intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương Cơ sở lí luận báo chí

Chia sẻ: Vũ Văn Đạt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

150
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương Cơ sở lí luận báo chí trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản nhất của lí luận báo chí, học phần giúp sinh viên xác lập quan điểm, nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của nhà báo, giúp hình thành phương pháp luận khoa học cho hoạt động báo chí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương Cơ sở lí luận báo chí

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT VÀ TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN<br /> <br /> CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ<br /> Số tín chỉ: 03 (36 tiết lí thuyết, 9 tiết thảo luận)<br /> Khoa phụ trách: Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN<br /> Mã số học phần: 3170243<br /> Dạy cho ngành: Cử nhân Báo chí<br /> 1. Mô tả học phần:<br /> Cơ sở lí luận báo chí là môn học trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản<br /> về lý luận và thực tiễn của hoạt động báo chí. Đây cũng là môn học cơ bản trong<br /> khối kiến thức ngành, tạo cơ sở giúp sinh viên tiếp thu tốt các học phần khác thuộc<br /> khối kiến thức chuyên ngành báo chí. Môn học được bố trí vào học kì thứ 2 trong<br /> chương trình đào tạo.<br /> Trên cơ sở trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản nhất của lí luận báo<br /> chí, học phần giúp sinh viên xác lập quan điểm, nhận thức đúng đắn về nghề<br /> nghiệp, trách nhiệm xã hội của nhà báo, giúp hình thành phương pháp luận khoa<br /> học cho hoạt động báo chí.<br /> 2. Điều kiện tiên quyết: Không<br /> 3. Mục tiêu môn học:<br /> 3.1. Mục tiêu chung:<br /> Học xong môn học này, sinh viên có được:<br /> * Về kiến thức:<br /> - Lĩnh hội được hệ thống kiến thức cơ bản của lí luận báo chí, như: khái<br /> niệm, đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động báo chí, chức năng của báo chí, nguyên<br /> tắc hoạt động của báo chí, chủ thể hoạt động của báo chí, công chúng báo chí,…<br /> * Kĩ năng:<br /> - Kỹ năng tìm kiếm và sử dụng các nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên<br /> cứu các tiểu luận, các chuyên đề về lí luận báo chí – truyền thông.<br /> - Biết cách vận dụng các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau vào việc nghiên<br /> cứu, lí giải các vấn đề của lí luận và thực tiễn báo chí đương đại.<br /> Page 1 of 25<br /> <br /> * Thái độ:<br /> - Yêu thích môn học, ngành học.<br /> - Xác lập quan điểm, nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội<br /> của nhà báo và nghề báo trong tương lai.<br /> 3.2. Mục tiêu khác:<br /> - Góp phần phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi.<br /> - Góp phần trau dồi, phát triển năng lực đánh giá.