intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Danh nhân lịch sử: Nguyễn Du

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

144
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Du (Ất Dậu 1765 – Canh Thìn 1820) Thi hào/, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên và có nhiều biệt hiệu như Hồng Sơn liệp hộ (về năm sinh, năm Ất Dậu là 1765, nhưng có sách ghi ngày 23 tháng 11 Âm lịch: 3-1-1766 mới đúng). Con Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm và bà Trần Thị Tần, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An (nay là Hà Tĩnh), nhưng sinh ở Thăng Long. Ông mồ côi cha lúc 10 tuổi, và mẹ mất lúc 12 tuổi, phải sống nhờ nơi người anh cả khác mẹ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Danh nhân lịch sử: Nguyễn Du

  1. Nguyễn Du (Ất Dậu 1765 – Canh Thìn 1820) Nguyễn Du (Ất Dậu 1765 – Canh Thìn 1820) Thi hào/, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên và có nhiều biệt hiệu như Hồng Sơn liệp hộ (về năm sinh, năm Ất Dậu là 1765, nhưng có sách ghi ngày 23 tháng 11 Âm lịch: 3-1-1766 mới đúng). Con Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm và bà Trần Thị Tần, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An (nay là Hà Tĩnh), nhưng sinh ở Thăng Long. Ông mồ côi cha lúc 10 tuổi, và mẹ mất lúc 12 tuổi, phải sống nhờ n ơi người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản. Thời thế lúc ấy có nhiều biến động, ông sống trong cảnh khốn khó, nhưng vẫn kiên chí học tập, rèn luyện tài năng. Khi trưởng thành từng phải sống nhờ người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn ở Thái Bình. Từ năm 1802, triều đình Gia Long m ời ông ra làm quan, bổ làm tri huyện Phù Dung , rồi đổi làm tri phủ Thường Tín. Năm Ất Sửu 1805, ông thăng hàm Học
  2. sĩ điện Đông các, rồi thăng Cần Chánh điện học sĩ và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc (Quí Dậu 1813). Đi sứ về ông đ ược thăng Hữu tham tri bộ Lễ. Đến năm Canh Thìn 1820, lại được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc lần nữa, nhưng chưa kịp đi thì ông bịnh mất ngày 10-8 Âm lịch (16-9 Dương lịch) lúc 55 tuổi. Ông mất ở Huế, lúc đầu tán ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, bốn năm sau (1824) mới cải táng ở quê nhà Tiên Điền. Các tác phẩm chính của ông: + Đoạn trường tân thanh tức Truyện Kiều (chữ Nôm). + Văn tế thập loại chúng sinh (Nôm). + Văn tế Trường Lưu nhị nữ (Nôm). + Thanh Hiên thi tập (chử Hán). + Nam Trung tạp ngâm (chữ Hán). + Bắc hành tạp lục (chữ Hán).
  3. Thơ Nguyễn Du mạng nhiều hình ảnh, dạt dào tình cảm, đầy thi tính cả trong thơ chữ Việt và chữ Hán. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du cho thấy phần sâu kín trong tâm trạng ông. Nó như một thứ nhật ký, giải bày mọi nỗi niềm, mọi ý nghĩ trong cảnh sống thường nhật của chính ông. Cả ba cuốn • Thanh Hiên thi tập (viết trong khoảng 1785-1802, khi Nguyễn Du lánh ẩn ở quê vợ, Thái Bình, rồi trở về Hồng Lĩnh và ra lại Bắc Hà làm quan triều Gia Long); • Nam trung tạp ngâm (1805-1812, khi Nguyễn Du làm quan ở Huế rồi cai bạ Quảng Bình); và • Bắc hành tạp lục (1813-1814, thơ viết trên đường đi sứ Trung Hoa) đều có một giọng u trầm thấm thía, đầy cảm xúc nội tâm. Thơ chữ Hán Nguyễn Du như một tiếng thở dài luận bàn nhân tâm thế sự và xót thương thân phận. Một hình ảnh trở đi trở lại là mái tóc bạc, Nguyễn Du có mái tóc bạc sớm, mái tóc như biểu tượng của lo nghĩ, của những nghiền ngẫm buồn thương và bế tắc Tráng sỹ bạch đầu bi hướng thiên
  4. Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên Dịch: Tráng sỹ ngẩng mái đầu tóc bạc bi th ương than với trời xanh Chí lớn một đời và miếng ăn hàng ngày cả hai đều mờ mịt Khi quân Tây Sơn ra Bắc năm 1786, Nguyễn Du trung thành với nhà Lê không cộng tác, tìm đường lánh ẩn, chịu sống nghèo khổ. Những thiếu thốn vật chất đôi lúc lộ ra trong thơ: Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng Dịch: / Mười đứa con sắc mặt xanh nh ư lá Hoặc: Trong bếp suốt ngày không có khói l ửa Trước đèn phải mượn chén rượu cho gương mặt được hồng hào Do vậy, ông thấy: Nhất sinh từ phú như vô ích
  5. Mãn giá cầm thư đồ tự ngu Dịch: Một đời chữ nghĩa thành vô ích Sách đàn đầy giá chỉ làm ta ngu dốt Lời nhận xét thật chua chát, bế tắc. Mái tóc bạc nh ư một chứng tích tiều tụy cho cái nghịch lý ấy: Phơ phơ tóc bạc sống gửi ở nhà người, rồi: Già đến, tóc bạc đáng thương cho ngươi. Mái tóc cũng bạc đã thành bạn tri âm cho Nguyễn Du than thở: Tóc sương là bạn đi cùng. Nói là già nhưng lúc viết Thanh Hiên thi tập Nguyễn Du chỉ ở tuổi 20 đến 37. Trù trướng lưu quang thôi bạch phát Một sự chọn hướng trái chiều với bước đi của lịch sử làm Nguyễn Du ngùi ngẫm giằng xé cả một đời, ngay cả thời gian ra l àm quan với Gia Long: Ơn vua chưa trả đỉnh đinh Mưa xuân nhuần thấm nhưng mình lạnh xương Tạ ơn của vua nhưng lại thấy buốt lạnh trong x ương cốt vì Nguyễn Du ôm một nỗi niềm éo le. Giáo lý Khổng Mạnh dạy: Tôi trung không thờ hai vua. Nh ưng với Nguyễn Du, vua phải thờ thì hèn kém, thậm chí rước voi về giày mồ (Lê Chiêu Thống), còn vua phải chống thì lại anh hùng, bảo vệ độc lập dân tộc
  6. (Quang Trung). Biết mà không vượt qua được, ông mong được hậu thế cảm thông: Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như Có một nỗi niềm đến phút cuối Nguyễn Du vẫn phải nén lại v à mang đi. Buồn thương, cô đơn đã thành thuộc tính của đời ông nh ư màu xanh là thuộc tính của c ỏ: Nhân tự bi thê, thảo tự thanh Dịch: Người tự buồn thương, cỏ tự xanh Nguyễn Du hay nói tới thân phận tha h ương, lưu lạc, nỗi nhớ quê nhà... trong các bài thơ. Ông thấy tài năng văn chương như con chim phượng nhốt trong lồng nát và công danh thì cùng đường như con rắn đã chui trong hang. Bình sinh văn thái tàn lung phượng Phù thế công danh tẩu hác xà
  7. Ở các bài vịnh nhân vật và luận về các sự kiện lịch sử Trung Hoa trong Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du đã xuất phát từ quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người để cân đo lại trọng l ượng các vĩ nhân và các chiến công ầm ỹ một thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2