intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương Báo in

Chia sẻ: Vũ Văn Đạt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

298
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học phần tập trung trang bị các kiến thức về loại hình báo in, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức về các loại hình báo chí khác (báo nói, báo hình, báo mạng điện tử). Theo đó, học phần được thiết kế gồm 5 chương: Khái quát về báo in, tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo in, hoạt động sáng tạo tác phẩm trên báo in, maket báo in, kỹ thuật trình bày maket báo in.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương Báo in

Đề cương chi tiết và tóm tắt bài giảng học phần: BÁO IN<br /> Số tín chỉ: 03 (24 tiết lí thuyết, 11 tiết thảo luận, 4 tiết bài tập, 6 tiết thực hành)<br /> Khoa phụ trách: Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN<br /> Mã số học phần: 3170063<br /> Dạy cho ngành: Cử nhân Báo chí<br /> 1. Mô tả học phần:<br /> Báo in là học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về một<br /> loại hình báo chí sớm nhất và quan trọng nhất trong hệ thống các loại hình báo chí.<br /> Đây là học phần thuộc khối kiến thức ngành, bắt buộc đối với người học làm báo.<br /> Học phần được phân bổ vào học kỳ 4 hoặc 5, sau khi hoàn thành các học phần cơ sở<br /> ngành như Cơ sở lí luận báo chí, Tác phẩm báo chí.<br /> Học phần tập trung trang bị các kiến thức về loại hình báo in, làm cơ sở cho<br /> việc tiếp thu kiến thức về các loại hình báo chí khác (báo nói, báo hình, báo mạng<br /> điện tử).<br /> Theo đó, học phần được thiết kế gồm 5 chương: Chương 1: Khái quát về báo<br /> in ; Chương 2: Tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo in ; Chương 3: Hoạt động<br /> sáng tạo tác phẩm trên báo in ;<br /> <br /> Chương 4: Maket báo in ; Chương 5 : Kỹ thuật<br /> <br /> trình bày maket báo in.<br /> 2. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã học xong các học phần Cơ sở lí luận<br /> báo chí, Tác phẩm báo chí.<br /> 3. Mục tiêu môn học:<br /> 3.1. Mục tiêu chung:<br /> Học xong môn học này, sinh viên có được:<br /> * Về kiến thức:<br /> - Nhớ, hiểu khái niệm báo in, các loại báo in. Nắm được đặc điểm, lịch sử<br /> phát triển của báo in, vai trò, vị trí của báo in trong hệ thống các phương tiện truyền<br /> thông đại chúng.<br /> <br /> Page 1 of 14<br /> <br /> - Nắm được các khái niệm về một số chức danh trong tòa soạn báo in; những<br /> công tác tiêu biểu trong tòa soạn báo in; cơ cấu tổ chức tòa soạn báo in và quy trình<br /> hoạt động của tòa soạn báo in.<br /> - Nắm được khái niệm và đặc điểm của một số thể loại báo chí tiêu biểu trên<br /> báo in; quy trình sáng tạo tác phẩm báo in; những xu hướng phát triển của báo in<br /> hiện đại;<br /> - Nắm được khái niệm, vai trò và chức năng của ma-ket báo; các yếu tố hình<br /> thức và nội dung cấu thành ma-ket báo; Những xu hướng thiết kế - trình bày báo in<br /> hiện đại.<br /> - Nắm được những nguyên tắc về thiết kế, trình bày; quy trình và tốc độ đọc<br /> báo của độc giả làm căn cứ cho việc thiết kế trình bày; các mô hình, phương pháp<br /> và quy trình thiết kế trang báo.<br /> * Kĩ năng:<br /> - Nhận diện các thể loại tác phẩm báo chí trên báo in.<br /> - Kỹ năng thực hiện một số tác phẩm báo chí cơ bản của báo in.<br /> - Thiết kế, trình bày bài báo và trang báo<br /> * Thái độ:<br /> - Yêu thích môn học, ngành học.<br /> - Nhận thức được Báo in là một loại hình báo chí nền tảng, quan trọng trong<br /> hệ thống các loại hình báo chí.<br /> 3.2. Mục tiêu khác:<br /> - Góp phần phát triển kĩ năng cộng tác, kĩ năng làm việc nhóm.<br /> - Góp phần trau dồi, phát triển năng lực đánh giá.<br /> - Góp phần phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi.<br /> 4. Nội dung chi tiết môn học và hình thức dạy học:<br /> 4.1. Nội dung cụ thể:<br /> CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BÁO IN (9 tiết)<br /> 1.1. Báo in và các khái niệm liên quan<br /> Làm rõ các khái niệm: Báo in, số báo<br /> Page 2 of 14<br /> <br /> 1.2. Vấn đề lịch sử báo in<br /> Thời kỳ tiền báo chí<br /> Thời kỳ báo in hiện đại<br /> Thời kỳ hoàng kim của báo in<br /> Thời ký báo in phát triển cạnh tranh với các loại hình báo chí khác<br /> 1.3. Vai trò của báo in trong hệ thống các phương tiện truyền thông<br /> đại chúng<br /> Báo in có lịch sử ra đời sớm nhất, có quá trình phát triển liên tục và ngày<br /> càng lớn mạnh. Trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng đó, báo in<br /> giữ vai trò độc lập, bình đẳng, cùng phối hợp, hợp tác, hỗ trợ với các phương tiện<br /> truyền thông khác tạo thành sức mạnh chung. Dù truyền thông có thay đổi đến đâu,<br /> báo in vẫn là ngọn nguồn, là “trục chính” trong hệ thống các phương tiện truyền<br /> thông đại chúng.