikanth Gadicherla, Prem Sasikumar,<br />
Setpal Singh Gill et all. Mandibular fractures<br />
and associated factors at a tertiary care<br />
hospital. Arch Trauma Res. 2016, 5 (4),<br />
p.e30574.<br />
<br />