<br /> 4. Nội dung chi tiết môn học và hình thức dạy học:<br /> 4.1. Nội dung cụ thể:<br /> Chương 1. Khái quát về truyền thông (4 tiết)<br /> 1.1 . Những khái niệm cơ bản về truyền thông<br /> Truyền thông<br /> Là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng<br /> bằng một hệ thống ký hiệu, quy ước nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới<br /> sự thay đổi trong hành vi và nhận thức<br /> Truyền thông đại chúng<br /> <br />  Truyền thông đại chúng có thể được hiểu là hệ thống (hoặc mạng lưới)<br /> các phương tiện truyền thông hướng tác động vào đông đảo công chúng xã<br /> hội (nhân dân các vùng miền, cả nước, khu vực hay cộng đồng quốc tế) để<br /> thông tin, chia sẻ, nhằm lôi kéo và tập hợp, giáo dục thuyết phục và tổ chức<br /> đông đảo công chúng xã hội và nhân dân nói chung tham gia giải quyết các<br /> vấn đề kinh tế - văn hóa – xã hội đã và đang đặt ra.<br /> (Nguyễn văn Dững)<br /> Phương tiện truyền thông<br /> •<br /> <br /> Phương tiện truyền thông là khái niệm chỉ các phương tiện vật chất mà con<br /> người dùng để thông tin – giao tiếp với nhau<br /> Phương tiện truyền thông đại chúng<br /> <br /> •<br /> <br /> Phương tiện truyền thông đại chúng (còn có thể gọi là phương tiện thông tin<br /> đại chúng - mass media) là khái niệm chỉ các phương tiện vật chất, kỹ thuật<br /> Page 2 of 25<br /> <br /> (hay những kênh truyền, phương tiện trung gian) mà nhờ đó, người ta có thể<br /> thực hiện quá trình truyền thông đại chúng<br /> Truyền thông đa phương tiện<br /> •<br /> <br /> Là KN chỉ sự kết hợp giữa văn bản (text), số liệu (data), hình ảnh (image),<br /> âm thanh (sound), đồ họa và hệ thống các kỹ thuật khác nhau trên một môi<br /> trường thông tin kỹ thuật số là internet  làm cho nội dung truyền thông trở<br /> nên đa diện, thuyết phục và tăng khả năng tương tác đối với người tiếp nhận.<br /> Tích hợp truyền thông<br /> (1) chỉ sự kết hợp các phương tiện truyền thông khác nhau (như báo in, phát<br /> thanh, truyền hình, báo mạng điện tử trong một cơ quan hay tổ chức truyền<br /> thông) = cùng một thông tin nhưng cơ quan hay tổ chức truyền thông truyền<br /> tải với nhiều mức độ và hình thức qua các phương tiện truyền thông khác<br /> nhau<br /> (2) chỉ sự tập trung sở hữu truyền thông đại chúng = hiện tượng các công ty,<br /> tập đoàn truyền thông sở hữu nhiều loại hình kinh doanh báo chí khác nhau;<br /> hoặc hiện tượng các loại hình báo chí liên kết, sáp nhập thành một tổ chức<br /> truyền thông mới với quy mô và thế lực kinh tế - tài chính lớn mạnh hơn.<br /> <br /> 1.2. Những quan điểm quy ước về truyền thông<br /> Các yếu tố của quá trình truyền thông<br /> Nguồn thông tin<br /> Thông điệp<br /> Kênh truyền<br /> Người nhận/Nơi nhận<br /> Phản hồi<br /> Nhiễu<br /> Hiệu lực và hiệu quả truyền thông<br /> Các mô hình truyền thông cơ bản<br /> Mô hình của Harold Lasswel<br /> Mô hình của Claude Shannon<br /> Quá trình truyền thông<br /> Page 3 of 25<br /> <br /> 3 giai đoạn:<br /> + Giai đoạn phát thông tin: S  M  E  C <br /> + Giai đoạn nhận thông tin: D R<br /> + Giai đoạn phản hồi thông tin: R  F  S<br />  Bản chất của hoạt động truyền thông là một mô hình khép kín, sơ đồ:<br /> Chương 2. Những vấn đề chung của báo chí (4 tiết)<br /> 2.1. Khái niệm báo chí<br /> Theo cách hiểu thông thường<br /> Nguồn góc thuật ngữ<br /> Từ điển  hiểu theo nghĩa hẹp/rộng<br /> 2.2. Khái lược sự ra đời và phát triển của báo chí<br /> •<br /> <br /> Những hình thức truyền thông sơ khai<br /> <br /> •<br /> <br /> Máy in ra đời  báo in TK 17  TK 18 – 19 –<br /> <br /> •<br /> <br /> Việt Nam:<br /> •<br /> •<br /> <br /> •<br /> <br /> 1861: Nam kỳ viễn chinh công báo;<br /> 1865: Gia Định báo<br /> <br /> TK 20: Phát thanh, truyền hình, internet<br /> <br /> Những nhân tố hình thành và phát triển báo chí<br /> •<br /> <br /> Nhu cầu thông tin giao tiếp<br /> <br /> •<br /> <br /> Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ.<br /> <br /> •<br /> <br /> Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội<br /> <br /> •<br /> <br /> Chế độ chính trị - xã hội<br /> <br /> •<br /> <br /> Mối quan hệ, giao lưu quốc tế<br /> <br /> 2.3. Vị trí và vai trò của báo chí<br /> Vị trí của báo chí trong 6 phương diện<br /> Vai trò của báo chí trong các lĩnh vực: Chính trị, Kinh tế, Văn hóa-xã hội<br /> Chương 3. Bản chất của hoạt động báo chí (4 tiết)<br /> Page 4 of 25<br /> <br /> 3.1. Báo chí – loại hình hoạt động truyền thông đại chúng<br /> <br /> Báo chí là một trong những loại hình truyền thông đại chúng đặc biệt,<br /> do vậy, bản chất của hoạt động báo chí cũng bao gồm bản chất của hoạt động<br /> truyền thông nói chung. Đó là, phương tiện và phương thức thông tin – giao<br /> tiếp xã hội, liên kết xã hội, can thiệp xã hội. Do những đặc trưng tính chất vốn<br /> có của mình, báo chí thể hiện rõ nhất các khía cạnh bản chất xã hội của truyền<br /> thông; đồng thời, có thể nhấn mạnh thêm một số điểm chính sẽ phân tích ở<br /> sau.<br /> Báo chí là những kênh, những loại hình mang rõ nét nhất, đặc trưng<br /> nhất tính chất của truyền thông đại chúng. Bản chất của hoạt động này là hình<br /> thành dòng thông tin đại chúng, hướng tác động vào đông đảo công chúng<br /> nhằm lôi kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân<br /> tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra theo định hướng<br /> chính trị nhất định; hoặc tạo lập diễn đàn xã hội rộng rãi thu hút sự tham gia<br /> của đông đảo nhân dân vào bàn luận những vấn đề thiết thực, liên quan đến<br /> đời sống cộng đồng. Ở chiều ngược lại, bản chất hoạt động này cũng ghi nhận<br /> sự tham gia của công chúng vào hoạt động báo chí. Đây chính là mối quan hệ<br /> hai chiều giữa báo chí và công chúng.<br /> Mối quan hệ giữa báo chí và công chúng ngày càng thể hiện rõ, đặc<br /> biệt là trong giai đoạn những năm gần đây, báo chí được nhân dân tin tưởng,<br /> ủng hộ, cổ vũ không chỉ vì thông tin báo chí rộng rãi, chính xác, kịp thời và<br /> đặc biệt là báo chí đã đóng góp công sức quan trọng trong công cuộc chóng<br /> tham nhũng, tiêu cực.<br /> Bản chất hoạt động truyền thông đại chúng chi phối hoạt động của nhà báo<br /> cũng như hoạt động lãnh đạo quản lý nói chung. Do vậy, trong quá trình hoạt<br /> động, cần thiết lưu ý các khía cạnh sau:<br /> Thứ nhất, nhà báo ý thức rõ ràng và nhất quán về tinh thần và thái độ<br /> phục vụ công chúng của mình, nhân dân mình, vì lý tưởng chính trị và lợi ích<br /> cộng đồng. Đây là khía cạnh biểu hiện rõ nhất tính chuyên nghiệp của báo<br /> chí; nhà báo không lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi cá nhân; hoặc các thế lực<br /> khác không được sử dụng, chi phối báo chí để bảo vệ lợi ích nhóm.<br /> Thứ hai, đòi hỏi nhà báo lựa chọn sự kiện, vấn đề và góc độ tiếp cận<br /> thông tin đối với các sự kiện và vấn đề đã và đang diễn ra với hàm lượng văn<br /> hóa cao nhất có thể, và vì lợi ích cộng đồng và xã hội. Với tính chất đại chúng<br /> Page 5 of 25<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2