<br /> 1.4. Các ấn phẩm báo in<br /> Phân loại:<br /> Một số căn cứ phân loại báo in:<br /> - Căn cứ vào tính định kỳ và tính chất nội dung thông tin<br /> - Căn cứ vào các cấp quản lý (cơ quan chủ quản)<br /> - Căn cứ vào đối tượng phục vụ<br /> - Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh<br /> - Căn cứ vào độ phát tán hay ảnh hưởng của thông tin<br /> - Căn cứ vào phong cách tờ báo<br /> Tên gọi các loại báo in thông dụng hiện nay: Báo (gồm nhật báo, báo cách nhật,<br /> tuần báo); Tạp chí; Phụ trương; Số phụ; Đặc san; Chuyên san; Nguyệt san; Bán<br /> nguyệt san; Quý san; Niên san;...<br /> Số liệu báo in cập nhật: (30/12/15 theo Infornet.vn) Về báo chí in: Hiện cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong đó<br /> có 199 cơ quan báo chí in (86 báo trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí (521 tạp chí trung ương, 137 tạp<br /> chí địa phương), 01 hãng thông tấn quốc gia.<br /> <br /> 1.5. Đặc điểm và tính chất báo in<br /> 1.5.1. Đặc điểm báo in<br /> - Đặc điểm kênh truyền<br /> Page 3 of 14<br /> <br /> - Đặc điểm thông tin và tiếp nhận thông tin<br /> - Đặc điểm tổ chức và trình bày trang mục<br /> - Đặc điểm ngôn ngữ<br /> - Đặc điểm lưu trữ và phát hành<br /> 1.5.2 Tính chất của báo in<br /> - Báo in là một sản phẩm của quá trình sản xuất và tiêu thụ<br /> - Báo in là một dịch vụ xã hội<br /> 1.5.3. Cơ chế tài chính cho hoạt động báo in<br /> - Cơ chế sự nghiệp có thu<br /> - Cơ chế tự chủ về tài chính<br /> - Cơ chế tự hạch toán hoàn toàn<br /> - Cơ chế nhà nước bao cấp (những đối tượng đặc biệt)<br /> CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA SOẠN BÁO IN (8 tiết)<br /> 2.1. Tổ chức bộ máy báo in<br /> Giới thiệu, mô tả tổ chức bộ máy báo in ở Việt Nam<br /> Giới thiệu, mô tả tổ chức bộ máy báo in phương Tây<br /> 2.2. Khái niệm về một số chức danh hoạt động trong tòa soạn báo in<br /> Ban biên tập<br /> Thư ký tòa soạn<br /> Biên tập viên<br /> Phóng viên<br /> …<br /> 2.3. Một số công tác trong tòa soạn báo in<br /> Công tác kế hoạch tòa soạn<br /> Công tác bạn đọc<br /> Công tác phát hành<br /> 2.4. Quy trình thực hiện các sản phẩm báo in<br /> Mỗi số báo ra đời đều được thực hiện trên cơ sở kế hoạch của toà soạn. Các<br /> công đoạn cụ thể cho ra đời một sản phẩm báo in có thể mô tả như sau:<br /> Page 4 of 14<br /> <br /> + Tin, bài của phóng viên được chuyển cho các phòng/ban nội dung chuyên<br /> môn. Trưởng các phòng/ban này với tư cách là biên tập viên sửa chữa bước một.<br /> Sau đó, tất cả các tin bài của các phòng/ban chuyên môn này được chuyển cho Ban<br /> thư ký toà soạn. Ban này biên tập lại một lần nữa trước khi trình Tổng biên tập tổng<br /> duyệt.<br /> + Tất cả những tin, bài được duyệt sẽ chuyển đến cho bộ phận nhập văn bản<br /> và đọc morat.<br /> + Bộ phận thiết kế - trình bày sẽ thực hiện khâu dàn trang.<br /> + Sau khi dàn trang, sản phẩm được mang đi in thử. Sản phẩm in thử được<br /> đọc dò cẩn thận và tiếp tục sửa chữa thận trọng.<br /> + Bản in thử (bản bông) được chuyển đến cho Tổng biên tập duyệt - chủ yếu<br /> là duyệt ma-ket tổng thể. Bản bông có chữ ký duyệt của Tổng biên tập sẽ được được<br /> chuyển đến nhà in. Nhà in tiến hành in báo theo số lượng đã được ấn định.<br /> CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO TÁC PHẨM TRÊN BÁO IN (13 tiết)<br /> 3.1. Các thể loại báo chí tiêu biểu trên báo in<br /> - Hệ thống thể loại tác phẩm báo chí trên báo in là đại diện tiêu biểu cho hệ<br /> thống các thể loại báo chí nói chung  SV nhận diện, phát biểu, kể tên...<br /> 3.2. Quy trình sáng tạo tác phẩm báo in<br /> Đây là một hoạt động nghiệp vụ đặc thù nhất của nghề báo. Ở bước này, nhà<br /> báo sẽ huy động mọi kiến thức và năng lực chuyên môn để hoàn thành tác phẩm đạt<br /> chất lượng tốt nhất theo yêu cầu của toà soạn. Hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí<br /> thông qua một quy trình lao động tư duy nghiêm ngặt, cụ thể như sau:<br /> Theo cuốn Cơ sở lý luận báo chí - Truyền thông (Dương Xuân Sơn, Đinh<br /> Văn Hường, Trần Quang), quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí có thể chia thành 5<br /> giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm 2 bước như sau:<br /> - Giai đoạn 1: Xác định chủ đề và ý đồ cụ thể của tác giả<br /> Bước 1: Lựa chọn chủ đề<br /> Bước 2: Xác định nội dung cụ thể của tác phẩm<br /> - Giai đoạn 2: Lập kế hoạch nội dung và kế hoạch thu thập tư liệu cho tác<br /> phẩm<br /> Page 5 of 14<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2